Đây là những điều mà cái nhà bác ntdz27 đã "mạn phép xin trích dẫn lại" từ các thông tin trong những "còm" mà tôi đã viết:
"Nên yếu tố âm thanh hay, luôn là cái đầu tiên mà họ sẽ quan tâm vì đó là cái mà không một người thợ nào có thể làm được mà là cái trời sinh ra cho từng cây đàn
Ngay cả với Steinway là một thương hiệu nổi tiếng và có uy tín nhưng khi đi mua người ta vẫn phải lựa từng cây vì tiếng của các cây đàn, tuy cùng một Model, nhưng âm thanh của chứng sẽ luôn luôn là không giống nhau!
Dĩ nhiên tiền nào của nấy, nên với số tiền bỏ ra vừa phải, thì không thể nào đòi hỏi một cây đàn quá hoàn hảo, tuy nhiên người thợ lên dây viên vẫn có thể giúp cho nó "sáng nước" và chỉ thua kém những cây đàn "xịn sò" nhưng không đến mức quá mức ghê gớm!
Nếu được đúng như bác nói: "các thợ "vườn" lên dây, em nghĩ họ cũng chỉ lên cho các node đúng tần số thôi," thì tiếng đàn lúc đó khi nghe đã hay lắm rồi!
Em mạnh dạn không tin là họ làm được cái "lên cho các node đúng tần số thôi," vì nhiều lý do và em có cơ sở khi không tin!"
Xin thưa,
Toàn bộ nội dung trên đúng là đã trích dẫn lời tôi và là của tôi và tôi phát biểu trong ngữ cảnh các bác up bài lên diễn đàn, nhờ tôi tư vấn khi mua nên chọn đàn như thế nào?
Trong những cây đàn các bác ấy gửi clip lên, có những cây rất đẹp mà âm thanh thì điếc, điếc và có những cây tuy không đẹp nhưng chất lượng âm thanh khá ok. Mặc dù tất cả đều chưa canh chỉnh hay lên dây tử tế.
Khi đưa cái tiêu chí căn bản này ra: "
Chọn đàn có âm thanh hay" để các bác chọn mua, vì khi mua một cây đàn xong, có khi nó sẽ gắn bó cả đời với mình, và phải đánh một cây đàn có âm thanh dở thì vô cùng khó chịu!
Những người có đầu óc, hay hiểu logic, thì phải nhận ra ngay rằng một cây đàn có âm thanh hay mà lên dây dở canh chỉnh không đúng thì tiếng cũng chẳng ra gì, và ngược lại một cái đàn cho dầu âm thanh khá hay chỉ nghe được, mà được lên dây với canh chỉnh tử tế thì đương nhiên sẽ hay hơn một cây đàn có âm thanh kia mà lên dây sai canh chỉnh sai.
Đây là điều rất cơ bản, và đơn giản trong luận lý hoặc phân tích so sánh, nên nếu chỉ bảo âm thanh hay, dở mà không cộng thêm yếu tố lên dây canh chỉnh thì khác nào nói một cô gái đẹp mà đang ở trong vũng bùn, với một cô gái tuy chỉ khá đẹp, hoặc tầm thường nhưng được tắm rửa trau chuốt sạch sẽ cẩn thận.
Chỉ nói đến vậy, thì
các bác đã nhìn ra ngay được cái ngu dốt của người đặt vấn đề với yếu tố đơn thuần là cây đàn có âm thanh đẹp mà không cộng thêm yếu tố lên dây canh chỉnh. Nên tôi mới đưa cái "
Chọn đàn có âm thanh đẹp" này ra, vì đó là tuy lúc mua nghe chưa hay, nhưng cái quan trọng nhất là mình đã có được là cái vĩnh cửu là cây đàn có âm thanh đẹp.
Trong thực tế những cây đàn có âm thanh tương đối hay hoặc chấp nhận được, nếu qua tay người thợ giỏi hay tốt nữa MPA (Master Piano Artisan) thì dĩ nhiên âm thanh của nó cây đàn chưa tốt lắm sẽ vẫn lôi cuốn, thu hút người nghe. Nó ví như một cô gái tương đối đẹp, hay dễ nhìn mà được bàn tay của chuyên gia trang điểm, bác sĩ thẩm mỹ có trình độ thực sự, thì kết quả là như thế nào các bác cũng tự trả lời.
Điều cần phải nói và nhìn thẳng ra rằng, là với những bác sĩ, chuyên gia trang điểm nổi tiếng và có tay nghề cao thì không thiếu gì ngày nay ở VN, nhưng những thợ lên dây và kỹ thuật viên giỏi thì thực sự phải nói là hãn hữu nên có trong tay một cây đàn tốt, âm thanh hay nhưng chưa chắc âm của nó qua tay đám KTV hay lũ thợ "đầu đường xó chợ" kia mà hay được.
Mà đâu chỉ lũ thợ "đầu đường xó chợ" kia, ngay đến KTV Nhật Bản lên dây canh chỉnh mà cây đàn có âm thanh tốt vẫn tịt!
Xin đưa
một ví dụ cụ thể về cây đàn U3H này:
Đây là một cây đàn Yamaha của một Giảng viên ĐH, dạy tin học nổi tiếng, được
mua với giá 80 triệu! Cái giá mà ai nghe qua cũng sửng sốt đến độ vô lý!
Lý do vì sao lại bỏ ra những 80 triệu để mua nó ???
Như đã nói, người mua đây là một giảng viên đại học, và đây là dạy môn tin học lại là giảng viên giỏi, chứ không phải dạy những môn khoa hoc xã hội, nghĩa là người có trình độ và kiến thức khoa học thật sự, vợ của anh ta hay cũng là một giáo viên tâm lý nổi tiếng, nghĩa là những người trí thức lại có giáo dục, có kiến thức phổ quát sâu. Họ mua nó đơn giản chỉ vì họ thấy cái đàn này tuy là đàn secondhand nhưng nhìn tốt mới, âm thanh nghe cũng khá. Điều quan trọng là họ mua từ một chỗ bán có uy tín trong bối cảnh kinh doanh đàn piano bát nháo không chỉ ở Sài Gòn mà ........... cả nước. Ngoài ra, hấp dẫn hơn là trong "gói bảo hành" thì có chuyên gia Nhật tới lên dây và chỉnh sửa định kỳ.
Với một cây đàn nhìn đẹp, âm thanh nghe khá hay cộng thêm với những điều kiện bảo hành như vậy, họ đã mua cộng thêm lời ngon ngọt của đám Sales thì việc mua cái đàn này với giá đó, không gì là vô lý, trong hoàn cảnh của họ.
Thế thì chất lượng lên dây với kỹ thuật canh chỉnh của cái ông chuyên gia Nhật kia nó như thế nào?
Mời các bác nghe âm thanh của cây đàn U3H sau khi được lên dây canh chỉnh sau sáu tháng và người chơi chỉ là một cô bé học cấp một với bàn tay yếu và nó nớt, thời gian tập luyện cũng không nhiều chỉ tầm 2, 3 tiếng một ngày.
Thế mà tần số của cây đàn đã xuống, âm thanh thật kinh khủng và nó nghe như thế này -
Tất cả nhưng notes đầu câu nhạc nghe đều không rõ!!!:
Vị chuyên gia này, tôi đồ rằng, ông ta lên dây theo như theo quy tắc của Yamaha tức là chủ yếu chỉ Bend và Twist khi lên dây mà không biết (chịu) áp dụng kĩ thuật "
Solid Tuning" hay những nguyên tắc cơ bản ban đầu là phải lên theo kiểu "
Solid Tuning".
Tuy nhiên không chỉ ông này, mà hầu hết các thợ ở Việt Nam đều không áp dụng "
Solid Tuning", nên
việc cây đàn có thể xuống dây (không in-tune) ngay sau khi lên, là điều bình thường chứ đừng nói là sau ba, hay sáu tháng.
FYI, một cây đàn piano bất kỳ nào nếu được lên dây theo cách/kiểu (kĩ thuật) "
Solid Tuning" thì âm thanh sẽ giữ được ở tần số đã lên rất lâu, và bền nghĩa là có độ ổn định cao (in-tune)
Thế thì "
Solid Tuning" là gì?
Nói cho dễ hiểu và đơn giản,
"Solid Tuning" là kĩ thuật lên dây mà người ta sẽ lên một sợi dây cao hơn tần số quy định hay dự kiến từ 5 - 10 % và đánh thật mạnh để cho tần số của sợi dây đó tự động tuột xuống đúng tần số mong muốn. Và (mà), không chỉ đánh một lần, mà
phải đánh nhiều lần cho tới khi nào đánh với một lực thật mạnh vào sợi đó, mà nó giữ nguyên tần số mong muốn, thì mới thôi.
Phân tích lý do: Khi đánh chỉ một sợi dây, với một lực rất mạnh mà lúc đó đó tần số vẫn không thay đổi thì trong thực tế, khi đàn, hay khi sử dụng người chơi (pianist) đàn ba dây cùng một lúc, cho dù lực mạnh đến đâu thì lực đó cũng đã chia làm ba rồi. Điều kéo theo với một lực rất mạnh mà không làm xuống tầng số chỉ với một lực mạnh mà không xuống dây thì với cho một phần ba lực làm sao dây (tần số) xuống được.
Đại khái là như thế, tuy nhiên để lên dây
theo kĩ thuật "Solid Tuning" này sẽ kéo theo một loạt những hệ lụy phiền toái và khó khăn như sau:
+ Thứ nhất là sẽ rất mất nhiều thời gian cho lần lên đây là đầu tiên. Phí, công trả ntn?
+ Thứ hai là nếu đánh mạnh như vậy, gặp những cây mới, dây tốt thì không sao, nhưng nếu những cây đàn cũ, dây rỉ sét, thì việc đứt dây là khó tránh khỏi. và nếu đứt dây thì hệ lụy kéo theo là một loạt những phiền toái:
a/ Người thợ có dây thay ngay hay không?
b/ Giả sử nếu có dây thay thì ai sẽ là người trả tiền?
3/ Cho dù ai trả tiền, thì chắc chắn rằng sau đó, người thợ phải quay lại lên (chỉnh lại) dây thay mới này ít nhất một lần nữa.
..........................................................
Tất cả những hệ quả phiền toái này sẽ kéo theo việc lên dây rất có thể rất tốn kém, và mất thời gian cũng như nảy sinh nhiều vấn đề khác,.........
Đã vậy, khi đánh mạnh như vậy gặp những cây đàn sấy liên tục gỗ khô quá mà lại không phải là gỗ tốt thì việc gãy búa (gãy cái shark) cũng có thể xảy ra và hệ lụy của nó cũng là một cái đau đầu với bản người thân người thợ và cả chủ nhân cái đàn.
Ai sẽ chịu chi phí cho sự cố này?
Trong thực tế tôi chưa gặp sự cố này, nhưng vẫn có (chuẩn bị tư thế) cách xử lý ngay khi cần.
Học trò của tôi đã từng bị và tôi đã dạy chúng cách xử lý (vì tất cả đều có dụng cụ tháo ra và phụ tùng thay thế) để sau khi gãy thì cái shark búa đó sẽ trở lại nguyên trạng y như cũ thậm chí còn tốt hơn cũ.
Nghĩa là, tóm lại việc lên dây đàn trong thực tế, đúng kĩ thuật, giữ được tiếng đàn đẹp lâu dài sẽ kéo theo rất nhiều những phiền toái tốn kém về cả về công sức, thời gian, lẫn tiền bạc đặc biệt là với những cây đàn cũ xấu.
Nói rất thật lòng là trong suốt bao năm phục vụ cho nhà thờ và tu viện những cái đàn rất cũ, rất nát nhưng nhờ ơn Chúa việc đứt dây hay gãy shark búa là chuyện tôi chưa từng gặp, dầu lúc nào lúc nào cũng chuẩn bị sẵn tư thế để xử lý. Có lẽ là tôi được ơn Chúa khi phục vụ thiện nguyện những cây đàn này.
Chỉ vài giớ nữa là chúng ta sắp kết thúc năm 2023 và bước qua năm mới 2024, nên cũng nhân dịp này mà tôi xin chia sẻ với các bác những kinh nghiệm rất thật, của tôi mà trong suốt bao tháng ngày. Nếu không nhờ ơn Chúa, ơn Đức Mẹ, thì tôi không thể nào vượt qua được những khó khăn thách thức đã, đang, và sẽ đón chờ, mà đối với những thợ Việt Nam họ đều đã, và đang, và sẽ đầu hàng.
In closing, đây là âm thanh của cây đàn U3H này sau khi lên dây lần đầu làm PITCH RISING rồi lên PITCH Tuning. Đây chỉ mới là làm PITCH TUNING cho nên phải chờ sau một tháng nữa, nếu có thể cây đàn sẽ được lên dây một lần nữa (lần này sẽ rất nhanh chỉ mất khoảng 90 - 120 phút!) và điều dĩ nhiên là âm thanh nghe sẽ đẹp hơn rất nhiều so với cái âm thanh hiện hữu này.
Chỉ cần nghe khúc cuối (phút 3:15) dưới bàn tay bé xíu của một cô bé cấp 1, những notes Bass nghe rõ, nét, to, vang như tiếng trống trong khi trước đó với đôi bàn tay này là tiếng thùng thiếc bể!
In addition, và nếu không có gì thay đổi, sáu tháng sau tôi sẽ nhờ cháu bé đánh lại một lần nữa, cũng tác phẩm này trên cây đàn này khi chưa lên dây để các bác xem tiếng đàn sau khi lên dây sáu tháng có như thế nào có hơn cái nhà ông KTV Nhật Bản chính hiệu kia không?.
Happy New Year 2024!
New Year Makes New Progress!