- Biển số
- OF-431945
- Ngày cấp bằng
- 23/6/16
- Số km
- 12,239
- Động cơ
- 749,515 Mã lực
Bấn quá rồi định mổ gà lấy trứng à.
em nghĩ là phải x3 cụ ạNếu thật như vậy thì thật là kinh khủng khiếp về vấn đề sưu thuế hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam không vươn tầm được là do nuôi miệng ăn của 3 triệu tinh hoa mệt
nghĩ rồi.
Đang nói đến vấn đề là việc đánh thuế này áp dụng cho mọi doanh nghiệp mà cụ.E k rõ lắm, tạm phán bừa là để 1 số DN, TĐ, TCT k vay vượt quá xa khả năng chi trả, vỡ lại nhiều hệ luỵ cả đến ví của iem
Tại e suy từ cá nhân và một số DN siêu nhỏ của người quen thì cũng không nên vay quá nhiều, chưa kể k vay đượcĐang nói đến vấn đề là việc đánh thuế này áp dụng cho mọi doanh nghiệp mà cụ.
Cụ bán online, giờ phải nộp sưu rồi à ?Em nộp thuế cũng tương đối đấy cụ nhé Kệ là kệ thế nào, kệ làm sao được
Em bán offline là chính mà, online chỉ chiếm có 10% doanh thu thôi cụ ạCụ bán online, giờ phải nộp sưu rồi à ?
Phải công nhận chính sách của VN chỉ bóp DN chết nhanh hơn thôi, chả thấy tạo đk j cảEm bán offline là chính mà, online chỉ chiếm có 10% doanh thu thôi cụ ạ
Toàn nuôi béo để thịt, con nào không béo lên được thì đập chết ăn thịt luônPhải công nhận chính sách của VN chỉ bóp DN chết nhanh hơn thôi, chả thấy tạo đk j cả
Tính ngắn hạn mà cụ. Buồn...Toàn nuôi béo để thịt, con nào không béo lên được thì đập chết ăn thịt luôn
Đệt, khi đã mất lòng tin thì làm éo gì thì cũng bị ném đá, kể cả làm những gì đúng đắn nhất.Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều.
Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).
Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỉ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019.
Vay càng nhiều, nộp thuế càng nhiều
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đề xuất bổ sung quy định mới về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.
"Thời gian qua nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất, kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. DN ít vốn, hoạt động dựa nhiều vào vốn đi vay dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính và là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách” - đại diện Bộ Tài chính lý giải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng nếu quy định khống chế chi phí lãi vay được áp dụng thì không chỉ khiến DN mất đi cơ hội làm ăn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng nguy cơ gian lận sổ sách. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng việc Bộ Tài chính quy định khống chế lãi vay gây khó khăn lớn cho DN và làm giảm tăng trưởng tín dụng, đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Ông Xoa ví dụ: Hiện tại một DN có 1 tỉ đồng nhưng có thể đi vay 10 tỉ đồng, khoản chi trả lãi vay của khoản vay 10 tỉ đồng được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất, chỉ có phần chi trả lãi vay cho khoản vay vượt bốn lần vốn chủ sở hữu là 4 tỉ đồng được khấu trừ khi tính thuế TNDN; còn phần chi lãi vay cho khoản vay 6 tỉ đồng còn lại không được khấu trừ, tức DN phải chịu thuế.
“Hệ quả của quy định này là nhà kinh doanh sẽ phải hạn chế vay. Bởi nếu vay càng nhiều phải đóng thuế càng nhiều khi chi phí trả lãi vay vượt quy định không được khấu trừ khi tính thuế TNDN” - luật sư Xoa nói.
Trói chân trói tay doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tất Bính, Giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, kể bình thường những DN nhỏ có vốn chủ sở hữu tầm khoảng 5-10 tỉ đồng tiếp cận vốn vay NH đã không hề đơn giản. Giờ lại thêm quy định khống chế chi phí lãi tiền vay nữa thì không khác nào trói cả tay lẫn chân của người kinh doanh.
Việc không cho DN đưa phần tiền lãi vào chi phí hợp lý sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất lớn trong việc vay vốn tín dụng. Đó là chưa kể nếu không được vay NH thì nhà kinh doanh chỉ còn cách vay nóng bên ngoài, qua người thân, bạn bè… với lãi suất cao hơn.
“Một khi chi phí lãi vay cao hơn nhưng lại không được khấu trừ vào thuế, DN chỉ còn cách đẩy vào giá thành sản phẩm. Điều này càng làm giảm lợi nhuận, giảm tính cạnh tranh của DN” - vị giám đốc công ty trên lo lắng.
Ô hay nhỉ, cho vay thế nào để đảm bảo an toàn là nhiệm vụ của ngân hàng chứ không phải của ngành thuế.
Chẳng có lẽ:
"Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn" (Ba Đình 2/9/1945)
Mời các cụ, mợ cùng bình luận.
Cụ nói đúng lắm. Sai mỗi tính thời điểm.Đệt, khi đã mất lòng tin thì làm éo gì thì cũng bị ném đá, kể cả làm những gì đúng đắn nhất.
Lẽ ra chính sách này phải áp dụng cách đây 20 năm. Dù sao muộn còn hơn không.
Việc khống chế này giúp đẩy lùi kiểu làm ăn chụp giật, tay không bắt giặc. Một thằng có 1 đồng vốn dưng vay tứ tung, đầu tư kiểu được ăn cả ngã về không. Tăng sự bất ổn trong môi trường kinh tế.
Thời điểm ? Why ?Cụ nói đúng lắm. Sai mỗi tính thời điểm.
Vâng, cụ nói chuẩn rồi ạ. Nhưng theo cụ liệu việc triển khai quy định này có khả thi hay không và có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ạ?Thời điểm ? Why ?
Chính sách vĩ mô đừng đòi hỏi như tiểu thương mà theo thời điểm. Nói một cách chính xác là muộn, còn hơn không.
Tỷ lệ vay/vốn CSH bên em éo quá 30% mà còn quắn mít lên trả. Thế mà chúng nó toàn có 1 đồng vay vài chục để kd mà vẫn bình chân như vại. Hãi hãi là
Em nghĩ là mua bh cho khoản vay chứ sao lại đánh thuế?Đệt, khi đã mất lòng tin thì làm éo gì thì cũng bị ném đá, kể cả làm những gì đúng đắn nhất.
Lẽ ra chính sách này phải áp dụng cách đây 20 năm. Dù sao muộn còn hơn không.
Việc khống chế này giúp đẩy lùi kiểu làm ăn chụp giật, tay không bắt giặc. Một thằng có 1 đồng vốn dưng vay tứ tung, đầu tư kiểu được ăn cả ngã về không. Tăng sự bất ổn trong môi trường kinh tế.
Việc triển khai hoàn toàn khả thi vì phần lớn các công ty có tỷ lệ vay cao đều vay từ NH. Ko thể giấu được và họ cũng cần hạch toán phí lãi NH vào chi phí.Vâng, cụ nói chuẩn rồi ạ. Nhưng theo cụ liệu việc triển khai quy định này có khả thi hay không và có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ạ?