Đinh Tỵ, Tự Đức năm thứ 10 [1857]
Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp tâu nói : Mỏ kẽm ở Thái Nguyên trước đã lấp kín, nay cử bọn Lê Đạt Ký, Nguyễn Hoằng Nhị làm đơn xin lĩnh trưng. Về số kẽm nấu để khấu trừ vào thuế quan của bọn ấy còn thiếu trước, đã tịch biên gia sản lò nấu, xướng làm và đồ vật rồi, nay xin vẫn giao cho lũ ấy quản nhận, khai lấy nộp thuế trong 3 năm và xin chia ra từng thành, đệ nạp số kẽm bồi còn thiếu trước cho xong hết. Vua chuẩn y lời xin, nhưng nếu không bồi đủ thì cứ Lâm Duy Thiếp mà hỏi tội.
....
Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp lấy cớ là trước bị quan Khoa đạo là Trương Ý, Đặng Toán tham hặc, dâng sớ nhận lỗi và xin từ chức. Trong sớ có nói rằng : Trong khi tôi giữ chức Tổng đốc hạt ấy, không năm nào không có tai biến, dân tâm trong hạt tôi tất là không muốn cho tôi ở lâu đất ấy. Xin theo lời xin của quan Khoa đạo, triệt tôi về Kinh đợi tội, may khỏi hại dân. Vua bảo là tránh chỗ việc nặng đến chỗ việc nhẹ, giao cho bộ Lại gồm đem xét rõ bàn xử.
...
Cho thự Tổng đốc An - Tĩnh là Hoàng Thu đổi bổ đi thự Tổng đốc Hà - Ninh.
Mậu Ngọ, Tự Đức năm thứ 11 [1858]
Kỷ Mùi, Tự Đức năm thứ 12 [1859] Canh Thân
2 năm này mải oánh nhau với Pháp, không có một dòng nào về về Hà-Ninh.
Tự Đức năm thứ 13 [1860]
Cho : thự Tổng đốc Hà - Ninh là Hoàng Thu, thự Tổng đốc Định - Yên là Nguyễn Đình Tân đều được thực thụ. Hộ đốc An - Tĩnh là Vũ Trọng Bình được thăng thự Tổng đốc.
Mãi đến năm 1860 cụ Hoàng Thu mới xuất hiện. Dài ngoằng, đã nói là khó nhằn mà
Jochi Daigaku Tạm thế đã.