Những ai yêu âm nhạc cổ điển.
Nếu bạn chỉ muốn nghe và không cần nhìn quá nhiều. Thì hãy nghe Arthur Rubinstein. Ông chơi chậm , nội lực , có tâm hồn và nhiều màu sắc rất khoan thai , duyên dáng nhưng âm thanh lại như được xem một bộ phim.
Trong Piano có thể có nhiều chuyển động về người hoặc không . Nhưng không quá câu nệ.
Còn không thì những chuyển động đó phải xuất phát từ tâm hồn và phải thật ăn khớp với âm thanh phát ra. Vì chỉ quá hay lệch một chút thôi là sẽ thành Kịch Sỹ. Thay vì Nghệ sĩ Piano.
Cảm ơn bác
TrúcLam, và mừng bác đã quay lại diễn đàn để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thật, và quý cho những ai quan tâm.
Về điều bác nói, trong thực tế có hai trường phái hay lối biểu diễn (đánh, chơi) piano:
+ Với những con "sáo non háu đá" thì việc dùng "body language" (ngôn ngữ hỉnh thể) quá nhiều, thậm chí đến mức ngồn ngộn là điều dễ thấy, mà anh chàng đoạt Giải Nhất Bảng C Nhóm Chuyên ngiệp Hồ Thiên Phước này, là một điển hình không thể tốt hơn!
Nếu các bác có dịp tận mắt tận chứng kiến chàng ta biểu diễn (đập đàn) thì những động tác này nó thành kinh điển hay "thương hiệu HTP "" chàng nhăn mặt, nhíu hai con mắt, đưa tay lên, chuyển hết cả thân hình lao xuống phía những nốt bass dưới cùng, rồi nhổm mông và đùi phải lên gần như là chúi vào cây đàn, rồi sau đó sẽ là hai bàn tay lùa lên những phím trên cao, và lúc đó mông trái của chàng cũng nhổm lên như ngồi phải gai, thậm chí có những câu nhạc chàng chổng phao câu lên cao, và thân mình cùng cả cái đầu gần như đập chúi vào cây đàn!!!
Nhưng thực tế, người nghe tinh ý sẽ thấy hiệu quả của câu nhạc cũng chẳng khác, hay khá hơn bao nhiêu!
+ Với những nghệ sĩ bậc thầy A. Rubinstein, V Horowitz, Martha Argerich, .... họ luôn luôn chơi bằng nội lực nghĩa là ngồi im và điều khiển câu nhạc bằng lý trí, hơi thở, và đặc biệt là hơi thở từ "hộp bụng" để tạo ra sắc thái và câu thở,.........
Đấy là ta chưa nói với nghệ sĩ bậc thầy như V Horowitz thì ông không chỉ điều khiển bằng nội lực, mà bằng cả những kỹ thuật tuyệt luân, trên một cây đàn Steinway (cây Steinway New York Model D CD503 làm năm 1941 ) mà phím của nó cực nhẹ chỉ có 42g trong khi phím piano phổ thông là khoảng 50 - 55 gram và phím nặng là trên 60 gram.
Với những cây piano phím nhẹ như vậy, để đánh chính xác sắc thái là điều rất khó khăn, nhưng như đã nói, với những nghệ sĩ bậc thầy chuyện phím đàn nhẹ tưng này chẳng là gì cả.
Riêng về bài
Piano Concerto in A minor, Op 16 của Edvard Grieg này, khi nghe và phân tích giữa Hồ Thiên Phước và A. Rubinstein,
khi nói thì cũng phải cho công bằng, là xét về độ (đánh) sạch sẽ trong tác phẩm mà hai người cùng chơi, thì Hồ Thiên Phước đánh tốt và sạch hơn A. Rubinstein: Trong clip trên (đánh với dàn nhạc Giao Hưởng Luân Đôn do
nhạc trưởng bậc thầy André Previn chỉ huy), có một số chỗ A. Rubinstein đánh sai nốt (chụp hụt hợp âm, nhòe lem notes: Phút
04:20, 08:55, 09:45, 10:08, 11:27, 11:33, 11:52, 11:55, 12:17, 12:33, 12:37, 13:58, 14:08), trong khi
Hồ Thiên Phước đánh với tốc độ nhanh hơn A. Rubinstein khoảng 11% (Hồ Thiên Phước - 12 phút 43 giây (
763") và A. Rubinstein - 14 phút 43 giây (
883")), nhưng HTP vẫn đảm bảo độ sạch sẽ của từng câu nhạc!
Tuy nhiên
người ta không bao giờ đánh giá hoặc
nhìn nhận một nghệ sĩ trên
độ sạch hay dơ, nhanh hay chậm, mà chỉ đánh giá trên độ đẹp của câu nhạc, nên những người không biết, không hiểu thì sẽ bảo rằng Hồ Thiên Phước đánh tốt , hay, ...... nhưng những người hiểu thì thấy HTP chỉ là học trò đánh hoặc thợ đàn (nhạc công) chứ không phải nghệ sĩ!