[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiến lược này thành công đến mức nào?

Loại Việt Nam ra – nó đã thất bại: cắt cáp không ngăn được việc tiếp tục thăm dò và Talisman khoan ở Lô 136-03 vào cuối năm 2014 (Lô mà vào năm 2017, Repsol phải bỏ dở) .



Tuy nhiên, ngoài khơi Philippines chiến lược đó có hiệu quả hơn nhiều.

Forum không thể bắt đầu khoan trên khu vực Bãi Cỏ Mây và trong điều kiện Philippines không có khả năng dùng sức mạnh bảo vệ yêu sách của mình với những tàu chiến cũ kĩ, Trung Quốc bây giờ, trên thực tế, đã thiết lập được việc ngăn cấm đối với sự phát triển ở đó.

Các nhà chính trị Philippines có một sự lựa chọn: họ sẽ xuống nước về chủ quyền để cải thiện an ninh năng lượng không?

Bảo vệ yêu sách lãnh thổ với hi vọng giành được phần trăm tài nguyên trong tương lai nhưng trong khi chờ đợi không có được gì cả là tốt hơn;

hoặc bây giờ thỏa hiệp với hi vọng được nhanh chóng chia một phần của một cái gì đó là khôn ngoan hơn?

Và chính quyền của Tổng thống Duterte đã thử thỏa hiệp.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ước tính minh bạch và có thẩm quyền nhất mới đây về tiềm năng dầu khí của Biển Đông là từ US Geological Survey (USGS -: Cơ quan Khảo sát Địa chất của Mĩ ) hồi tháng 6 năm 2010 và US Energy Information Administration (Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Mĩ) vào tháng 2 năm 2013.

Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng ước tính Biển Đông chứa chỉ 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỉ feet khối khí đốt như là trữ lượng có thể khai thác thương mại được.

Tức là nó có gần như cùng số lượng dầu với Mexico và cùng số lượng khí như ở Châu Âu (trừ Nga).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khi Mỹ công bố con số trên thì tháng 9 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Trung Quốc Tống Thuỵ Tường, tuyên bố rằng Quần đảo Trường Sa ‘hứa hẹn một tiềm năng dầu là 30 tỉ tấn’ (khoảng 220 tỉ thùng).

Một khi mả các nguồn tin chính thức đã công bố thì những con số đều phải đúng – và là giải pháp cho khủng hoảng quốc gia – rất khó để cho bất kì quan chức nào khác tuyên bố chúng vô nghĩa.

CNOOC được giao nhiệm vụ phát triển các nguồn dự trữ rộng lớn này và trở thành một tiếng nói mạnh mẽ trong hệ thống khuếch đại tiềm năng của Biển Đông.

Trữ lượng có vẻ càng lớn thì lí do càng mạnh để giành thêm kinh phí từ nhà nước.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Giờ nghỉ trưa ngày mai, em sẽ pót tiếp đoạn: Việt Nam đã làm gì? Tập đoàn dầu khí Quốc gia đã làm gì để vừa khai thác tài nguyên trên Biển Đông, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Đây là ảnh ghép từ 2 bức ảnh em chụp tại Quần đảo Trường Sa năm 1999-2000



 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cho đến hết năm 2013, chiến lược của TQ ở Biển Đông là: Hạn chế quốc tế hoá; dùng con bài kinh tế đẩy đuổi các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với VN trong thăm dò, khai thác dầu khí...

Với các nước trong khu vực, TQ muốn đc "đàm phán tay đôi", gác tranh chấp, cùng khai thác.

Với các nước "cứng đầu" như VN, TQ thử nghiệm "xem phản ứng". Cắt cáp hay quấy nhiễu tàu thăm dò là một phương án...

.....Rồi sự kiện dàn khoan khổng lồ 981 xuất hiện. Một nấc thang mới trong tranh chấp chủ quyền và tài nguyên trên Biển Đông ..

....ngày một gay gắt...
 
Chỉnh sửa cuối:

chuongmed

Xe máy
Biển số
OF-689
Ngày cấp bằng
9/7/06
Số km
89
Động cơ
578,657 Mã lực
Tiếp bác ơi, hay quá !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trở lại với dầu khí Việt Nam

Thực ra không phải đợi đến năm 1981, ký kết hợp tác với Liên Xô, Việt Nam mới có nghiên cứu về dầu khí.

Cũng bởi sự giúp đỡ của Liên Xô, ggày 27/11/1961, Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam.

Hoạt động của đoàn Địa chất 36 ngày càng lớn cho nên ngày 9/10/1969 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước.

Trước đó, với tiền thân là Đoàn Địa chất 36, các hoạt động thăm dò địa chất đã đạt được một số thành tựu đáng kể, trong đó có việc tiến hành thăm dò địa chấn và khoan thử nghiệm tại miền Bắc.

Một số nghiên cứu chuyên ngành khác về thạch học, trầm tích, cổ sinh... cũng đã được triển khai.

Quan điểm về triển vọng dầu khí ở miền võng Hà Nội tăng dần về phía biển đã được hình thành.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất.

Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình.

Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương tỉnh Thái Bình.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1961, khi thành lập, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 chỉ có 211 người,

đến năm 1975 khi ngành dầu khí chính thức được thành lập (Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam) có khoảng 2.000 người,

đến năm 2001 đã có 15.000,

năm 2005 có 21.000,

năm 2009 có 35.000,

năm 2010 có 44.000

và đến 31/12/2011 là 60.000 người.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ năm 2012 đến nay do việc tái cơ cấu các Tập đoàn kinh tế nói chung cũng như Tập đoàn Dầu khí (PVN) nói riêng (chỉ tập trung đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh chính) nên tốc độ tăng lao động bình quân đã giảm,

tuy nhiên có rút xuống mức 5000 người/năm thì cũng có thể thấy lao động toàn ngành dầu khí hiện nay vào khoảng xấp xỉ 70.000 người.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Do đặc thù của ngành mà người dầu khí đã được hòa nhập quốc tế trong môi trường đào tạo và làm việc từ rất sớm. Người lao động dầu khí Việt Nam đã sớm học hỏi và làm chủ được các công nghệ, kỹ thuật phức tạp, hiện đại của công nghiệp dầu khí.

Một ví dụ đơn cử để chứng minh đó là Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô: khi mới thành lập hàng nghìn chuyên gia Liên Xô phải đến Vũng Tầu để quản lý điều hành Xí nghiệp,

nhưng sau 5-10 năm, người lao động Việt Nam đã thay thế gần hết tất cả các chức danh mà các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm, kể cả các chức danh lãnh đạo cao nhất, quan trọng nhất của Xí nghiệp như Tổng giám đốc, Chánh kỹ sư v.v…
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Với trường hợp Công ty vận hành đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn ( dài 400 km từ ngoài biển vào bờ).

Khi đàm phán và ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đối tác nước ngoài, phía Việt Nam cho rằng trong vòng 5 năm người VN sẽ đảm nhận và thay thế toàn bộ các chức danh mà người nước ngoài đảm nhiệm.

Phía nước ngoài cho là không thể và khi ký kết hợp đồng BCC họ đề nghị sau 5 năm tối thiểu phía nước ngoài vẫn cần phải nắm giữ 3 chức danh chủ chốt đó là Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, Phó tổng giám đốc phụ trách thương mại và Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính.

Nhưng thực tế, sau 5 năm vận hành và đào tạo, chuyển giao, người Việt Nam đã đảm nhận 100% các chức danh của Công ty.

Phía nước ngoài đã hoàn toàn tin tưởng và chuyển giao sớm 3 chức danh đã ghi trong hợp đồng cho người Việt Nam
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngành dầu khí nguồn nhân lực nói chung hiện nay rất dồi dào. Hàng năm có hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường (cả trong và ngoài nước), có những chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của ngành dầu khí.

Do đặc thù của ngành dầu khí đầu tư lớn, rủi ro cao nhưng cũng siêu lợi nhuận.

Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước (xấp xỉ 30% ngân sách hàng năm) nên người lao động dầu khí cũng có thu nhâp vào loại trung bình khá trong xã hội, xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến nay thì việc Việt Nam tự đóng giàn khoan, thậm chí là giàn kỹ thuật...là chuyện bình thường. Nhưng trước 2007, chuyện này là không tưởng.

Thời điểm đó, tất cả các giàn khoan hoặc phải kéo từ nước ngoài đến, hoặc phải đóng mới, sửa chữa bên Sing, rất mất thời gian và tốn kém.

ngày 9-7-2007, PV Shipyard đã được thành lập bởi các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

Mục tiêu là phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí tại Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động chính của PV Shipyard được xác định là chế tạo, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan biển như giàn khoan tự nâng, giàn bán chìm, các cấu kiện thượng tầng ngoài khơi và các phương tiện nổi.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tại thời điểm 2007, hầu hết các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí biển đều thận trọng cho rằng Việt Nam chưa thể chế tạo được giàn khoan tự nâng.

Những băn khoăn đó hoàn toàn có cơ sở, bởi vì đây là sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, phức tạp với các tiêu chuẩn khắt khe, phải chịu được các điều kiện khắc nghiệt như sóng, gió, dòng chảy, ăn mòn, động đất…. mà không nhiều quốc gia trên thế giới có thể thực hiện được (chỉ khoảng 02 quốc gia có thể thiết kế cơ sở và 10 quốc gia có thể thiết kế chi tiết, thi công).

Trong khi đó, Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện và kinh nghiệm để chế tạo được giàn khoan tự nâng;

và PV Shipyard thì khởi đầu từ con số không: không nhân lực, không cơ sở vật chất lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường và những khó khăn từ đợt khủng hoảng trầm trọng của kinh tế thế giới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chỉ sau gần 2 năm quyết tâm và đầu tư mạnh mẽ, từ bãi đất trống sình lầy 39,8ha tại khu vực Sao Mai Bến Đình, PV Shipyard đã hình thành nên khu Căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí qui mô và chuyên nghiệp ngang tầm với khu vực và thế giới.

Với quy mô đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cùng với hơn 300 đầu mục trang thiết bị, máy móc, khu Căn cứ là một hệ thống đồng bộ các công trình nhằm thực hiện hoạt động sản xuất thi công theo mô hình khép kín



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngay từ khi chính thức đi vào hoạt động, PV Shipyard đã nhanh chóng tiến hành hàng loạt các nghiên cứu nhằm mục đích làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo giàn khoan, đào tạo nguồn nhân lực triển khai ngay các hạng mục của Dự án đóng mới giàn khoan tự nâng 90m nước.

PV Shipyard đã chủ trì,phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime) thực hiện thực hiện Dự án Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”.

Dự án bao gồm 11 đề tài khoa học cấp Nhà nước, được thực hiện trong 27 tháng, bắt đầu từ tháng 4-2010 đến tháng 7-2012, trong đó PV Shipyard trực tiếp thực hiện 8/11 đề tài

tổng kinh phí hơn 112 tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Dự án Giàn khoan tự nâng 90m nước (Giàn khoan Tam Đảo 03) được chính thức khởi công từ tháng 3/2010.

Đây là dự án mang tính chất đặc thù của ngành Dầu khí và là sản phẩm giàn khoan tự nâng đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Với tính chất kỹ thuật công nghệ phức tạp và khối lượng chế tạo cơ khí chính xác lớn lên tới gần 12 ngàn tấn, chiều dài chân 145m; hoạt động ở độ sâu tới 90m nước và chiều sâu khoan đến 6.100 m; có thể chịu đựng được sức gió tương đương bão trên cấp 12 và chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sóng, gió, dòng chảy, ăn mòn, động đất…,

Giàn khoan tự nâng 90m nước là một công trình phức hợp khổng lồ, di động, có quy mô lớn trên biển, được sử dụng để khoan thăm dò, sửa giếng hoặc khai thác dầu khí.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
PV Shipyard đã vượt qua nhiều thách thức, khó khăn để bàn giao Giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên của Việt Nam cho Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) sử dụng vào ngày 30-3-2012, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch đã cam kết.

Công trình đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR) và Cơ quan đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ – ABS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định chất lượng của giàn khoan tự nâng 90m nước đạt tiêu chuẩn quốc tế

và tương đương giàn khoan do các nước Mỹ, Singapore, Hàn Quốc chế tạo.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top