[Funland] Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều - Hồi tưởng 2/9/1945.

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều.

Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).

Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỉ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019.

Vay càng nhiều, nộp thuế càng nhiều

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đề xuất bổ sung quy định mới về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.

"Thời gian qua nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất, kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. DN ít vốn, hoạt động dựa nhiều vào vốn đi vay dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính và là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách” - đại diện Bộ Tài chính lý giải.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng nếu quy định khống chế chi phí lãi vay được áp dụng thì không chỉ khiến DN mất đi cơ hội làm ăn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng nguy cơ gian lận sổ sách. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng việc Bộ Tài chính quy định khống chế lãi vay gây khó khăn lớn cho DN và làm giảm tăng trưởng tín dụng, đi ngược chủ trương của Chính phủ.

Ông Xoa ví dụ: Hiện tại một DN có 1 tỉ đồng nhưng có thể đi vay 10 tỉ đồng, khoản chi trả lãi vay của khoản vay 10 tỉ đồng được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất, chỉ có phần chi trả lãi vay cho khoản vay vượt bốn lần vốn chủ sở hữu là 4 tỉ đồng được khấu trừ khi tính thuế TNDN; còn phần chi lãi vay cho khoản vay 6 tỉ đồng còn lại không được khấu trừ, tức DN phải chịu thuế.

“Hệ quả của quy định này là nhà kinh doanh sẽ phải hạn chế vay. Bởi nếu vay càng nhiều phải đóng thuế càng nhiều khi chi phí trả lãi vay vượt quy định không được khấu trừ khi tính thuế TNDN” - luật sư Xoa nói.

Trói chân trói tay doanh nghiệp

Ông Nguyễn Tất Bính, Giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, kể bình thường những DN nhỏ có vốn chủ sở hữu tầm khoảng 5-10 tỉ đồng tiếp cận vốn vay NH đã không hề đơn giản. Giờ lại thêm quy định khống chế chi phí lãi tiền vay nữa thì không khác nào trói cả tay lẫn chân của người kinh doanh.

Việc không cho DN đưa phần tiền lãi vào chi phí hợp lý sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất lớn trong việc vay vốn tín dụng. Đó là chưa kể nếu không được vay NH thì nhà kinh doanh chỉ còn cách vay nóng bên ngoài, qua người thân, bạn bè… với lãi suất cao hơn.

“Một khi chi phí lãi vay cao hơn nhưng lại không được khấu trừ vào thuế, DN chỉ còn cách đẩy vào giá thành sản phẩm. Điều này càng làm giảm lợi nhuận, giảm tính cạnh tranh của DN” - vị giám đốc công ty trên lo lắng.

Ô hay nhỉ, cho vay thế nào để đảm bảo an toàn là nhiệm vụ của ngân hàng chứ không phải của ngành thuế.

Chẳng có lẽ:

"Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn
" (Ba Đình 2/9/1945) :(( :(( :((

Mời các cụ, mợ cùng bình luận.
Thì thôi giải tán cty đi cho Chú phỉnh tự đi mà buôn bán làm ăn, trở lại thời kỳ bao cấp.
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,114,030 Mã lực
Tuổi
46
Thì thôi giải tán cty đi cho Chú phỉnh tự đi mà buôn bán làm ăn, trở lại thời kỳ bao cấp.
Em DN siêu nhỏ nên tự cân đối thấy vẫn ổn anh Dê xóm à :D
 

danhvnn2009

Xe hơi
Biển số
OF-508034
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
123
Động cơ
183,560 Mã lực
Tuổi
34
doanh nghiệp tư nhân vn làm ăn đúng thì kô có đâu bị chúng diệt sạch rồi . chả làm gì được .
 

Okaido

Xe tải
Biển số
OF-500088
Ngày cấp bằng
24/3/17
Số km
433
Động cơ
189,710 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lần đầu em thấy thớt của cụ Gangnam người chuyên chăm sóc, lo nghĩ cho hạnh phúc các gia đình bất giác thấy cụ thật giàu lòng yêu nước thương dân, chắc trong không khí kỉ niệm 19/8 2/9 mà cụ bồi hồi xúc động dạt dào, chúc cụ làm ăn phát đạt để có nhiều lợi nhuận hơn, nhiều cơ hội để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của ông dân hơn nữa là đóng thuế, góp phần làm đất nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. ( chú thích: em có sử dụng một số ngôn từ của các bề trên, ko biết có đúng ko )
 

matran241091

Xe điện
Biển số
OF-57194
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,778
Động cơ
466,063 Mã lực
Em thấy có cụ bảo vốn 1 tỷ vay 10 tỷ cũng không vấn đề gì thì em đúng là ko còn gì để nói nữa
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,114,030 Mã lực
Tuổi
46
Lần đầu em thấy thớt của cụ Gangnam người chuyên chăm sóc, lo nghĩ cho hạnh phúc các gia đình bất giác thấy cụ thật giàu lòng yêu nước thương dân, chắc trong không khí kỉ niệm 19/8 2/9 mà cụ bồi hồi xúc động dạt dào, chúc cụ làm ăn phát đạt để có nhiều lợi nhuận hơn, nhiều cơ hội để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của ông dân hơn nữa là đóng thuế, góp phần làm đất nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. ( chú thích: em có sử dụng một số ngôn từ của các bề trên, ko biết có đúng ko )
Em chém ẩu cày km để nhanh vào chợ ấy mà, cụ chấp làm gì :))
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,114,030 Mã lực
Tuổi
46

Okaido

Xe tải
Biển số
OF-500088
Ngày cấp bằng
24/3/17
Số km
433
Động cơ
189,710 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nghĩ nhiều làm gì cho sớm phải đảo ngói, cụ nhỉ :))
Cụ nhắc đến đảo làm em lại rợn người, em vừa ngoài ấy về ko biết phát biểu như trên cơ nguy cơ ra tiếp ko cụ nhẩy ?
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Em thấy có cụ bảo vốn 1 tỷ vay 10 tỷ cũng không vấn đề gì thì em đúng là ko còn gì để nói nữa
Thật ra cũng không phải là quá xấu đâu, ngoại trừ những trường hợp thật sự là xấu. Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước (đặc biệt vốn NN chiếm chi phối) không phải đơn giản mà tăng vốn điều lệ như doanh nghiệp vốn tư nhân. Khi tăng vốn, các doanh nghiệp ngòai quốc doanh, cổ đông/thành viên góp vốn ký văn bản chấp thuận tăng vốn là xong. Với doanh nghiệp có vốn NN phải xin phép, trình tự quy trình phức tạp chứ không phải thích tăng là tăng được. Trong khi lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận sau thuế) lại không bao nhiêu, không phải cứ đơn giản là tích lại, là đầu tư dự án... thường sẽ chuyển trả về chủ sở hữu sau khi tổng kết năm tài chính.

Vì thế nếu thấy một doanh nghiệp Nhà nước vốn vài tỷ/chục tỷ từ xa xửa xa xưa mà tổng tài sản vài chục, hoặc đến cả trăm tỷ cũng không quá hiếm. Mà không phải cứ như thế là có tiêu cực, xấu xí, hay nhất định là phải rủi ro, thiếu hiệu quả đâu.
 
Biển số
OF-447505
Ngày cấp bằng
22/8/16
Số km
32
Động cơ
208,440 Mã lực
Tuổi
34
Theo em việc vay vốn là hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và NH, vay nhiều hay ít là do DN và NH tự xem xét chấp nhận rủi ro. Sao thuế có quyền áp đặt hay cấm. Việc hạn chế DN vay nhiều hay ít hãy để luật NH và luật DN điều chỉnh phải ko các cụ?
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều.

Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).

Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỉ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019.

Vay càng nhiều, nộp thuế càng nhiều

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đề xuất bổ sung quy định mới về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.

"Thời gian qua nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất, kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. DN ít vốn, hoạt động dựa nhiều vào vốn đi vay dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính và là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách” - đại diện Bộ Tài chính lý giải.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng nếu quy định khống chế chi phí lãi vay được áp dụng thì không chỉ khiến DN mất đi cơ hội làm ăn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng nguy cơ gian lận sổ sách. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng việc Bộ Tài chính quy định khống chế lãi vay gây khó khăn lớn cho DN và làm giảm tăng trưởng tín dụng, đi ngược chủ trương của Chính phủ.

Ông Xoa ví dụ: Hiện tại một DN có 1 tỉ đồng nhưng có thể đi vay 10 tỉ đồng, khoản chi trả lãi vay của khoản vay 10 tỉ đồng được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất, chỉ có phần chi trả lãi vay cho khoản vay vượt bốn lần vốn chủ sở hữu là 4 tỉ đồng được khấu trừ khi tính thuế TNDN; còn phần chi lãi vay cho khoản vay 6 tỉ đồng còn lại không được khấu trừ, tức DN phải chịu thuế.

“Hệ quả của quy định này là nhà kinh doanh sẽ phải hạn chế vay. Bởi nếu vay càng nhiều phải đóng thuế càng nhiều khi chi phí trả lãi vay vượt quy định không được khấu trừ khi tính thuế TNDN” - luật sư Xoa nói.

Trói chân trói tay doanh nghiệp

Ông Nguyễn Tất Bính, Giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, kể bình thường những DN nhỏ có vốn chủ sở hữu tầm khoảng 5-10 tỉ đồng tiếp cận vốn vay NH đã không hề đơn giản. Giờ lại thêm quy định khống chế chi phí lãi tiền vay nữa thì không khác nào trói cả tay lẫn chân của người kinh doanh.

Việc không cho DN đưa phần tiền lãi vào chi phí hợp lý sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất lớn trong việc vay vốn tín dụng. Đó là chưa kể nếu không được vay NH thì nhà kinh doanh chỉ còn cách vay nóng bên ngoài, qua người thân, bạn bè… với lãi suất cao hơn.

“Một khi chi phí lãi vay cao hơn nhưng lại không được khấu trừ vào thuế, DN chỉ còn cách đẩy vào giá thành sản phẩm. Điều này càng làm giảm lợi nhuận, giảm tính cạnh tranh của DN” - vị giám đốc công ty trên lo lắng.

Ô hay nhỉ, cho vay thế nào để đảm bảo an toàn là nhiệm vụ của ngân hàng chứ không phải của ngành thuế.

Chẳng có lẽ:

"Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn
" (Ba Đình 2/9/1945) :(( :(( :((

Mời các cụ, mợ cùng bình luận.

Hóng các cụ như coolpix8700 Bachsima minh91 khai sáng cho cụ chủ thớt
Bài này do lều báo giật tít cụ nhé

Trong nghề kế toán gọi là chấp nhận có giới hạn các chi phí vay vốn vào chi phí hợp lý hợp lệ

Bộ tài chén nó đưa ra là có căn cứ của nó chứ không phải vu vơ, nó chính là hạn chế các doanh nghiệp sân sau của ccccc éo có tiền cậy vào ô dù lập doanh nghiệp hớt các dự án ngân sách để tham nhũng.

Lấy luôn ví dụ đang hót BOT Cai Lậy
-Đầu tư 1.400 tỷ làm mới 12km đường tránh và nâng cấp hơn 20km mặt đường QL1.

-Tiền túi có 200 tỏi. Đi vay 1.200 tỏi. Trả lãi 10 tỏi/tháng.

-Thu phí trong 6 năm 4 tháng. Hiện tại, trung bình 1 ngày có 40.000 lượt phương tiện qua lại.

-Mức phí thấp nhất 35k/lượt. Cao nhất 180k/lượt.

-Thu phí đối với mọi ô tô đi trên đường tránh và QL1.

-5 năm nữa sẽ không có khả năng thu tiền, vì xe hơi sẽ đi đường cao tốc mới.

Cuộc chiến bắt đầu như thế.....
https://www.otofun.net/threads/tong-quan-cai-lay.1239643/



Chủ đầu tư có 200 tỏi , ép ngân hàng lấy chính dự án làm con tin để vay thêm 1200 tỏi. Vì áp lực trả gốc lãi nên lại dựa vào .... đặt trạm thu phí láo để thu hồi tiền trả gốc lãi và chia chác

Cho nên chính sách nó khống chế không cho các doanh nghiệp dựa vào ô dù đem dự án nhà nước làm con tin để lấy tiền ngân hàng .

Bài báo này khẳng định là được thuê viết để nhằm mục đích tạo dư luận cho việc tiếp tục các dự án kiểu BOT Cai Lậy
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,752
Động cơ
555,623 Mã lực
Tốt nhất đếu cho vay nhiều. To vay to bé thì nghỉ.
 

matran241091

Xe điện
Biển số
OF-57194
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,778
Động cơ
466,063 Mã lực
Thật ra cũng không phải là quá xấu đâu, ngoại trừ những trường hợp thật sự là xấu. Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước (đặc biệt vốn NN chiếm chi phối) không phải đơn giản mà tăng vốn điều lệ như doanh nghiệp vốn tư nhân. Khi tăng vốn, các doanh nghiệp ngòai quốc doanh, cổ đông/thành viên góp vốn ký văn bản chấp thuận tăng vốn là xong. Với doanh nghiệp có vốn NN phải xin phép, trình tự quy trình phức tạp chứ không phải thích tăng là tăng được. Trong khi lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận sau thuế) lại không bao nhiêu, không phải cứ đơn giản là tích lại, là đầu tư dự án... thường sẽ chuyển trả về chủ sở hữu sau khi tổng kết năm tài chính.

Vì thế nếu thấy một doanh nghiệp Nhà nước vốn vài tỷ/chục tỷ từ xa xửa xa xưa mà tổng tài sản vài chục, hoặc đến cả trăm tỷ cũng không quá hiếm. Mà không phải cứ như thế là có tiêu cực, xấu xí, hay nhất định là phải rủi ro, thiếu hiệu quả đâu.
toàn thấy doanh nghiệp nhỏ kêu chứ DNNN nó có lo đâu
 

Newlines

Xe tăng
Biển số
OF-337569
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
1,180
Động cơ
284,400 Mã lực
Có các vấn đề cần xem xét ở đây:

1/ Nguyên nhân và mục đích của dự luật này là gì?
2/ Các đối tượng bị ảnh hưởng xấu.
3/ Các đối tượng được lợi.
4/ Hậu quả tích cực đối với nền kinh tế.
5/ Hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế.

1/ Nguyên nhân và mục đích của dự luật này là gì:

Nếu doanh thu chịu thuế là 100 đồng/ năm , thuế thu nhập là 20 đồng, nhưng có thêm 50 đồng tiền vay/ năm, doanh thu chịu thuế chỉ còn 50 đồng, thuế thu nhập là 10 đồng, nhà nước thiệt 10 đồng

Trong số 50 đồng của ngân hàng cho vay, nhà nước thu của ngân hàng được 5 đồng VAT cộng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng, như vậy để cân bằng với số tiền thất thu từ thuế của doanh nghiệp thì thuế thu nhập của ngân hàng này phải là 10 đồng (thất thu doanh nghiệp) - 5 đồng VAT (ngân hàng) = 5 đồng thu từ thuế thu nhập của ngân hàng mới đủ bù cho phần thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

5 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp ngân hàng phải trả này tương đương với doanh thu chịu thuế là 25 đồng của ngân hàng.

Trong thực tế, không ngân hàng nào có tỷ suất doanh thu chịu thuế/ vốn huy động là 25 đồng/ 50 đồng (50%) sau khi khấu trừ chi phí, do đó thất thu thuế do các khoản tiền vay ngân hàng được công nhận là chi phí hợp lý tính tổng cộng từng kỳ cho cả nền kinh tế là rất lớn.

(lược bỏ phần VAT cho dễ hình dung)

Vì vậy, phương án này đưa ra nhằm mục đính chính là tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

2/ Các đối tượng bị ảnh hưởng xấu:

* Các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít bắt đầu khởi nghiệp
Chia hai trường hợp:
Nếu chủ doanh nghiệp không có tiền: Không thể vay vốn ngân hàng -> có áp dụng chính sách này hay không cũng không khác gì nhau :)
Nếu chủ doanh nghiệp có tiền, buộc phải lựa chọn:
- Vay vốn ngân hàng bằng tài sản thế chấp nhưng không được khấu trừ thuế thu nhập -> ngân hàng và nhà nước được lợi
- Bán tài sản (hoặc một phần tài sản đáng ra có thể thế chấp) để đưa vào vốn chủ sở hữu -> ngân hàng không có lợi, nhà nước không thu được thuế thu nhập, tâm lý chủ doanh nghiệp không muốn thực hiện vì ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

* Các doanh nghiệp có đặc trưng vốn lớn, kinh doanh ổn định, lợi nhuận thấp đang có cơ hội phát triển (VD: doanh nghiệp đóng tàu, cầu đường...)

* Doanh nghiệp bất động sản và hệ luỵ là khách hàng của họ.

3/ Các đối tượng được lợi:

- Các tổ chức tín dụng không bị quản lý, người nắm giữ tiền mặt.
- Các công ty Việt nam có nhiều vốn và các công ty nước ngoài (được hưởng lợi gián tiếp từ việc bớt đi các đổi thủ cạnh tranh và các khâu trung gian)
- Các ông chủ người nước ngoài có công ty đang hoạt động tại VN, có nhiều vốn (vd: số người Trung quốc đang kinh doanh tại VN rất nhiều)

4/ Hậu quả tích cực đối với nền kinh tế:

Thu được phần thuế thu nhập từ những doanh nghiệp vừa có lãi, vừa không xoay được vốn ( :) ), bao gồm:
- Doanh nghiệp vừa có lãi, vừa không xoay được vốn thực sự trong một thời kỳ nào đó (đánh giá là ít)
- Doanh nghiệp có cơ hội lợi nhuận cực lớn đủ bù đắp phần thuế thu nhập của phần lãi vay ngân hàng (kiểu BOT)
- Giảm cơ hội lách thuế của doanh nghiệp (đồng thời tăng cơ hội tạo nguồn thu cho người khác, :) )

5/ Hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế:

- Giảm doanh nghiệp khởi nghiệp và giảm cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
(Ví dụ: chủ doanh nghiệp có thể dùng tài sản của mình/ người thân đi thế chấp, nhưng không thể bán nhà đi để đập vào vốn chủ sở hữu).
- Giảm doanh thu của hệ thống tín dụng chính thức như ngân hàng.
- Phát sinh nguồn tín dụng phụ chạy song song với ngân hàng (như hệ thống F88) để đáp ứng nhu cầu vốn.
- Tạo cơ hội cho doanh nhân Trung quốc thao túng thị trường Việt Nam (các nước khác không nhiều và cũng không thể cạnh tranh với người Trung quốc), cơ hội của họ cũng có nghĩa là chúng ta mất cơ hội tham gia vào thị trường trên chính đất của chúng ta.


Cá nhân thì em thấy lợi bất cập hại trong thời điểm này, nền kinh tế chúng ta đang rất khó khăn, nếu áp thì phần thu thêm cho ngân sách e rằng tăng không nhiều, trong khi cơ hội để Trung quốc đổ vốn vào chiếm thị trường rất lớn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top