Em trích dịch một tác giả thế kỷ 20, có sửa lại chút ít
Có rất ít người đi thử tìm cách định nghĩa “cái tốt”. “Cái tốt” là cái gì? “Cái tốt” giành cho ai? Có hay chăng một cái tốt chung – giành cho mọi dân tộc, mọi bộ lạc, mọi điều kiện sống? Hay cái tốt của tôi lại là sự xấu xa của anh? Có phải cái tốt cho dân tộc tôi lại là tàn độc đối với dân tộc anh? Cái tốt có trường tồn và bất di bất dịch không? Hay cái ngày hôm qua là tốt thì lại ngược lại vào ngày hôm nay, cái hôm qua là độc ác thì hôm nay lại tốt?
Khi Ngày Phán xét Cuối cùng tới gần, không chỉ có các triết gia và tu sĩ, mà mọi người trên trái đất – có học và thất học - đều sẽ suy nghĩ về bản chất của cái tốt và cái xấu xa.
Phải chăng con người đã tiến hóa qua suốt thiên niên kỷ bằng khái niệm về cái tốt của mình? Khái niệm đó có phổ biến với tất cả mọi người - cả người Hy Lạp và Do Thái – như Thánh tông đồ đã giả thiết? Có phổ biến với mọi giai cấp, mọi quốc gia và mọi chính quyền? Thậm chí với mọi muông thú, cây cỏ và nấm rêu – như Phật Tổ và kinh kệ của ngài đã tuyên bố? Bởi chính vị Phật Tổ đã phải khước từ sự sống để choàng lên nó lòng nhân từ và sự tốt đẹp.
Quan điểm của Thiên chúa giáo, ra đời sau Phật Tổ năm thế kỷ, giới hạn thế giới sự sống vào khuôn khổ mà khái niệm về cái tốt có thể áp dụng được. Không phải bất cứ vật thể sống nào – mà chỉ có con người. Cái tốt của những người Thiên chúa giáo đầu tiên, mong muốn bao phủ cả nhân loại, đến lượt mình vạch lối cho một cái tốt Thiên chúa giáo thuần khiết; cái tốt của người Hồi giáo cũng xuất hiện riêng biệt.
Hàng thế kỷ trôi qua và cái tốt Thiên chúa giáo tách ra riêng biệt thành các cái tốt Thiên chúa giáo La Mã (Catholicnism), Tin lành (Protestantism) và Chính thống giáo (Orthodoxy). Và cái tốt của Chính thống giáo cho ra đời những cái tốt riêng biệt của đức tin cũ và mới.
Đồng thời lúc này ta có cái tốt của người nghèo và cái tốt của người giàu. Và cái tốt của người da trắng, da đen và da vàng… Thêm nhiều, nhiều cái tốt nữa ra đời, tương ứng với mỗi giáo phái, chủng tộc và giai cấp. Bất cứ ai ở ngoài mỗi vòng tròn ma thuật đặc thù nào đó đều bị loại bỏ.
Con người bắt đầu nhận thấy đã có bao nhiêu máu phải đổ ra nhân danh cái tốt nhỏ mọn, tầm thường và đáng ngờ, nhân danh cuộc đấu tranh của cái tốt tầm thường đó chống lại cái được xem là cái xấu xa. Đôi khi chính khái niệm về cái tốt đó trở thành một cái xấu gây đau khổ, tồi tệ hơn nhiều so với chính cái xấu kia. Cái tốt kiểu đó chỉ là cái vỏ ngoài mà trong đó hạt nhân thần thánh đã biến mất. Ai là người có thể giành lại hạt nhân đã mất ấy?
Nhưng cái tốt là cái gì? Người ta thường nói rằng đó là một ý nghĩ và một hành động kèm theo dẫn tới sự lớn mạnh hơn hay là sự khải hoàn của loài ngoài - hoặc của một gia đình, một quốc gia, một chính quyền, giai cấp, hay một đức tin.
Con người đấu tranh cho cái tốt đặc thù của họ luôn cố gắng tôn nó lên thành một cái tốt phổ quát. Họ nói: cái tốt của tôi đồng nhất với cái tốt phổ quát; cái tốt của tôi là cần thiết không chỉ cho tôi mà cho mọi người; đạt được cái tốt của tôi, cũng là tôi phụng sự cho cái tốt chung toàn thể.
Và thế là cái tốt của một giáo phái, giai cấp, quốc gia hay chính quyền khoác lấy một cá tính tổng quát phiến diện nhằm hợp pháp hóa cuộc đấu tranh của nó chống lại một cái xấu cụ thể.
......
Trong một triệu khúc xúc xích làm tại nhà máy xúc xích, sẽ không có và không bao giờ có được hai khúc nhồi giống hệt nhau. Hết thảy sự sống - đều độc đáo và duy nhất, cũng như không thể có sự giống nhau tuyệt đối giữa hai con người hay hai con bê sinh sản vô tính… Nếu tìm cách xóa bỏ nét đặc sắc và đa dạng của cuộc sống bằng áp đặt thì chính bản thân cuộc sống sẽ lụi tàn.
Những tổ chức liên kết của loài người (trong đó các tổ chức tôn giáo), ý nghĩa của chúng chỉ nhằm vào một mục đích chính yếu - giành lại cho con người quyền được khác biệt nhau, được độc đáo theo cách của mình, được cảm nhận, suy nghĩ và sống trên đời theo một cách riêng biệt.
Để hoặc là giành được cái quyền ấy, hoặc là bảo vệ nó, hoặc là phát triển nó lên, người ta phải liên kết lại với nhau. Và thế là nảy sinh một thứ thành kiến khủng khiếp nhưng vô cùng mạnh mẽ, theo đó cho rằng những tổ chức liên kết kia tiến hành nhân danh chủng tộc, nhân danh Chúa, nhân danh tổ chức chính trị, nhân danh quốc gia, và đấy là ý nghĩa của cuộc sống, bất chấp phương pháp thực hiện. Không, không và không! Trong con người, trong những cá tính đơn giản của anh ta, trong quyền của anh ta được có cá tính ấy – tồn tại cái ý nghĩa duy nhất, chân chính và vĩnh cửu của cuộc chiến đấu vì cuộc sống.
Có rất ít người đi thử tìm cách định nghĩa “cái tốt”. “Cái tốt” là cái gì? “Cái tốt” giành cho ai? Có hay chăng một cái tốt chung – giành cho mọi dân tộc, mọi bộ lạc, mọi điều kiện sống? Hay cái tốt của tôi lại là sự xấu xa của anh? Có phải cái tốt cho dân tộc tôi lại là tàn độc đối với dân tộc anh? Cái tốt có trường tồn và bất di bất dịch không? Hay cái ngày hôm qua là tốt thì lại ngược lại vào ngày hôm nay, cái hôm qua là độc ác thì hôm nay lại tốt?
Khi Ngày Phán xét Cuối cùng tới gần, không chỉ có các triết gia và tu sĩ, mà mọi người trên trái đất – có học và thất học - đều sẽ suy nghĩ về bản chất của cái tốt và cái xấu xa.
Phải chăng con người đã tiến hóa qua suốt thiên niên kỷ bằng khái niệm về cái tốt của mình? Khái niệm đó có phổ biến với tất cả mọi người - cả người Hy Lạp và Do Thái – như Thánh tông đồ đã giả thiết? Có phổ biến với mọi giai cấp, mọi quốc gia và mọi chính quyền? Thậm chí với mọi muông thú, cây cỏ và nấm rêu – như Phật Tổ và kinh kệ của ngài đã tuyên bố? Bởi chính vị Phật Tổ đã phải khước từ sự sống để choàng lên nó lòng nhân từ và sự tốt đẹp.
Quan điểm của Thiên chúa giáo, ra đời sau Phật Tổ năm thế kỷ, giới hạn thế giới sự sống vào khuôn khổ mà khái niệm về cái tốt có thể áp dụng được. Không phải bất cứ vật thể sống nào – mà chỉ có con người. Cái tốt của những người Thiên chúa giáo đầu tiên, mong muốn bao phủ cả nhân loại, đến lượt mình vạch lối cho một cái tốt Thiên chúa giáo thuần khiết; cái tốt của người Hồi giáo cũng xuất hiện riêng biệt.
Hàng thế kỷ trôi qua và cái tốt Thiên chúa giáo tách ra riêng biệt thành các cái tốt Thiên chúa giáo La Mã (Catholicnism), Tin lành (Protestantism) và Chính thống giáo (Orthodoxy). Và cái tốt của Chính thống giáo cho ra đời những cái tốt riêng biệt của đức tin cũ và mới.
Đồng thời lúc này ta có cái tốt của người nghèo và cái tốt của người giàu. Và cái tốt của người da trắng, da đen và da vàng… Thêm nhiều, nhiều cái tốt nữa ra đời, tương ứng với mỗi giáo phái, chủng tộc và giai cấp. Bất cứ ai ở ngoài mỗi vòng tròn ma thuật đặc thù nào đó đều bị loại bỏ.
Con người bắt đầu nhận thấy đã có bao nhiêu máu phải đổ ra nhân danh cái tốt nhỏ mọn, tầm thường và đáng ngờ, nhân danh cuộc đấu tranh của cái tốt tầm thường đó chống lại cái được xem là cái xấu xa. Đôi khi chính khái niệm về cái tốt đó trở thành một cái xấu gây đau khổ, tồi tệ hơn nhiều so với chính cái xấu kia. Cái tốt kiểu đó chỉ là cái vỏ ngoài mà trong đó hạt nhân thần thánh đã biến mất. Ai là người có thể giành lại hạt nhân đã mất ấy?
Nhưng cái tốt là cái gì? Người ta thường nói rằng đó là một ý nghĩ và một hành động kèm theo dẫn tới sự lớn mạnh hơn hay là sự khải hoàn của loài ngoài - hoặc của một gia đình, một quốc gia, một chính quyền, giai cấp, hay một đức tin.
Con người đấu tranh cho cái tốt đặc thù của họ luôn cố gắng tôn nó lên thành một cái tốt phổ quát. Họ nói: cái tốt của tôi đồng nhất với cái tốt phổ quát; cái tốt của tôi là cần thiết không chỉ cho tôi mà cho mọi người; đạt được cái tốt của tôi, cũng là tôi phụng sự cho cái tốt chung toàn thể.
Và thế là cái tốt của một giáo phái, giai cấp, quốc gia hay chính quyền khoác lấy một cá tính tổng quát phiến diện nhằm hợp pháp hóa cuộc đấu tranh của nó chống lại một cái xấu cụ thể.
......
Trong một triệu khúc xúc xích làm tại nhà máy xúc xích, sẽ không có và không bao giờ có được hai khúc nhồi giống hệt nhau. Hết thảy sự sống - đều độc đáo và duy nhất, cũng như không thể có sự giống nhau tuyệt đối giữa hai con người hay hai con bê sinh sản vô tính… Nếu tìm cách xóa bỏ nét đặc sắc và đa dạng của cuộc sống bằng áp đặt thì chính bản thân cuộc sống sẽ lụi tàn.
Những tổ chức liên kết của loài người (trong đó các tổ chức tôn giáo), ý nghĩa của chúng chỉ nhằm vào một mục đích chính yếu - giành lại cho con người quyền được khác biệt nhau, được độc đáo theo cách của mình, được cảm nhận, suy nghĩ và sống trên đời theo một cách riêng biệt.
Để hoặc là giành được cái quyền ấy, hoặc là bảo vệ nó, hoặc là phát triển nó lên, người ta phải liên kết lại với nhau. Và thế là nảy sinh một thứ thành kiến khủng khiếp nhưng vô cùng mạnh mẽ, theo đó cho rằng những tổ chức liên kết kia tiến hành nhân danh chủng tộc, nhân danh Chúa, nhân danh tổ chức chính trị, nhân danh quốc gia, và đấy là ý nghĩa của cuộc sống, bất chấp phương pháp thực hiện. Không, không và không! Trong con người, trong những cá tính đơn giản của anh ta, trong quyền của anh ta được có cá tính ấy – tồn tại cái ý nghĩa duy nhất, chân chính và vĩnh cửu của cuộc chiến đấu vì cuộc sống.
Chỉnh sửa cuối: