[Funland] Dầu khí Việt Nam-30 năm và những điều ít được chú ý

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển công bố Phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.

Phán quyết là thắng lợi lớn cho Phi-líp-pin với việc Tòa Trọng tài ủng hộ phần lớn các khiếu nại của nước này, gồm có:

(1) bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” dựa trên quyền lịch sử,

(2) tất cả các thực thể ở Trường Sa không phải là đảo và cũng không tạo thành một quần đảo;

(3) bãi Vành Khăn và Cỏ Rong là bãi nửa nổi nửa chìm thuộc thềm lục địa của Phi-líp-pin,

(4) Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ để đảm bảo an toàn trên biển;

(5) Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ môi trường biển.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Phán quyết tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông.

Tuy nhiên, thắng lợi về pháp lý chưa được chuyển hoá thành áp lực cụ thể trên thực địa, chính trị và ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thực tế cho thấy, Trung Quốc một mặt bác bỏ phán quyết, một mặt đã có những điều chỉnh trên thực địa và ngoại giao để hạn chế những tác động lan tỏa từ vụ kiện.

Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng hơn, mặt khác chủ động đẩy các sáng kiến chính trị, ngoại giao để khu trú vấn đề Biển Đông và ngăn chặn các nước liên quan nêu và viện dẫn phán quyết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau phán quyết, Trung Quốc nhìn chung giảm mức độ quyết đoán ở Biển Đông nhưng tiếp tục củng cố thế đứng chân trên các điểm chiếm đóng.

Có thể thấy, Trung Quốc ra tuyên bố bác bỏ và bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài bằng nhiều hoạt động:

(1) tiếp tục chiếm đóng Bãi Vành Khăn (Vành Khăn),

(2) tiếp tục xây dựng và cho phép máy bay dân sự hạ cánh trên Bãi Vành Khăn,

(3) ban hành và thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá năm 2016 và 2017, Trung Quốc can thiệp bất hợp pháp vào quyền chủ quyền của Phi-líp-pin và Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Điều đáng quan ngại hơn là Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự để củng cố năng lực triển khai sức mạnh và kiểm soát Biển Đông, bao gồm tập trận, tuần tra trên không và củng cố các tiền đồn, hỏa lực ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Các ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc liên tục mở rộng các cơ sở quân sự ở Hoàng Sa

Ở Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng các hệ thống ra-đa, nhà chứa và bãi đỗ cho khoảng 80 máy bay chiến đấu và 24 Tòa tháp lục giác có mái che di động ở trên đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.

Các chuyên gia quân sự cho rằng các cấu trúc này là các công sự để bố trí súng phòng không và tên lửa đất đối không (SAM) sử dụng để bắn hạ máy bay và tên lửa phóng tới.

Các bước đi này cho phép Trung Quốc tiếp tục vươn ra, củng cố năng lực kiểm soát Biển Đông, nhưng không vi phạm phán quyết và không tạo nên phản ứng quyết liệt từ các quốc gia tranh chấp khác.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau phán quyết, Trung Quốc tỏ ra không ngại thách thức Mỹ với ba động thái:

(1) bắt giữ thiết bị lặn của Mỹ ở trong vùng biển của Phi-líp-pin ngoài đường chín đoạn (tháng 12/2016);

(2) công bố dự thảo sửa đổi luật an toàn hàng hải với nhiều quy định hạn chế tự do hàng hải (2/2017);

(3) máy bay Trung Quốc chặn máy bay của Mỹ ở khu vực xung quanh Scarborough (8/2/2017).

Đáng chú ý, trong cùng thời gian này, Trung Quốc cũng gia tăng các hoạt động ở Biển Hoa Đông, thách thức năng lực kiểm soát của Nhật Bản ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Phân tích kỹ những văn bản này từ góc độ luật pháp cho thấy Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến thuật “đánh bùn sang ao”, sử dụng cách đề cập chung chung, các khái niệm không có nội hàm cụ thể để tránh sự mổ xẻ của giới chuyên gia.

Có ba điểm đáng chú ý trong cách cấu trúc hệ thống yêu sách của Trung Quốc.

Một là
, Trung Quốc sử dụng danh từ chung “Nanhai Zhudao” hay “các đảo khác nhau ở Biển Đông” (gộp Trường Sa với Hoàng Sa, Trung Sa và Đông Sa), Trung Quốc nhập nhèm, từ đó né tránh lập trường công khai về quy chế pháp lý của nhóm hoặc từng thực thể ở Trường Sa.

Trong Tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về Tòa trọng tài năm 2014, Trung Quốc khẳng định các thực thể ở Trường Sa là “đảo” có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Điều này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Hai là, Trung Quốc không gắn “đường chín đoạn” với yêu sách vùng biển và “quyền lịch sử”.

Mặc dù chưa bao giờ làm rõ bản chất của đường lưỡi bò, Trung Quốc hành xử như thể nước này đòi hỏi chủ quyền đối với tài nguyên trong vùng biển bên trong đường lưỡi bò.

Trong các văn kiện công bố sau Phán quyết, Chính phủ Trung Quốc biện minh rằng bản đồ đường đứt đoạn công bố năm 1948 có mục đích “tăng cường quản lý đối với các đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ba là, Trung Quốc cụ thể hóa nguyên tắc “đất thống trị biển”, lấy các đảo ở Biển Đông là cơ sở chính để yêu sách nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa căn cứ từ các đảo ở Biển Đông.

Đáng chú ý, Trung Quốc không sử dụng các thuật ngữ “vùng nước lân cận” và “vùng nước liên quan” như trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc 2009.

Nguyên tắc “đất thống trị biển” đã được khẳng định trong Tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc vụ kiện giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc (2014).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Việc tách biệt giữa yêu sách “nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải” với yêu sách “vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” quy thuộc cho “các đảo ở Biển Đông” để ngỏ khả năng diễn giải rằng thực thể có thể có quy chế pháp lý khác nhau.

Tuy nhiên,một số học giả nhận định rằng với việc đòi hỏi “nội thủy” cho Trường Sa, Trung Quốc để ngỏ khả năng có thể vạch đường cơ sở thẳng một cách phi pháp quanh nhóm đảo này (như trường hợp của Hoàng Sa).

Ngày 21/9/2017, báo chí đưa tin Trung Quốc đề cập đến khái niệm “Tứ Sa”, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Trung Sa, trong trao đổi với Bộ Ngoại giao Mỹ.

Có ý kiến lo ngại Trung Quốc sẽ vạch đường cơ sở thẳng quanh “Tứ Sa” và yêu sách các vùng biển liên quan.

Theo cách tiếp cận này, tổng phạm vi các yêu sách này còn rộng lớn hơn đường lưỡi bò.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhìn tổng thể, mặc dù không có ý định nghiêm túc tuân thủ, Trung Quốc chưa có ý định rút ra khỏi hoặc thách thức UNCLOS một cách hệ thống và toàn diện.

Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông và xây dựng bá quyền ở khu vực, nhưng chưa dám chà đạp trắng trợn lên dư luận và bất chấp mọi phản ứng của quốc tế.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục các thủ thuật về ngôn ngữ để “lách”, vừa tránh tạo ra vi phạm trực tiếp với UNCLOS nhưng vẫn đủ mập mờ để có thể diễn giải theo nhiều cách.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,324
Động cơ
1,392,313 Mã lực
Trở lại thời điểm năm 1980.

VN biết chắc Bạch Hổ có dầu, bao nhiêu thì chưa thật rõ. Và VN cũng biết những chỗ khác cũng có dầu.

Ký xong với Liên Xô, VN đề nghị:

-Anh ơi, Bạch Hổ chắc chắn có rồi, em để dành. Ảnh giúp em tìm kiếm, khai thác những chỗ khác đê, nhá nhá (thả tim)

Liên Xô kinh nghiệm hơn, nên nói:

-Xin chú! Chú biết đi thăm dò mới nó tốn kém thế nào ko? Chú thử chỉ cho a xem ngoài biển kia, chỗ nào có dầu ngoài Bạch Hổ nào????

Đóng cho chú cái dàn mới, sớm thì 1983 mới xong. Kéo sang đây, lê la thăm dò, tìm kiếm, bao giờ thấy dầu???

Mà Bạch Hổ có dầu, nhưng bao nhiêu, khai thác có lãi hay ko lại là chuyện khác.

Theo anh,cứ khai thác Bạch Hổ đi, tạo lực tìm thêm chỗ khác.....
Tiềm năng Dầu khí ở thềm lục địa Việt nam tập trung ở các khu vực chính mà theo thuật ngữ chuyên ngành gọi là “bể trầm tích” có một số bể như vậy.
1. Bể trầm tích Phú Khánh nằm ngoài khơi Khánh Hoà, Phan Rang gần bờ nhất, diện tích cũng nhỏ nhất. Hiện chưa có nhiều thăm dò ở khu vực này.
2. Bể trầm tích Cửu Long nằm ngoài khơi Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là nơi hiện nay có các mỏ Bạch Hổ, Rồng (Thanh Long), Ruby, Cá ngừ vàng, Rạng đông, Sư tử đen... đây bể trầm tích được đánh giá là có trữ lượng dầu lớn nhất ở Việt Nam
3. Bể trầm tích Nam Côn Sơn nằm xa hơn về phía Đông Nam bể Cửu Long. Mỏ dầu Đại Hùng, mỏ dầu Chim Sáo và các mỏ khí Lan tây-Lan đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh hay Rồng đôi... nằm trong khu vực này. Tiềm năng khí ở Nam Côn Sơn là rất lớn.
4. Bể tích Mã Lai-Thổ Chu, đây là vùng biển có chồng lấn với Malaysia, hiện đang có các mỏ dầu khí Ác Quỉ, Kim Long, Cá voi, Hoa mai...
5. Bể trầm tích Tư chính-Vũng mây nằm ngoài về phía đông bể Nam Côn Sơn. Đây là nơi có giàn thăm dò của Respol hoạt động
Ngoài ra còn có bể trầm tích Sông Hồng được đánh giá có trữ lượng dầu khí Công nghiệp (trữ lượng có thể khai thác và mang lại lợi nhuận), bể Trường Sa nhưng gần như chưa được thăm dò.
Nhìn chung, dầu khí tại các bể trầm tích của Việt nam nằm ở trong các trầm tích Miocen nằm ở độ sâu 2100-2800m so với đáy biển. Oligocen 2800-3800m và đá móng Granites nứt nẻ có độ sâu >3600 - gần 6000m. Trong đó trữ lượng hiện tại nằm đại đa số trong đá móng.
Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt (hàm lượng lưu huỳnh thấp) nên rất kinh tế trong việc lọc-hoá dầu. Hàm lượng xăng (C4-C6) sau quá trình lọc dầu cao. Ngoài ra Diezel và Jets fuel (xăng máy bay) cũng thu được nhiều. Giá thành dầu thô của Việt Nam thuộc loại cao nhất TG và ngang ngửa với dầu thô Biển Bắc của Anh.
Tiềm năng khí của bể Nam Côn Sơn được đánh giá là cao nhất khu vực Đông Nam Á và ước đạt hàng trăm tỷ m3 khí tướng ứng hàng trăm triệu tấn dầu qui đổi (1000m3 khí = 1m3 dầu qui đổi).




 

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,388
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Chiến lược này thành công đến mức nào?

Loại Việt Nam ra – nó đã thất bại: cắt cáp không ngăn được việc tiếp tục thăm dò và Talisman khoan ở Lô 136-03 vào cuối năm 2014 (Lô mà vào năm 2017, Repsol phải bỏ dở) .



Tuy nhiên, ngoài khơi Philippines chiến lược đó có hiệu quả hơn nhiều.

Forum không thể bắt đầu khoan trên khu vực Bãi Cỏ Mây và trong điều kiện Philippines không có khả năng dùng sức mạnh bảo vệ yêu sách của mình với những tàu chiến cũ kĩ, Trung Quốc bây giờ, trên thực tế, đã thiết lập được việc ngăn cấm đối với sự phát triển ở đó.

Các nhà chính trị Philippines có một sự lựa chọn: họ sẽ xuống nước về chủ quyền để cải thiện an ninh năng lượng không?

Bảo vệ yêu sách lãnh thổ với hi vọng giành được phần trăm tài nguyên trong tương lai nhưng trong khi chờ đợi không có được gì cả là tốt hơn;

hoặc bây giờ thỏa hiệp với hi vọng được nhanh chóng chia một phần của một cái gì đó là khôn ngoan hơn?

Và chính quyền của Tổng thống Duterte đã thử thỏa hiệp.
Talisman nhượng lại cho cho Repsol rồi cũng bị CP Việt Nam cho ngừng dưới sức ép của TQ
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,324
Động cơ
1,392,313 Mã lực
Team đấy thấy bảo là đá ngang sang chứ có phải là đội cống hiến từ đầu đâu cụ.
Anh Khánh là Dân Dầu khí xịn đấy cụ ạ. Thanh, Thuận mới là từ Sông Đà sang thôi :)
 

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,388
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Đang hợp tác với Nhật khai thác ở trong đường lưỡi bò của TQ đấy bác, Thỏa thuận xong với TQ lô đó rồi ở biển Đông chỉ có mình VN là dám khai thác dầu thôi, thằng Phi đang năn nỉ với TQ khai thác chung mà còn chưa dc. "
Ký các thỏa thuận dự án khí Sao Vàng - Đại Nguyệt" https://baomoi.com/ky-cac-thoa-thuan-du-an-khi-sao-vang-dai-nguyet/c/27095999.epi

"Vietsovpetro dựng thành công Panel Row 4, phần 1 của chân đế Sao Vàng"
http://www.petrovietnam.com.vn/Pages/Tin-dau-khi/Vietsovpetro-dung-thanh-cong-Panel-Row-4-phan-1-cua-chan-de-Sao-Vang/7e642e22-8557-4296-8748-8761d6a6f0c5
SVDN làm mấy năm nay rồi cụ ơi (triển khai DA) và các gói thầu đã chốt xong và đang triển khai lắp đặt. Cái này của Idemitsu
 

businessman007

Xe buýt
Biển số
OF-573390
Ngày cấp bằng
10/6/18
Số km
779
Động cơ
151,121 Mã lực
Tuổi
32
SVDN làm mấy năm nay rồi cụ ơi (triển khai DA) và các gói thầu đã chốt xong và đang triển khai lắp đặt. Cái này của Idemitsu
Thế ah, do mình thấy tin này mới đưa lên tháng trước, mà sao dự án này mình ăn % ít vậy nhỉ hình như có 10% ah
 

bocubau

Xe tăng
Biển số
OF-47109
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
1,692
Động cơ
479,658 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Vào tháng 8.2008 cụ nói những gì kinh khủng xảy ra ngoài biển ít người được biết. Cụ quên chưa nói ra đây :D.
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,334
Động cơ
534,473 Mã lực
Đó là lần đầu tiên, Việt Nam dám tự đóng cái này.

Nó sẽ giống như nhà ga T1 của Nội Bài thôi :) Cái gì cũng phải có lần đầu tiên thì mới có các lần sau :)
Nói đến công trình dầu khí thì cụ phải kể đến FSO5 là tác phẩm của a Nam Triệu, sản phẩm nội địa đầu tiên và chắc là duy nhất trong lĩnh vực kho nổi. Chất lượng như thế nào thì chỉ biết sau đó trở đi chủ đầu tư nào nghe đến cũng chạy mất dép :D
 
Chỉnh sửa cuối:

webzy

Xe tải
Biển số
OF-30031
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
477
Động cơ
485,930 Mã lực
Cụ nói thêm về những đóng góp của a # với PVN nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top