1/ Cái đầu tiên phải nói ngay và lưu ý là bài nhạc mà bác lôi ra hỏi này đã được:
+ Viết lại, thêm cái khúc dạo đầu (introduction) và có tiếng bass của trống và thanh la kèm theo
+ Cái quan trọng nhất nữa là bài này không còn giữ nguyên bản! vì
đã được chuyển dịch từ giọng Fa thăng thứ (F#m) sang giọng Sol thứ (Gm) hầu cho dễ đánh rất nhiều so với bản gốc, nhưng lại tạo hiệu ứng âm thanh khác: Nhẹ nhàng, thiếu màu của dân vũ Hungary.
2/ Còn dễ hay khó ư?
Đánh song tấu ntn tập nhiều hay ít ư? có "lộn tay ngéo .... cẳng" không?
Xin thưa cái gì cũng có thể dễ, mà cái gì cũng là khó!
Nếu thích say mê cố gắng, thì mọi thứ, muôn chuyện sẽ dễ dàng. Khi đã lười biếng không muốn thì cái gì cũng khó.
3/ FYI, thường những bài nhạc bài nhạc viết cho nhạc cụ độc tấu hay cho giàn nhạc mà hay, sẽ được chuyển dịch cho nhau, nếu bài đó hay hoặc được nhiều người nghe yêu thích. Trong chuyển dịch ntn, Piano luôn là nhạc cụ dẫn đầu vì tính đa dang và phong phú của bàn phím piano,
Và còn có một cách chuyển dịch thứ ba là viết lại từ một tác phẩm độc tấu piano sang cho song tấu (4 mains hay deux pianos) mục đích làm giầu thêm giai điệu và thêm màu sắc cho bài nhạc, khi đánh chỉ có 2 tay, tay đôi khi không thể xử lý hết được các hợp âm cũng như vẽ được cũng như giai điệu thật hay và tô thêm vẻ đồ sộ của tác phẩm.
In addition, cá biệt, có những bài viết cho piano bốn tay mà lại được viết lại thành piano 2 tay, nhưng khi nghe chẳng thua kém gì! vậy điệu và màu sắc của bốn tay mà người ta viết là chỉ có hai tay nếu họ, là một nhạc sĩ có tài và đủ bản lãnh.
Những bài piano bốn tay một cây đàn người ta vẫn có thể chia ra đánh trên hai piano khác nhau, nếu thích, hay vì nhiều lý do, ....... cái khó nhất là hai cây piano phải lên chính xác y như nhau để tránh "trống đánh xuôi kèn thổi ngược".
Và đây là một ví dụ của
"bài piano bốn tay một đàn người ta vẫn có thể chia ra đánh trên hai piano khác nhau," ngay chính cái bài
Dân vũ Hung Gia Lợi số 5, cái bác nêu ra trên một Version khác:
Và nhắc lại câu hỏi dễ hay khó, tập nhiếu hay ít, thì xin mời bác xem cũng chính cái bài này được biểu diễn dưới hai đôi tay bé nhỏ của hai em bé này:
Tuy nhiên, khi nghe nếu để ý tiếng đàn sạch sẽ, rõ ràng tốt, nhưng giai điệu không hòa thanh, đơn sắc dầu là đánh 4 tay! Lý do: người thợ lên dây tuy chuẩn xác từng nốt nhưng do thang âm lên dây không phù hợp nên không cộng hưởng âm thanh, tiếng đàn nghe khô khan!
Và cũng bài
Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 được biểu diễn dưới đôi tay của hai panist, một già một trẻ có đầy đủ tố chất, và khả năng.
Trong bản này cây đàn được lên chuẩn xác, sạch sẽ , lại dùng Thang âm tốt, nên nghe cũng rất là ok.
Còn đây cũng là bài nhạc đó được biểu diễn nghệ sĩ nhà nghề và giầu kinh nghiệm nên tiếng đàn này nghe hoà thanh và ngọt ngào, mặc dù thực tế là dây có nhiều chỗ sai nhưng với tài năng và kĩ thuật Rubato nhưng câu thở, nên tiếng đàn vẫn mượt mà ngọt ngào nếu không muốn nói là tuyệt vời!
Và đây cũng là một màn trình diễn thị tấu hay khác với cây Steinways có âm thanh hay:
Trong đánh song tấu ntn (cả deux pianos lẫn 4 mains)
cái khó nhất là thường ở bên phần người (Secondo) vì người này sẽ phải giữ giữ nhịp và làm nền cho người đánh phần một (Primo)
Đây là phần Secondo của bài
Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 này:
BTW, riêng với bài
Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 này, ở trang đầu tiên thì không có gì để bàn, nhưng qua trang thứ hai là bắt đầu đã có Rubato bắt buộc!
Thực tế ở trang thứ nhất người đánh phần Secondo chỉ cần giữ đúng nhịp và người đánh phần một (Primo) tuy cũng giữ đúng nhịp nhưng có sẽ cố Rubato hay thở rất thoải mái trong những khoảng giới hạn thời gian cho phép và người đánh Secondo không có vấn đề gì.
Nhưng qua trang thứ hai là bắt đầu người đàn Primo dầu muốn hay không thì vẫn phải Rubato, hầu tạo sắc thái của bài múa, điều này đòi hỏi hai người hết sức "Ensemble" với nhau thì mới tạo ra cái hay khi biểu diễn bài này, vì nếu cả hai đúng nhịp thì sẽ như một cái máy đàn, mà đánh lơi nhịp nhưng lại không "Ensemble" thì đúng là một thảm họa!
Khi đánh riêng từng người chuẩn xác rồi, tập cho ra cái "Ensemble" này cho thật hay, ấn tượng và cá tính thì đôi khi cả tuần chưa chắc xong!