Em thấy cũng chưa rõ lắm, vay vốn đây là chỉ nói riêng Vay ngắn hạn/Vay dài hạn trong cơ cấu vốn hay nói đến toàn bộ Nợ của doanh nghiệp? Bởi vì không chỉ các khoản vay Ngân hàng, các khoản vay cá nhân hay vay doanh nghiệp khác cũng phát sinh lãi. Mà thật ra không chỉ có Vay, mà Nợ thương mại (phải trả người bán) hay Nợ khác (phải trả khác) hoàn toàn cũng có thể phát sinh lãi tuỳ theo thoả thuận hợp đồng. Vậy cứ Nợ phát sinh lãi là bị khống chế hay chỉ khống chế với các khoản vay ngân hàng, mở rộng ra là các khoản vay có hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng)?
Nếu nói tỷ lệ Nợ/Vốn chủ cao nhất và phổ biến nhất mà vẫn vay được ngân hàng phải nói đến các doanh nghiệp Nhà Nước. Doanh nghiệp có Nợ gấp 10, 20 lần Vốn chủ cũng là bình thường. Chứ công ty tư nhân có nợ vay vượt 4 lần vốn chủ sở hữu thì giấc mơ vay ngân hàng hơi bị xa vời. Nên nếu dự luật được thông qua chắc chắn sẽ có những điểm chi tiết để "điều chỉnh" đúng chỗ muốn "điều chỉnh". Khả năng điều chỉnh vào các hợp đồng vay cá nhân/doanh nghiệp ngoài tổ chức tín dụng. Kiểu vốn điều lệ 300 triệu nhưng vay thành viên góp vốn hoặc giám đốc công ty 3 tỷ để kinh doanh, lãi vay tính vào chi phí để khấu trừ thuế TNDN. Cái "Muốn" ở dự luật mới có thể là ép doanh nghiệp tăng vốn điều lệ, chứ cũng chưa hẳn là ép doanh nghiệp xuất lãi vay khỏi chi phí hợp lý. Nếu ngân hàng cố tình cho doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao vay vốn thì đây là thoả thuận dân sự, chả có lý gì mà cấm hay hạn chế. Ông cứ lăm le có hành vi tác động vào giá vào cung/cầu thị trường như thế; dù là lách; thì làm sao đòi hỏi được công nhận là nền kinh tế thị trường được?