[Funland] Dấu ấn cai trị Hà Thành trong giai đoạn 1802-1945 của 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chưa cần nói đến Hán Nôm, đọc chữ quốc ngữ mà cháu còn ngơ ngác đây này:
1010 - 1858
Kinh đô muôn đời.


6-trang-hoang-ki-niem-1010-thang-long-ha-noi-1602094831697.jpg


Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-trang-tri-duong-pho-ki-niem-1010-nam-thang-long-ha-noi-20201008015403679.htm
Sau khi tra google thì hóa ra như thế này:

Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Những dấu son lịch sử” là một phác họa theo hình thức biên niên từ hơn 200 hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật.
Các hình ảnh, hiện vật được chia làm ba chuyên đề: Thứ nhất là “Hà Nội - Kinh đô muôn đời”, giới thiệu các hình ảnh, tài liệu, hiện vật của giai đoạn từ năm 1010 khi đức vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long, đến năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần đầu tiên. Các dấu mốc lịch sử được giới thiệu gồm: Triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần, triều đại nhà Lê, triều đại Tây Sơn, triều đại nhà Nguyễn.


Nguồn: https://nhandan.com.vn/dong-chay/khai-mac-trien-lam-thang-long-ha-noi-nhung-dau-son-lich-su-619045/
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đọc xong cả hai bài báo:

Nhưng vẫn không hiểu.

Vì sự kiện 1858 không liên quan gì đến Hà Nội (khi đó Hà Nội đã bị hạ cấp xuống ngang với các địa phương khác).
Thôi đành chấp nhận là ban tổ chức triển lãm họ chia các thời kỳ như vậy là quyền của họ.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Canh Thìn, năm Minh Mạng thứ 1 [1820]
Triệu Tổng trấn Bắc Thành Lê Chất về Kinh. Sai Phó Tổng trấn Lê Văn Phong quyền coi ấn vụ Bắc Thành.

Như vậy đã rõ việc Bắc Thành khuyết các Tổng trấn thì các Phó Tổng trấn nắm thực binh sẽ điều hành. Điều này cũng đúng với Gia Định Thành khi khuyết Tổng trấn thì Phó tướng Trương Tấn Bửu cũng đã nắm binh quyền. Phải sau 10 năm nữa dưới thời Minh Mạng thì mới bãi bỏ chế độ quân quản này.
Thì hiệp tổng trấn chính là phó tổng trấn đấy anh.
Khi triệu ông Huỳnh Đức về năm 1815 thì ông Lê Chất hiệp tổng trấn sẽ thay ông Đức nắm quyền điều hành.
Tôi nói đâu có sai?
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1848 - 1851 Lê Văn Phú - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1848. Năm kết thúc: 1851 (mãn nhiệm)
1852 - 1853 CHƯA CÓ THÔNG TIN.
Tân Hợi, Tự Đức năm thứ 4 [1851]
Tháng 8, vua cho là dân ở Hữu Kỳ nỗi đau khổ của dân mới hơi tỉnh lại, ra lệnh cho nguyên Kinh lược sứ là Nguyễn Đăng Giai đổi đi lĩnh chức Tổng đốc Hà - Ninh vẫn sung chức Kinh lược Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vả dụ lấy ý cứu chữa cho quân dân, sửa sang bờ cõi. (Nguyên Tổng đốc Hà - Ninh là Lê Văn Phú sẽ chuẩn cho đổi lĩnh Tổng đốc An - Tĩnh).

Hữu Kỳ là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Vậy cụ Giai là Tổng đốc Hà-Ninh từ nửa cuối năm 1851 thay cụ Phú đổi sang làm Tổng đốc An-Tĩnh.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tân Hợi, Tự Đức năm thứ 4 [1851]
Tháng 8, vua cho là dân ở Hữu Kỳ nỗi đau khổ của dân mới hơi tỉnh lại, ra lệnh cho nguyên Kinh lược sứ là Nguyễn Đăng Giai đổi đi lĩnh chức Tổng đốc Hà - Ninh vẫn sung chức Kinh lược Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vả dụ lấy ý cứu chữa cho quân dân, sửa sang bờ cõi. (Nguyên Tổng đốc Hà - Ninh là Lê Văn Phú sẽ chuẩn cho đổi lĩnh Tổng đốc An - Tĩnh).

Hữu Kỳ là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Vậy cụ Giai là Tổng đốc Hà-Ninh từ nửa cuối năm 1851 thay cụ Phú đổi sang làm Tổng đốc An-Tĩnh.
Vâng ạ, cháu cảm ơn bác ạ.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Thì hiệp tổng trấn chính là phó tổng trấn đấy anh.
Khi triệu ông Huỳnh Đức về năm 1815 thì ông Lê Chất hiệp tổng trấn sẽ thay ông Đức nắm quyền điều hành.
Tôi nói đâu có sai?
Thì có ai nói cụ Chất không cùng điều hành đâu. Nhưng Hiệp Tổng trấn là Hiệp Tổng trấn, Phó tổng trấn là Phó tổng trấn. Và chả có ai là Quyền tổng trấn như bác nghĩ. Bác sẽ bình như thế nào với trường hợp cụ Huỳnh Công Lý ? (bố vợ Hoàng đế Minh Mạng sau này bị cụ Duyệt chém chết) :
Tháng 7 năm Mậu Dần (1818) Huỳnh Công Lý được sai làm Phó tổng trấn Gia Định thành phụ giúp Hữu quân Nguyễn Hoàng Đức đang lĩnh chức Tổng trấn. Đương thời, Trịnh Hoài Đức đang làm Hiệp tổng trấn, chuyên lo việc hành chính.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Thì có ai nói cụ Chất không cùng điều hành đâu. Nhưng Hiệp Tổng trấn là Hiệp Tổng trấn, Phó tổng trấn là Phó tổng trấn. Và chả có ai là Quyền tổng trấn như bác nghĩ. Bác sẽ bình như thế nào với trường hợp cụ Huỳnh Công Lý ? (bố vợ Hoàng đế Minh Mạng sau này bị cụ Duyệt chém chết) :
Tháng 7 năm Mậu Dần (1818) Huỳnh Công Lý được sai làm Phó tổng trấn Gia Định thành phụ giúp Hữu quân Nguyễn Hoàng Đức đang lĩnh chức Tổng trấn. Đương thời, Trịnh Hoài Đức đang làm Hiệp tổng trấn, chuyên lo việc hành chính.
Bởi vì mấy ông hiệp tổng trấn hay phó tổng trấn này trong trường hợp đó đều dưới quyền tổng trấn tại nhiệm.
Thời điểm sau 1815 thì bắc thành không còn tổng trấn tại nhiệm nửa.
Đó là khác biệt
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hoa đào là sản vật rất nổi tiếng của Hà Nội, nhưng không hiểu sao không có vùng đất nào của Hà Nội mang tên hoa này. Chỉ có các vùng đất mang tên hoa mai (Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai), mang tên hoa sen (Kim Liên), mang tên các loài cây (Liễu Giai, Hòe Nhai, Núi Trúc).
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Tân Hợi, Tự Đức năm thứ 4 [1851]
Tháng 8, vua cho là dân ở Hữu Kỳ nỗi đau khổ của dân mới hơi tỉnh lại, ra lệnh cho nguyên Kinh lược sứ là Nguyễn Đăng Giai đổi đi lĩnh chức Tổng đốc Hà - Ninh vẫn sung chức Kinh lược Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vả dụ lấy ý cứu chữa cho quân dân, sửa sang bờ cõi. (Nguyên Tổng đốc Hà - Ninh là Lê Văn Phú sẽ chuẩn cho đổi lĩnh Tổng đốc An - Tĩnh).

Hữu Kỳ là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Vậy cụ Giai là Tổng đốc Hà-Ninh từ nửa cuối năm 1851 thay cụ Phú đổi sang làm Tổng đốc An-Tĩnh.
Nhâm Tý, Tự Đức năm thứ 5 [1852]
Cho Thượng thư bộ Công là Trần Văn Trung sung chức Khâm sai, kinh lý công việc về đê sông Cái, quyền lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh kiêm coi việc quân ở Lạng - Bình. Khi ấy, Nguyễn Đăng Giai vì ốm xin giải chức để điều trị, cho nên sai Văn Trung thay. (Bộ Công chuẩn cho Đặng Văn Thiêm quyền kiêm cả).

Lúc này đã vào gần cuối mùa Thu. Vậy là cụ Giai làm tổng đốc Hà-Ninh được hơn 1 năm. Cụ Thượng thư bộ Công Trần Văn Trung được điều làm quyền Tổng đốc Hà-Ninh.
Bác Atlas23 lưu ý đừng vượt lệnh Hoàng đế phong linh tinh ăn chém đó.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Quý Sửu, Tự Đức năm thứ 6 [1853]
Thượng thư bộ Công là Trần Văn Trung từ Bắc Kỳ (nguyên là Khâm sai kinh lý hà đê, tạm thay cho Nguyễn Đăng Giai cáo bệnh) xong việc công trở về Kinh (Đặng Văn Thiêm được thôi việc kiêm bộ Công).
Nguyễn Đăng Giai thự hàm (nguyên thự Hiệp biện Đại học sĩ, sung kinh lược các hạt Hà - Ninh, Ninh - Thái, Lạng - Bằng, lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh), cũng chuẩn cho thực thụ ; còn các hàm sung, lĩnh, kiêm, đều vẫn theo cũ.

Cụ Giai khỏi ốm xong lại làm Tổng đốc Hà-Ninh.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1851 - 1853 Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1848. Năm kết thúc: 1851 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
Giáp Dần, Tự Đức năm thứ 7 [1854]

Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Nguyễn Đăng Giai tâu : Biền binh tỉnh ấy phái đi thú Lạng Sơn, ở lâu mãi nơi rừng núi khí độc, hiện đã tư cho Sơn Tây chiểu số biền binh các đội chưa rút đổi về ấy, giao hết cho Đinh Công Mĩ nhận cai quản để phòng giữ ; còn biền binh phái đến trước thì rút về, để cho kẻ khó nhọc và người nhàn rỗi được đều nhau. Vua y cho.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Nguyễn Đăng Giai, Tuần phủ ở Lạng - Bình là Phan Khắc Thận nghĩ tâu 5 điều về công việc phòng thủ ngoài biên. (- Xin rút giản binh ở 2 tỉnh Lạng - Bình về, gồm cùng với dân trong sổ đinh, dồn thành cơ, ngũ.



- Xin chiêu dụ bọn giặc trốn và cất nhắc bổ cho người đã đầu hàng.



- Xin cho 5 phủ, huyện ở Cao Bằng quy cả vào thống hạt Lạng Sơn, còn tỉnh thành ấy đổi làm phủ Trùng Khánh.



- Xin cho giản binh ở Bắc Kỳ chia ban diễn tập phép bắn súng, phép xuất trận. Còn mộ binh thì bất luận Nam, Bắc, đều phải mộ cho đủ số.



- Xin đặt thêm đồn bảo ở địa đầu 2 tỉnh ấy.



Đình thần cho là có nhiều điều bất tiện. Vua bèn dụ sai trù nghĩ phương sách khác.

....
Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Nguyễn Đăng Giai tâu : Lúa vụ hạ hạt ấy, mấy lần bị thiên tai tổn hại, gió bấc, mưa đá, thu hoạch không được bao nhiêu. Về tô ruộng vụ này, xin nên tha miễn cho hết cả ; và xin đình việc làm án khám, để bớt việc, tiện cho dân.
...
Nguyễn Đăng Giai, Phan Khắc Thận tâu : Biền binh ở Hải Dương đi thú tỉnh Lạng, xin cho 6 tháng một lần thay phiên, để khỏi bị nhiễm khí núi độc. Vua y cho.
---------------------------
Như vậy cụ Giai làm việc chăm chỉ đến hết Hè năm 1854. Đọc tiếp.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Kiêm tri Ninh - Thái - Lạng - Bình đại thần là Nguyễn Đăng Giai thấy việc biên giới tỉnh Lạng hơi được rỗi, xin chuyển về Hà Nội, vua y cho.
...
Nguyễn Đăng Giai tâu : Lạng Sơn, Cao Bằng có nhiều ngả giáp với nước Thanh, xin đặt cái chòi canh và đài đốt khói lửa báo hiệu, tuỳ thế đắp tường và cắm hàng rào chung quanh, để tự giữ lấy ; và chọn mỗi tổng 1 người làm thiên hộ hoặc bách hộ để xướng suất, cấp cho súng ống, thuốc đạn và dự bị thứ tên bắn thuốc độc, chông thuốc độc. Mỗi đoàn luyện((1) Đoàn luyện : đoàn quân do dân tự lập ra, theo binh pháp mà luyện tập.1) của một tổng thì cấp cho 1 lá cờ vuông. Lâm thời có việc biến động cũng ra tiếp ứng, người nào có công trạng thực sự, sẽ thưởng.

Đây là biểu tấu cuối cùng của cụ Giai, vì sau đó:
Hiệp biện Đại học sĩ, lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh, sung Kinh lược sứ Bắc Kỳ là Nguyễn Đăng Giai chết (Giai đỗ Cử nhân, người Quảng Bình). Truy tặng hàm Thiếu bảo, hậu cho tiền tuất và sai quan đến tế.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Cho Hiệp biện Đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Lễ, là Lâm Duy Thiếp đổi bổ đi lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh

Vậy cụ Thiếp làm Tổng đốc Hà Ninh từ nửa cuối năm 1854. Lâm Duy Thiếp chứ không phải Lâm Duy Hiệp.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Sai Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp chuyên coi 3 sở mỏ chì ở Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh.
...
Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp tâu đem việc thắng trận ở Hà Nội xin thưởng. Vua bảo rằng : Bọn giặc ấy là quân ô hợp, mấy lần quan quân đã giết tan, tưởng chúng đã mất vía, run lòng, mà án sát Nguyễn Văn Vỹ, Lãnh binh Lê Tố thân hành đốc suất đại binh, lại không hay ứng cứu, để đến nỗi bọn giặc ấy đốt cướp huyện thành Chương Đức, thì dầu có thắng trận ấy cũng chưa đủ nói đến công. Vậy việc Nguyễn Văn Vỹ và Lê Tố hãy tạm để đấy, để bắt các viên ấy cố sức làm việc báo hiệu về sau này. Còn Tri huyện huyện Chương Đức là Đặng Tư Siển, mới nghe tin giặc đến huyện, đã lẩn trốn liền ngay, chuẩn cách chức, phát đi làm việc ở nơi quân thứ để gắng sức chuộc tội. Còn các người khác, đều chiểu lệ thưởng cho.
-----------------------------
Vậy là bộ đội của cụ Thiếp bắn chết cụ Cao Bá Quát. (Quốc sư Quát)

Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp xin cấp trát cho người nước Thanh là bọn Lê Đạt Ký nguyên bang Hướng Nghĩa trước và Hồ Sở Ký là chủ mỏ, tập hợp phu mỏ và thủ hạ hơn 300 tên (tự biện lấy khí giới, tiền gạo) để phòng giữ thổ tù là Đinh Công Mỹ.
Vua bảo rằng : Dùng quân đội cứng mạnh của ta mà chế ngự bọn giặc nhỏ kia, ví như cái lò than hồng đốt cái lông, hà tất phải nhờ đến người ngoại quốc, lại thành ra có sự lo ngại khác. Bèn không cho.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Ất Mão, Tự Đức thứ 8 [1855]
Tên đầu mục giặc (nguỵ Quận công tên là tổng Bình tức bọn Vũ Duy Bình) Vũ Văn Lực, Nguyễn Tiến Cơ bị xử tội giết chết (Cơ là Phó tướng của giặc, viên Tri phủ Lý Nhân là Lê Hữu Thanh, dụ đến giết chết. Lực đỗ Tú tài, làm tham mưu cho giặc bị Ninh Bình bắt được đem giải về Hà Nội chuyển giao cho Sơn Tây tra xử, rồi lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp đem giết đi. Thiếp vì tội tự tiện giết người, phải giáng 1 cấp, được lưu lại làm việc).

Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp nghĩ xin 10 việc :

1.Các tên thám tử và đinh ngoại tịch bắt được tại trận, xin tạm miễn cho đăng sổ đinh, đợi sau sẽ làm dần.
2. Những người họ thân phải để tang nhau 1 năm.
3.Tên giặc nào là thứ yếu phạm và tên nào là bọn lũ theo giặc, đều xin miễn xử tội lây và miễn tịch biên tài sản của chúng.
4. Nếu bắt được kẻ phạm nào mà có cung xưng ra những đứa đi theo trong bọn thì xin đình việc tra bắt các đứa ấy.
5. Bắt được 6 quả ấn của giặc và sắc văn, giấy tờ của giặc, xin cho tiêu huỷ đi.
6. Các dân làng bị giặc đòi tống tiền, lương và dân xã nào kháng cự bị chúng đốt phá, xin khám xét minh bạch rồi cứu giúp các xã ấy.
7. Binh, đinh xã nào trốn thiếu từ tháng chạp năm ngoái trở về trước, xin hoãn hạn sung điền số lính 6 tháng và miễn cho chức dịch không phải xét nghĩ 1 lần.
8. Hơn 400 binh ở vệ Tuyển phong, dinh Thần cơ, đội Pháo thủ, dinh Thuỷ sư và Võ sinh, cùng là 5.000 binh tỉnh Thanh, 1.000 binh tỉnh Nghệ, xin tạm lưu cả lại đóng giữ tỉnh hạt và gọi bắt, tập họp số lính đã mãn hạn, cũng xin lưu lại ở quân ngũ.
9. Viên quan bị cách là Nguyễn Văn Đạt đi theo sai phái bị bệnh chết, cùng Phó tổng Phù Lưu là Nguyễn Sĩ Trạo kháng cự với giặc bị giết, xin tặng hàm và cấp tuất cho các viên ấy.
10. Phu trạm ở các trạm thuộc tỉnh Hà Nội, xin cấp thêm cho chúng 1 tháng tiền, gạo. Con đường chạy trạm thay cho đê, hiện còn hơn 2.930 thước, về việc bồi đắp con đường ấy, xin tạm đình hoãn, đợi nước xuống hết sẽ bắt đầu làm.



Vua dụ rằng : Dân ngoại tịch, cho hạn 5 năm mới phải đăng sổ. Bọn can phạm làm giặc, như nguỵ trung quân quận công, trung quân đô thống, tiền quân thống chế, tham chính, điều bát, thượng thư các danh mục ấy đều là chính yếu phạm, phải chiểu luật nghĩ xử ; từ tham mưu trở xuống, đều là thứ yếu phạm, thì chỉ làm tội bản thân tên ấy thôi ; những người theo giặc nhưng không làm chức gì của giặc, mà ra thú, thì miễn tội. Những người bị cung xưng đi theo giặc, thì theo dụ trước đình việc nã bắt, cho chúng được tự đổi mới. Về ấn, sắc của giặc, xét trong đó lấy 1 - 2 thứ nộp lên bộ để xét thực. Mới rồi bọn giặc quấy nhiễu, mà dân xã nào có thể cùng giặc kháng cự, rồi bị giặc đốt phá cướp bóc, tấm lòng thích làm việc nghĩa và biết lễ phép của dân như thế, cũng rất đáng thương, cho do tỉnh khám rõ, sẽ lượng cho cứu giúp. Nếu dân xã nào cung ứng cho giặc thì không được kê lẫn lộn vào danh sách để tỏ sự khuyến kẻ thiện, trị kẻ ác. Từ tháng 10 trở về trước, hạt ấy vô sự, thì số binh xã nào để thiếu phải chiểu lệ nghĩ xử, cho có sự phân biệt. Năm nay, về thú binh tỉnh ấy, hiện đã phái ra 1 vệ binh ở Kinh và 1 vệ ở Nghệ An, tưởng đã nhiều lắm, mà việc bắt giặc, nay đã hơi thư, hãy đợi ngày nào các thú binh ấy đi đến nơi nên lưu lại, nên thả về, sẽ do tỉnh tâu lên thi hành để cho sức binh được thư thái.



Viên bị cách chức là Nguyễn Văn Đạt, đi theo việc bắt giặc, giữa đường bị ốm chết, truy tặng cho hàm Hàn lâm điển bạ và cấp tiền tuất 40 quan ; Phó tổng Nguyễn Sĩ Trạo, truy tặng chánh cửu phẩm Bá hộ. Các phu trạm đã cùng với phu trạm các tỉnh được cấp thêm tiền, gạo rồi, người nào trót cấp rồi, thì chiểu số khấu trừ đi. Về đường trạm, đê điều, có quan hệ đến lợi hại của công tư, như dân xã nào có tình trạng đích thực quẫn bách, cho đi làm cố công để thay vào chẩn cấp, thì cứ thực đề lên cho khấu trừ đi ; hoặc là dân sở tại, đều nếu cứ chiếu chỗ đê cũ thuộc địa hạt mình mà cho bồi đắp qua loa, cũng không nên nhất khái đình hoãn cả làm gì.



Lại khi bọn giặc hạt ấy làm nhiễu loạn, mà án sát Nguyễn Văn Vỹ, Lãnh binh Lê Tố đồng suất việc dẹp giặc, bắt chém được nhiều tên đầu sỏ và bọn lũ, về các lần công trạng của các viên Văn Vỹ, Lê Tố đều phải kê liệt vào tờ tâu đợi Chỉ khen thưởng.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Đốc thần Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp tâu xin : Những tội trộm cướp, án mạng và các tội phạm vặt mà ra thú tội thì cho khoan tha. Vua bảo rằng : Việc loạn ở Bắc Kỳ đã yên, thì bọn lũ của giặc cho chúng ra thú tội, sẽ được khoan giảm đó là triều đình cho người ta tự biết đổi mới. Đợi sau này sẽ phân biệt kẻ thiện, người ác chứ không phải nhất khái khoan miễn cho chúng cả được. Đến như tội ăn cướp, án mạng và các tội phạm vặt hoặc có tổn thương đến người khác, không thể nào bồi thường được, há nên nhất khái cho chúng ra thú mà khoan tha ư ?

Phó lãnh binh ở Hà Nội là Ngô Nghê bị tội mãn trượng và đồ, án sát là Nguyễn Văn Vỹ, phải giáng 4 cấp, lưu lại ; lĩnh Tổng đốc là Lâm Duy Thiếp được gia ân giáng làm Tuần phủ, nhưng vẫn sung lĩnh Tổng đốc. Trước đây (ngày 29 tháng chạp năm ngoái), trận đánh ở xã Thạch Bích, quân của Vỹ đến trước, được thắng đem số người đã bắt và chém được báo tin thắng trận. Quân của Nghê tiếp đến sau cũng đem việc thắng trận báo lên. Trong tờ tư ấy nói cùng ngày cùng giờ, mà số người bắt và chém được, so với tin báo của Vỹ lại nhiều hơn. Duy Thiếp lại biên cả tâu lên. Vua ngờ là Nghê bắt bừa cả bình dân, khoa trương công trạng hão. Bèn hạ lệnh bắt Duy Thiếp xét thực Phước tâu lên. Duy Thiếp đã nói rằng : Số người bị chém và bắt ấy, không khỏi 1 nửa là dân lương, 1 nửa là dân sằng bậy. Rồi lại nói : Thần lần lượt đã tha chúng ra, lời tâu có phần úp, mở. Bèn sai phái giải những tên giặc bắt được ở trận Thạch Bích là tên lý Tứ, tên hương Bẩy giao Pháp ty xét hỏi. Đến nay, xét ra quả là tên Nghê mạo công cầu thưởng, Vỹ thì theo ý a dua, Duy Thiếp thì che chở cho thuộc biền, đều bị tội cả.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Sai Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp chuyên coi 3 sở mỏ chì ở Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh.
...
Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp tâu đem việc thắng trận ở Hà Nội xin thưởng. Vua bảo rằng : Bọn giặc ấy là quân ô hợp, mấy lần quan quân đã giết tan, tưởng chúng đã mất vía, run lòng, mà án sát Nguyễn Văn Vỹ, Lãnh binh Lê Tố thân hành đốc suất đại binh, lại không hay ứng cứu, để đến nỗi bọn giặc ấy đốt cướp huyện thành Chương Đức, thì dầu có thắng trận ấy cũng chưa đủ nói đến công. Vậy việc Nguyễn Văn Vỹ và Lê Tố hãy tạm để đấy, để bắt các viên ấy cố sức làm việc báo hiệu về sau này. Còn Tri huyện huyện Chương Đức là Đặng Tư Siển, mới nghe tin giặc đến huyện, đã lẩn trốn liền ngay, chuẩn cách chức, phát đi làm việc ở nơi quân thứ để gắng sức chuộc tội. Còn các người khác, đều chiểu lệ thưởng cho.
-----------------------------
Vậy là bộ đội của cụ Thiếp bắn chết cụ Cao Bá Quát. (Quốc sư Quát)

Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp xin cấp trát cho người nước Thanh là bọn Lê Đạt Ký nguyên bang Hướng Nghĩa trước và Hồ Sở Ký là chủ mỏ, tập hợp phu mỏ và thủ hạ hơn 300 tên (tự biện lấy khí giới, tiền gạo) để phòng giữ thổ tù là Đinh Công Mỹ.
Vua bảo rằng : Dùng quân đội cứng mạnh của ta mà chế ngự bọn giặc nhỏ kia, ví như cái lò than hồng đốt cái lông, hà tất phải nhờ đến người ngoại quốc, lại thành ra có sự lo ngại khác. Bèn không cho.
Em được biết ông này là Lâm Duy Hiệp
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Bính Thìn, Tự Đức năm thứ 9 [1856]
Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp tâu nói : Tỉnh ấy tai hại riêng về việc nước lụt, đã nhiều lần lấy của kho ra 7.000 phương gạo, 5.000 quan tiền để chi cấp. Lại xin đến kỳ nước xuống lấy thêm 5.000 quan tiền kho, đem đến chỗ đê vỡ phát cho dân phu đắp lấp. Lại có những người bỏ tiền ra lạc quyên đến 8.000 - 9.000 quan, để giúp đỡ người nghèo túng, chót đã sức đem chia cấp, đợi sau làm sớ tâu xin khen thưởng. Vua dụ rằng : Về khoản đắp lấp chỗ vỡ, đợi kỳ nước xuống, khám rõ công trình lớn nhỏ, trù nghĩ làm bản tâu lên đợi Chỉ tuân làm. Còn khoản tiền quyên đã chuẩn đình chỉ rồi, những số tiền trót đã chia cấp, chuẩn cho lấy tiền kho ra trả lại cho người chủ đã quyên. Hiện nay tình dân bị lụt như thế nào lập tức làm sớ tâu lên, để ta đỡ trông ngóng. Tỉnh Nam Định, bộ cũng nên tư hỏi.
...
Lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Lâm Duy Thiếp làm sớ đem các tình hình hiện đi khám các phủ, huyện trong thuộc hạt về nước lụt nông sâu (Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Chương Đức, Thanh Oai, Sơn Minh, Hoài Yên, nước sâu 4 - 5 thước, hoặc 6 - 7 thước. Thanh Trì, Thượng Phước, Phú Xuyên, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Nam Vang cùng 2 tổng Đạo Tú, Thầm Lộng huyện Sơn Minh, nước sâu hoặc hơn 10 thước, hoặc 14 thước) không giống nhau và nhân dân chết đuối (333 xác người) nhà cửa trôi mất và đổ nát, (6.671 nóc nhà), xin cứu giúp thêm nhiều.
Vua cho rằng : Nước sông lên quá mức thường, dân tình rất là thiệt hại, phải nên cứu giúp cho rất nhiều, để cho được chóng tỉnh lại. Chuẩn cho các huyện thuộc hạt ấy thuế vụ chiêm năm nay và số còn thiếu về năm trước, cùng là các tiền thóc vụ mùa này đều cho miễn hết. Nhân dân người nào bị chết đuối đều cấp cho 3 quan tiền ; dân nội tịch cho rút ngạch miễn thuế hoãn 3 năm mới phải điền tục ; những nhà đổ nát thiệt hại nặng thì cấp cho 1 quan tiền, 1 phương gạo, thiệt hại nhẹ thì đều cấp cho 1 quan tiền. Những binh lính làng nào nhiều lần thiếu ngạch thì chiểu theo thứ tự, hạng bị hại lắm đều cho hoãn hạn 1 - 2 - 3 năm có thứ bậc khác nhau. Các hạng thuế vặt và thuế người Minh Hương nộp bằng bạc đều cho miễn cả. Những hạt nào không bị thiệt hại đều miễn cho 5 thành. Sang năm đến kỳ duyệt dân tuyển lính, ở Bắc Kỳ, những hạt bị tai hại, đều cho hoãn một lần.
Những người chết dịch từ trước mà chưa điền tục, cũng cho hoãn đến kỳ tuyển lính sau điền tục. Hải Dương tuy không bị nước lụt, nhưng năm trước bị giặc tàn phá, làm ăn để nuôi sống chưa được như thường, cũng cho đình hoãn một loạt. Sau Nam Định và Hưng Yên cũng đều khám xét làm tâu xin, chuẩn cho theo lệ Hà Nội mà thi hành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top