Tháp canh và lỗ châu mai bảo vệ Vatican
Mọi người cứ cắm đầu hùng hục đi trong cái nóng buổi chiều
Bảo tàng Vatican, điểm đến đầu tiên
Em lơ láo nhìn, chợt gặp 1 đoàn khách du lịch Việt Nam, trông dáng vẻ rất đại gia: mặt mũi phương phi, áo xống lịch sự theo kiểu quan chức quản lý. Em nghĩ ra 1 việc, bèn đến hỏi họ bằng tiếng VIệt xem có thể cho em ghép đoàn mình với đoàn của họ nhằm mua được vé rẻ hơn không. Người đâu tiên nhìn em trừng trừng, không nói không rằng. Người bên cạnh bảo em "Ra gặp ông trưởng đoàn ở kia". Ông trưởng đoàn bảo "Ra nói chuyện với hướng dẫn viên kia kìa". Nói thật là, gặp người Việt ở đâu trên xứ lạ em cũng rất mừng. Những Việt kiều và du học sinh trên đường, ở Đức, Tiệp, Áo, Venice, Paris... đều rất vui vẻ khi được nói bằng tiếng Việt và nhiệt tình nói chuyện với mình. Vậy mà, khi gặp những người đồng xứ lại được họ đón tiếp như vậy đấy. Bản thân họ - khách du lịch có tiền, khi ở xứ lạ cư xử thật thô lỗ: nói to tiếng, chen lấn, không biết xin lỗi và cám ơn...
Cô gái hướng dẫn viên cho biết là mua vé theo đoàn chỉ nhanh hơn chứ không giảm giá, vẫn là 14E. Trò láu cá của em vô tích sự.
Phiên bản của nhóm tượng "Cái chết Laocoon và các con". Khi nhìn thấy con ngựa gỗ trước cửa thành, dân chúng Troy hò reo kéo ngựa vào thành. Chỉ có Laocoon là nhận ra âm mưu của Ulyses, phóng ngọn lao của ông vào hông ngựa làm vang lên tiếng leng keng của vũ khí giáp trụ quân Hy Lạp nấp bên trong. Nhưng dân chúng đã bị Athena làm mù quáng, không nghe lời ông. Hera sai 2 con rắn thần từ dưới biển lên quấn chết cả ông lẫn 2 đứa con.
Ngày 13/1/1506, người ta gọi Mikelangelo và bạn ông là Giuliano tới gặp Giáo hòang Julius II để xem 1 nhóm tượng. Giuliano đã thốt lên "Đây chính là tượng Laokoon mà Pliny Già đã kể!" (đô đốc người La Mã viết bút ký về cuộc phun trào núi lửa Vesuve). Đây là nhóm tượng bằng cẩm thạch, phiên bản của bản chính bằng đồng của 1 điêu khắc gia Hy Lạp làm năm 140 TrCN.
Ngày nay, người ta xác định 3 tác giả của tác phẩm là Anathadoros con trai của Hagesandros, Hagesandros con của Paionios và Polydoros con trai của Polydoros xứ đảo Rhodes.
http://www.mlahanas.de/Greeks/Arts/Laocoon.htm
Trong tác phẩm, đứa con đang quay đầu nhìn Laocoon như kêu cứu, đầy khiếp sợ và biểu cảm. Những bắp cơ căng cuồn cuộn của Laocoon diễn tả trọn vẹn nhiều cảm xúc. Đức con đang đưa mắt cầu cứu cha, nhưng chính người đang cũng đang trong nỗ lực tuyệt vọng để tự cứu mình, trong khi con rắn còn lại đang cắn vào sườn ông. Mắt ông đang ngước lên trời như chờ đợi sự cứu giúp cuối cùng của Đấng tối cao, nhưng vô vọng.
Người ta đã tìm thấy nhóm tượng này ngày 13/1/1506 trong di tích Domus Aurea (Dinh thự Vàng) của hòang đế Neros, và sửa chữa, gắn vá những chỗ bị hư hỏng. Một phần của nhóm tượng chỉ được tìm thấy năm 1957, nhưng Mikelangelo đã biết chính xác hình dáng vị trí của cánh tay phải bị mất.
Bức mosaic đen trắng đặc trưng Hy Lạp.