Những mảnh phù điêu cổ xưa kia từng trang trí trong công trình
Hình vẽ lại mảnh phù điêu, mô tả cảnh săn thú từng diễn ra trong Colosseum. Thợ săn (gọi là venatores và bestiarii) đôi khi có thể là phụ nữ, ăn mặc sang trọng với vũ khí cầm tay. Ở Colosseum các cuộc săn venationes được tố chức từ năm 80-523 SCN. Nổi tiếng nhất là tại buổi lễ khánh thành công trình do hoàng đế Titus tổ chức với 9000 thú hoang được thả vào sân 1 lúc, hay tại lễ kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế Trajan tại vùng Dacian (nay thuộc Roumani) năm 107 SCN với 10.000 thú dữ và 11.000 đấu sĩ. Thú được đưa lên sân đấu qua 1 đường ngầm dưới sàn, và nâng lên sân bằng hệ thống tời rất phức tạp. Những thú lớn như voi, tê giác hay hà mã thì đưa vào trực tiếp từ cửa phía đông. Trong nhà hát còn tìm thấy nhiều di cốt của thú hoang, do xác chúng được đưa xuống dưới và xả thịt để phát cho dân chúng, ngoài ra làm thức ăn cho thú nhốt.
Phù điêu mô tả cảnh giác đấu, khai quật từ nghĩa địa của khu Porta Stabia tại thành phố Pompeii. Thời kỳ Flavius.
Phù điêu mô tả cảnh giác đấu
Bộ mũ trụ ở dưới đi liền với kiểu trận giác đấu kinh điển giữa một bên là tay đinh ba và lưới đánh cá không mặc áo giáp, một bên là võ sĩ đeo giáp trụ nặng hình vẩy cá, tay cầm kiếm, đặc biệt là mũ trụ hình con cá (giống như tấm ảnh minh họa ở trên). Kiểu đấu này lấy từ thần thoại Hy Lạp về lão Kharon lái đò đưa người chết qua sông, vốn là một dân chài.