[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Cảm ơn bác. Nhìn 4 tuning hammers là thấy uy tín rồi :P

Vấn đề không phải là uy tín, hay "Show up" mà vì sao cần có tới bốn cái búa (Hammer) lên dây?! :-?

FYI, với đàn Grand piano, tất cả những cây nhỏ (Model dưới 200 cm) đều cần phải có bốn cây búa mới lên được tử tế (lên hết, lên đúng không chừa một note nào) còn những cây piano lớn (Model trên 200 cm) chỉ ba cái là đủ lý do vì sao ư?
Xin mời xem hình, minh họa:

1682561646324.png

Nếu để ý sẽ thấy những nốt Bass cuối cùng bên tay trái (A0, A#0, B0, ) bị vướng một cái ngàm nhô ra để gắn giá nhạc (Giá nhạc được gắn vào, và sẽ trợt ra hay vào trên cái ngàm này) và điều này dẫn tới khi gắn đầu búa có chiều dài bình thường vào để lên dây, những chốt pin (truc lên dây này sẽ bị kẹt do những đầu búa dài thông thường (khoảng 6 - 7 cm) không thể nào đút vào được do kẹt cái ngàm này, và phải cần một cái đầu búa lên dây có độ dài chỉ khoảng (3 - 4) phân.

Riêng những cây đàn lớn (trên 200 cm) thì khoảng cách của cái ngàm khá rộng nên với cái đầu búa dài thông thường là có thể thọc và được rồi> Do đó mà chỉ cần có ba cái búa (hay đầu búa lên dây)


Thế thì tại sao phải là 3 đầu búa (Grand lớn) hay 4 (Grand piano nhỏ) mà không là 1 hoặc 2 cái đầu búa?!

Xin thưa,
Riêng những note treble trên cao (Octave 6) và Octave 7:
+ nếu không có cái đầu búa dài hơn (10 cm cho octave 6 thì khi lên dây đúng cách sẽ vướng vào khung sắt của đàn.
+ nếu không có cái đầu búa dài khoảng sáu Inches (15cm) cho octave 7) thì khi lên đúng cách sẽ vướng vào thành đàn và chẳng thể nào lên được!!! (xem hình minh họa)


"Close up" (cận cảnh): :P







Thế thì vì sao mà lại vướng??? Sao không thay vì để (lên dây) ở vị trí này (12 giờ xuống 3 giờ), mình đổi sang vị trí đối diện (9 giờ lên 12 giờ)? Vừa tiện ( chỉ một cái bùa (dầu búa ) lên dây là đủ vừa khỏi mất công??? :(
Sao "ngu" mà lại "lắm chuyện" vậy??? =))

Xin thưa,
Vì sao mà lại bị vướng? có "ngu" mà lại "lắm chuyện" không???
FYI, theo quy tắc cơ bản của Steinway nói riêng và lên dây đàn Grand piano nói chung là phải lên ở vị trí từ 12.00 xuống 03.00, và vị trí tối ưu Optimum là 02 .00 giờ điều này kéo theo, nếu chỉ có 1 cái đầu búa, thì chắc chắn khi lên note Treble trên cao sẽ va vào khung sắt hay thành đàn và để xử lý phải có thêm 2 đầu búa chuyên dụng là như vậy.


Người chưa hiểu sẽ nghỉ là tôi "vẽ ra hay mọc ra" cũng như đám thợ "đầu đưởng xó chợ" sẽ bảo là xưa nay người ta (chúng) "vẫn lên tốt" khi dùng 1 cái búa duy nhất. :))

Nghe nhé!
Đây không phải là điều mà tôi vẽ hay mọc ra mà đây là theo quy định (hướng dẫn) lên dây của Steinway Hamburg, hãy coi thông tin dẫn chứng:

1682564635499.png

Khi tôi mở mồm nói lũ thợ "đầu đưởng xó chợ", ai không hiểu và chưa trải qua đám thợ thầy lên dây piano ở VN, hay nếu không biết, thì sẽ thấy rằng tôi nói nặng nề, hay quá dữ dằn, nhưng nếu hiểu kỹ thuật, và hiểu được nội tình, thì sẽ thấy rằng những lời nói trên còn quá nhẹ! mà hai note sai trong buổi biểu diễn ở trên là một ví dụ không thể nào hay hơn!

Cái tội lớn nhất của đám thợ "đầu đưởng xó chợ" là chúng nó làm mà không hiểu, không biết, không có dụng cụ tử tế, dẫn tới chuyện làm hư đàn của người ta, mà chủ nhân cây đàn đâu nào hay biết?!
Trong thực tế, việc lên dây vô tội vạ, dùng thiết bị dụng cụ lên dây không đúng chuẩn dẫn tới rất nhiều hệ lụy sau này, mà cây đàn hay người chịu lụy trực tiếp, là chủ nhân của nó sẽ hiểu được.




In addition, nếu các bác để ý, trong tất cả các hình chụp lên dây đàn Grand piano đều thấy có một con gấu bông màu trắng trên cạnh Pinblock, đi kèm nhưng để làm gì ??? :-/

Con gấu này chính là một cái gối tựa cho cánh tay hay khủy người thợ lên dây, hầu giúp cho:

+ Mồ hôi tay không dính vào đàn .
+ Không làm đau tay người thợ lên dây khi phải tì tay vào thành đàn lấy lực (không dưới 300 lần, cá biệt khi lên dây (Pitch Rising) một cây có vấn đề, phải lên, chỉnh 2 vòng, số lần tì tay là khoảng 1.000 lần!). Nếu không tì tay mà để "cánh tay thao tác tự do" như thường thấy khi các "thầy thợ" VN làm sẽ không thể nào làm chủ được lực kéo, và chuyện đứt dây khi lên những cây đàn có tần số từ thấp lên cao (biên độ trên 10% - đang 432 - 436 muốn lên tới 440 - 442 ) nhất là đàn cũ là khó tránh khỏi.
Đây cũng là một trong những lý do mà đa phần thợ VN (kể cả những thợ 40 - 50 năm trong nghề) thường "từ chối khéo" hay không dám làm Pitch Rising với những cây đàn cũ có tần số thấp lên tới La A442Hz! =)) :-/ :P

+ Quan trọng nhất và mục đích chính yếu của cái gối này, chính là giúp cho họ có một điểm tựa cân bằng cũng như khi lên dây nhấc, kéo, hoặc xoay sẽ hoàn toàn làm chủ lực của mình, hoàn toàn kiểm soát lực bỏ ra hầu khiến cho không có chuyện đứt dây hay ảnh hưởng nghiêm trọng tới chốt pin (trục lên dây) đàn.


Ngoài ra, tại sao lại chọn con gấu mà không phải là một cái gối?
Nếu là một cái gối chắc chắn, sẽ khó mềm mại và thường là hình phẳng , không có điểm tựa hay giữ lại khi dịch chuyển và có khả năng "trồi lên rớt xuống" trong khi một "con gấu ở tư thế ngồi" thì khi để nó lên trên thành đàn (Piano Rim) vô hình trung, bụng nó nó đã bám chắc vào thành đàn và không tự rơi rớt làm mất thêm thời gian vốn dĩ thường eo hẹp của tuner khi dịch chuyển và sử dụng cái "gối tựa" này.

1682564532681.png


Cái gì cũng vậy, với lũ ngu thì chỉ biết đến thế (gấu bông là gấu bông và chỉ để .............. chơi!) còn với người có đầu óc, thì làm cái gì cũng tính toán cân nhắc, để đạt được cái mình muốn tốt nhất! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Yes wait and see
Hãy xem 1 người chơi đàn lâu năm + có khả năng đọc hiểu tiếng Anh + có kết nối internet làm được gì.
...................................................................................
Chính bác cũng nói Đô và Fa nặng nề đúng không?
Nó có nặng tới mức nghe vô củng chói tai nghịch nhĩ. Nghe bản nhạc của Schumann có thấy kì quái không? Với một cây đàn đã tune ngay trước buổi biểu diễn, dù là 1 KTV tệ hại nhất, cũng ko thể tune ra nốt C ở cỡ này, nói gì là KTV Steinway như lời bác nói.
Do đó e mới tạm phỏng đoán, cây đàn đã không được lên dây trc khi biểu diễn, vì sai sót này ko phải nhỏ bằng hạt cát để phải vạch lá tìm sâu mới ra.

Nếu đúng là "có khả năng đọc hiểu tiếng Anh" và không cần cái "+ có kết nối internet " nữa vì ở đây đã có cái này của Steinway Hamburg, nên đã có thể tự giải thích cho mình những thắc mắc trên rồi đấy! :P


1682611253605.png


 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vấn đề không phải là uy tín, hay "Show up" mà vì sao cần có tới bốn cái búa (Hammer) lên dây?! :-?

FYI, với đàn Grand piano, tất cả những cây nhỏ (Model dưới 200 cm) đều cần phải có bốn cây búa mới lên được tử tế (lên hết, lên đúng không chừa một note nào) còn những cây piano lớn (Model trên 200 cm) chỉ ba cái là đủ lý do vì sao ư?
Xin mời xem hình, minh họa:

Nếu để ý sẽ thấy những nốt Bass cuối cùng bên tay trái (A0, A#0, B0, ) bị vướng một cái ngàm nhô ra để gắn giá nhạc (Giá nhạc được gắn vào và trơt ra vào trên cái ngàm này) và điều này dẫn tới khi gắn đầu búa bình thường vào để lên dây, những nốt này sẽ bị kẹt do những đầu búa thông thường (khoảng 6 - 7 cm) không thể nào đút vào được do kẹt cái ngàm này, nên cần một cái đầu búa lên dây có độ dài chỉ khoảng (3 - 4) phân.

Riêng những cây đàn lớn (trên 200 cm) thì khoảng cách của cái ngàm khá rộng nên những cái đầu búa thông thường là có thể thọc và được rồi do đó mà chỉ cần có ba cái búa (hay đầu búa lên dây)


Thế thì tại sao phải là 3 (Grand lớn lớn) hay 4 (Grand piano nhỏ) mà không là 1 hoặc 2 cái đầu búa?!

Xin thưa,
Riêng những note treble trên cao (Octave 6) và Octave 7:
+ nếu không có cái đầu búa dài hơn (10 cm cho octave 6 thì khi lên dây đúng cách sẽ vướng vào khung sắt của đàn.
+ nếu không có cái đầu búa dài khoảng sáu Inches (15cm) cho octave 7) thì khi lên đúng cách sẽ vướng vào thành đàn và chẳng thể nào lên được!!! (xem hình minh họa)


Thế thì vì sao mà lại vướng??? Sao không thay vì để (lên dây) ở vị trí này (12 giờ xuống 3 giờ), mình đổi sang vị trí đối diện (9 giờ lên 12 giờ)? Vừa tiện ( chỉ một cái bùa (dầu búa ) lên dây là đủ vừa khỏi mất công??? :(
Sao "ngu" mà lại "lắm chuyện" vậy??? =))

Xin thưa,
Vì sao mà lại bị vướng? có "ngu" mà lại "lắm chuyện" không???
FYI, theo quy tắc cơ bản của Steinway nói riêng và lên dây đàn Grand piano nói chung là phải lên ở vị trí từ 12.00 xuống 03.00, và vị trí tối ưu Optimum là 02 .00 giờ điều này kéo theo, nếu chỉ có 1 cái đầu búa, thì chắc chắn khi lên note Treble trên cao sẽ va vào khung sắt hay thành đàn và để xử lý phải có thêm 2 đầu búa chuyên dụng là như vậy.


Người chưa hiểu sẽ nghỉ là tôi "vẽ ra hay mọc ra" cũng như đám thợ "đầu đưởng xó chợ" sẽ bảo là xưa nay người ta (chúng) "vẫn lên tốt" khi dùng 1 cái búa duy nhất. :))

Nghe nhé!
Đây không phải là điều mà tôi vẽ hay mọc ra mà đây là theo quy định (hướng dẫn) lên dây của Steinway Hamburg, hãy coi thông tin dẫn chứng:


Khi tôi mở mồm nói lũ thợ "đầu đưởng xó chợ", ai không hiểu và chưa trải qua đám thợ thầy lên dây piano ở VN, hay nếu không biết, thì sẽ thấy rằng tôi nói nặng nề, hay quá dữ dằn, nhưng nếu hiểu kỹ thuật, và hiểu được nội tình, thì sẽ thấy rằng những lời nói trên còn quá nhẹ! mà hai note sai trong buổi biểu diễn ở trên là một ví dụ không thể nào hay hơn!

Cái tội lớn nhất của đám thợ "đầu đưởng xó chợ" là chúng nó làm mà không hiểu, không biết, không có dụng cụ tử tế, dẫn tới chuyện làm hư đàn của người ta, mà chủ nhân cây đàn đâu nào hay biết?!
Trong thực tế, việc lên dây vô tội vạ, dùng thiết bị dụng cụ lên dây không đúng chuẩn dẫn tới rất nhiều hệ lụy sau này, mà cây đàn hay người chịu lụy trực tiếp, là chủ nhân của nó sẽ hiểu được.




In addition, nếu các bác để ý, trong tất cả các hình chụp lên dây đàn Grand piano đều thấy có một con gấu bông màu trắng trên cạnh Pinblock, đi kèm nhưng để làm gì ??? :-/

Con gấu này chính là một cái gối tựa cho cánh tay hay khủy người thợ lên dây, hầu giúp cho:

+ Mồ hôi tay không dính vào đàn .
+ Không làm đau tay người thợ lên dây khi phải tì tay vào thành đàn lấy lực. Nếu không tì tay mà để "cánh tay tự do" như thường thấy sẽ không thể nào làm chủ được lực kéo và chuyện đứt dây khi lên nhưng cây đàn có tần số thấp lên cao (biên độ trên 10%) nhất là đàn cũ là khó tránh khỏi. Đó cũng là một trong nhưng lý do mà đa phần thợ VN thường "từ chối khéo" hay không dám làm Pitch Rising với nhưng cây đàn cũ có tần số thấp lên tới La A442Hz! =)) :-/ :P

+ Quan trọng nhất và mục đích chính yếu của cái gối này, chính là giúp cho họ có một điểm tựa cân bằng cũng như khi lên dây nhấc, kéo, hoặc xoay sẽ hoàn toàn làm chủ lực của mình, hoàn toàn kiểm soát lực bỏ ra hầu khiến cho không có chuyện đứt dây hay ảnh hưởng nghiêm trọng tới chốt pin (trục lên dây) đàn.


Ngoài ra, tại sao lại chọn con gấu mà không phải là một cái gối?
Nếu là một cái gối chắc chắn, sẽ khó mềm mại và thường là hình phẳng , không có điểm tựa hay giữ lại khi dịch chuyển và có khả năng "trồi lên rớt xuống" trong khi một "con gấu ở tư thế ngồi" thì khi để nó lên trên thành đàn (Piano Rim) vô hình trung, bụng nó nó đã bám chắc vào thành đàn và không tự rơi rớt làm mất thêm thời gian vốn dĩ thường eo hẹp của tuner khi dịch chuyển và sử dụng cái "gối tựa" này.


Cái gì cũng vậy, với lũ ngu thì chỉ biết đến thế (gấu bông là gấu bông và chỉ để .............. chơi!) còn với người có đầu óc, thì làm cái gì cũng tính toán cân nhắc, để đạt được cái mình muốn tốt nhất! :D
Cảm ơn bác. E đã hiểu vì sao búa đàn lại có tới 4 size. Vị trí optimum này có áp dụng luôn cho Upright không?
Thực tế KTV chỉ có 1 búa đàn, chắc để cắt cost, chứ đc đào tạo bởi Yamaha, Steinway, thì kiến thức này là phải biết.
Cty chỉ lo bán đàn, các lần lên dây sau đa phần là khuyến mãi cộng thêm, nên...
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Nhưng cây đàn ở giá này thì e không bao giờ khuyên người quen mua. Hoặc tích góp thêm, hoặc mót quá mua tạm cây đàn điện.
Tiếng thì có thể vẫn còn tạm ổn, nhưng máy móc thì có rất nhiều lỗi, từ nhỏ cho đến lớn, và xuất hiện rất thường xuyên.
Cây đàn này tuy chỉ 13 triệu, nhưng còn rất mới (90%) mà giá rẻ như vậy, là bởi vì người ta mua nó với giá gần 30 triệu đẻ trong một trung tâm dạy nhạc, nhưng vì nhiều lý do lớp nhạc này phải đóng cửa và cây đàn này cũng thanh lý theo lớp nhạc. :((

Một trong nhưng lý do họ bán rẻ vì nếu lái thu (bán cho lái) thì chỉ dưới 10 triệu, và trong thực tế, trước đó khi bán lúc chưa sửa, do canh chình sai máy móc, phím cạn khó đánh, còn âm thanh rất chát chúa nên ai mà mua?!

Nếu người dùng có đồ nghề, có kiến thức cơ bản có thể chỉnh sửa các lỗi nhỏ, thì mua, còn ai ko nắm rõ thì tốt nhất đừng sờ vào kẻo chi phí gọi thợ còn gấp nhiều lần chi phí mua đàn. Chơi đàn mà cứ trục trặc suốt thì khó chịu lắm

Một cây đàn mà ai nhờ tôi đi coi dùm, mặc dù là đàn do họ chọn, mà tôi bảo mua thì tôi vẫn có trách nhiệm, vì đó là danh dự và uy tín của mình. Còn đây không phải là đàn họ chọn hay muốn mua và nhờ tôi coi giúp mà là do chính tay tôi lựa và khuyên mua thì chất lượng như thế nào chắc không cần phải nói. :D

Thực ra ban đầu cây đàn này tôi định mua để tặng một nhà thờ, vì giá tiền so với chất lượng của cây cây đàn này thì quá tốt. Hơn nữa cái giá đó cũng chưa bằng chai nước hoa một đôi giày mà tôi thường sử dụng nên chẳng đáng gì khi mua nó và cho.

Lý do cây đàn lại vào tay chú bé này, đơn giản chỉ vì mẹ chú cùng là một giáo viên dạy nhạc, cô đã năm lần bảy lượt muốn đến thăm tôi từ tết đến giờ, nhưng tôi đều từ chối, gần đây nhất khi biết tôi .........................., cô ta lại khẩn khoản xin gặp cho bằng được. :">
Khi gặp, qua câu "chuyện làm quà" mới biết rằng học sinh của cô mới bị một cú lừa, hay nói chính xác hơn là bị một cửa hàng bán Piano gạt một cái đàn ngoài dòng giá hơn 20 triệu mà đánh không được. Đây là một cửa hàng quảng cáo khá đồ sộ và khá "chụp giựt" trên mạng. Tôi nhờ cô giáo này "chuyển lời an ủi" tới vị phụ huynh này là, "Không nên buồn! Hơn 20 triệu không thấm vào đâu so với số tiền hơn 400 triệu mà cũng chính chỗ bán đàn này, gạt một cô bé sinh viên Nhạc viện Sài Gòn!" [-X
FYI, họ bán một cây C7 với giá giá hơn 400 triệu nhưng không ai (dám) lên được La A442 Hz mà In-tune, tất cả các thợ ngay cả của họ, lẫn những người thợ lâu năm ở Sài Gòn đều từ chối lên nó đúng chuẩn A442 Hz (ngay chính người KTV lâu năm (50 năm trong nghề, hơn 40 cầm búa lên dây đàn) mà gia đình cô tin tưởng, nhờ đi coi giúp trước khi quyết định mua nó, và người KTV này và thề "sống chết" là cây C7 này "zin" hoàn toàn" cũng không thể làm khá hơn :P) và vị KTV này cũng chỉ lên tới mức La A438 rồi tụt xuống La A436 sau dăm tuần (do lên dây sai kỹ thuật)!!! :( =))

Tôi mới nói cô giáo giới thiệu chú bé học trò kia mua cây đàn này, và khuyên nên đi coi ngay kẻo họ bán mất. Cô ta vội gọi điện thoại liên hệ ngay và mua cho chính con ruột mình, thì lúc đó cũng đang có mấy người tới coi ngã giá! ;;)
Đúng là "trâu đứng không ai mặc cả, trâu ngã lắm kẻ cầm dao" khi tôi coi, thì có khả năng mua được nó giá rất thấp tầm 10 triệu, giờ chỉ sau mấy ngày, chủ nhân của nó, trước cảnh "ong qua bướm lại" đã quyết định giữ nguyên giá, chứ không bớt biếc gì nữa. Do đó mới có con số 13, chứ đúng ra con số này còn nhỏ hơn nữa. :))

In closing, Việc học đàn đánh đàn và coi đàn hai vấn đề khác nhiều hơn đừng tưởng mình học đàn lâu năm là đã biết coi đàn, khi không có một cái đầu logic, một cái tai có thẩm âm tốt và óc phán đoán, phân tich, nhận xét tinh tế, để nhìn ra mới cũ, tân rang hay mông má hoặc "Zin".


Hai cây đều đc lên dây rất nét, chơi Mozart rất hay. Lần tới hi vọng bác test đoạn nhạc bản nhạc buồn, chậm ( ví dụ October trong The Season của Tchaikovsky, Waltz in A minor Chopin, Moonlight Sonata Mv1, Clair De Lune ....đại loại vậy ).
E vẫn thấy 440 hz thì vừa tai em, và chơi hay được nhiều thể loại nhạc hơn.

Tất cả những cây đàn mà do chính tay tôi hay học trò tôi dạy lên mà không "nét" hay chuẩn xác thì mới là lạ còn nếu "nét" chính xác, ngọt ngào là điều đương nhiên. :))

Vì sao ư?

+ Với tôi khi lên dây một cây đàn thì chất lượng của âm thanh sau khi lên là danh dự, trách nhiệm của mình và trên hết là niềm tự hào và là cái lòng kiêu hãnh vô cùng của tôi. :P

+ Với học của trò tôi, thì chúng phải làm tốt để kiếm tiền, và cầm đồng tiền một cách xứng đáng, vì giá công lên dây của chúng rất mắc, do tôi yêu cầu chúng không được lấy rẻ!
"Tiền nào của nấy" khi không ai làm được cái mình làm, thì mình có quyền (phải) lấy giá cao. Thà là cho không chứ không tự mình làm mất giá trị vốn có. [-X

Ngoài ra, còn một lý do trên hết, là nếu chúng làm sai, thì chúng sợ rằng khi tôi biết, thì bất kỳ một khuyết điểm nào của chúng do cẩu thả mà có, thì chính tôi, chứ không phải khách hàng, sẽ chửi cho mục mả! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Cảm ơn bác. E đã hiểu vì sao búa đàn lại có tới 4 size.

1/ Thực ra với đàn Grand piano cũng không nhất thiết phải mua đủ bốn đầu búa hay bốn cán (cần) búa.
Việc có đủ thì giúp cho người thợ thoải mái dễ dàng thuận lợi trong thao tác. Họ vẫn có thể mua một cán búa, và bốn hay ba đầu búa rồi tháo lắp nhưng thực tế mỗi lần tháo lắp (tháo ra nhét vào, xoay vặn,...) sẽ mất thời gian, và đôi khi "tụt hứng"! :P

2/ Về đầu búa, vẫn có thể mua ba hay 2 cái rồi dùng một dụng cụ "tiếp đầu búa" (Tip) như trong hình là ok.
Vì trong thực tế những đầu búa loại dài ngoại hạng (Hammer/ Lever Head Extra long) tần suất xử dụng không cao giá rất mắc như cái đầu buá nhà nghề (Tip màu đen (thép chuyện dụng, không làm trầy chốt lên dây) + Head) này giá khoảng 50 USD! Khi cái "tiếp đầu búa" (Tip) thì chỉ khoảng hơn 10 USD!

1682940839075.png


1682940860906.png


1682940888885.png


Vị trí optimum này có áp dụng luôn cho Upright không?
Riêng với đàn Upright piano thì chỉ dùng một hoặc hai cần búa và hai đầu búa là quá tốt rồi.
Thông thường chỉ cần một cái thân (cán) búa loại có thể gia giảm chiều dài, hầu có thể làm chủ được lực kéo và một cái đầu búa dài 6-7 cm cũng như dự phòng thêm một cái đầu búa khoảng 10 cm dùng cho những cây đàn cao lớn (ví dụ: U3H) , có nắp đậy nhô ra ngoài quá nhiều khiến tuner vướng víu khi thao tác (xem hinh):.

1682666574172.png


1682666595013.png







Còn về vị trí cán búa thì hoàn toàn đối ngược lại so với cách lên đàn Grand piano (9 giờ kéo lên 12 giờ).
Trong thực tế nếu nắm vững kỹ thuật sẽ thấy rằng rằng Grand piano dễ lên, dễ chính xác, và dễ hay hơn đàn upright piano rất nhiều!!! :))

Tuy nhiên, do truyền thống, quy định giá tiền công lên cho đa2n grand piano thường cao hơn Upright piano 50%. còn nếu bảo khó và phức tạp và lên làm sao cho thật hay, sạch nét, trong vắt, không một tạp âm...... thì lên dây đàn upright khó hơn.


Thực tế KTV chỉ có 1 búa đàn, chắc để cắt cost, chứ đc đào tạo bởi Yamaha, Steinway, thì kiến thức này là phải biết.
Cty chỉ lo bán đàn, các lần lên dây sau đa phần là khuyến mãi cộng thêm, nên...

Xin thưa, chúng chẳng biết gì hết!
Tiếng Việt nói còn chửa xong (đớt lưỡi) thì làm sao mà nghe, nhìn, đọc tài liệu tiếng Anh, Pháp?

Những kỹ thuật viên mà bác nói, đa phần kiến thức rỗng tuếch, vì tôi đã tiếp xúc trực tiếp, hay qua nhiều cách rồi, họ chỉ giỏi nói lý thuyết, còn tay nghề thì đúng là "Ngựa đeo ba trá" (con ngựa lúc kéo xe bị cặp "ba trá" che mắt chỉ biết đi thẳng!) nghĩa là bảo sao nghe vậy, và không có chút sáng tạo tư duy, cũng như không thông minh và nhạy bén, bằng chứng là cây đàn biểu diễn tối 22/4 vừa qua đấy.

Lý do của sự cố này ư? Nếu đọc hướng dẫn (Kỹ thuật Chỉnh dây đàn cho Biểu diễn của Hamburg) mà tôi cung cấp thì biết ngay là do người KTV đã không chịu kéo đủ số lượng (đơn vị dài) dây cần thiết mà chỉ nhấc hay hạ cao độ của note cần chỉnh. Cũng như chỉnh dây, mà không biết lên (chỉnh) một note (những notes) cần thiết phải thật chính xác, theo kĩ thuật "Solid Tuning".

Thực ra lên dây piano không đơn thuần là lên cho hay một cây đàn mà phải nhìn, ngó, coi ai là "Vedet" của buổi biểu diễn cũng như đâu là tác phẩm chính, thì sẽ bắt buộc phải lên và chọn thang âm cho tác phẩm đó nghe hay nhất, cũng như biết những tác phẩm nào đánh nhiều đánh mạnh thì việc xử lý những Nốt cần thiết thật cẩn thận để tránh trường hợp tuột chốt như ở buổi biểu diễn nói trên.

Ví dụ, ngay trong một buổi biểu diễn, nếu biết trong tác phẩm đầu tiên, hay chính yếu trong đêm biểu diễn viết giọng Đô trưởng hay Đô thứ thì tất cả các note Do, Mi, Re#, Sol phải lên hết sức cẩn thận vì tần suất xử dụng sử dụng sẽ rất nhiều.

Trong đêm 22/4, tiết mục khai mạc đã là một Concerto số 2 của Rach. giọng Đô thứ, đã vậy, mà người chơi phải đàn mạnh và liên tục như phá, ngay lúc đầu đến hết cả tác phẩm, thì nếu lên dây không cẩn thận, việc tuột chốt (xuống dây) là điều dễ hiểu.

Người KTV piano không đơn thuần là chỉ biết lên dây hay canh máy, mà phải có kiến thức rộng về âm học, thẩm mỹ, và các kiến thức cần thiết khác, thì mới có thể thành một người KTV tốt được, mà bây giờ loại người này ở Việt Nam thì đúng là mơ! =))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Thực tế KTV chỉ có 1 búa đàn, chắc để cắt cost, chứ đc đào tạo bởi Yamaha, Steinway, thì kiến thức này là phải biết.
Cty chỉ lo bán đàn, các lần lên dây sau đa phần là khuyến mãi cộng thêm, nên...
Xin thưa, chúng chẳng biết gì hết!
Tiếng Việt nói còn chửa xong (đớt lưỡi) thì làm sao mà nghe, nhìn, đọc tài liệu tiếng Anh, Pháp?
Những kỹ thuật viên mà bác nói, đa phần kiến thức rỗng tuếch, vì tôi đã tiếp xúc nhiều rồi, họ chỉ giỏi nới lý thuyết và tay nghề thì đúng là "Ngựa đeo ba trá" nghĩa là bảo sao nghe vậy, và không có chút sáng tạo tư duy, cũng như không thông minh và nhạy bén, bằng chứng là cây đàn biểu diễn tối 22/4 vừa qua đấy.
Lý do của sự cố này ư? Nếu đọc hướng dẫn (Kỹ thuật Chỉnh dây đàn cho Biểu diễn của Hambourg) mà tôi cung cấp thì biết ngay là do người KTV đã không chịu kéo đủ số lượng (đơn vị dài) dây cần thiết mà chỉ nhấc hay hạ cao độ của note cần chỉnh. Cũng như chỉnh dây, mà không biết lên (chỉnh) một note (những notes) cần thiết phải thật chính xác, theo kĩ thuật "Solid Tuning".

Nhân còn chút giờ ở Sài gòn, cũng xin nói thêm một chút cho "rộng đường dư luận" ntn:
Ngay cả việc lên dây theo cách của (kỹ thuật) Yamaha cũng không cho ra một tiếng đàn tốt (in-tune), và nghe hay (vang, rền nhưng vẫn trong sáng, rõ ràng mà vẫn long lanh, và hòa thanh tối đa)!

Theo cách lên của Yamaha, thì thiên về bình quân luật, và đào tạo Tuner theo các cấp từ thấp đến cao (lên dây theo quãng 8 kết hợp quãng 5, sau là quãng 6, và cao nhất là theo đơn vị quãng 3) điều này (thang âm) khiến cho tiếng đàn sau khi lên xong, các hợp âm nghe nặng nề không thanh thoát và không nét.

Bản thân một trong hai người học trò giỏi nhất của tôi, gia đình nó cũng có một công ty kinh doanh đàn lớn và là đại lý lớn cho Yamaha và cũng phải đi học lên dây "cách Yamaha" để có tấm bằng mà treo hầu khoe với người ta cho "đẹp cửa hàng", và đây là bằng chứng: :P

1682674923450.png



Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những cây đàn trong showroom, nếu lên theo cách của Yamaha và những cây lên theo thang âm mà tôi khuyến nghị, thì khi người mua, đặc biệt là những pianist, những giảng viên piano tới coi lựa đàn dùm ai hay họ mua, thì đều chọn những cây đàn lên dây theo thang âm mà tôi khuyến nghị, còn những cây đàn lên theo cách của Yamaha thì hầu như họ không thèm đánh đến lần thứ hai! =))

In addition, có một pianist người Hàn Quốc đang sống ở Sài Gòn, khi có nhu cầu đi mua đàn Steinway, cô đã đi rất nhiều nơi, khắp các showroom, cũng như cửa hàng bán hàng có trưng bày Steinway, mãi khi đến đây, nơi có những cây Steinway được lên dây theo thang âm optimum, thì cô bảo rằng, chỉ có nơi đây cô mới nghe được tiếng đàn Steinway thực sự! :D


"Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử.
Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong”
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Xin lỗi do tôi không có mặt ở Sài Gòn nên những "còm" tôi viết trong vài ngày này, sẽ có thể có sai sót về trình bày do viết bằng Laptop lúc ngồi xe, nhưng nội dung cung cấp thì ................... không thể sai sót, và giữ nguyên giá trị, cũng như hoàn chịu trách nhiệm về những gì mình viết.

Yes wait and see
Hãy xem 1 người chơi đàn lâu năm + có khả năng đọc hiểu tiếng Anh + có kết nối internet làm được gì.
...................................................................................
Do đó e mới tạm phỏng đoán, cây đàn đã không được lên dây trc khi biểu diễn, vì sai sót này ko phải nhỏ bằng hạt cát để phải vạch lá tìm sâu mới ra.

Nếu bảo là "có khả năng đọc hiểu tiếng Anh" thì ngay đã có cái hướng dẫn của Steinway Hamburg, tôi tin chắc là cũng chẳng thể hiểu được đầy đủ nội dung nó ntn, vì có nhiều thuật ngữ chuyên ngành (technical terms) nên khi tôi bảo "đã có thể tự giải thích cho mình những thắc mắc trên rồi đấy!" cũng chỉ là "trêu hoa ghẹo nguyệt" cho xôm đám chứ không cứ gì bác piano mà ngay cả nhiều người nếu tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, mà lại không "trong nghề", sẽ chẳng thể nào hiểu hết nội dung cái hướng dẫn trên mà "có thể tự giải thích cho mình những thắc mắc trên" :P

Đấy là với bác piano, người có ăn học, và biết chơi đàn lâu năm mà còn thế, thì đừng đòi hỏi cái đám KTV kia ntn nhé! [-X =))
Và tôi càng không dám đòi hỏi các bác khác vào "thớt" hay những ai quan tâm này phải hiểu ra (lý do) cái nội tình của câu chuyện, dầu đã được cung cấp bản hướng dẫn của Hamburg kia. Đọc một văn bản chuyên ngành tiếng Anh và hiểu nó cặn kẽ không hề dễ! [-X

Chính bác cũng nói Đô và Fa nặng nề đúng không?
Nó có nặng tới mức nghe vô củng chói tai nghịch nhĩ. Nghe bản nhạc của Schumann có thấy kì quái không? Với một cây đàn đã tune ngay trước buổi biểu diễn, dù là 1 KTV tệ hại nhất, cũng ko thể tune ra nốt C ở cỡ này, nói gì là KTV Steinway như lời bác nói.
Như vừa nói "Đọc một văn bản chuyên ngành tiếng Anh không hề dễ!" Tôi sẽ dịch ngay phần đầu cái bản "Concert Tuning Techniques from Hamburg" để các bác nhìn ra vấn đề.
Tôi đã dịch cẩn thận và hoàn chịu trách nhiệm về bản dịch này: :D


Kỹ thuật chỉnh dây piano cho biểu diễn của Hamburg

Chuẩn bị cho chỉnh dây:

Kiểm tra dây có bị rỉ sét/ăn mòn không, và làm sạch bằng miếng đệm (như Scotch-Brite hoặc bùi nhùi thép) hoặc benzen loãng (nồng độ thấp) để giảm thiểu sự việc sai "beat" (nhịp) có thể có.

Kiểm tra chốt dây (Pin Hitch) ở vị trí ngựa đàn và nếu cần thì gõ (đóng) xuống cẩn thận (hầu để cho giảm thiểu sự sai "beat" (nhịp)). Cũng có thể kéo căng các dây một chút, bằng cách dùng một khúc gỗ nhỏ với mục đích tương tự, tuy nhiên, ngay trước khi buổi hòa nhạc bắt đầu, không bao giờ nên thực hiện hành động này, mà chỉ được thực hiện nhiều giờ/ngày trước đó, vì (sau khi làm như vậy - người dịch chua thêm) dây sẽ trở nên hơi căng và cao độ (pitch) không ổn định.

Kiểm tra cao độ của nhạc cụ. Nếu nó chênh hơn 1 Hz so với cao độ mong muốn, thì nên quyết định thực hiện hai bước (vòng) chỉnh dây: Đầu tiên, chỉnh dây đến cao độ cần thiết thật nhanh, và nếu thời gian cho phép, sau một thời gian nghỉ ngơi, chỉnh lần dây thứ hai muộn hơn sau đó. Dĩ nhiên, nếu không có thời gian nghỉ này, thì việc tinh chỉnh này, phải được thực hiện ngay lập tức.

Nếu chưa quen cây đàn (chưa từng chỉnh nó lần nào - người dịch chua thêm) và là lần đầu tiên chỉnh dây, thì nên thực hiện hai lần chỉnh để chuyển dịch (dịch chuyển - người dịch chua thêm) và ổn định các chốt (trục) lên dây lại, theo kỹ thuật của mình, hầu đạt được độ ổn định (cho cao độ của cây đàn - người dịch chua thêm) sau khi dây đã được chỉnh tốt! Vì cây đàn có thể đã được điều chỉnh bằng một kỹ thuật khác trước đó, nên việc điều chỉnh dây một lần, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng có hiệu quả, mà ngược lại sẽ làm mất đi sự ổn định các chốt (trục) giữ dây và dây đàn.
.......................................................................................


FYI, không cần dịch hay đọc hết cái hướng dẫn, chỉ đọc đoan đầu thôi, đã thấy sự cẩu thả và tắc trách cũng như thiếu kiến thức của những người xưa nay, vỗ ngực xưng KTV piano VN ntn:


1682739400981.png

HAPPY WEEKEND !!!!!! :)) :)) :)) :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Nhân còn chút giờ ở Sài gòn, cũng xin nói thêm một chút cho "rộng đường dư luận" ntn:
Ngay cả việc lên dây theo cách của (kỹ thuật) Yamaha cũng không cho ra một tiếng đàn tốt (in-tune), và nghe hay (vang, rền nhưng vẫn trong sáng, rõ ràng mà vẫn long lanh, và hòa thanh tối đa)!
Theo cách lên của Yamaha, thì thiên về bình quân luật, và đào tạo Tuner theo các cấp từ thấp đến cao (lên dây theo quãng 8 kết hợp quãng 5, sau là quãng 6, và cao nhất là theo đơn vị quãng 3) điều này (thang âm) khiến cho tiếng đàn sau khi lên xong, các hợp âm nghe nặng nề không thanh thoát và không nét.
Bản thân một trong hai người học trò giỏi nhất của tôi, gia đình nó cũng có một công ty kinh doanh đàn lớn và là đại lý lớn cho Yamaha và cũng phải đi học lên dây "cách Yamaha" để có tấm bằng mà treo hầu khoe với người ta cho "đẹp cửa hàng", và đây là bằng chứng: :P

Để chứng minh cho điều tôi nói mời các bác nghe âm thanh của cây grand piano YAMAHA GB1K sau khi vừa lên dây xong, và khi đưa ví dụ này, tôi lưu ý các bác 03 điều:

1/ Người đàn trong clip là Ms. Thùy Yên - Giảng viên piano tại nhạc viện Sài Gòn và là phó chủ nhiệm khoa piano Nhạc viện Sài Gòn.
FYI, Ms. Thùy Yên, trước đây từng là một sinh viên xuất sắc của nhạc viện, và đã giảng dạy nhiều năm, với thành tích mà "sinh viên nào cũng mong được làm học trò". Thế nên nếu bàn về kỹ thuật đánh đàn và kỹ thuật "nhả ngón, vẽ âm thanh" trên bất kỳ một cây piano nào, thì không có gì để bàn, hay có chuyện "nói vào hay ra".

2/ Đây là một cây đàn GB1K mới khui thùng dùng được khoảng sáu tháng, nên về Piano Touchée cũng như âm thanh, với cả Voicing thì không có gì để bàn về chất lượng lẫn độ "Respondability" khi đàn.

3/ Cây đàn được kỹ thuật viên có chứng nhận (Registered Piano Technician) lên dây theo đúng kỹ thuật và âm sắc của Yamaha.

Các bác hãy nghe thử coi âm thanh ntn?
Có hay không? Có rõ ràng sắc nét, có long lanh, các note ở ocatave 6,7 có đủ to và đẹp không? Hay nói tóm gọn, là nghe có vang, rền nhưng vẫn trong sáng, rõ ràng mà vẫn long lanh, và hòa thanh tối đa nhưng nghe vẫn "êm tai thuận nhĩ" không?






 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Nói cơm Việt trên "Mâm cơm quốc tế" thì phải có cơm Tàu cơm Tây, mà so sánh!

Cũng cây đàn Yamaha GB1K, này ở một chỗ khác, khi được lên dây theo một thang âm khác như đã nói, không phải Yamaha, thì nghe nói như thế này đây!

Cũng xin lưu ý là cây đàn này tuy cùng "một lò Yamaha" với cây đàn kia, nhưng lại được lên dây trước khi ghi hình khoảng hai tuần, do nhân một buổi ghi hình nộp bài thi, nên cây GB1K này, được ghi âm lại để so sánh chất lượng âm thanh và sự ổn định của Soundboard sau khi lên dây hai tuần là như thế nào.
Điều đó cò nghĩa là, ngay sau khi lên dây mà thu âm thì tiếng đàn còn sắc sảo, rõ nét, và đẹp hơn thế này nữa!

Cách lên dây Yamaha chẳng là gì cả trong "thế giới thang âm" muôn màu đa vẻ và vô cùng hấp dẫn!!!

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
................................................. nhưng lại được lên dây trước khi ghi hình khoảng hai tuần, do nhân một buổi ghi hình nộp bài thi, nên cây GB1K này, được ghi âm lại để so sánh chất lượng âm thanh và sự ổn định của Soundboard sau khi lên dây hai tuần là như thế nào.
Điều đó cò nghĩa là, ngay sau khi lên dây mà thu âm thì tiếng đàn còn sắc sảo, rõ nét, và đẹp hơn thế này nữa!
Cách lên dây Yamaha chẳng là gì cả trong "thế giới thang âm" muôn màu đa vẻ và vô cùng hấp dẫn!!!

Vậy thế nào là "tiếng đàn còn sắc sảo, rõ nét, và đẹp hơn thế này nữa"?

Mời các bác nghe cũng những tác phẩm này dưới ngón đàn của cùng một người chơi trên cây đàn cổ Steinway & Sons Louis XV - Model “M” (1927) có tuổi đời gần một trăm năm, và được chỉnh dây theo một thang âm dĩ nhiên không phải Yamaha mà thêm một thang âm khác.

Do là đàn cổ nên dây đàn, đặc biệt là phần Bass không được rền vang như đàn mới, nhưng độ chính xác và chuẩn âm của từng note và hòa thanh nên khi đánh hợp âm mà nghe như chỉ một, thì người nghe dễ dàng nhận ra ngay, dầu thiếu đi cái rền vang gầm gừ của Steinway vì, xin nhắc lại, đây là một cây đàn cổ gần 100 năm và giữ nguyên bản:


 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
..................2/ Về đầu búa, vẫn có thể mua ba hay 2 cái rồi dùng một dụng cụ "tiếp đầu búa" (Tip) như trong hình là ok.
Vì trong thực tế những đầu búa loại dài ngoại hạng (Hammer/ Lever Head Extra long) tần suất xử dụng không cao giá rất mắc như cái đầu buá nhà nghề (Tip màu đen (thép chuyện dụng, không làm trầy chốt lên dây) + Head) này giá khoảng 50 USD! Khi cái "tiếp đầu búa" (Tip) thì chỉ khoảng hơn 10 USD!

View attachment 7815826

View attachment 7815827
......................................................................​


Đây là một ví dụ minh họa cho việc sử dụng cái tiếp đầu búa một cách hiệu quả và tiện lợi nhất.

Cây đàn này bị đứt dây ở ngay Octave 7, phần cao nhất của cây Piano. Sau khi thay dây xong, thì phải chỉnh lại dây, và dĩ nhiên người KTV không thể nào đem cả 1 thùng dụng cụ Stringging (Thay dây) mà lại còn có đủ bốn năm cái đầu búa cùng một lúc.
Do đó chỉ cần một cái đầu búa loại 4 inches (10cm) và một "tiếp đầu búa" (Tip) là có thể xử lý việc chỉnh dây cho toàn bộ những nốt gặp sự cố trong toàn bộ cái đàn:

1683028560357.png

1683028611795.png

Nếu không có cái một "tiếp đầu búa" (Tip), người KTV chẳng thể nào chính dây Grand piano đúng phương pháp, trừ khi ngu không biết, hay biết mà vẫn dám làm vì ẩu, do không có dụng cụ tử tế!
Hình minh họa này cho thấy, rõ ràng là tuy đã có cái đầu búa 4 inches (10 cm) (mặc dầu không nhiều thợ VN biết cái đầu búa này và có nó trong tay) nhưng người KTV vẫn không thể nào chỉnh dây cây piano này đúng phương pháp.

1683028647312.png


Và, khi có cái một "tiếp đầu búa" (Tip), người KTV sẽ dễ dàng chỉnh dây những note ở Octave 7, phần cao nhất của cây piano đúng phương pháp một cách thật dễ dàng:

1683028684351.png

Nói tới về đa phần thợ (KTV) lên dây và chỉnh sửa đàn piano ở VN là chỉ muốn, và có thể gói gọn trong một chữ là: chửi! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Chắc các cụ vẫn còn đang bận rộn với việc ăn chơi ngày lễ :)
Người ghiền Piano vẫn còn...đông đảo lắm :D

Ntn thì để hay .............. loại??? :D


Và chỉ 10 phút hay 10 tiếng? :P

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Ntn thì để hay .............. loại??? :D


Và chỉ 10 phút hay 10 tiếng? :P

Quy định 10 phút là rất ác hiểm, vì đã ngồi vào thì dễ gì mà dứt được :((:((. 10 phút sao mà đủ...sướng
Hi vọng 1 ngày thấy được các cây đàn play me, I am yours như vậy ở Sg. Ga tàu điện ngầm cũng sắp xong, biết đâu đấy :). Nghe được một khúc nhạc ngẫu hứng trong lúc chờ đợi luôn rất thú vị.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Quy định 10 phút là rất ác hiểm, vì đã ngồi vào thì dễ gì mà dứt được :((:((. 10 phút sao mà đủ...sướng
Hi vọng 1 ngày thấy được các cây đàn play me, I am yours như vậy ở Sg. Ga tàu điện ngầm cũng sắp xong, biết đâu đấy :). Nghe được một khúc nhạc ngẫu hứng trong lúc chờ đợi luôn rất thú vị.

Cũng còn tùy! :D

Cái quy định 10 phút, là rất ác hiểm hay thiện lành, sẽ tùy thuộc vào người chơi cây đàn đó với sự đam mê nhưng vẫn tử tế hay là chỉ muốn khoe mẽ bằng cách "hiếp dâm âm nhạc"?! :( :P

FYI, trong các nhà ga tàu điện ở nước ngoài, đặc biệt là ở Luân Đôn mỗi trạm đều có một cây đàn Piano, tuy đa phần là đàn cổ nhưng, cá biệt có những cây cổ, mà tiếng nó vẫn rất đẹp và lại còn được lên dây khá chuẩn xác, thậm chí lên tới La A444 Hz, mà đây là một ví dụ:


 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cũng còn tùy! :D

Cái quy định 10 phút, là rất ác hiểm hay thiện lành, sẽ tùy thuộc vào người chơi cây đàn đó với sự đam mê nhưng vẫn tử tế hay là chỉ muốn khoe mẽ bằng cách "hiếp dâm âm nhạc"?! :( :P

FYI, trong các nhà ga tàu điện ở nước ngoài, đặc biệt là ở Luân Đôn mỗi trạm đều có một cây đàn Piano, tuy đa phần là đàn cổ nhưng, cá biệt có những cây cổ, mà tiếng nó vẫn rất đẹp và lại còn được lên dây khá chuẩn xác, thậm chí lên tới La A444 Hz, mà đây là một ví dụ:


Một màn trình diễn quá hay từ người chơi đến nhạc cụ. Cây đàn public vẫn được lên dây và bảo quản tốt, cho thấy ý thức xh thế nào. Đặt ở VN thì chắc phục vụ cho các bạn trẻ tiktoker đến quay clip cover nhạc trẻ, và chẳng mấy mà nát bét.
Tiếng đàn long lanh, vang sáng khiến khán giả như chôn chân tại chỗ.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Để chứng minh cho điều tôi nói mời các bác nghe âm thanh của cây grand piano YAMAHA GB1K sau khi vừa lên dây xong, và khi đưa ví dụ này, tôi lưu ý các bác 03 điều:

1/ Người đàn trong clip là Ms. Thùy Yên - Giảng viên piano tại nhạc viện Sài Gòn và là phó chủ nhiệm khoa piano Nhạc viện Sài Gòn.
Ý kiến cá nhân là e ko hiểu sao Ms TY lại chọn cây đàn Baby Grand này. Đàn này em đã thử chơi rồi, tiếng nghe rất chán. Ngoại trừ có cái mác đàn Grand ra, tiếng nó hoàn toàn lép vế so với 1 cây U3 brand new. Giá 2 cây khui thùng cũng gần ngang ngửa nhau nhưng cây U3 có âm thanh và độ hoàn thiện hơn hẳn
Nhìn chung thì trong mắt em, Gb1k cũng đồng dạng với cây ND 21 bàn luận hôm trước. Nếu so sánh thì tất nhiên actions của đàn Grand luôn có ưu thế so vs đàn upright, nhưng âm thanh cây Gb1k thì...
Ai hay chơi các tác giả sử dụng quãng rộng, bass nhiều như Rachmaninoff thì nghe rất thiếu độ sâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Một màn trình diễn quá hay từ người chơi đến nhạc cụ. Cây đàn public vẫn được lên dây và bảo quản tốt, cho thấy ý thức xh thế nào. Đặt ở VN thì chắc phục vụ cho các bạn trẻ tiktoker đến quay clip cover nhạc trẻ, và chẳng mấy mà nát bét.
Người chơi: bác cứ search cái tên George Harliono thì biết đây là ai.
FYI, Harliono sinh ra trong một gia đình Do thái có dòng dõi đặc biệt, ngay từ khi còn tấm bé, đã là thần đồng xứng đáng để bác piano phải mang tiếng, là "khen phò mã tốt áo".

Nhạc cụ: một cây đàn piano "Ăng-lê" dầu cho là Grand hay Upright, và cũ kỹ nhưng sẽ luôn xứng đáng với cái tên mà nó mang!
Mặc dù cây đàn này tiếng Bass đã bị điếc không còn vang rền thậm chí có có một phím bị tróc miếng nhựa (F4) và mấy note chưa hoàn hảo, nhưng âm thanh của nó vẫn làm mê lòng người khi được lên dây chuẩn xác trước đó theo một thang âm optimum. Đây là thang âm phổ biến cho tất cả các khán phòng và trung tâm biểu diễn trên toàn thế giới, nếu nghiên cứu sẽ biết nhận ra ngay vì cái "mùi" (Illusion) này nghe là thấy.

Dĩ nhiên với một cây đàn cũ, cổ lại là đàn công cộng, và có một số hạn chế việc kĩ thuật do đàn sản xuất cách đây khoảng gần 200 năm, nên âm thanh của nó khó bì so với tiếng đàn hiện đại nhưng do cái thang âm Optimum, nên không làm cho cây đàn phải xấu hổ khi xuất hiện trước công chúng.

Giả sử như cây đàn này mà lên dây theo bình quân luật kiểu Yamaha thì hỡi ơi ....................!

Cây đàn public vẫn được lên dây và bảo quản tốt, cho thấy ý thức xh thế nào. Đặt ở VN thì chắc phục vụ cho các bạn trẻ tiktoker đến quay clip cover nhạc trẻ, và chẳng mấy mà nát bét.
Cái "Public manner" ở Vn mà đem ra bàn thì e ...............................

Tiếng đàn long lanh, vang sáng khiến khán giả như chôn chân tại chỗ.
"Tiếng đàn long lanh vang sáng" vì nó lên theo tới La A444 Hz cũng như theo một thang âm optimum dầu cây đàn đã được lên trước khi thu hình khá lâu.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Ý kiến cá nhân là e ko hiểu sao Ms TY lại chọn cây đàn Baby Grand này. Đàn này em đã thử chơi rồi, tiếng nghe rất chán. Ngoại trừ có cái mác đàn Grand ra, tiếng nó hoàn toàn lép vế so với 1 cây U3 brand new. Giá 2 cây khui thùng cũng gần ngang ngửa nhau nhưng cây U3 có âm thanh và độ hoàn thiện hơn hẳn
Nhìn chung thì trong mắt em, Gb1k cũng đồng dạng với cây ND 21 bàn luận hôm trước. Nếu so sánh thì tất nhiên actions của đàn Grand luôn có ưu thế so vs đàn upright, nhưng âm thanh cây Gb1k thì...
Ai hay chơi các tác giả sử dụng quãng rộng, bass nhiều như Rachmaninoff thì nghe rất thiếu độ sâu.


Một ý kiến chuẩn xác của một người chắc chắn là có học đàn lâu năm và có kinh nghiệm nhất định về Piano Touchée!

Đây cũng là một câu hỏi hay nhất trong "thớt" này cho đến giờ! Vì nó giúp cho mọi người vào xem, hiểu được sự khác nhau giữa một cây đàn piano cùng thương hiệu khi làm tại Nhật Bản tuy cũ, xấu với một cái đàn piano cho dù Brand New nhưng làm tại một quốc gia khác (mà ở dây là Indo) là như thế nào???

Tôi sẽ phân tích từng điểm để các bác quan tâm hiểu rõ sự tình:


Ý kiến cá nhân là e ko hiểu sao Ms TY lại chọn cây đàn Baby Grand này.
Cái này thì tôi đồ rằng (phỏng đoán) chứ không dám khẳng định, nhưng tôi tin là đúng như vậy:
FYI, trước đây, cô ấy dùng một cây Grand Yamaha cũ và dĩ nhiên là với đám thợ thầy ở Việt Nam, và ai đã từng trải qua ,mà cô cũng không là ngoại lệ, phải nếm trải, thì có biết bao nhiêu những cay đắng khi dùng một cây đàn cũ, mà không có thợ (KTV) tử tế, nó khổ là như thế nào!
Nên năm ngoái, sau khi sửa nhà cô ấy đã tậu về một cây đàn Yamaha brand new (mới tinh) cho chắc ăn, do không gian danh cho cây đàn có lẽ khá khiêm tốn, lại không được tư vấn tử tế, nên đã chọn mua G1 thay vì G3 hay G5 và hệ quả là như cái bác nói bác nói. Đúng là "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa".

Giá mà, trước khi mua cây này, cô gặp được một KTV tử tế thì cây đàn grand cũ kia đã không phải rời xa ngôi nhà thân yêu mà nó đã từng chia sẻ thời gian, và những giọt mồ hôi của cô ấy !!!



Đàn này em đã thử chơi rồi, tiếng nghe rất chán. Ngoại trừ có cái mác đàn Grand ra, tiếng nó hoàn toàn lép vế so với 1 cây U3 brand new. Giá 2 cây khui thùng cũng gần ngang ngửa nhau nhưng cây U3 có âm thanh và độ hoàn thiện hơn hẳn
Nhìn chung thì trong mắt em, Gb1k cũng đồng dạng với cây ND 21 bàn luận hôm trước. Nếu so sánh thì tất nhiên actions của đàn Grand luôn có ưu thế so vs đàn upright, nhưng âm thanh cây Gb1k thì...
Ai hay chơi các tác giả sử dụng quãng rộng, bass nhiều như Rachmaninoff thì nghe rất thiếu độ sâu.
Cái đàn Yamaha GB1K này, là một cái đàn ở tại Indo giá công bố là 260 triệu, nhưng nếu mua thẳng không qua cò kéo cũng như biết đàm phán tốt nó sẽ khoảng trên 200 triệu.

Và cũng cây đàn Yamaha GB1 này nếu làm tại Nhật Bản thì giá công bố của nó sẽ là 460 triệu, dĩ nhiên, nếu mua không qua cò kéo và đàm phán tốt thì giá của nó sẽ rẻ hơn, tầm trên 400 triệu, đó là giá đàn nguyên thùng Brand new nhé!

Riệng về cây Yamaha GB1K thì đây chỉ là một cây Baby grand nhỏ dài chỉ 5 Inches (151 cm)! Nên dây sẽ ngắn. Vì dây chỉ bằng cây U1 hay ngắn hơn.

Nên tuy bảo là có "cải thiện kỹ thuật" thì độ rền, vang, sâu của tiếng Bass, cũng như cái long lanh của tiếng Treble (Octave 6, 7) khó mà bì được với một cái Yamaha U3.

1/ Tuy nhiên ưu điểm của đàn Grand là do "máy nằm" chịu lực hút của trái đất, nên, nếu căn chỉnh đúng mực người chơi có thể đánh rất nhanh, đánh không cần hết độ sâu, mà phím đã nảy tiếp và note đánh thật nhanh mà không bị "dính phím" còn với đàn Upright kiểu gì thì vẫn gặp hạn chế này, nghĩa là người chơi không thể đánh (chơi) nhanh hết mức được đó là hạn chế thứ nhất.

2/ Thứ hai là do cấu trúc của "máy nằm" và "máy đứng" nên hệ thống Damper (étouffoir) dùng để chặn (ngắt) tiếng của một cây đàn Upright không thể nào lên sạch âm nhanh và "nét" tuyệt đối được như một cây đàn Grand mà người chơi nhạc lẫn người nghe sành nghe rất cần sự "nét" và sạch này! Các bác có thể nghe và cảm nhận cái sự "nét" và sạch này qua những cây grand piano cho dù là rẻ tiền cũ, mà tôi mới lên xong và thu âm lại nó ntn.
3/ Cây đàn Grand giúp cho người đàn chơi (đàn) làm được dải sắc thái (Nuance) nhiều hơn. Đàn càng mắc tiền, Size càng lớn mà canh chinh đúng mực, thì người chơi càng làm được dải sắc thái (Nuance) càng nhiều.

Nên khi so sánh một cây đàn Upright tốt khui thùng, giá khoảng 200 triệu với cây Baby gand này thì thực sự vẫn có những cái "khập khiễng" hay chưa công bằng.



Nhìn chung thì trong mắt em, Gb1k cũng đồng dạng với cây ND 21 bàn luận hôm trước. Nếu so sánh thì tất nhiên actions của đàn Grand luôn có ưu thế so vs đàn upright, nhưng âm thanh cây Gb1k thì...
Ai hay chơi các tác giả sử dụng quãng rộng, bass nhiều như Rachmaninoff thì nghe rất thiếu độ sâu.
Cũng xin nói thêm một chút về cây Yamaha GB1K Indo này: Thực tế, với một cây đàn khui thùng mới tinh, khi tôi kiểm tra độ sâu của phím, thì những nốt trên cao (Octave 7) vẫn có hơi sâu một chút tuy không đáng kể, nhưng vẫn là lỗi kĩ thuật của KTV lắp ráp canh chỉnh, và tôi sau khi kiểm tra xong, với thiện ý, cũng yêu cầu đại lý bán hàng Yamaha, quay phim và chụp hình rồi làm (viết) một biên bản hay tường trình, góp ý hoặc báo cáo với Yamaha về cái khiếm khuyết này hầu có thể nâng cấp được dịch vụ cũng như chất lượng đàn tốt hơn, nhưng tôi tin chắc là họ không dám làm vì ngại đụng chạm.

In addition, không những thế khi đánh cây đàn Yamaha GB1K mới tinh trong showroom, tôi thấy âm thanh phát ra nó khá nhạy (nhanh) đến mức After-Touch gần như bằng 0! Và khi coi lại khoảng cách của cán búa (Hammer Shank) đến Rest Felt Rail thì tôi rất kinh ngạc khi thấy toàn bộ khoảng cách từ Hammer Rest Rail đến tất cả các búa trên cây đàn, đều là "0 cm" trong khi khoảng cách này theo quy định chung phải là nửa phân (0,5 cm) lý do của việc canh như thế này có thể để làm cho âm thanh cây đàn phát ra "nhạy" hơn nhưng sẽ triệt tiêu After touch.
Và tôi cũng đề nghị đại lý bán hàng Yamaha, chụp hình và nêu thắc mắc, hay góp ý, hoặc báo cáo với Yamaha về vụ việc này hầu có thể đảm bảo chất lượng đàn thống nhất hơn, nhưng tôi tin chắc là họ không dám làm.




Nói chung, về kĩ thuật cho người chơi chuyên sâu, có rất nhiều cái mà đàn piano Yamaha và cả các piano làm tại Indo chưa đạt!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Tưởng gì, cụ mua vé máy bay vào HCM bái cụ QUANG1970 làm sư phụ tầm 1 tuần là pro, khỏi phải mất công đọc nhiều cho toét mắt ;))
Bác Bastion.P réo tên tôi trong “nhà” người ta, rồi khi tôi trả lời, thì bác lai xách ……. trốn mất biệt, sau khi mời tôi chén rượu!? :(

Đấy là giá nhời trong “nhà người ta” còn như nhà của tôi thì như thế này: :P
Một khi tôi đã thích, vì người này có tố chất kỹ thuật, thông minh xuất chúng thì chẳng phải tốn một xu tiền vé máy bay cũng như bái lạy gì hết, tôi sẵn sàng dạy hay chia sẻ mà chẳng lấy một xu, không uống một ly nước, cũng như chẳng có chuyện “rờ đít” học trò khi thầy trò "vai kề tay nắm", và sẵn sàng dạy online qua các phương tiện nghe nhìn Viber, Zalo, ……. [-X

FYI, Sáu năm về trước tôi có hướng dẫn và dạy một người ở Hà Nội, đây là người duy nhất có đầy đủ dụng cụ sửa chữa đàn piano nhất ở Hà Nội và có thể nói là ở Việt Nam, trừ tôi ra, đây là người có đầy đủ nhất, vì tôi đã mua giúp cho với giá như đổ đi, đặc biệt là có một bộ dụng cụ lên dây và canh chỉnh mà chủ nhân trước đây của nó là kỹ thuật viên lâu năm của dàn nhạc giao hưởng Philadelphia - Hoa kỳ. :">

Tuy nhiên điều đáng nói, mà đáng tiếc nhất là chính vì sự thông minh xuất chúng của nó, nên nó có nhiều tham vọng, và nhiều ước mơ hoài bão: ngoài piano nó còn chuyên về âm thanh và sản xuất loa âm thanh dạng thủ công xuất sang cho thị trường Mỹ và khách hàng cao cấp khó tính, vô cùng thành công, nên trước mặt nó đã xếp xó việc canh chỉnh và lên dây piano, để tập trung vào sự nghiệp kinh doanh đang phát triển rực rỡ này.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa hề giáp mặt người này “Face to face”! :D

Đúng là người tính không bằng trời tính và tất cả tùy duyên. :))

Với những người thuộc dòng giống tinh hoa anh tú (Elite) cho dầu ta có quăng nó xuống đáy thùng rác thì nó cũng sẽ ngoi lên ngồi trên nắp thùng và chỉ huy. ^:)^
Trong khi đám ngu dốt dòng dõi “cổ cày vai bừa” thì muôn đời chỉ làm thợ mà là loại thợ chỉ biết làm rập khuôn những cái được dạy, không có một sự thông minh sáng tạo nào cả, chẳng bao giờ làm thầy theo nghĩa bóng được hết! =))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top