[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Mình ít viết bài nhưng cũng hay xem bài bác Quang viết để học và biết thêm chứ mình chưa lên dây đàn bao giờ. Cái gì đúng thì đáng để học , để phân biệt. Không phải thợ thì cũng có thể dùng kiến thức để biết vì sao mà Clip ở Việt Nam xưa không tìm được đâu ra cây đàn mà chơi như hát. Hi vọng những năm sau có nhiều Clip sánh ngang quốc tế. Từ cây đàn và người chơi đàn cũng như âm thanh , hình ảnh.
Trước tiên xin cám ơn bác Quang về kiến thức và đợt trước bác có bỏ nhiều thời gian gọi điện cho mình , cảm ơn bác nhiều (mình nghe để phân biệt kiến thức chứ không phải vì công việc hay dùng có mục đích gì) nhưng từ kiến thức Piano có thể suy luận ra nhiều những việc khác để trau dồi thêm tri thức. Nên nay mạn phép góp một Clip cũ.
Xin lỗi bỏ qua trình độ người chơi đàn cũng như âm thanh cây đàn.
Vì cây đàn này là cây đàn kỷ niệm mình có lúc 5 tuổi còn giờ là 4x tuổi. Và hơn 10 năm chưa lên dây. Cũng như đã lâu mình không tập bản Piano hoàn chỉnh vì bận 2 đứa nhỏ và đi làm. Tháng tập được 1 lần và mỗi lần 1 bài khác nhau. 😅 ."Nói chung là kiểu nay hứng thích bài nào thì tập chơi bài đó".Bài cũ, cũng như bài mà xưa học không được tập.
https://www.facebook.com/share/v/bm6PvgyGFviKaZBo/?mibextid=oFDknk

Trước hết cảm ơn bác TrúcLam đã chia sẻ về một tiếng đàn rất ấn tượng: Mặc dầu nó sai dây, lạc pitch nhưng vẫn "rót" vào tai người nghe, chứ không có đấm vào tai người nghe vì sự chát chúa không có một chút nào "Singing tone" hay nghệ thuật như cái tiếng đàn của nhà bác piano! :P


Nghe xong tôi chỉ có thể kết luận một câu như thế này:

"Tiếng đàn (người chơi) thì quá hay =D> mà cây đàn thì quá tệ, nếu không muốn nói rằng tởm!" :((

Đừng nói chuyện cây đàn Upright cũ mèm và không được chăm sóc tử tế kia của bác TrúcLam, mời các bác nghe tiếng một cây Grand tử tế - Yamaha C5, mua với giá không hề rẻ, trong bàn tay chăm sóc lên dây của lũ thơ đầu đường xó chợ Việt Nam, và cũng tác phẩm đó, cây đàn đó, và người chơi đó sau khi được lên dây, canh chỉnh tử tế:

Trước khi lên dây:

Sau khi lên dây mà thôi:



Sau khi lên dây và Voicing:


Cũng cây đàn này, đây là âm thanh sau khi lên dây lần II sau lần I 10 ngày để chuẩn bị cho ghi hình cho bài thi gửi đi theo quy định, ngoài việc lên chuẩn xác cho ra tiếng đàn đẹp, cây đàn còn được voicing sao cho âm thanh phát ra trong, sáng, rõ, long lanh (tiếng pha lê) tiệm cận với cái đẹp của âm thanh cây Steinway B, mặc dầu chiều dài của nó (cây C5) kém cây Steinway B, bác nghe và xem thử, coi cái mà không chỉ bác, mà nhiều người cũng mong là "sánh ngang quốc tế. Từ cây đàn và người chơi đàn cũng như âm thanh , hình ảnh" có phần nào sánh ngang được chưa?





In closing, khi up các clips này tôi không hề có ý đinh khoe tài lên dây hay kỹ thuật xử lý âm thanh (voicing) mà chỉ muốn hướng các bác có con đang học piano chuyên nghiệp tới một vấn đề: Một cây đàn piano tốt hay đạt chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng ntn tới tay nghề và kỹ thuật cũng như việc học, rèn luyện đàn của pianist giỏi ra sao với những dẫn chứng cụ thể nhưng không phải trong "còm" này mà là trong những hình ảnh, dẫn chứng trong những bài viết sau!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Kết quả vả đau nhất, mọi sự đều dựa vào thành quả để cân đo đong đếm. Nghệ sĩ lớn thì phải được giải thưởng uy tin và khán giả công nhận, nhà sư phạm thành công thì phải có học trò thành công, nhạc sĩ thành công thì phải có tâc phẩm để đời...bà Thái Thị Liên và chị gái (or em) được ghi nhận là một trong nghệ sĩ piano đầu tiên của xứ thuộc địa được đào tạo bài bản bên Pháp. Thế giới chắc cũng không mấy ai biết tên tuổi của họ. Nhưng với kiến thức tổi thiểu khi được đào tạo tại học viện âm nhạc Pari thì chẳng có lẽ bà ý không chơi được 1 tác phẩm lớn? Nhưng xét với tư cách là một nhà giáo dục âm nhạc thì bà ấy thật sự thành công. Một người đặt nền móng cho học viện âm nhạc quốc gia, xây dựng trường nhạc khi phải đi tìm và đào tạo thế hệ gv piano đầu tiên. Một người sinh ra trong tầng lớp tư sản, ăn học ở trời tây, chấp nhận vượt sướng theo chồng về nước để làm việc. Mỗi việc ý thôi cũng đáng để lưu danh thiên cổ.
Bà là một nhà giáo nghiêm khắc, với riêng ĐTS rất hiếm khi khen. Với học trò thì luôn luôn nhắc nhở các em tân dụng thời gian từng phút từng giây để tập luyện. Lúc nào cũng sợ phí mất thời gian, bà đúng nghĩa là con người của công việc. ĐTS chắc cũng ảnh hưởng nhiều về tác phong sư phạm của người mẹ mà có thể đào tạo được 1 Chopin gần đây nhất. Trường hợp độc nhất của giải Chopin. Người giải nhất Chopin đào tạo đc 1 giải nhất và 1 top 8 Chopin.

Nghe bác đọc tiểu sử và hô khẩu hiệu về bà NGND ............... hay quá! :P :))

Riêng cái đo đỏ thì đúng là chẳng biết gì mà thích nói ....... bậy!
FYI, cái "bà Thái Thị Liên và chị gái (or em) được ghi nhận là một trong nghệ sĩ piano đầu tiên của xứ thuộc địa được đào tạo bài bản bên Pháp." thì xin thưa, "nghệ sĩ piano đầu tiên của xứ thuộc địa được đào tạo bài bản bên Pháp." là ông Bộ Duyệt thầy của bà T.T. Liên, sau này, ông là chồng bà Thoa, vợ trước của ông Đ Đ Hưng, mẹ Đặng Hồng Quang, Sau cuộc ly hôn trong cái mà bác goi là ATK (chính xác là "tổ chức" bắt ông Hưng phải chọn Thoa hay Liên).
Một trong những lý do, mà bà Thoa lấy ông Bộ Duyệt là để bà Liên phải chào mình là cô! =))
 
Chỉnh sửa cuối:

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,079
Động cơ
153,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng thích nghe piano, nhưng tai trâu và thiếu kiến thức nên chỉ thấy bài nào giai điệu mình thích thì thấy hay. Theo em hiểu là để nghe và cảm nhận được mấy cái bản nhạc cổ điển thì phải được học/giới thiệu/giải thích vì sao nó hay thì mới thấy nó hay được. Chứ cứ tự dưng bật lên nghe mà thấy hay thì cũng chỉ cảm nhận được 30-40% cái hay của bản nhạc thôi.

Vì thế ngoài nghe mấy cái đĩa kiểu Richard Clayderman hay xem chơi nhạc cổ điển trên youtube thì em còn thích nghe mấy bài hát đệm solo bằng piano kiểu này. Ít ra mình hiểu được bản nhạc (do có ca sĩ hát) nên thấy nó hay.
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
Em cũng thích nghe piano, nhưng tai trâu và thiếu kiến thức nên chỉ thấy bài nào giai điệu mình thích thì thấy hay. Theo em hiểu là để nghe và cảm nhận được mấy cái bản nhạc cổ điển thì phải được học/giới thiệu/giải thích vì sao nó hay thì mới thấy nó hay được. Chứ cứ tự dưng bật lên nghe mà thấy hay thì cũng chỉ cảm nhận được 30-40% cái hay của bản nhạc thôi.

Vì thế ngoài nghe mấy cái đĩa kiểu Richard Clayderman hay xem chơi nhạc cổ điển trên youtube thì em còn thích nghe mấy bài hát đệm solo bằng piano kiểu này. Ít ra mình hiểu được bản nhạc (do có ca sĩ hát) nên thấy nó hay.
Mời bác nghe .Bài viết của em ở Zalo kính bác. Vậy đủ chân thực chưa ạ.
Tôi thích cô ý. Thích sự nhăn mặt chơi đàn trong đau khổ đặc trưng của cô ý , Thích khuôn mặt biểu cảm .
Và đặc biệt là tiếng đàn của Aimi Kobayahi.
Một trong những phong cách thể hiện khó nhất. Là tạo mầu sắc thay đổi liên tục trong một bài nhạc.
Quá hoàn hảo. 99,99%. (nếu như không sai nốt mi đánh nhầm thành nốt rê ở phút thứ 13.51).
Mở màn không mạnh bạo đặc trưng như những Pianis khác. Nhưng âm dầy và dứt khoát từng âm thanh một . Bass ngân khá lâu cảm giác như Piano mà hao hao âm hưởng Organ nhà thờ.
Bất ngờ khi vào tem . Âm thanh khác hẳn như một người khác chơi với âm mỏng nhẹ , bay (Nhưng không theo lối mềm mượt ) . Mà nghe rất rõ từng âm sắc tách biệt như những giọt sương.
Một nốt si rất nhỏ (Giống như ở tít phía xa vọng lại) . Không có mấy Panist chơi khác biệt hẳn như vậy. Câu nhạc này như một âm sắc phía xa vọng lại.
Sau đó là nhưng âm thanh vút lên tạo sự khác biệt .
Những giọt sương giờ đã được hoà quện vào nhau tạo thành sự mềm mượt và hoà sắc phút 6.48
Cùng 1 câu nhạc khá giống mhau nhưng . Sao lần 2 từ sự mềm mượt đó lại biến thành sâu lắng (Âm sắc thay đổi liên tục).
Quay trở lại với từng nốt tách biệt 7.10.
Và ngay ở 7.15 sự tách biệt đó đã thành những giọt sương còn đọng lại.
7.27 là một sự đổi mới tính từ đầu bài (Nhưng lại khác các Pianist khác) Tay trái chơi rõ nhịp và sắc thái. Nhưng không phá cách lấn át hoà âm tay phải. ...
Màu sắc thay đổi qua từng câu nhạc. Long lanh , cảm xúc và dâng trào trên lồng ngực.
(Zl giới hạn chữ)
*** Aimi Kobayashi là nghệ sĩ của những màu sắc.
Em nghĩ dù không chơi Piano hay học về âm nhạc (chỉ cần thích nghe nhạc nói chung) thì nghe bản này cần tập trung và kiên nhẫn là trước hết. (Không làm việc khác). Nghe được đủ 2 lần là bác sẽ yêu âm nhạc cổ điển ngay.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Nghe bác đọc tiểu sử và hô khẩu hiệu về bà NGND ............... hay quá! :P :))

Riêng cái đo đỏ thì đúng là chẳng biết gì mà thích nói ....... bậy!
FYI, cái "bà Thái Thị Liên và chị gái (or em) được ghi nhận là một trong nghệ sĩ piano đầu tiên của xứ thuộc địa được đào tạo bài bản bên Pháp." thì xin thưa, "nghệ sĩ piano đầu tiên của xứ thuộc địa được đào tạo bài bản bên Pháp." là ông Bộ Duyệt thầy của bà T.T. Liên, sau này, ông là chồng bà Thoa, vợ trước của ông Đ Đ Hưng, mẹ Đặng Hồng Quang, Sau cuộc ly hôn trong cái mà bác goi là ATK (chính xác là "tổ chức" bắt ông Hưng phải chọn Thoa hay Liên).
Một trong những lý do, mà bà Thoa lấy ông Bộ Duyệt là để bà Liên phải chào mình là cô! =))
Một trong những nghệ sĩ đầu tiên. Câu này thiếu chữ "những" mà vẫn đi bắt bẻ.
Cụ cứ miên man đi đâu, cái việc cụ bảo bọn trẻ bây giờ nó giỏi hơn bọn trẻ lẫn bọn già ngày xưa cả về kiến thức lẫn kĩ năng đàn là đúng( chuyện đương nhiên)nhưng nó không chứng minh được là bọn bây giờ nó ko vượt qua ao làng. Rõ ràng bọn ngày xưa còn vượt qua được, bọn ngày nay có vấn đề, cốt lõi vẫn là chuyện đào tạo.
Nghệ thuật nói chung, piano nói riêng nó chẳng khác mấy so với thể thao. Để có đc 1 vận động viên đỉnh cao thì ngoài đào tạo rất lâu dài ( từ nhỏ)thì môi trường cọ xát thi đấu là vô cùng quan trọng. Cái đấy là câu chuyện về quá trình. Còn cái gốc của nó vẫn là xuất phát từ môi trường học đường. Thể thao chuyên nghiệp muốn mạnh thì cái gốc vẫn là đi từ thể thao học đường. Tương tự muốn có nền âm nhạc mạnh thì phong trào âm nhạc học đường phải được quan tâm đúng mức. Xã hội hoá có chiến lược, chứ cái kiểu xhh tự phát thì chỉ kéo thụt lùi hết.
Cụ chém gì thì chém cũng ko thể chứng minh phủ định của mệnh đề: bọn bây giờ vẫn nằm trong cái ao tù và ngày ngày tự huyễn hoặc và tự khen lẫn nhau.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Trước hết cảm ơn bác TrúcLam đã chia sẻ về một tiếng đàn rất ấn tượng: Mặc dầu nó sai dây, lạc pitch nhưng vẫn "rót" vào tai người nghe, chứ không có đấm vào tai người nghe vì sự chát chúa không có một chút nào "Singing tone" hay nghệ thuật như cái tiếng đàn của nhà bác piano! :P


Nghe xong tôi chỉ có thể kết luận một câu như thế này:

"Tiếng đàn (người chơi) thì quá hay =D> mà cây đàn thì quá tệ, nếu không muốn nói rằng tởm!" :((

Đừng nói chuyện cây đàn Upright cũ mèm và không được chăm sóc tử tế kia của bác TrúcLam, mời các bác nghe tiếng một cây Grand tử tế - Yamaha C5, mua với giá không hề rẻ, trong bàn tay chăm sóc lên dây của lũ thơ đầu đường xó chợ Việt Nam, và cũng tác phẩm đó, cây đàn đó, và người chơi đó sau khi được lên dây, canh chỉnh tử tế:

Trước khi lên dây:

Sau khi lên dây mà thôi:



Sau khi lên dây và Voicing:


Cũng cây đàn này, đây là âm thanh sau khi lên dây lần II sau lần I 10 ngày để chuẩn bị cho ghi hình cho bài thi gửi đi theo quy định, ngoài việc lên chuẩn xác cho ra tiếng đàn đẹp, cây đàn còn được voicing sao cho âm thanh phát ra trong, sáng, rõ, long lanh (tiếng pha lê) tiệm cận với cái đẹp của âm thanh cây Steinway B, mặc dầu chiều dài của nó (cây C5) kém cây Steinway B, bác nghe và xem thử, coi cái mà không chỉ bác, mà nhiều người cũng mong là "sánh ngang quốc tế. Từ cây đàn và người chơi đàn cũng như âm thanh , hình ảnh" có phần nào sánh ngang được chưa?





In closing, khi up các clips này tôi không hề có ý đinh khoe tài lên dây hay kỹ thuật xử lý âm thanh (voicing) mà chỉ muốn hướng các bác có con đang học piano chuyên nghiệp tới một vấn đề: Một cây đàn piano tốt hay đạt chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng ntn tới tay nghề và kỹ thuật cũng như việc học, rèn luyện đàn của pianist giỏi ra sao với những dẫn chứng cụ thể nhưng không phải trong "còm" này mà là trong những hình ảnh, dẫn chứng trong những bài viết sau!
đúng là tiếng đàn khác rõ rệt và nghe hay hơn. Tai trâu em mà còn nhận ra. Chứng tỏ trước đó đàn có vấn đề thật. Nghe rất rối.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
321
Động cơ
132,668 Mã lực
Mời bác nghe .Bài viết của em ở Zalo kính bác. Vậy đủ chân thực chưa ạ.
Tôi thích cô ý. Thích sự nhăn mặt chơi đàn trong đau khổ đặc trưng của cô ý , Thích khuôn mặt biểu cảm .
Và đặc biệt là tiếng đàn của Aimi Kobayahi.
Một trong những phong cách thể hiện khó nhất. Là tạo mầu sắc thay đổi liên tục trong một bài nhạc.
Quá hoàn hảo. 99,99%. (nếu như không sai nốt mi đánh nhầm thành nốt rê ở phút thứ 13.51).
Mở màn không mạnh bạo đặc trưng như những Pianis khác. Nhưng âm dầy và dứt khoát từng âm thanh một . Bass ngân khá lâu cảm giác như Piano mà hao hao âm hưởng Organ nhà thờ.
Bất ngờ khi vào tem . Âm thanh khác hẳn như một người khác chơi với âm mỏng nhẹ , bay (Nhưng không theo lối mềm mượt ) . Mà nghe rất rõ từng âm sắc tách biệt như những giọt sương.
Một nốt si rất nhỏ (Giống như ở tít phía xa vọng lại) . Không có mấy Panist chơi khác biệt hẳn như vậy. Câu nhạc này như một âm sắc phía xa vọng lại.
Sau đó là nhưng âm thanh vút lên tạo sự khác biệt .
Những giọt sương giờ đã được hoà quện vào nhau tạo thành sự mềm mượt và hoà sắc phút 6.48
Cùng 1 câu nhạc khá giống mhau nhưng . Sao lần 2 từ sự mềm mượt đó lại biến thành sâu lắng (Âm sắc thay đổi liên tục).
Quay trở lại với từng nốt tách biệt 7.10.
Và ngay ở 7.15 sự tách biệt đó đã thành những giọt sương còn đọng lại.
7.27 là một sự đổi mới tính từ đầu bài (Nhưng lại khác các Pianist khác) Tay trái chơi rõ nhịp và sắc thái. Nhưng không phá cách lấn át hoà âm tay phải. ...
Màu sắc thay đổi qua từng câu nhạc. Long lanh , cảm xúc và dâng trào trên lồng ngực.
(Zl giới hạn chữ)
*** Aimi Kobayashi là nghệ sĩ của những màu sắc.
Em nghĩ dù không chơi Piano hay học về âm nhạc (chỉ cần thích nghe nhạc nói chung) thì nghe bản này cần tập trung và kiên nhẫn là trước hết. (Không làm việc khác). Nghe được đủ 2 lần là bác sẽ yêu âm nhạc cổ điển ngay.
Em có đọc 1 blog của 1 bác viết về bạn này lần thi đầu tiên Chopin của bạn này, quá ấn tượng vì bác ý viết rất tỉ mỉ giống y như cụ vậy.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Mời bác nghe .Bài viết của em ở Zalo kính bác. Vậy đủ chân thực chưa ạ.
Tôi thích cô ý. Thích sự nhăn mặt chơi đàn trong đau khổ đặc trưng của cô ý , Thích khuôn mặt biểu cảm .
Và đặc biệt là tiếng đàn của Aimi Kobayahi.
Một trong những phong cách thể hiện khó nhất. Là tạo mầu sắc thay đổi liên tục trong một bài nhạc.
Quá hoàn hảo. 99,99%. (nếu như không sai nốt mi đánh nhầm thành nốt rê ở phút thứ 13.51).
Mở màn không mạnh bạo đặc trưng như những Pianis khác. Nhưng âm dầy và dứt khoát từng âm thanh một . Bass ngân khá lâu cảm giác như Piano mà hao hao âm hưởng Organ nhà thờ.
Bất ngờ khi vào tem . Âm thanh khác hẳn như một người khác chơi với âm mỏng nhẹ , bay (Nhưng không theo lối mềm mượt ) . Mà nghe rất rõ từng âm sắc tách biệt như những giọt sương.
Một nốt si rất nhỏ (Giống như ở tít phía xa vọng lại) . Không có mấy Panist chơi khác biệt hẳn như vậy. Câu nhạc này như một âm sắc phía xa vọng lại.
Sau đó là nhưng âm thanh vút lên tạo sự khác biệt .
Những giọt sương giờ đã được hoà quện vào nhau tạo thành sự mềm mượt và hoà sắc phút 6.48
Cùng 1 câu nhạc khá giống mhau nhưng . Sao lần 2 từ sự mềm mượt đó lại biến thành sâu lắng (Âm sắc thay đổi liên tục).
Quay trở lại với từng nốt tách biệt 7.10.
Và ngay ở 7.15 sự tách biệt đó đã thành những giọt sương còn đọng lại.
7.27 là một sự đổi mới tính từ đầu bài (Nhưng lại khác các Pianist khác) Tay trái chơi rõ nhịp và sắc thái. Nhưng không phá cách lấn át hoà âm tay phải. ...
Màu sắc thay đổi qua từng câu nhạc. Long lanh , cảm xúc và dâng trào trên lồng ngực.
(Zl giới hạn chữ)
*** Aimi Kobayashi là nghệ sĩ của những màu sắc.
Em nghĩ dù không chơi Piano hay học về âm nhạc (chỉ cần thích nghe nhạc nói chung) thì nghe bản này cần tập trung và kiên nhẫn là trước hết. (Không làm việc khác). Nghe được đủ 2 lần là bác sẽ yêu âm nhạc cổ điển ngay.

1/ Aimi Kobayashi là nghệ sĩ nổi tiếng về việc "pha màu" cho tiếng đàn. Nhiều người thich và cũng lắm kẻ chê!
Chính vậy mà cô "rơi" hạng trong kỳ thi Chopin vừa qua, ngay chồng cô (Sorita) cũng vậy nhưng theo lối mềm mượt!

2/ Những cái này (cái nói dưới đây) người nghe, nghe nó qua đôi tay của pianist nhưng công lao "làm ra" nó, 50% là của ai bác biết không?

"Bất ngờ khi vào tem . Âm thanh khác hẳn như một người khác chơi với âm mỏng nhẹ , bay (Nhưng không theo lối mềm mượt ) . Mà nghe rất rõ từng âm sắc tách biệt như những giọt sương.
Một nốt si rất nhỏ (Giống như ở tít phía xa vọng lại) . Không có mấy Panist chơi khác biệt hẳn như vậy. Câu nhạc này như một âm sắc phía xa vọng lại.
Sau đó là nhưng âm thanh vút lên tạo sự khác biệt .
Những giọt sương giờ đã được hoà quện vào nhau tạo thành sự mềm mượt và hoà sắc phút 6.48
Cùng 1 câu nhạc khá giống mhau nhưng . Sao lần 2 từ sự mềm mượt đó lại biến thành sâu lắng (Âm sắc thay đổi liên tục)."
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
1/ Aimi Kobayashi là nghệ sĩ nổi tiếng về việc "pha màu" cho tiếng đàn. Nhiều người thich và cũng lắm kẻ chê!
Chính vậy mà cô "rơi" hạng trong kỳ thi Chopin vừa qua, ngay chồng cô (Sorita) cũng vậy nhưng theo lối mềm mượt!

2/ Những cái này (cái nói dưới đây) người nghe, nghe nó qua đôi tay của pianist nhưng công lao "làm ra" nó, 50% là của ai bác biết không?

"Bất ngờ khi vào tem . Âm thanh khác hẳn như một người khác chơi với âm mỏng nhẹ , bay (Nhưng không theo lối mềm mượt ) . Mà nghe rất rõ từng âm sắc tách biệt như những giọt sương.
Một nốt si rất nhỏ (Giống như ở tít phía xa vọng lại) . Không có mấy Panist chơi khác biệt hẳn như vậy. Câu nhạc này như một âm sắc phía xa vọng lại.
Sau đó là nhưng âm thanh vút lên tạo sự khác biệt .
Những giọt sương giờ đã được hoà quện vào nhau tạo thành sự mềm mượt và hoà sắc phút 6.48
Cùng 1 câu nhạc khá giống mhau nhưng . Sao lần 2 từ sự mềm mượt đó lại biến thành sâu lắng (Âm sắc thay đổi liên tục)."
Vâng cụ
Là một người chơi đàn Piano. Em nghĩ trước tiên phải có cây đàn tốt hoặc chọn được cây đàn có âm thanh đúng ý.
Sau đó theo yêu cầu của người chơi nó. Nhờ vào kỹ thuật của người lên dây và làm âm thanh cho cây đàn.
Không thể thiếu đôi tay của người thợ.
Xưa kiến thức không đủ có sao dùng vậy mà ít đặt vấn đề. Nhờ cụ mà hiểu ra. Không chỉ ở khía cạnh liên quan Piano. Mà em kính cụ ở cái gọi là "Sự Thật" khi theo dõi các bài viết của cụ. Thích cả thơ của cụ. 😆
Tặng cụ một bài thơ em sáng tác. (Trích từ Zalo)
Thu đi.
Thu đi Đông đã về.
Thu đi đợi năm tới,
Nịnh mùa Đông.
Mưa giông nước mắt lạnh,
Buốt người dưng.
Đông nay ngừng khóc thở ,
Hơi sỗ sàng.
Qua đêm trời nắng sáng ,
Sương đọng da.
Nếu ai đó không nhà,
Đông thương xót.
Nếu Ai đó không nhà,
Mong Thu tới.
Giờ là tới mùa hè. Mùa hè là mùa của sinh sôi và sự sống. Từ cây cho tới các con vật , người cũng không ngoại lệ. Không phải nhìn thấy em bé không đủ áo ấm co ro như Clip nọ.
Vậy câu hỏi đặt ra là. Những nơi đói ăn ,thường xảy ra vào mùa hè hay mùa đông "nếu có" . Đây là câu hỏi dễ. Còn cả trăm câu hỏi khó hơn đố ai trả lời được.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Vâng cụ
Là một người chơi đàn Piano. Em nghĩ trước tiên phải có cây đàn tốt hoặc chọn được cây đàn có âm thanh đúng ý.
Sau đó theo yêu cầu của người chơi nó. Nhờ vào kỹ thuật của người lên dây và làm âm thanh cho cây đàn.
Không thể thiếu đôi tay của người thợ.
Xưa kiến thức không đủ có sao dùng vậy mà ít đặt vấn đề. Nhờ cụ mà hiểu ra. Không chỉ ở khía cạnh liên quan Piano. Mà em kính cụ ở cái gọi là "Sự Thật" khi theo dõi các bài viết của cụ. Thích cả thơ của cụ. 😆
Tặng cụ một bài thơ em sáng tác. (Trích từ Zalo)
Thu đi.
Thu đi Đông đã về.
Thu đi đợi năm tới,
Nịnh mùa Đông.
Mưa giông nước mắt lạnh,
Buốt người dưng.
Đông nay ngừng khóc thở ,
Hơi sỗ sàng.
Qua đêm trời nắng sáng ,
Sương đọng da.
Nếu ai đó không nhà,
Đông thương xót.
Nếu Ai đó không nhà,
Mong Thu tới.
Giờ là tới mùa hè. Mùa hè là mùa của sinh sôi và sự sống. Từ cây cho tới các con vật , người cũng không ngoại lệ. Không phải nhìn thấy em bé không đủ áo ấm co ro như Clip nọ.
Vậy câu hỏi đặt ra là. Những nơi đói ăn ,thường xảy ra vào mùa hè hay mùa đông "nếu có" . Đây là câu hỏi dễ. Còn cả trăm câu hỏi khó hơn đố ai trả lời được.
Vâng cám ơn bác.
Tôi đang chuẩn bị đi làm các bác nói, mà lại là một case đặc biệt, nên sẽ chia sẻ những gì cần với các bác sau:

"trước tiên phải có cây đàn tốt hoặc chọn được cây đàn có âm thanh đúng ý.
Sau đó theo yêu cầu của người chơi nó. Nhờ vào kỹ thuật của người lên dây và làm âm thanh cho cây đàn.
không thể thiếu đôi tay của người thợ.
"


1710638693598.png


1710638673610.png


1710638714413.png

1710638734832.png

1710638827223.png
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
Em có đọc 1 blog của 1 bác viết về bạn này lần thi đầu tiên Chopin của bạn này, quá ấn tượng vì bác ý viết rất tỉ mỉ giống y như cụ vậy.
Ý bạn nói về bác Nguyễn Đình Đăng. Mình không bị khuất phục về trí tuệ hay tài năng. Mà mình theo dõi bác Đăng và bác Quang cũng như nhiều trí thức khác. Về Đức cũng như về sự trong sáng của họ " Không bao giờ nói dối". Đọc bài viết sẽ cảm thấy Sang hơn , thăng hoa và toả sáng. Mình có mặt ở đâu chỉ có 2 mục đích là ủng hộ và tiếp xúc tới thứ có giá trị.
Ngoài ra cũng vạch mặt lũ nói láo trong xã hội hiện nay. ( Ở xứ này những bài văn mình viết mình còn phải viết nó như truyện cổ tích , lấy con vật thay con người) để thấy là nói thật đâu dễ.
Bác Đăng là một người đáng kính. Bác cũng chơi Piano , bậc thầy về hội hoạ và am hiểu về âm nhạc. Mình cũng hay theo dõi bác. Xem những bài bác viết.
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Một trong những nghệ sĩ đầu tiên. Câu này thiếu chữ "những" mà vẫn đi bắt bẻ.
Cụ cứ miên man đi đâu, cái việc cụ bảo bọn trẻ bây giờ nó giỏi hơn bọn trẻ lẫn bọn già ngày xưa cả về kiến thức lẫn kĩ năng đàn là đúng( chuyện đương nhiên)nhưng nó không chứng minh được là bọn bây giờ nó ko vượt qua ao làng. Rõ ràng bọn ngày xưa còn vượt qua được, bọn ngày nay có vấn đề, cốt lõi vẫn là chuyện đào tạo.
Nghệ thuật nói chung, piano nói riêng nó chẳng khác mấy so với thể thao. Để có đc 1 vận động viên đỉnh cao thì ngoài đào tạo rất lâu dài ( từ nhỏ)thì môi trường cọ xát thi đấu là vô cùng quan trọng. Cái đấy là câu chuyện về quá trình. Còn cái gốc của nó vẫn là xuất phát từ môi trường học đường. Thể thao chuyên nghiệp muốn mạnh thì cái gốc vẫn là đi từ thể thao học đường. Tương tự muốn có nền âm nhạc mạnh thì phong trào âm nhạc học đường phải được quan tâm đúng mức. Xã hội hoá có chiến lược, chứ cái kiểu xhh tự phát thì chỉ kéo thụt lùi hết.
Cụ chém gì thì chém cũng ko thể chứng minh phủ định của mệnh đề: bọn bây giờ vẫn nằm trong cái ao tù và ngày ngày tự huyễn hoặc và tự khen lẫn nhau.
Cuối cùng ta vẫn phải xét lại: thế nào là ao làng? Và thế nào là ra khỏi ao làng?
Tất nhiên với 1 đất nước thuộc hạng bét về mọi thứ từ kinh tế, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, khoa học như VN mà nói ra khỏi ao làng là 1 chuyện rất khó.
Ra khỏi ao làng? Đồng nghĩa vs đạt giải ở các Concours có số má trên thế giới, nghệ sĩ đi lưu diễn nhiều ở các khán phòng danh giá? Ký kết hợp đồng thu âm với các hãng đĩa hàng đầu thế giới?
Như cụ nói, VN chưa làm được, và sẽ còn rất lâu nữa mới có được điều này. Đây vẫn là chuyện nội bộ của các nc Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, TQ...so vs thể thao thì cũng khác nào giấc mộng WC
Có điều các buổi biểu diễn đã nhiều lên, Tiếng đàn cũng khá hơn, chương trình biểu diễn cũng nặng đô hơn trước nhiều, một số đã dám trình diễn Rach 3 trước công chúng, điều mà trc kia rất hiếm, như vậy cũng đã là tốt rồi
Còn việc nghệ sĩ VN tự huyễn hoặc, tự khen thì ko, vì họ nhận thức rất rõ trình độ của mình đang ở mức nào so vs top đầu thế giới. Có huyễn hoặc thì có ở trong này thôi, chứ đám ăn tập nó ko rảnh rỗi đâu :))
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
Bác Piano đọc truyện cổ tích. Con Cóc nhưng có tâm hồn là con "chim" chưa ạ. Chim chứ không phải ấy đâu nhé 😆.
Nó không phải con Cóc tầm thường. Nó là con cóc nhưng có tâm hồn của một con Chim. Có đầy đủ lòng kiểu hãnh , ước mơ , niềm tự hào và niềm tin . Nó là con chim trong hình hài một con cóc.
Đừng làm hại ước mơ của trẻ nhỏ. Trẻ con không phải "Bọn" hay "Đám". Trẻ con khác người lớn ở điểm chúng có Linh hồn.
Nhất là với những người học Piano. Thì tâm hồn đó mãnh liệt hơn.
Cũng không nên so sánh như bác Đăng có nói Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật.
Các em giờ chơi tốt hơn nhiều đấy. Vì mình biết lứa học cùng mình khi tuổi đó chơi đàn như nào. Không phải là tất cả. Vì không phải bạn nào cũng có năng khiếu . Hiện tại vậy , sau này tương lai du học về có thêm Đặng Thái Sơn thứ hai thì mình cũng sẽ không hề ngạc nhiên.
Tài năng sẽ xuất hiện đâu đó trong một ai đó.
Việt Nam thua kém nước bạn ở điểm này về giáo dục nói chung .
Là không được đồng đều. Khó nhất trong giáo dục là làm sao để 80 90% học khá giỏi như nhau. Chứ không phải chỉ có vài em nổi trội. Đấy là thứ mà họ làm được.
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
Thôi mà bác, tết nhất đến nơi rồi, vui vẻ lên bác, sân si gì mà cứ phải quote tôi mãi. Tôi mạn phép xin trích dẫn lại chính những gì bác nói chứ ko bác lại bảo tôi gg nhé :

"Nên yếu tố âm thanh hay, luôn là cái đầu tiên mà họ sẽ quan tâm vì đó là cái mà không một người thợ nào có thể làm được mà là cái trời sinh ra cho từng cây đàn

Ngay cả với Steinway là một thương hiệu nổi tiếng và có uy tín nhưng khi đi mua người ta vẫn phải lựa từng cây vì tiếng của các cây đàn, tuy cùng một Model, nhưng âm thanh của chứng sẽ luôn luôn là không giống nhau!

Dĩ nhiên tiền nào của nấy, nên với số tiền bỏ ra vừa phải, thì không thể nào đòi hỏi một cây đàn quá hoàn hảo, tuy nhiên người thợ lên dây viên vẫn có thể giúp cho nó "sáng nước" và chỉ thua kém những cây đàn "xịn sò" nhưng không đến mức quá mức ghê gớm!

Nếu được đúng như bác nói: "các thợ "vườn" lên dây, em nghĩ họ cũng chỉ lên cho các node đúng tần số thôi," thì tiếng đàn lúc đó khi nghe đã hay lắm rồi!

Em mạnh dạn không tin là họ làm được cái "lên cho các node đúng tần số thôi," vì nhiều lý do và em có cơ sở khi không tin!"

Vậy giờ bác muốn "vạch mặt" người khác hay lại vả vào chính mặt mình. Hay là những lời người khác tranh luận thì đều là talk is cheap còn lời bác nói thì đều là khuôn vàng thước ngọc. Bác cứ phải dùng từ ngữ đao to búa lớn, gồng mình lên gân để áp chế người khác làm gì cho mệt. Núi cao thì sẽ có núi cao hơn nhưng lúa chín thì lại cúi đầu. Tôi luôn dành sự tôn trọng cho nghề nghiệp và kiến thức của bác và công nhận bác là một người thợ giỏi yêu nghề, còn những thứ bác thần thánh dẫn dắt sai lệch về bản chất hay ít nhất là không cùng quan điểm thì tôi phản biện lịch sự văn minh thôi. Vui với nghề là tốt rồi nhưng đừng vui quá bác nhé.
Như này cho bác hiểu vấn đề. Đây dùng lý thuyết suông theo cách của bác.
Về đàn.
1. Cùng là đàn SteinWay hay hãng khác thì vẫn sẽ có đàn âm thanh tốt hơn cây khác cho dù mới tinh là lẽ thường. (Theo cách bác nói nó là nội tại). ==> Khi đi mua cần chọn đàn với 2 tiêu chí.
+ Là âm thanh hay tổng quát
+ Âm thanh mà thích theo sở thích cá nhân.
Nhưng vẫn phải là 9/10. Nội tại 😏
2. Sau khi chọn được đàn rồi thì đàn sẽ xuống dây sau một thời gian. Sẽ có các vấn đề mà bác bảo.
+ Nội tại cây đàn khi mua như nào thì lên dây lại cho đúng như thế . Bác không phải thợ, nên điều này chỉ thợ biết. (Tức là cứ coi như là lên dây chuẩn như dùng máy ra đo tần số và đạt cả 3 dây đồng nhất 😤 ).
Giả sử bác không có tai nghe , tức là không phân biệt được đàn nào biểu diễn ở Hà Nội mà như trên (Tức là trong suy nghĩ là cứ lên dây như máy là Ok).
Nội tại đàn tốt rồi lên dây như máy là ra đàn hay thì đó là khi chưa biết , chưa đọc đầy đủ, hoặc suy nghĩ thấu đáo các bài bác Quang viết cũng như bác không "TRẢI QUA MỘT QUÁ TRÌNH DÀI CHƠI ĐÀN PIANO".
Ở Hà Nội mấy chục năm nay từ khi ở nhà, học trong trường , kể cả ở ngoài hay biểu diễn vv.vvv mình chưa bao giờ được chơi một cây đàn Piano nào mà tiếng như hát cả cho dù nó đúng tần số đơn thuần.Nhưng nó không được như băng đĩa, hay chí ít nó phải hơi giống giống hoặc được 90% trên các Clip mà bác Quang Up (sau khi đã lên dây hoàn chỉnh) cũng như nhiều Clip trên Youtube , băng đĩa nhạc....... Nhưng không 😭
Nếu là theo nội tại của những cây đó bác có thể ngụy biện là do nội tại , do thợ lên dây không đúng (thợ nào chẳng có máy lên dây).
Mình căng tai ra , gồng người lên mà chơi cho hay là rất khó.
Tức là lên dây cho đúng tần số , lên dây cho 3 dây đồng âm hay những cái đơn giản nó là nằm trong phạm vi hiểu biết của tất cả mọi người ( nhưng như thế mà cũng chưa làm được đấy).
Còn phần còn lại là nằm "NGOÀI HIỂU BIẾT" của bác. Và của cả mình. Nên lý do mình ở Post này.
Âm thanh vẫn có thể làm hay và tốt hơn nữa nội tại của cây đàn.
Âm thanh vẫn có thể làm tốt hơn theo yêu cầu của người chơi đàn (tôi cần âm thanh thật sáng , tôi muốn âm thanh vang lên cổ kính chơi Bach , tôi muốn bài này hoà âm khu vục này hoặc nốt cảm âm này phải thật êm tai và hoà sắc......).
+ Trên kia có cả vấn đề về trình độ của người chơi đàn rồi đó. Với kinh nghiệm của mình cây đàn mà dở thì phải banh tai , căng não , dùng tới 200% sức lực ra để đánh cho nó hay hơn chút đỉnh.
Nên nếu có cây đàn mà sờ vào nó dễ làm câu nhạc , nảy tốt , vuốt nhẹ mà không sợ mất âm thanh , hoà âm ...... thì có lẽ chỉ cần sờ vào cũng ngồi được cả ngày rồi.
Cùng là cái xe máy. Đi bảo dưỡng đều đặn. Nếu ra hãng (tử tế) thì sau vẫn đi tốt. Còn ra thợ sửa lề đường xó chợ (như bác nói lên cho đúng thì chỉ sửa cho đi được là đủ) thì bác biết kết quả rồi đó.
Đấy mới là về tiếng đàn. Chứ bác không đề cập tới máy móc , bấm phím (đều hay không , nông sâu , nặng nhẹ , nảy nhanh chậm , tốc độ phản hồi) nên cứ tạm nói về âm thanh.
Hay là 40 năm qua cả Hà Nội không ai lên được dây đúng tần số như nhà bác nói nhỉ. ? (Vì lên đúng tần số thì phải y như trong Youtube hay các băng đĩa nước ngoài cũ ,xưa nghe chứ).
Mời bác nghe để biết mình là người học đàn , chơi đàn.
Cây này nội tại hơn cây nhà mình (miễn bàn) 😁.
Nhưng mình nghĩ nó vẫn có thể tốt hơn hay hơn nữa.
https://www.facebook.com/share/v/jq1FkwPkrKh29W8R/?mibextid=oFDknk
 
Chỉnh sửa cuối:

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Vâng cám ơn bác.
Tôi đang chuẩn bị đi làm các bác nói, mà lại là một case đặc biệt, nên sẽ chia sẻ những gì cần với các bác sau:

"trước tiên phải có cây đàn tốt hoặc chọn được cây đàn có âm thanh đúng ý.
Sau đó theo yêu cầu của người chơi nó. Nhờ vào kỹ thuật của người lên dây và làm âm thanh cho cây đàn.
không thể thiếu đôi tay của người thợ.
"
Case này của bác có lẽ cần bằng khảo cổ mới nên nhận. Em đoán chủ của nó là một người nhiều tiền, và hy vọng lý do họ sở hữu nó có gì đó liên quan thực sự đến âm nhạc. Mong bác chia sẻ thêm thông tin về tiêu chí và kết quả của cuộc trùng tu cây đàn này. Cảm ơn bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Như này cho bác hiểu vấn đề. Đây dùng lý thuyết suông theo cách của bác.
Về đàn.
1. Cùng là đàn SteinWay hay hãng khác thì vẫn sẽ có đàn âm thanh tốt hơn cây khác cho dù mới tinh là lẽ thường. (Theo cách bác nói nó là nội tại). ==> Khi đi mua cần chọn đàn với 2 tiêu chí.
+ Là âm thanh hay tổng quát
+ Âm thanh mà thích theo sở thích cá nhân.
Nhưng vẫn phải là 9/10. Nội tại 😏
2. Sau khi chọn được đàn rồi thì đàn sẽ xuống dây sau một thời gian. Sẽ có các vấn đề mà bác bảo.
+ Nội tại cây đàn khi mua như nào thì lên dây lại cho đúng như thế . Bác không phải thợ, nên điều này chỉ thợ biết. (Tức là cứ coi như là lên dây chuẩn như dùng máy ra đo tần số và đạt cả 3 dây đồng nhất 😤 ).
Giả sử bác không có tai nghe , tức là không phân biệt được đàn nào biểu diễn ở Hà Nội mà như trên (Tức là trong suy nghĩ là cứ lên dây như máy là Ok).
Nội tại đàn tốt rồi lên dây như máy là ra đàn hay thì đó là khi chưa biết , chưa đọc đầy đủ, hoặc suy nghĩ thấu đáo các bài bác Quang viết cũng như bác không "TRẢI QUA MỘT QUÁ TRÌNH DÀI CHƠI ĐÀN PIANO".
Ở Hà Nội mấy chục năm nay từ khi ở nhà, học trong trường , kể cả ở ngoài hay biểu diễn vv.vvv mình chưa bao giờ được chơi một cây đàn Piano nào mà tiếng như hát cả cho dù dúng tần số đơn thuần. Hay chí ít nó phải hơi giống giống hoặc được 90% trên các Clip mà bác Quang Up (sau khi đã lên dây hoàn chỉnh) cũng như nhiều Clip trên Youtube , băng đĩa nhạc....... Nhưng không 😭
Nếu là theo nội tại của những cây đó bác có thể ngụy biện là do nội tại , do thợ lên dây không đúng (thợ nào chẳng có máy lên dây).
Mình căng tai ra , gồng người lên mà chơi cho hay là rất khó.
Tức là lên dây cho đúng tần số , lên dây cho 3 dây đồng âm hay những cái đơn giản nó là nằm trong phạm vi hiểu biết của tất cả mọi người ( nhưng như thế mà cũng chưa làm được đấy).
Còn phần còn lại là nằm "NGOÀI HIỂU BIẾT" của bác. Và của cả mình. Nên lý do mình ở Post này.
Âm thanh vẫn có thể làm hay và tốt hơn nữa nội tại của cây đàn.
Âm thanh vẫn có thể làm tốt hơn theo yêu cầu của người chơi đàn (tôi cần âm thanh thật sáng , tôi muốn âm thanh vang lên cổ kính chơi Bach , tôi muốn bài này hoà âm khu vục này hoặc nốt cảm âm này phải thật êm tai và hoà sắc......).
+ Trên kia có cả vấn đề về trình độ của người chơi đàn rồi đó. Với kinh nghiệm của mình cây đàn mà dở thì phải banh tai , căng não , dùng tới 200% sức lực ra để đánh cho nó hay hơn chút đỉnh.
Nên nếu có cây đàn mà sờ vào nó dễ làm câu nhạc , nảy tốt , vuốt nhẹ mà không sợ mất âm thanh , hoà âm ...... thì có lẽ chỉ cần sờ vào cũng ngồi được cả ngày rồi.
Cùng là cái xe máy. Đi bảo dưỡng đều đặn. Nếu ra hãng (tử tế) thì sau vẫn đi tốt. Còn ra thợ sửa lề đường xó chợ (như bác nói lên cho đúng thì nó sửa cho đi được) thì bác biết kết quả rồi đó.
Đấy mới là về tiếng đàn. Chứ bác không đề cập tới máy móc , bấm phím (đều hay không , nông sâu , nặng nhẹ , nảy nhanh chậm , tốc độ phản hồi) nên cứ tạm nói về âm thanh.
Hay là 40 năm qua cả Hà Nội không ai lên được dây đúng tần số như nhà bác nói nhỉ. ? (Vì lên đúng tần số thì phải y như trong Youtube hay các băng đĩa nước ngoài cũ ,xưa nghe chứ).
Có lẽ bác nên đọc comment trước đó của bác ntdz27 để sự phản biện có thể chính xác vào điều bác ấy nói mà em không thấy tiện khi nhắc lại không nhỉ? Logic của nó khá thuyết phục một người đứng ngoài nhìn vào như em.
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
170
Động cơ
101,612 Mã lực
Có lẽ bác nên đọc comment trước đó của bác ntdz27 để sự phản biện có thể chính xác vào điều bác ấy nói mà em không thấy tiện khi nhắc lại không nhỉ? Logic của nó khá thuyết phục một người đứng ngoài nhìn vào như em.
Vâng cụ
Nay bé út 3 tuổi rưỡi nhà em "Dấm đài" nên em bị thức dạy 😅 sớm chưa ngủ lại được vì trời mưa lại có gió phải ra thu quần áo. Nên nãy rảnh có đọc lại rất kỹ gần như từ nửa cho tới đây. Và viết phản hồi.
Bác ý nói là theo tiêu chí của người không trong nghề và không chơi Piano. Nên em là người chơi Piano nói lại cho bác ý theo cách là một người học Piano. Và hơn thế là một người nghe nhạc từ bé. Từ 8 hay 10 tuổi trước khi đi ngủ em không bao giờ nghe dưới 2 vòng tua bằng tai nghe (băng quay ngày xưa) về âm nhạc (em không nghe nhạc hát , chỉ nhạc không lời).
Cả ngày thì nghe gần như nửa ổ băng đĩa. 1 nửa số băng đó em thu âm trên đài đấy. Tới giờ là hay phát nhạc cổ điển. Để sẵn sóng mở lên là bật thu.
Sau này tiếp xúc , hoặc đôi khi tự hỏi vì sao người ta chơi hay. Sao các đàn ở nhạc viện Hà Nội hay người ta chơi không giống tí nào .
Thông thường mấy ai đi sâu , có sao dùng vậy , cuộc sống lo chưa xong , thời gian để chơi chưa đủ.
Giờ có người nói thật , nói đúng .
Khi bên cạnh những người đó không phải là để mở mang trí tuệ của mình ra sao? .
Nên em cũng chỉ nói thật.
Vì nghe lũ dối trá nhiều rồi phải tự mà tìm đường cho mình sống thật.
Danh giá không phải cho mình mà là cho phố phường ngoài kia.
Nữa là lại cái rành rành ra đó. Dẫn chứng đầy đủ. Cớ gì mà không tin.
 

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Vâng cụ
Nay bé út 3 tuổi rưỡi nhà em "Dấm đài" nên em bị thức dạy 😅 sớm chưa ngủ lại được vì trời mưa lại có gió phải ra thu quần áo. Nên nãy rảnh có đọc lại rất kỹ gần như từ nửa cho tới đây. Và viết phản hồi.
Bác ý nói là theo tiêu chí của người không trong nghề và không chơi Piano. Nên em là người chơi Piano nói lại cho bác ý theo cách là một người học Piano. Và hơn thế là một người nghe nhạc từ bé. Từ 8 hay 10 tuổi trước khi đi ngủ em không bao giờ nghe dưới 2 vòng tua bằng tai nghe (băng quay ngày xưa) về âm nhạc (em không nghe nhạc hát , chỉ nhạc không lời).
Cả ngày thì nghe gần như nửa ổ băng đĩa. 1 nửa số băng đó em thu âm trên đài đấy. Tới giờ là hay phát nhạc cổ điển. Để sẵn sóng mở lên là bật thu.
Sau này tiếp xúc , hoặc đôi khi tự hỏi vì sao người ta chơi hay. Sao các đàn ở nhạc viện Hà Nội hay người ta chơi không giống tí nào .
Thông thường mấy ai đi sâu , có sao dùng vậy , cuộc sống lo chưa xong , thời gian để chơi chưa đủ.
Giờ có người nói thật , nói đúng .
Khi bên cạnh những người đó không phải là để mở mang trí tuệ của mình ra sao? .
Nên em cũng chỉ nói thật.
Vì nghe lũ dối trá nhiều rồi phải tự mà tìm đường cho mình sống thật.
Danh giá không phải cho mình mà là cho phố phường ngoài kia.
Nữa là lại cái rành rành ra đó. Dẫn chứng đầy đủ. Cớ gì mà không tin.
Cái này có lẽ là em sai.
Em không nói về âm nhạc hay piano.
Em cảm ơn cụ đã rất nghiêm túc dành thời gian để trả lời em. Chân thành.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Case này của bác có lẽ cần bằng khảo cổ mới nên nhận. Em đoán chủ của nó là một người nhiều tiền, và hy vọng lý do họ sở hữu nó có gì đó liên quan thực sự đến âm nhạc. Mong bác chia sẻ thêm thông tin về tiêu chí và kết quả của cuộc trùng tu cây đàn này. Cảm ơn bác.

Vâng cảm ơn bác đã có ý kiến! ^:)^

Cơ mà, trong hai thằng người dính vào cái đàn cổ này, thì thằng lớn chỉ "trên răng dưới ..." không một mảnh bằng dắt lưng chứ đừng nói là cái bằng khảo cổ kia. Còn thằng nhỏ là một kiến trúc sư trang trí nội thất mới 37 tuổi, có vợ hai con, rất đam mê nghệ thuật và đồ cổ. Chẳng có "ông nọ bà kia" hay thừa tiền lắm của ở đây! [-X

Tiêu chí ư? Đưa cây đàn về đúng cái chuẩn (piano touchée) ban đầu của nó, tần số thì có thể là hiện đại. :x
Còn kết quả ban đầu? Các bác sẽ được sớm thưởng thức cái kết quả ban đầu này không lâu đâu. :P

Riêng cái kết quả sau cùng thì khi cây đàn hoàn tất, sẽ ra mắt trước công chúng (giang cư mận) lần đầu tiên ở Việt Nam trên không gian mạng, âm thanh sẽ được vang lên với bàn tay vàng của một pianist trẻ tài năng, được trời ban cho vẻ đẹp cả về nhan sắc, lẫn tính tính, và đạo đức, cộng thêm với tiếng đàn đẹp, dễ làm xiêu lòng người nghe nhé. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Case này của bác có lẽ cần bằng khảo cổ mới nên nhận. Em đoán chủ của nó là một người nhiều tiền, và hy vọng lý do họ sở hữu nó có gì đó liên quan thực sự đến âm nhạc. Mong bác chia sẻ thêm thông tin về tiêu chí và kết quả của cuộc trùng tu cây đàn này. Cảm ơn bác.
Vâng cảm ơn bác đã có ý kiến! ^:)^

Cơ mà, trong hai thằng người dính vào cái đàn cổ này, thì thằng lớn chỉ "trên răng dưới ..." không một mảnh bằng dắt lưng chứ đừng nói là cái bằng khảo cổ kia. Còn thằng nhỏ là một kiến trúc sư trang trí nội thất mới 37 tuổi, có vợ hai con, rất đam mê nghệ thuật và đồ cổ. Chẳng có "ông nọ bà kia" hay thừa tiền lắm của ở đây! [-X

Tiêu chí ư? Đưa cây đàn về đúng cái chuẩn (piano touchée) ban đầu của nó, tần số thì có thể là hiện đại. :x
Còn kết quả ban đầu? Các bác sẽ được sớm thưởng thức cái kết quả ban đầu này không lâu đâu. :P

Riêng cái kết quả sau cùng thì khi cây đàn hoàn tất, sẽ ra mắt trước công chúng (giang cư mận) lần đầu tiên ở Việt Nam trên không gian mạng, âm thanh sẽ được vang lên với bàn tay vàng của một pianist trẻ tài năng, được trời ban cho vẻ đẹp cả về nhan sắc, lẫn tính tính, và đạo đức, cộng thêm với tiếng đàn đẹp, dễ làm xiêu lòng người nghe nhé. :P

Đây nhé, :D

Trước mắt là cứ "nhìn sơ, nghe tạm" cái âm thanh của cây đàn cổ square piano sau khi làm Pitch rising đưa về tầng số "hiện đại" (La A42 Hz) coi ntn: :x

Còn "nhìn rõ, nghe kỹ" thì ............................. vui lòng chờ thêm tẹo nữa, cho hệ thống dây của cây đàn ổn định, sẽ lên dây tinh chỉnh (fine tuning) rồi sẽ được nghe qua đôi tay vàng kia nhé! :P

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top