Đồng Văn - F1 lạc vào kho thuốc phiện nhà Vương
Em tiếp:
...
Lại nói về ăn uống tại Đồng Văn. Bữa tối đó của nhà em tại nhà hàng KS Cao Nguyên Đá. Các món đơn giản, đạm bạc; dưng em và gấu đều kinh ngạc với chất lượng rau ở đây, cực ngon. Món bắp cải xào mỡ lợn có vị thơm ngọt, đậm mùi cải bắp đặc trưng mà hơn chục năm nay em không thấy được tại HN - chỉ nhớ mơ hồ hồi nhỏ đã từng được thưởng thức ở quê, từ cái thời thuốc trừ sâu, phân hóa học còn cực hiếm... Đỗ mèo xanh, giòn tan, xào thịt nạc lẫn vài chỉ mỡ mềm ngọt, ăn lạ miệng dưng cũng rất ngon. Thêm bát canh, đĩa su su + cà rốt luộc và chai bia HN thanh toán tổng 100k.
Tối đó cả nhà lượn lờ thị trấn Đông Văn gần tiếng đồng hồ rồi về nghỉ.
Lúc lượn lờ, rẽ sau chợ Đồng Văn có khu nhà cổ - cũ; góc đất đầu con đường nhỏ dẫn vào làng văn hóa phố cổ Quyết Tiến là quán “Phố Cổ”, nom ấn tượng. Ngói cong, tường gạch thô lở, hai tầng, lan can gỗ, cửa vòng cung, treo mấy đèn lồng... Buổi tối ánh điện vàng hắt bóng vào tường gạch đất, cộng với quang cảnh xung quanh mấy dãy nhà cũ cũ có phần đổ nát trong tiết trời lành lạnh, nên nhìn thật huyền bí nhưng vẫn ấm cúng. Nhạc xập xình. Lúc đó nhà em thấy có một chiếc Lexus 470 và một chiếc Rav4 cáu cạnh đang đỗ sát khoảnh sân nhỏ của quán. Hôm sau, nghe lỏm lúc ăn sáng được biết chỗ nầy thường có nhiều chương trình sôi động trái ngược hẳn vẻ bề ngoài của nó.
Cũng qua vài người vô tình gặp, được biết KS Cao Nguyên Đá, nhà hàng bên KS, và Café Phố Cố tại Đồng Văn là của cùng một chủ. Theo em thì mấy cơ ngơi này cũng đẻ trứng vàng ra phết!
Đêm ở Đồng Văn lạnh ngang ngửa Sapa hôm trước, khoảng 16 độ C. Ngủ rất ngon.
Lúc khoảng 11h đêm, em giật mình vì tiếng chuông điện thoại phòng nghỉ. Té ra chú lễ tân xin tên và số CMND của gấu để trình báo tạm trú, mấy chỗ nghỉ trước trong hành trình bọn em chỉ có cần giấy tờ của 1 người, dưng ở đây thấy chú lễ tân giải nghĩa do quy định tại vùng biên giới nó vậy. Em nghĩ quản lý chặt thế cũng tốt! :35:
Sáng ngày tiếp theo, tâm lý thoải mái vì điểm xa nhất của hành trình đã đạt. Do tối hôm trước ngủ sớm, lại háo hức chương trình hôm sau thăm Dinh nhà Vương, vượt Đệ nhất hùng quan Mã Pì Lèng, rồi qua huyện đá Mèo Vạc... nên mới gần 7 giờ sáng nhà em đã dọn dẹp xong xuôi, giả phòng, rong ruổi tiếp.
Trước tiên đi ăn sáng. Nhà em thong dong một lượt phố Đồng Văn, ngó nghiêng rồi quyết định kéo vào một hàng “Bánh cuốn - xôi - giò chả” nằm khiêm tốn lọt thỏm trên dãy phố cách chợ Đồng Văn hơn cây số.
Bánh cuốn ở đây dầy gần như bánh phở dưới thủ đô, nhân nhiều mộc nhĩ và thịt nạc; khác người một cái là chị chủ quán quy định xơi bánh với nước dùng, nóng hôi hổi, chả dùng mắm muối dư Hà Lội:
Có món “bánh vàng” - thành phần dư bánh cuốn, dưng option thêm quả trứng vào đánh đều lên, ăn chấm thêm ruốc; chủ yếu dành cho thiếu niên nhi đồng. Màu rất bắt mắt:
Cùng với nhà em lúc đó có hai bố con - nghe nói nhà gần trường xã cách đó hơn 2 chục cây số dưng cháu gái lại được gia đình cho học dưới thị trấn; hai mẹ con khác - chắc đang chuẩn bị đưa nhau đến trường; một bác trung niên đội mũ ngồi âm thầm và một chị đứng đợi mua bánh mang về. Chị chủ quán người Kinh, xởi lởi, nói chuyện với nhà em bằng tiếng Kinh, dưng khi nói với những người kia thì tuyền dùng thổ ngữ, em lúc đầu thấy hơi chạnh lòng, dưng rồi lại thôi, vì nhớ cái đoạn từ Bắc Hà đi Xín Mần, hỏi đường người dân họ cứ ấp a ấp úng, một lúc rút kinh nghiệm chỉ nói mấy chữ “Đi Xín Mần... ??? Xín Mần...???” thì họ gật gù chỉ hướng đi tiếp!!!
Trời vẫn lạnh. Trong quán tôi tối, có lúc chỉ thấy tay vài người cử động và tiếng húp xì xụp...
Ngó lên vách phía góc nhà, em thấy cái biển tiếp thị nầy, lưỡng lự một tý, dưng sau không hiểu thế quái nào cuối cùng lại không hỏi mua mấy ký thịt khô, hun khói về dùng dần:
No kềnh và ấm người, chúng em lên đường.
Từ thị trấn Đồng Văn ra di tích Nhà Vương tại thung lũng Sà Phìn phải đi khoảng 14km ngược lại hướng hôm qua tiến vào Đồng Văn, dưng hầu như không phải lặp lại đường vì nhà em hôm trước đi vòng lên Lũng Cú rồi.
Đường đi không có gì khác biệt hôm trước, vẫn tuyền đá và dốc.
Trên đường, chúng em có gặp vài ngôi nhà vách đất, bờ rào tuyền bằng đá, dưng đã có dấu hiệu đang tiến trình vôi vữa hóa:
Một đoạn, lấp ló trên sườn núi thấp có mấy dãy nhà tầng khang trang, nhìn cái slogan “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, em thấy bật cười, té ra nơi vùng sâu vùng xa nầy lại update
mô hình giáo dục hiện đại nhanh hơn cả dưới xuôi quanh đi quẩn lại cứ cái câu “Tiên học lễ, hậu học văn”!.
Đi khoảng nửa tiếng thì rẽ vào Làng văn hóa Sà Phìn A, nơi Dinh nhà Vương tọa lạc. Mua vé tham quan; 8h20’, gấu nhà em lần đầu tiên trong đời, ngập ngừng đặt chân vào bậc thềm đá ngoài cửa Dinh nhà Vương.
F1 thích thú với mấy tảng đá xanh lát đường, quay đi quay lại, nâng áo, so chân, catwalk:
Qua dãy nhà và sân giếng trời đầu tiên, nhìn lại: Chỗ nầy xưa là nơi các chú lĩnh chì dũng cảm đứng chân; tầng dưới có chỗ khách chờ, phòng chỉ huy và phòng ăn của lính bảo vệ!
Qua tiền dinh, nơi trước đây “Vua Mèo” Vương Chính Đức với bộ hạ ngồi xử án, là đến nơi đặt ban thờ và khu vực phòng ở của các bà vợ cụ Vương Chính Đức - chủ nhân đầu tiên cơ ngơi này.
Em gái hướng dẫn tham quan thuyết minh về gia đình họ Vương, qua nhiều thời Tàu, Pháp, Việt Minh... từng được Tung của lôi kéo, Pháp đánh mãi không được phải tặng Bắc Đẩu Bội tinh, có con cháu làm cán bộ cao cấp trong chính quyền Cụ Hồ...; nay phần lớn gia đình định cư ở nước ngoài; một số vẫn ở Sà Phìn, trước đây sống trong Dinh, sau chuyển ra khu đất trước đó, dựng nhà tầng khang trang, làm ăn cũng khá trong vùng.
Phòng vợ cả to nhất, chiếm hết cánh bên phải (khi đứng nhìn ra cổng), gồm hai gian, một gian có bếp lửa sưởi ấm theo truyền thống người H’Mông. Em thấy có 4 cái ghế con. Chắc bốn người ngồi sưởi gồm cụ Vương Chính Đức và ba bà vợ, dưng tưởng tượng mãi mà không biết người nào ngồi vị trí nào???:
Phòng của vợ hai và phòng vợ ba chia nhau cánh bên trái, lò sưởi mỗi phòng xây kiểu Pháp:
Có ảnh nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từng đến nơi đây:
F1 nhà em khoái chí lắm, chạy như chim chích trước mọi người để ngó nghiêng các phòng.
Góc sân hậu dinh, có chậu tắm sữa dê của “Vua Mèo”, được đục đẽo từ đá xanh nguyên khối. Hế hế... vua cũng sướng thật!
Dưng chậu tắm hai người thì hơi chật. Bốn người thì chắc khó:
(
To be continued!)