Đánh võng hình số 8 ở Châu Âu

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Từ ban sơ con người đã trăn trở tìm cách có được sự bất tử, hoặc ít nhất cũng bất tử 1 phần. Cũng như Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại (Roman period) cũng sử dụng phương pháp điêu khắc chân dung để lưu giữ hình ảnh người vừa chết. Các đầu tượng ở trên được chạm sau khi vừa qua đời.


Bên trái là đầu tượng 1 phụ nữ (funerary portrait) vùng Palmya thời La Mã cổ đại (khoảng năm 100-150 SCN) tay trái đang cầm 1 tấm bảng ghi chép (writing table), lúc này vùng Palmya (ngày nay thuộc Syria) nằm trong đế chế La Mã. Tượng bên phải là đầu 1 người đàn ông vùng Palmya tạc trong tang lễ (funerary portrait).


Sargon I, vua Ba Tư


Văn bản của Sargon I, tìm thấy ở Cung Sargon I tại Khorsabad. Đây là ký tự hình nêm, một trong những văn bản đầu tiên của nhân loại
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Một chiếc chậu tắm La Mã. Người La Mã đặc biệt thích tắm.


Hình như là Thần ánh sáng-tiên tri-bắn cung-chữa bệnh-thi ca và nghệ thuật Apollo, một vị thần quan trọng trong hệ thống đa thần của Hy Lạp cổ đại (cũng là thần mặt trời Helios). Có nguồn gốc từ thần Mặt trời của vùng Tiểu Á




Có lẽ mô tả cảnh thần Zeus biến thành con bò đực để ve vãn nàng Europe


Có lẽ là nữ thần Athena (còn gọi là thần Pallas), vị thần trí tuệ, chiến tranh, pháp luật, bảo trợ nghề thủ công. Đây có lẽ là 1 bức tượng thời La Mã sao chép nguyên bản của 1 điêu khắc gia thời Hy Lạp cổ đại.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Bệ trang trí bên trong nhà ở


Em không đoán được đây là thần gì... lẽ là 1 vị thần gió


Có thể là anh hùng Diomede?


Bản gốc nhóm tượng Laocoon




Nhóm tượng trước khi được phục chế (restoration) năm 1957. Hình chụp cho thấy những bổ sung đắp vá của lần phục chế trong thế kỷ 16 dưới bàn tay của Michelangelo.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
Đến đây nảy ra 1 câu hỏi: tại sao nhà thờ La Mã, vốn nặng tay với tất cả những gì tà đạo, heresy, đa thần giáo v.v. như thể hiện ở đền Pantheon hay Coloseum (em sẽ kể sau) lại chấp nhận hàng loạt trang trí giữa lòng Vatincan theo motif đa thần giáo Hy-La?

Tất nhiên, em không biết gì về tôn giáo này và cũng không phải là Robert Langdon.

Nhưng sau khi lang thang ở Vatican, ta không thể không đặt ra câu hỏi trên.

Ngược lại lịch sử 1 chút, ta thấy Lịch sử của Vatican là lịch sử của thỏa hiệp để tồn tại và phát triển. Vào tk4 SCN, trước sự cần thiết củng cố đế chế đang rạo rễu sau hơn 3 tk tồn tại phát triển mạnh mẽ, hoàng đế La Mã thỏa hiệp với tôn giáo mới này, mong nó thổi sinh khí vào đế chế của ông. Trong thời Trung cổ, cho tới trước các cuộc Thập tự chinh, nỗ lực của Vatican là thiết lập 1 trật tự vững chắc cho vùng đất Tây Âu của mình. Vì lẽ đó, họ phải liên minh và thỏa hiệp với những bộ lạc đa thần của dân rợ. Vào thời hậu Thập tự chinh, trước áp lực phải cải tổ mạnh mẽ sau khi mở cửa giao lưu với Hồi giáo, nhà thờ, mặc dù liên tục trấn áp mạnh tay với Thệ phản, tà giáo, phù thủy... lại dễ dàng thỏa hiệp với việc xem ngay cả Giáo hoàng trước tiên cũng vẫn là 1 con người. Như vậy, việc liên tục thế tục hóa và thỏa hiệp là đòi hỏi tất yếu để giúp Vatican tồn tại, trong 1 thế giới đầy những thế lực hùng mạnh khác nhau, đầy những cạnh tranh khốc liệt, đầy những cuộc chiến vì sự sống còn. Thế tục hóa liên tục, đó là yếu tố quan trọng giúp Kito giáo La Mã tồn tại và phát triển.​
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Có lẽ là Cleopartra sau khi áp dụng "Final Solution"








Có thể là người anh hùng Heracles (Hercules) tay cầm những quả táo vàng của các nàng Hesperides, đầu đội tấm da con sư tử xứ Nemean


http://www.timelessmyths.com/classical/heracles.html




Có thể là 1 mệnh phụ La Mã với con trai
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Nhìn ra sân trong để bình tâm lại


Lại là Athena (hay Minerva theo hệ thống thần La Mã)




Anh hùng Perseus đang cầm cái đầu của quái vật Medusa



???
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực


Phòng thú vật


Các Đức Giáo hoàng Clement XIV (1769-1774) và Pius VI (1775-1799) là các chủ nhân bảo trợ vĩ đại cho nghệ thuật và khoa học, nhờ họ mà chúng ta có Bảo tàng Pio Clementino và hàng loạt những phòng sưu tầm theo mọi chủ đề. Tại phòng thú vật tập trung các cổ vật - thường xuyên được tái tạo và tu sửa - bởi lý do các mẫu vật nguyên bản hay bị mất mát - nhằm mục đích tạo ra một "bầy thú cẩm thạch". Vào nửa cuối tk 18, vô số những điêu khắc ex-novo (chắc là hàng mới sáng tạo) được thêm vào cho bộ sưu tập, chủ yếu là tạc các mẫu động vật hiếm quý đẹp mắt. Đôi khi người ta chọn màu đá gần giống như màu da lông thú. Một số trường hợp các vật liệu đặc biệt được dùng để tạo ra các hiệu ứng gây ngạc nhiên.

Bộ sưu tập rất khác thường này, vừa có giá trị nghệ thuật vừa có giá trị nghiên cứu tự nhiên, vừa thể hiện nhận thức sâu sắc của Giáo hội về các khuynh hướng mới về văn hóa được phát triển trong thời kỳ Age of Reason (thời kỳ Lý Trí, bao gồm cả thời kỳ Ánh sáng, kéo dài trong tk 18), đặc biệt là những thành quả từ các xuất bản của Diderot và cuốn Bách khoa Toàn thư của D'Alembert (1751-1772). Mối liên hệ với tự nhiên trong thế giới cổ được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và từ nhiều cấp độ: thần thoại học và điền dã, các cuộc đi săn và trò chơi, và đôi khi thậm chí cả góc độ thiên văn học. Thêm vào đó, người ta còn nhận thấy nhiều yếu tố thuần túy là động vật học, vốn rất phổ biến trong tk 18, ở 1 loạt truyện ngụ ngôn về những con thú quý hiếm từ vùng đất lạ và những hoạt cảnh phong phú mô tả tập tính của nhiều loại sinh vật khác nhau. Tài nghệ của điêu khắc gia thời ấy thể hiện rõ nét thông qua các cố gắng của họ nhằm so tài với các bậc thầy thời xưa, nổi bật như trong các tác phẩm của Antonio Franzoni xứ Carrara (1734-1818).








Sàn nhà lót mosaic
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Đây có lẽ là các tác phẩm sao chép thời Phục hưng


Tác phẩm này mô tả quan niệm về thế giới thời xưa: trái đất hình dẹt đặt trên lưng những con cá voi, được những người khổng lồ gánh trên vai




Có lẽ là thần Apollon


Tác phẩm này có lẽ lấy từ tích trong Nghìn lẻ một đêm: mô tả chuyến phiêu lưu thứ 5 hay 6 gì đấy của Sinbad-người đi biển: bị gã lùn kbie63nba81t đi khắp đảo để hái hoa quả nuôi ăn, cuối cùng vì đòi uống rượu nho mà toi.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực



Bác nào làm đá trang trí chắc ngất với cái này




Mấy tượng này chắc đều có điển tích nhưng em không biết. Rất quen thuộc với sinh viên đại học kiến trúc
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Đổi thể loại trưng bày sang tranh thêu cho sinh động


Cảnh này chắc hợp với mùa Giáng Sinh









 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Bức "Sobieski giải phóng thành Vienna" của Jan Mateiko (1838+1893). John III Sobieski (1629-1696) là hoàng đế Ba Lan-Lithuanie. Ông này có công lớn với Kito giáo nhờ dẫn đạo quân Ba Lan giải vây cho Vienna năm 1683, đánh tan đạo quân Ottoman của Sultan Mehmed IV do Đại tể tướng, Pasha Merzifonlu Kara Mustafa chỉ huy, cứu sống kinh đô đế chế Áo-Hung và dòng họ Habsburg.

Điều đáng nói là ông Sobieski này xuất thân vốn chỉ là 1 quý tộc nhỏ, nhờ công chinh chiến trong thời giặc giã nên mau chóng leo dần lên ngôi hoàng đế của 1 vương quốc quan trọng đàng đầu Châu Âu, thành lũy của Kito giáo chống lại bọn tà đạo phương Đông



Ba Lan luôn phải chiến tranh, khi thì với quân Tatar, khi thì với quân cô dắc nổi loạn, khi thì với quân Thổ, khi với quân Đức, khi với Thụy Điển, còn quân Nga man rợ thì thường bị Ba Lan đè đầu cưỡi cổ, xâm chiếm kinh đô, đưa lãnh chúa Ba Lan lên làm vua Nga. Khi đó chỉ có Pháp là đồng minh tin cậy, đôi khi ngôi vua Ba Lan là 1 hoàng tử Pháp. 1 thế kỷ sau, nước Nga mạnh lên và dần dần cắt xén Ba Lan, cho tới thế kỷ 19 thì không còn nhà nước Ba Lan độc lập nữa. Tới thế kỷ 20 thì chính nước Pháp bán đứng Ba Lan cho Đức quốc xã.




Mosaic


Cảnh Tin Lành giết hại tu sĩ La Mã

 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
Phòng Thụ Thai Trinh Khiết (Immaculate Conception) ca ngợi Đức mẹ Maria (người phụ nữ nổi tiếng này chính là 1 phụ nữ Do Thái tên là Miriam)







 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
Tiếp đó là chuỗi 4 phòng Stanze di Raffaello, là những gian phòng do danh họa Raphael trang trí, bao gồm Sala di Costantino ("Sảnh Constantine"), Stanza di Eliodoro ("Phòng Heliodorus"), Stanza della Segnatura ("Phòng chữ ký Signatura") và Stanza dell'incendio del Borgo ("Phòng Đám cháy ở Borgo"), phục vụ yêu cầu của Giáo hoàng Julius II (kế nhiệm vị Giáo hoàng tai tiếng Alexander VI-nghe đồn là mắc bệnh giang mai)

Đối với con người hiện đại, bố cục phòng ốc, điện ảnh, nhiếp ảnh, quảng cáo, mỹ thuật, ấn phẩm, ... hầu hết những hình ảnh trong cuộc sống hiện đại đều có bố cục dựa trên những nguyên tắc cơ bản do các nghệ sĩ Phục hưng xác lập. Người đầu tiên đưa ra khái niệm phối cảnh là Giotto di Bondone (Florence). Kế tiếp là những Botticelli, Raphaello, Verrocchio, Tintorertto, Giovanni Bellini, Titian, Leonardo da Vinci, Michelangelo....


Sảnh Constantine (Salla de Constantino)



Hoàng đế Constantine của La Mã đã cải đạo cả đế quốc sang Thiên Chúa giáo để củng cố lại 1 đế quốc đang rệu rã. Nhưng cố gắng là vô ích, La Mã đã đạt đỉnh cao của mình, đế quốc phình to quá trình độ quản lý của thời đấy. Hơn 1 tk sau La Mã tan rã thành Đông La Mã (Byzantine) và Tây La Mã (Rome).




Bức "Lễ Rửa tội cho Constantine" của Gianfrancesco Penni

 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Bức "Trường học Athens" nổi tiếng của Raphael hình như đang được phục chế





 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực



Khách Hàn Quốc rất đông...


Nhà nguyện Sistine (Cappella Sistina, lấy theo tên Giáo hoàng Sixtus IV)

Được các nghệ sĩ bậc thầy thời Phục hưng như Michelangelo, Raphael, Bernini và Sandro Botticelli trang trí. Riêng cụ Mikelangelo đã vẽ 1,100 m2 tranh trần (bộ tranh "Ngày Phán xét cuối cùng") cho nhà nguyện trong 4 năm từ 1508-1512.

Được biết những bức thảm thêu trên hành lang hồi nãy thuộc bộ thảm do Raphael thiết kế riêng cho Nhà nguyện, nhưng đến năm 1527 bị cướp mất trong sự kiện "Vụ Cướp thành Rome", 1 số bị đốt để thu lại kim loại quý làm sợi dệt. Bộ thảm mô tả các sự kiện trong đời Thánh St. Peter và Thánh St. Paul.
Vụ Cướp thành Rome này khá hy hữu:

Ngày 5/5/1527, Hoàng đế Charles V của Đế quốc La Mã thần thánh (có thể hiểu là Vương triều Habsburg) vừa đánh bại liên minh chính trị-quân sự giữa Pháp và các công quốc Milan, Venezia, Firenze và Giáo hội La Mã (Papacy). Nhưng hoàng đế cạn sạch nguồn tiền để trả lương cho 34.000 lính dưới quyền, bao gồm 6000 lính đánh thuê Tây Ban Nha, 14000 lính đánh thuê Landsknecht người Đức, lính bộ binh Ý và kỵ binh dưới quyền Ferdinando Gonzaga và Philibert, Công tước xứ Orange (ngày nay là Hà Lan). Giống như khi xưa quân Thập Tự chinh ùa vào cướp phá Constantinopole, quân đánh thuê của Charles V ùa vào tàn sát 5000 lính gác Thụy Sĩ và dân binh, sau đó cướp phá thành phố. Để thoát nạn, Giáo hoàng Clement VII phải đầu hàng và nộp tiền chuộc 400.000 ducat vàng. Điều đáng nói là chính Charles V là người đã dập tắt những cuộc nổi loạn của phái Thệ phản Luther cho Giáo hòang, nay quay lại tiêu diệt Giáo hoàng cho Luther.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực

Bức "Ngày Phán xét cuối cùng" của Mikelangelo vẽ từ 1535-1541.




Các bức tranh về Cuộc đời Moses do Botticelli thực hiện.





Từ hành lang bước vào nhà nguyện, không khí thay đổi hoàn toàn. Đang từ im lặng ngắm nhìn và di chuyển giữa các hành lang thấp nhỏ, chợt chuyển sang một không gian cao rộng, ánh sáng tù mù, tranh vẽ chằng chịt và đặc biệt là đông nghìn nghịt du khách. Mọi người bàn tán ồn ào, sôi nổi, chen lẫn là những hướng dân viên du lịch tay cầm tấm bảng luôn đưa ngón tay lên môi suỵt khách giữ im lặng. Mặc cho bị cấm chụp ảnh, chẳng mấy người bước vào mà không chụp lấy 1 tấm, tất nhiên là không có flash. Dzui nhất là đang um sùm, chợt vang lên những tiếng "suỵt, suỵt, suuuuyyỵt" từ trên cao. Định thần nhìn kỹ, thì ra là một tay chức sắc giáo hội, mặc quần áo công chức văn phòng complet, đang giơ ngón tay lên môi. Các tourguide lại được dịp hùa theo. Bất cần, chỉ loáng sau mọi người lại ồn lên như cũ. Chẳng ra cái gì vẻ lên mặt dạy đời của công chức Vatican kia, đứng tít trên cao để nhắc nhở thiên hạ. Ai trong phòng cũng hiểu, cái trò suỵt kia chỉ cốt làm ra vẻ, cho thiên hạ thấy rằng Vatican đứng trên mọi người, rằng phải tôn trọng vẻ uy nghiêm của Giáo hội. Cái vẻ dạy đời kia thực là lạ lẫm và kỳ cục trong thế kỷ 21 này và bởi vậy, nó có vẻ thật khôi hài...


 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực






Tác phẩm nổi tiếng của của Michelangelo mô tả 9 cảnh trong Sách Sáng tạo (quyển đầu của Kinh Cựu ước-sản phẩm của Do Thái giáo) kể về quá trình từ lúc Thượng đế sáng tạo ra con người đầu tiên cho tới khi Vườn Địa đàng khép cửa với Eva và Adam.

Trong đó, trọng tâm là cảnh Thượng đế truyền sinh lực cho Adam. Đám mây mà Thiên Chúa ngồi có hình bộ não người, với dải vải xanh chính là hành tủy của não người.


Điều đáng kể đầu tiên ở đây là sự hoạt động độc lập của người nghệ sĩ với chủ đề do Giáo hoàng đặt ra: khi nhận đơn đặt hàng, Michelangelo yêu cầu phải cho mình "vẽ cái gì mình thích". Để thực hiện, ông đi ký họa 4 năm trời và chọn ra được 300 nhân vật, đọc đi đọc lại kinh Phúc Âm tới khi nhão nhừ thuộc nằm lòng để tượng hình trong đầu bản phác thảo. Trong thời gian vẽ, ông cụ nằm ngược trên giàn giáo vẽ liên tục suốt mấy tháng trời (nghe nói sau khi vẽ bức nono6ng mù hẳn).


Bất kể thế nào, nội dung những bức họa của Michelangelo đã nói lên 1 điều: con người là trung tâm của những sáng tạo. Thời kỳ Đêm trường Trung cổ (đến trước khi có Thập tự chinh) hoàn toàn yếu tố con người bị xem là tà đạo, phải bị quên lãng hay ẩn nấp trong những yếu tố tôn giáo thuần túy. Thời kỳ Phục hưng đánh dấu sự khải hoàn trở lại của hình ảnh CON NGƯỜI. Các nghệ sĩ không vẽ con người nhỏ bé xấu bí, vô tỷ lệ, thiếu tự nhiên như xưa, mà chịu khó chui vào hầm mộ mổ xẻ xác chết, lang thang nơi quảng trường, quán xá... để tìm tòi những sáng tạo mang tính NGƯỜI nhất. Chính trên nền tư tưởng nó, việc Michelangelo nêu bật cái TÔI của người độc lập trước thị hiếu của người chủ đầu tư quyền lực vô biên là Giáo hoàng, đã đánh dấu sự khẳng định "tôn giáo là vì sự tự do của con người". Tác phẩm hoàn thành đã mô tả con người với vẻ đẹp như của Thượng đế, độc đáo và quý giá, khác hẳn với quan niệm trước kia của Kito giáo về con người đầy tội lỗi.
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
Xem nhiều, cảm nhận nhiều rồi cũng đến lúc thấy mệt mỏi...



Các áo lễ của Giáo hoàng




Đồ gỗ chạm cẩn


Mặt bàn tròn ghép đá cẩm thạch




Mô hình bằng đồng của Đại Thánh đường St. Peter
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,142
Động cơ
488,546 Mã lực
]

Bãi xe của Vatican


Xa xa là Đại Thánh đường St. Peter






Một vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng trên khuôn mặt Đức Mẹ-Trinh nữ Maria. Người nghệ sĩ hẳn phải có 1 tình yêu vô bờ với tôn giáo và nghệ thuật để có thể tạo ra những tác phẩm như vậy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top