[Funland] Dấu ấn cai trị Hà Thành trong giai đoạn 1802-1945 của 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc.

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Ất Hợi, Gia Long năm thứ 14 [1815]
Tháng 2, triệu Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, Đô thống chế Trần Văn Năng, Phó tướng Tô Văn Mạc, Hiệp tổng trấn trấn Bắc Thành Lê Chất Thượng thư Hộ bộ Nguyễn Đình Đức, và các quan dinh trấn đều một người về kinh. Rồi có điệp báo ở Gia Định rằng quân Xiêm tiến vào Khổ Đạt Mang (tên đất) nói phao rằng đi đánh Man Lào, nên lại hạ lệnh cho Văn Duyệt và Văn Năng lưu lại thành để phòng bị.
...
Sai Hiệp tổng trấn Bắc Thành Lê Chất trở về thành, triệu Tổng trấn Nguyễn Hoàng Đức đến Kinh chầu thăm. Hoàng Đức đến, nhân xin nghỉ về Gia Định. Vua y cho.
-----------------------------------------
Vậy là đến trước tháng 6 năm 1815 thì Nguyễn Huỳnh Đức vẫn là Tổng trấn còn Lê Chất vẫn là Hiệp Tổng trấn.

Cụ Ánh bắt đầu soi xét kỹ Bắc Thành:


Hạ lệnh cho Bắc Thành mỗi tháng 3 lần sai người về Kinh tâu việc để hỏi han.

Bính Tý, Gia Long năm thứ 15 [1816]
Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Hoàng Đức dâng biểu nói: “Nay Phó tổng trấn Trương Tấn Bửu và Tham tri Lê Bá Phẩm đều đã về Kinh, thần là kẻ thường tài, ở một mình ở nơi xung yếu, bận rộn, nhiều việc chồng chứa, xin chọn người làm phó”. Dâng biểu tâu. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân rằng : “Gia Định là thành lớn ở phương Nam, lại có việc ngoại giao quan trọng, không có được người giỏi thì không xong”. Bèn lấy Thượng thư Lại bộ là Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn Gia Định. Sai Bảo hộ Chân Lạp là Trần Công Đàn lấy chức Tham tri Hình bộ lãnh Binh tào và kiêm lý Hộ tào. Vua nhân hỏi Trịnh Hoài Đức rằng: “Công Đàn đã về Gia Định thì trách nhiệm từ chương ở Nam Vang ai có thể sai được?”. Hoài Đức thưa có Tri bạ Lê Đăng Doanh. Bèn sai Đăng Doanh đi thành Nam Vang, theo Bảo hộ Lưu Phước Tường chuyên làm việc từ chương.

Đinh Sửu, Gia Long năm thứ 16 [1817]
Cho các trấn Bắc Thành thuế thiếu từ năm Ất Hợi [1815] trở về trước, chia ra ba năm mà nộp kèm.

Cả năm Trâu vất vả này cụ Chất có mỗi việc đi chia và thu thuế Bắc Thành. Vì cụ Ánh xuống chiếu dư lài thì cụ Chất có vái cả nón cũng không dám làm Quyền Tổng trấn!. (nếu có chức này)
Đem tội trạng Lê Duy Hoán bố cáo khắp trong ngoài. Chiếu rằng: “Vương giả lúc mới được nước, phải tôn trọng triều đại trước, là giữ đạo trung hậu. Trẫm đã xem khắp xưa nay, chính muốn sánh với hiền triết đời trước. Nghĩ từ nhà Lê suy tàn, ngụy Tây nổi loạn, một thước đất, một người dân ở Bắc Hà đều không phải của nhà Lê nữa, kể hơn mười năm. Trẫm kính đem uy trời quét sạch yêu nghiệt, vậy là lấy được thiên hạ từ giặc Tây Sơn chứ không phải lấy ở họ Lê, mà con cháu họ Lê cũng nhờ đấy mà rửa hận cho ông cha được. Sau khi đại định, cũng sai lập miếu nhà Lê, cấp cho tự dân tự điền, lại chọn con cháu để giữ việc thờ cúng. Duy Hoán lúc còn trẻ dại, lưu lạc nơi mường mán, trẫm hỏi biết là dòng dõi họ Lê, đặc sai triệu về phong tước cho là thượng công, hậu cho lương lộc để phụng thờ họ Lê, cùng nước cùng vui. Phàm con cháu họ Lê đều cấp gạo lương nuôi đủ. Việc đãi ngộ con cháu họ Lê người có tai mắt đều nghe thấy cả. Thế mà Duy Hoán lại chứa lòng gây họa cùng với đứa con phản nghịch của Nguyễn Văn Thành là Văn Thuyên giao thông mưu phản. So với tình thì đem oán báo đức, xét về luật thì là bầy tôi phản vua, tội vô đạo này không thể tha được. Vì cớ là con cháu triều đại trước nên trẫm để chậm lại hàng tháng không nỡ xử tội, nhưng đình thần xin thi hành pháp luật để đúng phép nước. Nên đã đem Duy Hoán hành hình. Còn các chi họ Lê đều được khoan hồng tha cho. Trẫm nghĩ Duy Hoán âm mưu phản nghịch tự mình nên tội, nhưng miếu đình họ Lê há nên bỏ trống, nên lại sai chọn người có thể phụng thờ họ Lê cho giữ việc phụng thờ, để rõ cái hậu ý của trẫm nối giữ dòng dõi đã tuyệt. Vậy bố cáo cho thần dân đều nghe biết”.

Mậu Dần, Gia Long năm thứ 17 [1818]
Cho Lê Chất làm Tổng trấn Bắc Thành. Chất dâng sớ xin từ, và xin về Kinh để vào chầu. Vua dụ rằng : “Thăng Long là đất lớn ở Bắc Thành, giao cho ngươi ở đấy là tự trẫm kén chọn, ngươi chớ từ. Nhưng nghĩ đến công lao đi thú biên phương đã lâu, còn đương chọn người có công lao tài năng cho làm chức phó. Vậy đợi có Phó tổng trấn đến thành, ngươi muốn về Kinh vào chầu thì sẽ theo lời ngươi xin”.

Vậy chốt lại là cụ Lê Chất làm tổng trấn Bắc Thành trước tháng 4 (âm lịch) năm 1818 thớt chủ Jochi Daigaku Hàng hịn 'Đại Nam thực lục chính biên' đới.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vậy chốt lại là cụ Lê Chất làm tổng trấn Bắc Thành trước tháng 4 (âm lịch) năm 1818 thớt chủ Jochi Daigaku Hàng hịn 'Đại Nam thực lục chính biên' đới.
Vâng ạ, cháu sẽ sửa lại theo thông tin của bác ạ.

1816 - 1817 Chưa rõ ai là Tổng trấn thời điểm này (Lê Chất là Hiệp Tổng trấn. Đến 1818 thì được thăng Tổng trấn).
1818 - 1826 Lê Chất - Bắc Thành Tổng trấn. Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1818. Năm kết thúc: 1826 (xin nghỉ chịu tang mẹ).
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Ất Hợi, Gia Long năm thứ 14 [1815]
Tháng 2, triệu Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, Đô thống chế Trần Văn Năng, Phó tướng Tô Văn Mạc, Hiệp tổng trấn trấn Bắc Thành Lê Chất Thượng thư Hộ bộ Nguyễn Đình Đức, và các quan dinh trấn đều một người về kinh. Rồi có điệp báo ở Gia Định rằng quân Xiêm tiến vào Khổ Đạt Mang (tên đất) nói phao rằng đi đánh Man Lào, nên lại hạ lệnh cho Văn Duyệt và Văn Năng lưu lại thành để phòng bị.
...
Sai Hiệp tổng trấn Bắc Thành Lê Chất trở về thành, triệu Tổng trấn Nguyễn Hoàng Đức đến Kinh chầu thăm. Hoàng Đức đến, nhân xin nghỉ về Gia Định. Vua y cho.
-----------------------------------------
Vậy là đến trước tháng 6 năm 1815 thì Nguyễn Huỳnh Đức vẫn là Tổng trấn còn Lê Chất vẫn là Hiệp Tổng trấn.

Cụ Ánh bắt đầu soi xét kỹ Bắc Thành:


Hạ lệnh cho Bắc Thành mỗi tháng 3 lần sai người về Kinh tâu việc để hỏi han.

Bính Tý, Gia Long năm thứ 15 [1816]
Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Hoàng Đức dâng biểu nói: “Nay Phó tổng trấn Trương Tấn Bửu và Tham tri Lê Bá Phẩm đều đã về Kinh, thần là kẻ thường tài, ở một mình ở nơi xung yếu, bận rộn, nhiều việc chồng chứa, xin chọn người làm phó”. Dâng biểu tâu. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân rằng : “Gia Định là thành lớn ở phương Nam, lại có việc ngoại giao quan trọng, không có được người giỏi thì không xong”. Bèn lấy Thượng thư Lại bộ là Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn Gia Định. Sai Bảo hộ Chân Lạp là Trần Công Đàn lấy chức Tham tri Hình bộ lãnh Binh tào và kiêm lý Hộ tào. Vua nhân hỏi Trịnh Hoài Đức rằng: “Công Đàn đã về Gia Định thì trách nhiệm từ chương ở Nam Vang ai có thể sai được?”. Hoài Đức thưa có Tri bạ Lê Đăng Doanh. Bèn sai Đăng Doanh đi thành Nam Vang, theo Bảo hộ Lưu Phước Tường chuyên làm việc từ chương.

Đinh Sửu, Gia Long năm thứ 16 [1817]
Cho các trấn Bắc Thành thuế thiếu từ năm Ất Hợi [1815] trở về trước, chia ra ba năm mà nộp kèm.

Cả năm Trâu vất vả này cụ Chất có mỗi việc đi chia và thu thuế Bắc Thành. Vì cụ Ánh xuống chiếu dư lài thì cụ Chất có vái cả nón cũng không dám làm Quyền Tổng trấn!. (nếu có chức này)
Đem tội trạng Lê Duy Hoán bố cáo khắp trong ngoài. Chiếu rằng: “Vương giả lúc mới được nước, phải tôn trọng triều đại trước, là giữ đạo trung hậu. Trẫm đã xem khắp xưa nay, chính muốn sánh với hiền triết đời trước. Nghĩ từ nhà Lê suy tàn, ngụy Tây nổi loạn, một thước đất, một người dân ở Bắc Hà đều không phải của nhà Lê nữa, kể hơn mười năm. Trẫm kính đem uy trời quét sạch yêu nghiệt, vậy là lấy được thiên hạ từ giặc Tây Sơn chứ không phải lấy ở họ Lê, mà con cháu họ Lê cũng nhờ đấy mà rửa hận cho ông cha được. Sau khi đại định, cũng sai lập miếu nhà Lê, cấp cho tự dân tự điền, lại chọn con cháu để giữ việc thờ cúng. Duy Hoán lúc còn trẻ dại, lưu lạc nơi mường mán, trẫm hỏi biết là dòng dõi họ Lê, đặc sai triệu về phong tước cho là thượng công, hậu cho lương lộc để phụng thờ họ Lê, cùng nước cùng vui. Phàm con cháu họ Lê đều cấp gạo lương nuôi đủ. Việc đãi ngộ con cháu họ Lê người có tai mắt đều nghe thấy cả. Thế mà Duy Hoán lại chứa lòng gây họa cùng với đứa con phản nghịch của Nguyễn Văn Thành là Văn Thuyên giao thông mưu phản. So với tình thì đem oán báo đức, xét về luật thì là bầy tôi phản vua, tội vô đạo này không thể tha được. Vì cớ là con cháu triều đại trước nên trẫm để chậm lại hàng tháng không nỡ xử tội, nhưng đình thần xin thi hành pháp luật để đúng phép nước. Nên đã đem Duy Hoán hành hình. Còn các chi họ Lê đều được khoan hồng tha cho. Trẫm nghĩ Duy Hoán âm mưu phản nghịch tự mình nên tội, nhưng miếu đình họ Lê há nên bỏ trống, nên lại sai chọn người có thể phụng thờ họ Lê cho giữ việc phụng thờ, để rõ cái hậu ý của trẫm nối giữ dòng dõi đã tuyệt. Vậy bố cáo cho thần dân đều nghe biết”.

Mậu Dần, Gia Long năm thứ 17 [1818]
Cho Lê Chất làm Tổng trấn Bắc Thành. Chất dâng sớ xin từ, và xin về Kinh để vào chầu. Vua dụ rằng : “Thăng Long là đất lớn ở Bắc Thành, giao cho ngươi ở đấy là tự trẫm kén chọn, ngươi chớ từ. Nhưng nghĩ đến công lao đi thú biên phương đã lâu, còn đương chọn người có công lao tài năng cho làm chức phó. Vậy đợi có Phó tổng trấn đến thành, ngươi muốn về Kinh vào chầu thì sẽ theo lời ngươi xin”.

Vậy chốt lại là cụ Lê Chất làm tổng trấn Bắc Thành trước tháng 4 (âm lịch) năm 1818 thớt chủ Jochi Daigaku Hàng hịn 'Đại Nam thực lục chính biên' đới.
Khi Gia Long triệu Nguyễn Huỳnh Đức về kinh tháng 6 1815 và cho hiệp tổng trấn Lê Chất về thành lại
Nguyễn Huỳnh Đức xin về Gia Định và Gia Long chuẩn tấu.
Như vậy bắc thành khuyết tổng trấn vậy theo cụ ở bắc thành ai chức cao nhất và đãm nhiệm công việc thay tổng trấn từ 1815 đến 1818.
1816 có vụ Đặng Trần Thường bị xử chết do Lê Chất tố cáo và vạch tội
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một làng quê ở Phủ Nho Quan (có lẽ thuộc Ninh Bình ngày nay) năm 1898.

Tonkin_Phu-nho-quan_une_rue___[...]Salles_André_btv1b53172460b.JPEG


Phủ Nho Quan năm 1898, trong ảnh có lẽ là thuyền của người Pháp đi qua một số thuyền, bè, của người dân Nho Quan.

Tonkin_Phu-nho-quan_Case_flottante_près_[...]Salles_André_btv1b531724627.JPEG


Tonkin_Phu-nho-quan_Case_flottante_près_[...]Salles_André_btv1b53172395f.JPEG


Tonkin_Phu-nho-quan_sampans_sur_la_[...]Salles_André_btv1b53181477v.JPEG
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Kỷ Mão, Gia Long năm thứ 18 [1819]
Tổng trấn Bắc Thành là Lê Chất lại xin về Kinh để vào chầu. Vua dụ rằng : “Công việc ở thành còn nhiều, hãy để cho ngươi vài tháng mưu tính xếp đặt, sẽ cho triệu cũng chưa muộn”
Cụ Chất xin gặp cụ Ánh lần 2 mà vưỡn không được.
Triệu Tổng trấn Bắc Thành là Lê Chất về Kinh. Chất đến Vua hỏi về việc ở thành, yên ủi vỗ về giờ lâu. Chất nhân lấy cớ có mẹ già xin về thăm. Vua y cho.
Mãi đến tháng 4 âm lịch cụ Chất mới được toại nguyện.
Tháng 8, bàn làm duyệt tuyển lớn ở Bắc Thành; rồi lại vì các trấn bị lụt nên lại hoãn. Quản phủ Nghĩa Hưng là Thái Đình Tư cho quân nghỉ về kiếm lợi. Quan Bắc Thành dâng án lên, nghĩ xử tội đồ. Vua giận mắng Lê Chất rằng : “Xử Tư vào tội đồ là mặt luật nào ? Ngươi không nhớ việc cai đội ở Mỹ Nương là Hồ Tiến Lộc à ! Sao ngươi nghiêm khắc với người ấy mà lại dung túng cho người này ?”. Chất sợ hãi xin nhận tội. Giao án xuống cho bộ xét lại. Tư cuối cùng phải tội chém.
Tháng 8 bị cụ Ánh mắng té tát.
Hạ lệnh cho Lê Chất về Bắc Thành. Cho súng mạ vàng, gươm mạ vàng, gươm mạ bạc của Tây Dương, mỗi thứ hai cái, và phát 20 thớt voi ở Kinh cho theo đi thú. Chuẩn định từ nay các tướng hiệu ở trong ngoài được vua cho binh khí như súng gươm mà dám đem cầm bán hoặc đánh mất, thì phải tội đánh trượng, cách chức; quan sở quản cũng tội lây theo thứ tự. (Như cai đội phạm tội thì phó vệ phải 60 trượng, chánh vệ phải 50 roi, ngoài ra lấy đó mà suy). Người nhận cầm cố hay mua thì quan cũng phải tội, dân phải 40 roi, tiền tang đều sung vào nhà nước. Nếu bị thủy hỏa và mất trộm thì miễn tội. Ghi làm lệnh.
Được quà Vua ban mà không khác gì của nợ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một nhà dân ở khu vực hồ Ba Bể năm 1893.

Tonkin_18_Les_Grottes_de_[...]Mirande_Pierre_btv1b5968151f.JPEG
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Dấu ấn của vị Tổng đốc "cứu hỏa".

Cụ Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1835. Năm kết thúc: 1839 chính là Tổng đốc đầu tiên của Hà Nội khi vua Minh Mạng có cuộc cải cách về hành chính biến Hà Nội từ Tổng trấn Bắc thành, thành Hà Nội. Sách xưa kể lại, phố phường Hà Nội dân cư đông đúc, đường xá chật hẹp, nhà cửa làm toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá … dễ gây hỏa hoạn. Mỗi lần như thế, Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa lại cưỡi voi, đốc thúc binh lính và nhân dân đi dập lửa… Người cụ bị ám khói đen sì, chỉ còn hai con mắt là lanh lợi. Chữa cháy xong, cụ còn cứu trợ ngay cho gia đình bị nạn, để họ sớm ổn định cuôc sống. Muốn nhắc nhở dân chúng nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng giặc lửa, Cụ lập miếu thờ Hỏa Thần ở thôn Yên Nội (nay là 30 phố Hàng Điếu). Sớm, chiều thỉnh chuông, và có lưu bút tích tại đền là “Vị dân chí kế”. (Mọi kế sách cũng chỉ vì dân).

Nguồn: https://daihocpccc.edu.vn/vi-tong-doc-ha-noi-duoc-phong-than-cuu-hoa/2020/03/04/
Ghi chú: Năm 1846 - 1848 Cụ Đặng Văn Hòa làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) lần thứ hai.
Tỏng đốc này bên ĐH PCCC giờ gọi là: phòng chống chó cắn đấy cụ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một ngôi làng ở Tuyên Quang năm 1893.

Tonkin_Village_mân_aux_environs_[...]Mirande_Pierre_btv1b5968161t.JPEG
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Khi Gia Long triệu Nguyễn Huỳnh Đức về kinh tháng 6 1815 và cho hiệp tổng trấn Lê Chất về thành lại
Nguyễn Huỳnh Đức xin về Gia Định và Gia Long chuẩn tấu.
Như vậy bắc thành khuyết tổng trấn vậy theo cụ ở bắc thành ai chức cao nhất và đãm nhiệm công việc thay tổng trấn từ 1815 đến 1818.
1816 có vụ Đặng Trần Thường bị xử chết do Lê Chất tố cáo và vạch tội
Về nguyên tắc mà nói trong trường hợp khuyết Tổng trấn thì đương nhiên Hiệp Tổng trấn là người có chức cao nhất tiếp tục điều hành. Nhưng Hiệp tổng trấn cũng chỉ là người giúp việc cùng với 3 Tào còn lại. Bắc Thành không có Tổng trấn thì vẫn quản lý tốt. Thực tế thì cụ Ánh tin tưởng một cụ Đức khác hơn là tin cụ Chất. Đó là tham tri Bộ Hộ cụ Nguyễn Đình Đức. Về sau cụ Ánh đã thăng chức cho cụ Đình Đức làm Thượng thư bộ Hộ nhưng vẫn kiêm nhiệm ở Bắc Thành. Đó là vì cụ Ánh rất sợ bị quan binh rút bạc tư túi. Như cụ Nguyễn Văn Thành trước ở Bắc Thành vay riêng tiền kho 4.500 quan. Đến nay hữu ty đòi. Văn Thành đem việc tâu lên. Vua tha tội và sắc cho không đòi nữa.
Ngoài ra còn có cụ Nguyễn Hữu Thận về sau cũng làm chức Hiệp Tổng trấn Bắc Thành.
Tân Mùi, Gia Long năm thứ 10 (1811) Lấy Hữu tham tri Lại bộ Nguyễn Hữu Thận làm Hữu tham tri Hộ bộ, Hữu Thận tính cẩn hậu có mưu kế.
Sai Tham tri Hộ bộ là Nguyễn Hữu Thận kiêm Phó quản lý Khâm thiên giám sự vụ. Hữu Thận giỏi về sao và lịch, sang sứ nước Thanh học được lịch pháp, thuật càng thêm tinh. Vua từng cùng bàn về thiên tượng, rất khen ngợi.

Quý Dậu, Gia Long năm thứ 12 [1813] Tha tội chết cho Đặng Thần Thường và Nguyễn Gia Cát. Vua xét danh sách thu thẩm (thu thẩm: Kỳ xét những trọng án vào mùa thu 4), nghĩ thương bọn Đặng Trần Thường có công tha cho. Xóa tên trong quan tịch, cho ở Kinh.

Nếu cụ Thành không tự dưng phải uống thuốc độc chết oan thì biết đâu cụ Thường lại được huyền chức.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ăn cỗ ở một đám rước Nam Định năm 1897.

Tonkin_Nam-Dinh_concours_triennal_déjeuner_[...]Salles_André_btv1b531814609.JPEG
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Con trai 16 tuổi của Hiệp biện đại học sĩ Tràng Phái nam Vi Văn Lý. Ảnh chụp năm 1896.
Về sau anh con trai này còn làm quan to hơn cả cha, anh còn là bố vợ của bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.

Tonkin_Langson_Vi-van-Dinh_fils_du_[...]Salles_André_btv1b53172417d.JPEG
 
Chỉnh sửa cuối:

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Chữ hiệp cùng như chữ đồng (quan đốc đồng) hàm ý cùng trấn nhậm vùng đó, có thể ông ở kinh thì làm sổ sách liên quan quyền lợi của vua ở trấn đó, ông ở tại nhiệm sở thì lo sổ sách nội hạt... chắc chắn quan chế có quy định nhưng bị mất sách thôi. Tốt nhất là không dịch. Chỉ có tên Pháp thì thời trước đã dịch rồi đời sau không liên quan cứ để thế.
Không thể là "đồng" cụ ạ.
Xét theo ngữ cảnh, từ "hiệp tổng trấn" thăng lên tổng trấn thì ông hiệp phải dưới ông tổng trấn rồi.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Có mấy nguyên nhân của tình cảnh này:

1. Người Bắc kỳ vốn không có ý thức làm kinh tế và thiếu cả ý thức về tiện nghi sinh hoạt, cứ sống tự nhiên lam lũ như thế từ ngày xưa.

2. Bắc kỳ rất nhiều thiên tai (đặc biệt là lũ lụt), mất mùa liên miên

3. Sau mấy chục năm chiến tranh xung đột, Bắc kỳ lại càng nghèo

Cho đến 1954, nhiều vùng ở Miền Bắc vẫn không khác trong ảnh là bao nhiêu.
Nhà nước cũng không khuyến khích buôn bán, không khuyến khích công nghiệp, thương mại nên tâm thế buôn bán làm giàu của người dân không có.
 

vnhn

Xe tăng
Biển số
OF-70262
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,281
Động cơ
452,819 Mã lực
Cái Hà Nội 36 phố phường đậm chất lãng mạn thơ ca đều nhờ thằng Pháp mới được chứ còn không chắc vẫn chỉ là 1 cái xóm lá khổng lồ. Nếu không đọc về giai đoạn này thì mọi người không thể nghĩ là khu phố cổ thời đấy nó bẩn thỉu như vậy.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,058
Động cơ
400,053 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Theo Sắc lệnh ngày 11/7/1908 của Toàn quyền Đông dương thì Đốc lý Hà nội có nhiệm kỳ 3 năm và THẬM CHÍ CÒN KHÔNG CÓ LƯƠNG.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cái Hà Nội 36 phố phường đậm chất lãng mạn thơ ca đều nhờ thằng Pháp mới được chứ còn không chắc vẫn chỉ là 1 cái xóm lá khổng lồ. Nếu không đọc về giai đoạn này thì mọi người không thể nghĩ là khu phố cổ thời đấy nó bẩn thỉu như vậy.
Thật tiếc là cháu không tìm được những bức ảnh 36 phố cổ Hà Nội chụp trước năm 1882 để kiểm nghiệm nhận định của bác. Những bức ảnh cháu tìm thấy sớm nhất là năm 1896.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Lạng Sơn 1896, không rõ địa điểm cụ thể. Chỉ thấy ghi là lễ rước một ông tướng (nhà Thanh ?).

Tonkin_Langson_peloton_d'avant-garde_précédant_[...]Salles_André_btv1b531814895.JPEG


Tonkin_Langson_Cortège_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b531815006.JPEG


Tonkin_Langson_Cortège_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b531814821.JPEG


Tonkin_Langson_le_G[énéra]l_Sou_[...]Salles_André_btv1b53172362v.JPEG


Tonkin_Langson_cortège_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b53181497p.JPEG


Tonkin_Langson_Le_G[énéra]l_Sou_[...]Salles_André_btv1b53181499k.JPEG


Tonkin_Langson_Réception_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b531814804.JPEG


Tonkin_Langson_Cortège_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b531814984.JPEG


Tonkin_Langson_Cortège_du_G[énéra]l_[...]Salles_André_btv1b53181484x.JPEG
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top