Có các vấn đề cần xem xét ở đây:
1/ Nguyên nhân và mục đích của dự luật này là gì?
2/ Các đối tượng bị ảnh hưởng xấu.
3/ Các đối tượng được lợi.
4/ Hậu quả tích cực đối với nền kinh tế.
5/ Hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế.
1/ Nguyên nhân và mục đích của dự luật này là gì:
Nếu doanh thu chịu thuế là 100 đồng/ năm , thuế thu nhập là 20 đồng, nhưng có thêm 50 đồng tiền vay/ năm, doanh thu chịu thuế chỉ còn 50 đồng, thuế thu nhập là 10 đồng, nhà nước thiệt 10 đồng
Trong số 50 đồng của ngân hàng cho vay, nhà nước thu của ngân hàng được 5 đồng VAT cộng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng, như vậy để cân bằng với số tiền thất thu từ thuế của doanh nghiệp thì thuế thu nhập của ngân hàng này phải là 10 đồng (thất thu doanh nghiệp) - 5 đồng VAT (ngân hàng) = 5 đồng thu từ thuế thu nhập của ngân hàng mới đủ bù cho phần thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
5 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp ngân hàng phải trả này tương đương với doanh thu chịu thuế là 25 đồng của ngân hàng.
Trong thực tế, không ngân hàng nào có tỷ suất doanh thu chịu thuế/ vốn huy động là 25 đồng/ 50 đồng (50%) sau khi khấu trừ chi phí, do đó thất thu thuế do các khoản tiền vay ngân hàng được công nhận là chi phí hợp lý tính tổng cộng từng kỳ cho cả nền kinh tế là rất lớn.
(lược bỏ phần VAT cho dễ hình dung)
Vì vậy, phương án này đưa ra nhằm mục đính chính là tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.
2/ Các đối tượng bị ảnh hưởng xấu:
* Các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít bắt đầu khởi nghiệp
Chia hai trường hợp:
Nếu chủ doanh nghiệp không có tiền: Không thể vay vốn ngân hàng -> có áp dụng chính sách này hay không cũng không khác gì nhau
Nếu chủ doanh nghiệp có tiền, buộc phải lựa chọn:
- Vay vốn ngân hàng bằng tài sản thế chấp nhưng không được khấu trừ thuế thu nhập -> ngân hàng và nhà nước được lợi
- Bán tài sản (hoặc một phần tài sản đáng ra có thể thế chấp) để đưa vào vốn chủ sở hữu -> ngân hàng không có lợi, nhà nước không thu được thuế thu nhập, tâm lý chủ doanh nghiệp không muốn thực hiện vì ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
* Các doanh nghiệp có đặc trưng vốn lớn, kinh doanh ổn định, lợi nhuận thấp đang có cơ hội phát triển (VD: doanh nghiệp đóng tàu, cầu đường...)
* Doanh nghiệp bất động sản và hệ luỵ là khách hàng của họ.
3/ Các đối tượng được lợi:
- Các tổ chức tín dụng không bị quản lý, người nắm giữ tiền mặt.
- Các công ty Việt nam có nhiều vốn và các công ty nước ngoài (được hưởng lợi gián tiếp từ việc bớt đi các đổi thủ cạnh tranh và các khâu trung gian)
- Các ông chủ người nước ngoài có công ty đang hoạt động tại VN, có nhiều vốn (vd: số người Trung quốc đang kinh doanh tại VN rất nhiều)
4/ Hậu quả tích cực đối với nền kinh tế:
Thu được phần thuế thu nhập từ những doanh nghiệp vừa có lãi, vừa không xoay được vốn (
), bao gồm:
- Doanh nghiệp vừa có lãi, vừa không xoay được vốn thực sự trong một thời kỳ nào đó (đánh giá là ít)
- Doanh nghiệp có cơ hội lợi nhuận cực lớn đủ bù đắp phần thuế thu nhập của phần lãi vay ngân hàng (kiểu BOT)
- Giảm cơ hội lách thuế của doanh nghiệp (đồng thời tăng cơ hội tạo nguồn thu cho người khác,
)
5/ Hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế:
- Giảm doanh nghiệp khởi nghiệp và giảm cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
(Ví dụ: chủ doanh nghiệp có thể dùng tài sản của mình/ người thân đi thế chấp, nhưng không thể bán nhà đi để đập vào vốn chủ sở hữu).
- Giảm doanh thu của hệ thống tín dụng chính thức như ngân hàng.
- Phát sinh nguồn tín dụng phụ chạy song song với ngân hàng (như hệ thống F88) để đáp ứng nhu cầu vốn.
- Tạo cơ hội cho doanh nhân Trung quốc thao túng thị trường Việt Nam (các nước khác không nhiều và cũng không thể cạnh tranh với người Trung quốc), cơ hội của họ cũng có nghĩa là chúng ta mất cơ hội tham gia vào thị trường trên chính đất của chúng ta.
Cá nhân thì em thấy lợi bất cập hại trong thời điểm này, nền kinh tế chúng ta đang rất khó khăn, nếu áp thì phần thu thêm cho ngân sách e rằng tăng không nhiều, trong khi cơ hội để Trung quốc đổ vốn vào chiếm thị trường rất lớn.