Đã chủ định im lặng nhưng bác vẫn quote bài nên tôi lại tiếp lời.
1/ Chính clip bác dẫn chứng là sự chứng minh có PP để có thể tối ưu cho việc xác định vị trí, cung bậc tần số từng nốt nhạc của đàn piano. Vậy có gì đảm bảo là việc căn chỉnh theo cảm tính của bác (không có PP chứng minh cụ thể) sẽ tối ưu hơn và cho kết quả hòa thanh tốt hơn theo như bác tự nói. Đây cũng là đặc trưng của những người thợ việt nam trong rất nhiều lĩnh vực, hiểu đơn giản kiểu như chơi xe, độ xe rồi nhận ra đỉnh cao của độ chế là về zin. Mặc dù vậy tôi cũng đồng ý về việc đa số những cây đàn đã cũ và không đủ chất lượng sẽ tạo ra những âm sắc, tạp âm không mong muốn và việc căn chỉnh cần có những điều chỉnh linh hoạt nhất định để tối ưu và đồng nhất âm hình tổng thể cho cả cây đàn, cái này là sự đóng góp của người lên dây có kinh nghiệm tay nghề. VD một cây đàn không đủ tốt khi lên La 444 thì các nốt dải cao sẽ không trong và tịt, thậm chí ko lên nổi dẫn đến sự tệ hại của tổng thể cây đàn khi hòa âm, việc lựa chọn giải pháp để cân chỉnh tối ưu cho cây đàn cần dựa trên chất lượng cây đàn và chuẩn mực đã được chứng minh, còn việc âm hình nó đạt được đến mức nào phần lớn là do nội tại của chính cây đàn đó.
Tuy nhiên đối với quan điểm của tôi, cho dù như vậy thì những vấn đề trên không phải là yếu tố quyết định đến giá trị của âm nhạc, hòa âm hay là bị đấm vào tai như bác mô tả. Hòa âm với tôi là ở nhịp điệu tiết tấu của tác phẩm và sự thể hiện có cảm xúc của người nghệ sỹ sẽ là yếu tố quyết định. 1 cây đàn chưa thật sự hoàn hảo hay cung bậc tần số các nốt nhạc trên piano chưa tối ưu là một thực tế luôn tồn tại và không cần phải là yếu tố ảnh hưởng lớn.
Quay lại với clip test tiếng đàn trc và khi cân chỉnh dây của bác, tôi đồng ý âm thanh có sự khác biệt, và tôi cũng công nhận bác là người thợ hiểu và giỏi nghề. Nhưng nếu ai đó ko biết chơi đàn ngồi vào chiếc đàn đã dc lên dây đó hoặc kể cả người nghệ sỹ không thể hiện được cảm xúc khi chơi nó thì mới là cái sự đấm vào tai, đó chính là sự khác biệt quan điểm về sự hòa âm trong âm nhạc của tôi và bác. Nếu có tranh luận cũng sẽ ko hồi kết. Lên diễn đàn nêu quan điểm là để trao đổi chia sẻ chứ ko phải để thắng thua và bỉ bôi coi thường người khác khi không cùng quan điểm, đó cũng là điều tôi muốn nhắn nhủ thêm với bác.
Ở vai trò người lập "thớt" này, bất kỳ ai vào chia sẻ, phản biện, hay đồng lòng, tôi đều phải có trách nhiệm phản hồi, hoặc giải thích, mở rộng,...... nên việc tranh luận là điều khó tránh khỏi.
Những quan điểm khác nhau trong tranh luận là điều bình thường, nhưng thế nào là đúng thế nào là sai,
tất cả sẽ dành cho, trước hết là người vào đọc cảm nhận, và trên hết vẫn là sự thật vì chẳng ai có thể thay đổi được sự thật.
Bác lại viết "còm lê thê" với lý thuyết sách vở trong đầu bác chứ không phải sách vở được,kiểm đinh cẩn thận rồi mới in ấn, nên mới đọc qua thì rất là nhiều thông tin, kiến thức, nhưng xem kỹ thì toàn là lý thuyết suông kiến thức rỗng, và chẳng có thực tế, hay
nói cho đúng là phần lớn là không thực tế mà chỉ là những suy nghĩ cảm tính không có cơ sở hay minh chứng cụ thể. Đây cùng là lý do hay căn cớ mà một số thợ lên dây ở VN và cả nước ngoài, chẳng thế đưa ra được (cho dẫn chứng cụ thể) một tiếng đàn "tử tế".
Nói nôm na, cho dễ hình dung, việc một người thợ lên dây canh chỉnh một cây piano, ví như một bác sĩ thẩm mỹ có thể cắt, gọt giữa những đôi mắt bồ câu, mũi dọc dừa, môi trái tìm, cằm chẻ, ....... nhưng dầu có tất những cái đẹp trên thì cái kết quả sau cùng là một khuôn mặt đẹp nhìn "dễ ưa" thì lại là chuyện khác! Cái đó (khuôn mặt đẹp), tùy thuộc phần lớn, là tùy vào thẩm mỹ của vị bác sĩ.
Mà "thẩm mỹ của vị bác sĩ" nếu có, nó không thể nằm ngoài cái tỷ lệ vàng (fibonacci)
Anyway,
cũng phải cảm ơn bác, chính vì những ý kiến có thể tạm gọi là vớ vẩn do bác nêu ra, thì tôi mới có cơ hội giải thích, chứng minh, để cho tất cả những ai vào coi có thêm kiến thức. Điều chắc chắn, ai cũng thấy và nhìn ra, những người vào đây đa phần là những người có nhu cầu tìm hiểu và nâng cao kiến thức thật sự, chứ không phải như những người vào đọc các 'thớt tả pín lù" khác trong diễn đàn này. Cái mà tôi chắc chắn, là rất nhiều người vào coi mặc dù không thích, thậm chí rất khó chịu nhưng vẫn phải vào coi, đọc vì hàm lượng kiến thức của nó là thật, và có giá trị, cũng như luôn luôn được chứng minh cụ thể, và rõ ràng chứ không chỉ nói mồm!
Trước mắt là như vậy, tôi sẽ phân tích và chứng minh từng điều, hay những cái sai trong những lời hoa mỹ bác vừa nói ở trên, và điều chắc chắn như vừa nói, là những ai quan tâm sẽ có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, những kiến thức về cây đàn piano, một nhạc cụ mà những người quan tâm và yêu thích mới vào đây để đọc và nghe!