[CCCĐ] Đánh võng hình số 8 ở Châu Âu

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
Colosseo - trường đấu La Mã



Đường xa lộ liên khu nội đô phải âm cote xuống thế này để không ảnh hưởng cảnh quan chung






Công trình tai tiếng nhất của nền văn minh La Mã cổ đại
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Một đoàn học sinh cấp 2 (căn cứ theo dáng vẻ) người Nhật (căn cứ theo ngôn ngữ và theo cung cách của anh giáo viên hướng dẫn) đi tham quan. Em không hiểu làm cách nào và theo tiêu chuẩn nào mà học sinh Nhật lại được đi tham quan siêu cao cấp như vậy.


Những nền móng cũ, xây dựng vào thời kỳ mà ở nước ta còn ăn lông ở lỗ, cái khố cũng chưa có mà mặc.


Arco di Constantino - Khải hoàn môn Constantinus
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Coloseum có tên gọi nguyên gốc là Amphitheatrum Flavium (tiếng latin) hay Anfiteatro Flavio (tiếng Ý) tức Nhà hát của hoàng tộc Flavius, xây dựng năm 70-96 SCN, lấy tiền từ chiến lợi phẩm mà các hoàng đế kiếm được từ chinh chiến. Sức chứa 50.000 chỗ (45.000 chỗ ngồi và 5.000 chỗ đứng).


Ban đầu là nhà hát diễn những tuồng tích cổ điển lấy cảm hứng từ thần thoại Hy-La. Khi nền văn minh La Mã tiến từ nền cộng hòa sang chế độ độc tài, tức là ngày càng tiến bộ, hoàn thiện và phát triển, thì nền văn minh càng đòi hỏi những nhu cầu giải trí cao cấp hơn. Giống hệt như nền văn minh tiêu thụ ngày nay, trò giải trí của La Mã cũng biến đổi ngày càng sinh động. Ban đầu, những tuồng tích cổ được biến tấu, cho thêm hoạt cảnh, sân khấu di động, rộng ra để diễn viên thoải mái di chuyển (khác với sân khấu Hy Lạp nơi các diễn viên đứng một chỗ mà hát, các diễn viên La Mã chạy lung tung). Dần dần như vậy không đủ sức hấp dẫn, người ta tổ chức thành rạp tạp kỹ, nơi trưng bày muông thú bắt từ các xứ sở xa lạ vừa thần phục La Mã. Đồng thời là nơi diễn ra các cuộc giác đấu (về nguồn gốc của giác đấu em sẽ trình bày sau) giữa võ sĩ với võ sĩ, giữa ác thú với người. Nhà hát cũng là nơi hành hình tội đồ. Nghe đồn đã có chừng 500 ngàn người và 1 triệu thú hoang bị giết hại tại đây để **** trí cho La Mã. Bản thân tên gọi Coloseum (khổng lồ) có gốc bởi trước đây cạnh nhà hát có 1 bức tượng khổng lồ của hoàng đế Nero. Sau khi Nero bị phế truất, cái đầu tượng nhiều lần bị đổi bằng những đầu khác. Sau khi Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo, bức tượng vẫn được để nguyên bởi có người tiên tri rằng Quandiu stabit coliseus, stabit et Roma; quando cadit coliseus, cadet et Roma; quando cadet Roma, cadet et mundus (Tượng còn thì La Mã còn, tượng đổ La Mã sẽ đổ theo, La Mã sụp đổ thì thế giới cũng phải tan tành). Tuy nhiên tới tk 9 hay 10 gì đó tượng sụp thật, vậy mà La Mã vẫn còn nguyên!

Tới tk 16-17, các Giáo hoàng tìm được một công dụng mới cho nhà hát cũ. Giáo hoàng Sistus V thoạt đầu định biến nơi đây thành xưởng cưa gỗ để làm nhà cho gái điếm Rome ở, tuy nhiên dự định này tan biến khi ông mất sớm. Năm 1671 Hồng y Altieri (gốc TBN) định dùng nơi này để tổ chức đấu bò, nhưng bị dân tình phản đối dữ quá nên phải bỏ. Năm 1749, Giáo hoàng Benedict XIV cho rằng nơi này phải trở thành một điểm linh thiêng bởi từng là nơi hành hình những tín đồ Kito giáo. Ngài cho dựng ở đây 1 thánh giá khổng lồ, tuy nhiên ngài chẳng có chứng cứ khoa học nào chứng tỏ nơi này từng là nơi xử tội tín đồ. Các đời giáo hoàng sau cho củng cố, sửa chữa lại công trình. Ngày nay các nghệ sĩ lớn cũng hay tới đây biểu diễn.

Khách tham quan là công dân EU dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi được miễn tiền vé.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Khán đài được xây trên những cuốn vòm gạch rất lớn, kết dính bằng vữa puzolan. Trong ảnh, phía trên cao là đám học sinh Nhật




Mọi người xếp hàng rồng rắn mua vé vào xem (14E/người)
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Các vòm đỡ sàn


Các lối thoát người. Thiết kế lối thoát người với tiêu chuẩn an toàn mẫu mực cho thời nay



 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
Nền móng công trình sâu đến 14 m, mặt tiền công trình chỉ còn nguyên vẹn ở phần phía Bắc, cao 50m. Mảng mặt tiền phía Nam bị các trận động đất tk 5 và tk 6 làm hư hại, vật liệu gãy đổ bị tháo ra để sữa chữa bản thân công trình, ốp lát nền đường đi bao quanh công trình. Mặt tiền chia làm 4 phân vị theo chiều ngang, với 3 phân vị dưới cùng là các cuốn vòm, phân vị trên cùng xây tường đặc. 3 phân vị dưới cùng sử dụng các thức cột Toscan (dưới cùng), Ionic và Conrinthian (ở phân vị thứ 3). Mỗi tầng phân vị có 80 cuốn vòm, trong đó 4 cuốn dành cho lối vào của hoàng đế và quan lại, còn lại cho thường dân. Như trên đã nói, có khoảng 50 ngàn chỗ khán giả, nhưng tối đa có lúc chứa đến 70 ngàn, và có vé đàng hoàng (phát miễn phí, nhưng tùy theo địa vị xã hội, phân chia theo 1 hệ thống chính xác và phức tạp). Để mua chuộc dân đen, đôi khi các hoàng đế cho phát vé kèm theo bánh mì và rượu vang, đồng thời còn có sổ số, ai trúng số có thể sống phè phỡn suốt đời. Trên vé có ghi rõ số cửa vào, có 29 số như vậy còn khắc trên các cuốn vòm mặt tiền phía bắc của Colosseum.
Khán đài được kéo vải bạt để che nắng cho khán giả, nhờ những cọc gỗ cắm trên những lỗ chốt trên mặt tiền công trình.


 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
bảo tàng trưng bày về công trình Colosseum và hoàng tộc Flavius.

Mảnh đá có khắc tên của Nguyên lão (senator, tức thành viên của Nguyên lão viện La Mã) Rufius Caecina Felix Lampadius và Nguyên lão Flavius Synesius Gennadius Paulus, những người chịu trách nhiệm điều hành việc sửa chữa công trình. Nửa đầu tk 5 SCN.




Những chứ cái latin khắc sắc nét, với font chữ không khác gì những font ngày nay chúng ta đang sử dụng.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Mô hình hệ thống thang tời và ròng rọc nâng thú dữ đưa lên sân đấu




Các miếng đá làm tải đối trọng và puli ròng rọc.




Đầu cột corinthian

 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Những mảnh xương thú tìm thấy trong công trình


Khảm đá mô tả cảnh đi săn




1 và 3. Mảnh xương cài tóc, tk 1 - tk 3 SCN; 2. Mảnh xương làm kim khâu, tk 1 - tk 3 SCN; 4. Ống suốt bằng đất nung; 5. Mảnh xương trang sức; 6. Dụng cụ đè lưỡi bằng xương (có lẽ để khám họng hoặc giúp nôn cho nhanh); 8. Những vòng xoắn bằng đồng để trang sức, tk 1-tk2 SCN; 9. Những mảnh tượng nhỏ bằng đất nung; 10. Đồ trang sức bằng xương; 12. Mảnh dây chuyền bằng thủy tinh, tk 3 SCN; 13. Mảnh vải, tk 3 - tk 5 SCN

 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Từ trái qua phải
1. Đầu tượng phụ nữ, có lẽ là 1 nữ thần. Bằng cẩm thạch Hy Lạp. Tk 2 SCN. Tìm thấy trong đợt khai quật năm 1938.
2. Đầu tượng phụ nữ, có lẽ là nữ thần Venus hoặc Diana. Cẩm thạch Luna. Tk 1-2 SCN. Tìm thấy ở quảng trường của Coloseum trong đợt khai quật năm 2008.
3. Đầu tượng đàn ông, tên là Asclepius. Bằng cẩm thạch Thasian. Tk 2-3 SCN. Tìm thấy trong đợt khai quật năm 1995-1996.
4. Đầu tượng đàn ông, dựa theo nét mặt có thể là một triết gia hoặc một nhà văn. Bằng cẩm thạch trắng. Tk 2-3 SCN.
5. Đầu một nhân dương (satyr). Cẩm thạch Luna. Ngấn ở cổ cho thấy có lẽ đầu được cắm vào thân tượng. Sao chép bản mẫu thời Ky Lạp, có dấu riêng của Praxiteles, thời kỳ Hadrian. Tìm thấy ở quảng trường của Coloseum trong đợt khai quật năm 2008.

 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
Tiếp theo là tượng các thành viên của hoàng tộc Flavius


Tượng bán thân Julia, con gái hoàng đế Titus


Tượng toàn thân của Julia


Tượng chân dung hoàng đế Titus, tên đầy đủ là Titus Flavius Vespasianus (39 – 81 SCN), người đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã lần 1.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Hoàng đế Vespasian, tên đầu đủ là Titus Flavius Vespasianus (9 – 79 SCN), là hoàng đế La Mã thứ 9, cha của hoàng đế Titus. Chiến thắng trong cuộc xâm lược đảo Anh và đánh bại cuộc nổi loạn của dân Do Thái.

Cẩm thạch Hy Lạp. Tìm thấy ở khu Ostia (một khu vực thuộc Rome), tại Campo della Magna Mater năm 1868.



Một tượng khác của Vespasian bằng cẩm thạch trắng. Khai quật ở Minturnae.


Vẫn Vespasian, khai quật từ khu Lucus Feroniae, tại một đền thờ gần forum (quảng trường) Capena (Rome)
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
Bàn thờ tang lễ của Antonia Caenis, mistress (người tình??) của Vespasian. Cẩm thạch xứ Luni. Tìm thấy gần Porta Pia, Roma.


 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Chân dung Domitian, tìm thấy ở Villa Borghese. Tạc khoảng 81-96 SCN.
Titus Flavius Domitianus (51 – 96 SCN), hoàng đế La Mã thứ 11 và là hoàng đế cuối cùng của họ Flavius.



Chân dung Domitian, tìm thấy ở khu Latina, tạc năm 90 SCN.


Cây gia phả họ Flavius


Chân dung cô Domitia (chưa rõ nguồn gốc), thời kỳ Trajan


Vẫn Domitia, thời kỳ Flavius


Domitia
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Dịch nghĩa

Nội dung về việc phân phát ngũ cốc cho dân nghèo

"Gửi Hoàng đế Titus Caesar, con trai của thần Vespasian, các dân nghèo thành phố được nhận ngũ cốc từ kho công cộng, và 35 bộ tộc"
"To the emperor Titus Caesar, son of God Vespasian, the urban plebs who received the public grain, and the 35 tribes"

Dòng ghi chú này nằm tại khu vực có Khải hoàn môn Titus, ghi nhận lời cảm ơn của dân nghèo thành phố và 35 bộ tộc nguồn gốc của họ, cám ơn vì Titus đã phân phát miễn phí ngũ cốc. Trong thực tế, tại khu vực này là công trình Horrea Vespasiani, vốn có lẽ đã được dùng làm nhà kho chứa ngũ cốc.


Đây có lẽ là 1 nhóm tượng bản sao La Mã của bản gốc do Myron, điêu khắc gia Hy Lạp thực hiện vào tk 5 TrCN. Vốn nằm tại Sân vận động của Domitian nơi tổ chức các cuộc thi đấu kiểu Hy Lạp (vật tự do, đấu võ và chạy), lấy ý tưởng từ những trò thi đấu cổ xưa gọi là "Teseia" để vinh danh anh hùng Hy Lạp Theseus, người đã sáng tạo ra môn đấu vật tự do.
Hoàng đế Domitian đã đưa các trò thi đấu Hy Lạp du nhập vào Rome và cho người thi đấu ăn mặc theo lối Hy Lạp.


Tượng bán thân Minotaur, quái vật mình người đầu bò trong thần thoại Hy Lạp. Cẩm thạch Hy Lạp. Tìm thấy ở đường via San Tommaso ở khu Parione, Rome. Làm thời Flavian.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Julia, con gái của Titus. Làm năm 79 SCN. Tìm thấy ở Marcellum, Pompeii.




Tượng Vespasian, làm trước năm 79 SCN. Tìm thấy ở vùng Narona cổ đại (Dalmatia)
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Máng thoát nước mặt sân


Sân khấu của nhà hát. Chức năng chủ yếu của nhà hát thời La Mã cổ đại là biểu diễn giác đấu.


Khi đối thủ bị đánh gục, khán giả sẽ biểu quyết xem anh ta được sống (giơ ngón cái lên trời) hay phải chết (chĩa ngón cái xuống đất như trên hình). Lưu ý cái bóng râm trên tranh là do bộ mái vải che khán đài hạng A.

Võ sĩ giác đấu thông thường là các nô lệ, tù binh chiến tranh, tội phạm bị xử tội chết hoặc đôi khi do hoàng đế ra lệnh. Ví dụ có lần hoàng đế Claudius bắt 1 sĩ quan phải mặc áo toga xuống sân đấu, cũng như Caligula cho ném tất cả tù nhân 1 nhà tù vào cho sư tử ăn thịt. Cũng có những công dân tự do muốn kiếm tiền đã tự bán mình cho 1 trường đấu.

Thực ra cũng không thể nói nền kinh tế La Mã là nền kinh tế hoàn toàn dựa trên nô lệ: có khoảng 2-3 triệu nô lệ trên tổng dân số 6-7,5 triệu người. Ngoài ra còn cần phân biệt nô lệ phục vụ trong nhà với nô lệ lao động ở nông thôn và xưởng sản xuất. Giá 1 nô lệ không rẻ, ngay cả vào thời cao điểm của các cuộc xâm lược chinh phục: ước chừng bằng 1500 drachmae tiền Hy Lạp (1 drachmae bằng 1 denarius tiền La Mã), tức 3000 lần tiền chi dụng trong 1 ngày bình thường (gồm tiền ăn uống, áo mặc, sửa chữa dụng cụ). Seneca còn viết những bài luận mô tả nô lệ tuy là nô lệ nhưng vẫn là con người, đồng thời kêu gọi cần đối xử đúng mực với họ. Khái niệm nô lệ được luật pháp La Mã định nghĩa rõ ràng. Cả Cicero cũng có những lập luận, định nghĩa để xác định giới hạn quyền và nghĩa vụ của chủ nô với nô lệ.

Nguồn gốc của tục giác đấu bắt nguồn từ tục hiến tế người sống nhằm ca ngợi vinh quang của người quý tộc vừa qua đời. Ban đầu, những kẻ bị hiến tế bị buộc tay sau lưng để giết. Về sau, họ được trao vũ khí đế đấu với nhau đến chết. Và rồi, những buổi giết chóc như vậy trờ thành trò giải trí cho dân La Mã. Người càng danh giá, càng giàu có càng thích tổ chức các buổi giác đấu để lấy lòng dân chúng. Các trường đào tạo võ sĩ giác đấu ra đời.
Nguồn: Spartacus and the Slave War 73-71 BC A Gladiator against Rome, NXB Osprey


Một cảnh xử tội ở Colosseum
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Sân đấu còn có hệ thống mương nước để khi cần đưa nước vào tổ chức những trận thủy chiến cho khán giả thưởng thức.

Độ hoành tráng của những buổi đấu cũng tăng dần mới đủ đô khán giả:

Năm 264 TrCN 3 cặp giác đấu/buổi Nguồn: Valerius Maximus
Năm 216 TrCN 22 cặp giác đấu/buổi Nguồn: nt
Năm 200 TrCN 25 cặp giác đấu/buổi Nguồn: nt
Năm 183 TrCN 60 cặp giác đấu/buổi Nguồn: nt
Năm 174 TrCN 74 cặp giác đấu/buổi Nguồn: nt

Năm 65 TrCN, Caesar tổ chức cuộc đấu tới 320 cặp giác đấu. Khán giả chắc mãn nhãn luôn.

Cái này làm em liên tưởng tới công nghệ giải trí Holywood: càng ngày càng phải sex, bạo lực, hoành tráng mới thỏa mãn khán giả. Đích đến của xã hội tiêu thụ mọi thời kỳ đều như nhau.









Phía dưới sàn đấu là các phòng chờ đấu và phòng chuẩn bị, phòng nhốt thú dữ, phòng nhân viên vệ sinh v.v.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực

Những vòm gạch đỡ khán đài












Kia là cây thánh giá của Giáo hoàng Sistus VI. Nói thật lòng, khi nhìn thấy cây thánh giá, em cảm thấy khó chịu. Giống như khi ta thấy một hiệp sĩ bị ngã ngựa, và kẻ kia còn lấy dao găm đâm mấy nhát cho chết hẳn. Sau khi Kito giáo trở thành quốc giáo, La Mã bị chia cắt. Tây La Mã tan rã và chìm vào tăm tối, vì nhà thờ chủ trương xem mọi tàn tích văn minh La Mã cổ đại là tà đạo, phản Chúa. Hãy xem kiến trúc Châu Âu thời kỳ này nhỏ bé, thấp tối ra sao. Kiến trúc Kito giáo chỉ rực rỡ trở lại sau các Thập Tự Chinh, khi dân Châu Âu học được kỹ thuật của người Hồi giáo, chẳng qua là học lại những gì La Mã cổ đại đã phát minh. Thời kỳ Phục Hưng là thời những kiến thức La Mã cổ đại phát huy rực rỡ nhất. Ấy vậy, lại đem chọc chiếc dao thánh giá vào giữa tim của Colosseum.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực







Có lẽ đây chính là món vữa xi măng puzolan làm từ tro núi lửa của các kỹ sư La Mã cổ đại.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top