...........................................................................................................................
In closing, khi up các clips này tôi không hề có ý đinh khoe tài lên dây hay kỹ thuật xử lý âm thanh (voicing) mà chỉ muốn hướng các bác có con đang học piano chuyên nghiệp tới một vấn đề: Một cây đàn piano tốt hay đạt chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng ntn tới tay nghề và kỹ thuật cũng như việc học, rèn luyện đàn của pianist giỏi ra sao với những dẫn chứng cụ thể nhưng không phải trong "còm" này mà là trong những hình ảnh, dẫn chứng trong những bài viết sau!
+ Trên kia có cả vấn đề về trình độ của người chơi đàn rồi đó. Với kinh nghiệm của mình cây đàn mà dở thì phải banh tai , căng não , dùng tới 200% sức lực ra để đánh cho nó hay hơn chút đỉnh.
Nên nếu có cây đàn mà sờ vào nó dễ làm câu nhạc , nảy tốt , vuốt nhẹ mà không sợ mất âm thanh , hoà âm ...... thì có lẽ chỉ cần sờ vào cũng ngồi được cả ngày rồi.
Cùng là cái xe máy. Đi bảo dưỡng đều đặn. Nếu ra hãng (tử tế) thì sau vẫn đi tốt. Còn ra thợ sửa lề đường xó chợ (như bác nói lên cho đúng thì chỉ sửa cho đi được là đủ) thì bác biết kết quả rồi đó.
Tôi xin chia sẻ và làm rõ một phần điều tôi phát biểu cũng như ý kiến của
bác TrúcLam ("Với kinh nghiệm của mình cây đàn mà dở thì phải banh tai , căng não , dùng tới 200% sức lực ra để đánh cho nó hay hơn chút đỉnh.") đây chỉ mới là phần mở đầu, và tôi sẽ tiếp tục làm rõ hơn trong những bài viết sau:
Đây là một cái đàn YAMAHA G-3A (chửa được Grand Yamaha C nhé!) của một đạo diễn truyền hình HTV chuyên đề giáo dục nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cây đàn này mua cũng khoảng mười năm. Với tình thương con luôn muốn những cái tốt nhất cho con mình, cây G3 này đã được những thợ, gọi là nổi tiếng ở Sài Gòn canh chỉnh và lên dây.
Ví dụ: một Tuner người Nhật làm cho một hãng piano nổi tiếng ở Sài Gòn, mỗi lần chỉ lên dây giá là 4 triệu tới 5 triệu, Và gần đây, là một thợ lên dây nổi tiếng tên K. anh này chuyên về Yamaha, làm cho một công ty kinh doanh piano nổi tiếng. Anh chàng này, khi đến chỉ có lên dây, vệ sinh sơ sài và thay một nốt Si 5 (B5) bị đứt trong khoảng thời gian 3 giờ với giá 3,5 triệu!
Cái khốn nạn của thằng thợ này (xin phép gọi là "thằng" vì không còn từ nào xứng đáng hơn) là chỗ sợi dây đứt này (B5) đúng ra nó phải thay, tùy theo Piano Scale, thì đây là dây số (gauge) 15 hay 15.5 (tùy theo từng Model piano) nhưng nó lại thay bằng dây số 14 mà lại là dây Trjung quốc (chính mồm nó xác nhận) !
Kết quả là, cho dù lên, chỉnh đúng tần số đến đâu, thì âm thanh của note B5 này cũng không chuẩn tiếng vì khác màu! Việc thay sai số Gauge này trong một vây đàn ví như trong một nhóm tam ca của các ba cháu thiếu niên mà nhét vào một hai em bé Nhi đồng hát chung với 1 thiếu niên, hay tam ca mà hai thiếu niên hát với một ca sĩ thành niên, cho dù hai em bé có hát cách nào chăng nữa thì âm thanh của hai em bé sẽ lòi ra ngay vì không đống điệu dù cùng tầng số.
Đây là âm thanh cây đàn trước khi lên dây và canh chỉnh, các bác để ý sẽ thấy cháu bé này không đánh tay trái một cách bình thường lúc nào cũng dằn ngón tay, và các notes tay trái và hợp âm nghe rất thô, cũng như là có âm lượng nhỏ xíu, khi cố đánh tay trái cho to thì to thì thô, mà hễ đánh nhỏ thì không nghe!
Cháu bé này bị cô giáo trách mắng đến mức khủng hoảng: mỗi lần học là một cơn ác mộng, vì luôn luôn bị cô giáo nhắc nhở thậm chí ghi chi tiết trong sổ học vì bàn tay hay lối đánh kỳ cục này.
Nguyên nhân chỉ bởi cây đàn này canh máy sai, cũng như độ sâu của phím không đồng đều (phần Bass quá cạn, nông (0.9 cm) phần giữa cũng nông (1.0 cm) phần treble trên cao thì quá sâu (1.20cm)! dẫn tới phần âm vực bass nếu đánh bình thường thì nhỏ xíu và rất khó đánh vì phím cạn nhưng nếu đánh mạnh thì thô. Dàn phím ở giữa (Octave 3,4) thì không nhạy lại tức (thốn) ngón tay, trong khi phím những notes trên cao (Octave 6, 7) thì sâu và lại bị tịt!
Đây là âm thanh của cây đàn sau khi lên dây và canh chỉnh toàn bộ: Cháu bé đã có thể đánh một cách thoải mái, thư thái hơn. Tuy nhiên đây sau khi canh chỉnh cây đàn có một Piano Touchée mới, nên cháu vẫn chưa quen lắm, nhưng dù chưa quen mà đã làm được sắc thái to nhỏ, rời tiếng (staccato), liền tiếng (legato), và làm được nhiều màu sắc hơn, dynamics hơn rất nhiều so với trước đó.
Tất nhiên trong một vài ngày tới, tiếng đàn của cháu còn đẹp hơn nữa! Vì đây, trong hai clips này là cháu đánh thị tấu, do mới vỡ bài chuẩn bị cho HK 2 (thi vào tháng 5/2024) chắc chắn sau khi thay dây mới, trong vòng một tuần tới 10 ngày, note B5 sẽ phải chỉnh lại một chút để cho đồng nhất, do sự giãn nở của kim loại. Hy vọng sẽ có thể quay clip để lúc đó các bác sẽ nghe một lần nữa âm thanh của cây đàn để coi tiếng đàn của cháu có truyền cảm ngọt ngào hơn hay không?!
Cây đàn có tiếng sáng và hơi đanh, nhưng giữ nguyên theo ý thích và yêu cầu của cháu.