- Biển số
- OF-835564
- Ngày cấp bằng
- 17/6/23
- Số km
- 3,023
- Động cơ
- 28,132 Mã lực
Vâng. Cũng mượn lời cụ. Tiễn.Cách nói và nêu câu hỏi của bác không đáng để tôi phí thời giờ nữa.
Không tiễn!
Vâng. Cũng mượn lời cụ. Tiễn.Cách nói và nêu câu hỏi của bác không đáng để tôi phí thời giờ nữa.
Không tiễn!
cảm ơn bácNói trên nguyên tắc mua đồ điện cũ mà mình hiểu nếu bản thân có đi mua.
Mới tinh mình thấy trên mạng khoảng giá 15 16 triêụ . Mới tức là có bảo hành (đắt rẻ không bàn). 11 triệu cũ nếu còn trong bảo hành thì mình nghĩ không đắt. Còn hết bảo hành thì đa phần đồ điện cũ chỉ còn giá trị là 1/2 trở xuống tùy mới cũ (chưa nói tới xấu hay đẹp). Nếu họ chịu bảo hành thì giá có thể hơn tùy vào thời gian sử dụng và tình trạng.
Còn Hay dở thì mời bác nào đang có đàn ạ.
Bẩm bác là giờ giá Piano cơ rẻ hơn trước 5 tới 7 triệu (giá nhập đầu vào) so với Trước và lúc Covid. Nên bán sẽ rẻ hơn. Vd một cây Yamaha U1 mà bác không bị qua Phí này Phụ kia thì rẻ bác ạ. Gấp 2 cái cây kia lên thêm tí chút.
***Em không bán đàn***. Chỉ là thông tin để bác cân đối tài chính chọn lựa và nhớ là giá đàn giờ rẻ hơn trước mà cân nhắc chọn đàn điện hay cơ.
Dễ tiếp cận một cây đàn cơ học hơn .
Hôm qua tại sảnh Steinway Sài Gòn có một buổi biểu diễn Piano của những tài năng trẻ piano với tên gọi 𝐉𝐎𝐔𝐑𝐍𝐄𝐘 𝐎𝐅 𝐌𝐔𝐒𝐈𝐂 - đây là một sân chơi cho các bạn nhỏ là nhạc sinh của Nhạc Viện Sài gòn, đồng thời cũng là cách để Steinway Sài Gòn quảng bá thương hiệu cũng như quảng cáo cho các sản phẩm họ đang kinh doanh: "People gives nothing for nothing"!
Trong chương trình nảy Steinway Sài Gòn đã giới thiệu bốn Model piano (Essex EGP-155C, Essex EGP-155F, Boston GP-156, Boston GP-179) những piano model này hay dở như thế nào, thì các bác sẽ được thưởng thức âm thanh của từng cây đàn khi được chơi bởi những tài năng piano trẻ Sài Gòn.
Tôi sẽ lần lượt mời các bác nghe âm thanh của từng cây đàn, trước mắt, đây là không khí lúc các em nhạc sinh đang thử đàn (Nhạc nền của clip là âm thanh của cây Essex EGP-155F (cây grand piano màu gỗ duy nhất) qua ngón đàn của Mai Tuyết Minh):
Trong những ngày qua các bác đã xem, và nghe thật kỹ càng âm thanh của bốn Model piano (Essex EGP-155C, Essex EGP-155F, Boston GP-156, Boston GP-179) nằm trong Showroom của Steinway và chơi trong sảnh Steinway Hall.
Dở hay thế nào thì chắc hẳn ai cũng có cảm nhận riêng của mình, và có thể cảm nhận rõ chất lượng của kĩ thuật viên lên dây và canh chỉnh những cây đàn này, mời các bác nghe âm thanh của chúng khi chơi concerto để coi khả năng lên dây hai cây piano có cùng một tần số cũng như khi đánh chung sẽ "ra màu" như thế nào? Có hòa thanh không và mức độ "Ensemble" sẽ ra sao?
Tôi sẽ không có bất kỳ một nhận xét nào về chúng (âm thanh những cây đàn này gtrong concerto ), mà để cho các bác tự nghe, và tự cảm nhận.
Chỉ lưu ý khi nghe, các bác hết sức chú ý phần bass của cây Boston GP-179 để thấy "tài ba" cũng như cái "tinh tế" kỹ thuật viên khi lên và canh chỉnh nó như thế nào:
Boston GP-179 vs Boston GP-156 in concertos:
1/ Ludwig van Beethoven: Piano Concerto No.2
Piano Solo: Nguyễn Viết Minh Khang
Page tuner: Dương Hồng Phúc
Orchestra Reduction: Diệu Thảo
Page tuner:Chu Minh Triết
2/ Chopin: Concerto No. 1 in E minor
Piano Solo: Vũ Hoàng Gia Bảo
Orchestra Reduction: Mỹ Linh
Page tuner: Hoàng Vân
Sau khi nghe cùng 1 bản Concerto ở trên và dưới. Em có nhận xét thế này để cho dù là người không chuyên cũng có thể nghe ra để phân định một cây đàn được canh chỉnh hoà âm tốt. Và dễ nhận biết nhất.In addtion, cũng bản Piano Concerto No.2 của L. V. Beethoven này, mời các bác yêu piano nghe, cũng qua ngón đàn Nguyễn Viết Minh Khang và Diệu Thảo nhưng thay vì chơi trên những cây đàn tiền tỷ trong khán phóng sang trọng đẳng cấp Steinway mà chơi trên hai cây rẻ tiền (cả hai tầm chưa tới 350 triệu) là Yamaha C5 và C3 cũ nhưng đã lên dây và canh chỉnh tử tế, xem độ hòa thanh, Ensembles và trò chuyện của chúng "đàn mà như hát" là ntn:
Cả hai cây được chỉnh dây cùng lúc cho một Concert cách đây nửa tháng và liên tục xử dụng cho đến khi thu âm này (28/6/2024).
HAPPY WEEKEND!!!!!!
Sau khi nghe cùng 1 bản Concerto ở trên và dưới. Em có nhận xét thế này để cho dù là người không chuyên cũng có thể nghe ra để phân định một cây đàn được canh chỉnh hoà âm tốt. Và dễ nhận biết nhất.
Là khi thu âm thì rõ là cây đàn mà hoà âm kém , tần số không hoàn hảo (do canh chỉnh dây , điều chỉnh âm thanh của thợ chưa đạt). Thì không tài nào có thể thu âm rõ nét , hoà âm mượt mà, mỗi khi nhiều nốt cùng chơi.
Nên người ta hay nói thu âm đàn Piano rất khó. Ra là không khó mà chỉ là do cây đàn đó chưa được chỉnh âm thanh hoàn hảo.
Em thích Âm sắc nội tại của cây Boston Gp 156. Rõ là hay theo em cảm nhận. Sáng , ngân vang , rất có không gian , ngọt ngào. Chỉ là hai cây đàn không thể hoà làm một , cảm nhận về hoà thanh nghe không thể lọt tai. Nghe các nốt lẻ , nốt chậm thì ổn hơn.
Như đã nói các bác cứ việc lục tung tất cả các clip ở Việt Nam và một số ở nước ngoài cũng không thể nào tìm được điều này, vì trong thực tế, những người thợ lên dây tử tế không chỉ ở Việt Nam, mà ở nước ngoài cũng không nhiều, và chi phí lại rất mắc, nên để có những cái đàn như thế này thật sự là điều không tưởng không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài!Đây là lý do chính khi ở Việt Nam mở các Clip buổi biểu diễn lên hay mua băng đĩa. Không thể bằng nước khác. Chứ không hẳn là do trình độ của các Pianist nước ta thua kém nhiều . Em vẫn đang chờ một Clip biểu diễn Piano hoàn hảo trong nước. Ở những sân khấu lớn .
Để thành một người chơi đàn Piano chuyên nghiệp là thời gian , xương , máu , nước mắt kèm đó cũng có niềm vui , hạnh phúc. Nên nếu biết thì ai cũng ước có cây đàn được canh chỉnh tử tế.
Thầy cô nào thì tôi không biết chứ, với những cháu mà tôi đã từng lên dây và canh chỉnh đàn thì chưa chắc!Ps : Chỉ có khi đi học không học sinh nào dám nói. Thầy/cô ơi. Đàn này khó đánh quá , nốt dính , nảy kém nên em làm không có ra âm thanh mong muốn.
Em vẫn nhớ rõ là cây đàn phòng thi Piano ở Nhạc viện Hà Nội xưa nốt cảm nhận sâu và nặng trịch (rồi được rót vào tai là đàn Grand bao giờ cũng vậy) trước khi thi được chơi thử 1 lần. Em thì là sở thích chơi đàn nhẹ , nông. Cho dù cây đàn ở nhà lại ngược hẳn. Sâu nhưng được cái nhẹ.
Thầy cô nào thì tôi không biết chứ, với những cháu mà tôi đã từng lên dây và canh chỉnh đàn thì chưa chắc!
FYI, có một cháu bé (chú nhóc Gia Phú) khi cô giáo (nhà có grand piano) hỏi nó, cây đàn của nhà cô con thấy tiếng nó ntn? Thì chú nhóc hồn nhiên nói: "Dở ẹc!"
Câu nói làm cô giáo sôi máu lái xe đến nhà nó coi thử cây đàn của nó ở nhà ntn?
Đó là một cây upright YUX cũ giá mua chỉ 55 triệu mà sau khi đánh cô phải công nhận rằng tiếng của nó rất hay, mượt mà, đã vậy khi đánh rất sướng "cực kỳ ngọt tay" và có thể vẽ được âm thanh mặc dầu đấy (cái đàn của nó) chỉ là một upright trong khi cây đàn ở nhà cô là grand piano C3.
Qua em vừa ngồi tâm sự cả một cậu học trò cũ. Năm thứ 3/9 nhưng năm nay đã thi nhảy vượt lên 4/9. Giờ đang tập trung cho cuộc thi vòng loại. Thì tại Việt Nam. Nhưng qua là đi Singapor. Cậu bé nói. Con chỉ mong trượt. Thầy biết nhà con kinh tế chỉ vừa đủ không nghèo nhưng phát sinh là không trong mong muốn vì đi học thường , đi học thêm cũng đã rất tốn kém rồi. Giờ mà qua là chi phí đi lại sẽ là 8 triệu tiền vé con với mẹ con đi. Cây đàn ở phòng thi chơi còn không thích bằng cây đàn ở nhà.Chúng ta bước vào tháng 7/2024, một tháng mà sinh hoạt âm nhạc đặc biệt là nhạc cụ piano có nhiều sự kiện: Kỳ thi tuyển sinh vào trường nhạc hằng năm theo thông lệ, một Cuộc thi Piano đình đám hai năm một lần, với số tiền thưởng lớn làm cho tất cả người tham gia để hở háo hức, nên quy tụ các anh tái cả nước.
Riêng chú bé Nguyễn Viết Minh Khang ngày mai (06/7) sẽ khăn áo sang Indonesia them dự một Cuộc thi Pianoi lớn trong một tuần đồng thời tranh thủ học Master class với các pianist quốc tế,
Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào Nhạc viện sắp tới (với các hệ trung cấp bốn năm, đại học chính quy,......) mời các bác xem các cháu biểu diễn một số tác phẩm mà chúng nó đang luyện tập để thi cũng như chuẩn bị cho Cuộc thi piano nặng ký thì mà tôi vừa nói.
Riêng chú bé Minh Khang, một trong những hành trang cho kỳ thi này của chú, ở Indonesia vào tuần sau là một Concerto của Schumann: Piano Concerto in A minor, Op. 54.
Mời các bác nghe bản concerto này vừa mới Rehearsal hôm qua (05/7/2024 ):
Schumann Piano Concerto in A minor, Op. 54 - July 05th 2024
Piano Solo: Nguyen Viet Minh Khang
Orchestra Reduction: Bui La Giang
Page Tuner: Mai Tuyet Minh
Đây là một vài tác phẩm chuẩn bị cho cuộc thi đình đám kia:
Còn đây là một vài tác phẩm chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh hàng năm:
HAPPY WEEKEND !!!!!!
Theo tôi thì mỗi người, mỗi cháu, đều có một số mệnh an bài!Qua em vừa ngồi tâm sự cả một cậu học trò cũ. Năm thứ 3/9 nhưng năm nay đã thi nhảy vượt lên 4/9. Giờ đang tập trung cho cuộc thi vòng loại. Thì tại Việt Nam. Nhưng qua là đi Singapor. Cậu bé nói. Con chỉ mong trượt. Thầy biết nhà con kinh tế chỉ vừa đủ không nghèo nhưng phát sinh là không trong mong muốn vì đi học thường , đi học thêm cũng đã rất tốn kém rồi. Giờ mà qua là chi phí đi lại sẽ là 8 triệu tiền vé con với mẹ con đi. Cây đàn ở phòng thi chơi còn không thích bằng cây đàn ở nhà.
Hôm đó thi con thấy có 3 giáo viên chấm mà cái phòng thiết kế cái bậc nhìn thấy mỗi tóc . Có lần cô giáo cho bài của Haydn 6 trang trong 1 tháng con học thuộc lòng chỉ được trang đầu cô bỏ bài đó luôn cho bài khác. Bài thi thì thay luôn xoành xoạch nếu chơi được thuộc lòng quá sớm.
Mấy nay bận em cũng chưa rõ cuộc thi gì. Cũng chưa biết nên mong cho cậu bé đỗ hay trượt.
Ps: Bố mẹ nó là bạn em nên em cũng hiểu sơ sơ.
Sonate 25 là một sonate (Tấu khúc) có ba chương ngắn nhất của Beethoven. Người ta còn gọi nó là Sonatina (Tiểu tác phẩm) nghe có vẻ đơn giản nhưng lạ được các pianist hàng đầu chơi để phô diễn độ khó với kỹ thuật linh hoạt nhất là đánh"chéo tay".Cậu bé cũng rất có tài năng. Nhất là sự thuộc bài em phải ngạc nhiên vì chưa bài nào mà không thuộc lòng được quá 2 tuần tới 1 tháng nhất là với sức học phi thường (tập chăm và sức khoẻ tốt) và trí nhớ tốt. Nhưng giờ vẫn còn quá sớm để nói. Còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.
Hiện tại cậu bé đang tâp Sonata no 25 của L.V Beethoven.
Đây là một ký ức cũ của em. Em mới chơi trên cây đàn của bé học sinh một bạn học năm thứ 3 còn một bạn sang năm sẽ thi nhạc viện.
Cám ơn bác Quang đã Up. Khi nghe những bản nhạc vậy ,ngoài sự ngưỡng mộ các em và công nhận sự nỗ lực không ngừng ,cũng như có thêm kiến thức về sự phát triển âm nhạc trong nước. Mà nó còn....
Mỗi một bản nhạc của các em chơi vang lên đâu đó lại gợi lên ký ức của em xưa cũ. Những ai trải qua một quá trình học về âm nhạc sẽ không bao giờ quên. Nó giống như ký ức tuổi học trò vậy. Nó giống như mình hồi bé.
...............................................................................................................................
Mấy nay bận em cũng chưa rõ cuộc thi gì. Cũng chưa biết nên mong cho cậu bé đỗ hay trượt.
Ps: Bố mẹ nó là bạn em nên em cũng hiểu sơ sơ.
Cậu bé cũng rất có tài năng. Nhất là sự thuộc bài em phải ngạc nhiên vì chưa bài nào mà không thuộc lòng được quá 2 tuần tới 1 tháng nhất là với sức học phi thường (tập chăm và sức khoẻ tốt) và trí nhớ tốt. Nhưng giờ vẫn còn quá sớm để nói. Còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.
Vâng em cám ơn thông tin của bác Quang ạ. Bố nó hiện cũng đang làm Visa đi Singapore rồi ạ tức là đã qua vòng loại . Ngót nghét (tổng) nếu xong xuôi sẽ là khoảng cỡ 20 triệu như nghe Bố nó nói vậy. Chỉ là...... "Đi vì cà nể cô giáo" . Còn một phần có khả năng nhưng hiện trong diện số đông chứ vượt trội thì em hiểu bé cần thêm nữa về thẩm mỹ cũng như tính chuyên nghiệp khi biểu diễn . Thôi thì nếu có ai đó nhìn ra tài năng tiềm ẩn thì đây cũng là một cơ hội.Theo những gì bác nói thì tôi đồ rằng kỳ thi này là The 6th Singapore International Classical Piano Competition (Cuộc thi Piano cổ điển quốc tế Singapore lần thứ 6) hạn chót để nộp bài đăng ký thi Online từ xa là ngày 18/7 nghĩa là còn khoảng hơn 10 ngày và vòng chung kết sẽ diễn ra trong hai ngày 10-11 tháng tám.
Thí sinh tham dự cuộc thi này sẽ thi vòng loại theo 2 cách:
1/ Thi trực tiếp tại Singapore trên cây Grand Steinway hoặc:
2/ Thi online qua màn hình tại nhà hay nơi tổ chức tại Việt Nam.
Cuộc thi này gồm có tất cả là bảy bảng (5 tới 29 tuổi) chia ra như sau:
Kết quả sẽ xếp theo ba hạng: Nhất, Nhì, Ba theo điểm thi:
- Category A: 5 tới 6.
- Category B: 7 tới 8.
- Category C: 9 tới 10.
- Category D: 11 tới 12.
- Category E: 13 tới 14.
- Category F: 15 tới 17.
- Category G (Người lớn): 18 tới 29.
Điều nay kéo theo sẽ có nhiều giải nhất Nhì cũng như giải Ba.
- giải nhất từ 90 điểm trở lên
- giải nhi từ 85 đến <90 điểm
- giải ba từ 80 đến < 85 diểm
Giải thưởng sẽ từ 500 tới 1,500 SGD cho 3 thí sinh đoạt Quán quân trong từng nhóm giải nhất, Nhì và ba.
Nếu đúng là cuộc thi này và cháu bé kia ở độ tuổi từ 13 đến 17 thì tôi khuyên rằng không nên đi thi chứ đừng nói là thì mà mong trượt (vì hễ thi là phải nộp lệ phí Vòng bán kết từ 2 triệu đến 3 triệu, Vòng chung kết từ 2.5 triệu đến 4 triệu VNĐ) nhất là thi hai Bảng E, F (13 - 17 tuổi) vì hai bảng này có rất nhiều cháu nhạc sinh người Singapore, cực kỳ giỏi, lại được đào tạo chuẩn mực từ bé, cũng như học hành tử tế với thầy cô đúng nghĩa là thầy - Cái mà đa phần các thầy cô dạy Piano ở VN và một số quốc gia chưa có và có lẽ chẳng bao giờ có (trừ Singapore) : sự minh bạch và tính công bằng không gian dối!
6th Singapore International Classical Piano Competition 2024 |Finger Waltz Music
Singapore International Classical Piano Competition is a yearly competition organized by Finger Waltz Music Productions in Singapore. The motivation of this competition is to facilitate the communication of music culture between Singapore and other countries, to enhance piano performance skills...www.fingerwaltzmusicproductions.com
Vâng em cám ơn thông tin của bác Quang ạ. Bố nó hiện cũng đang làm Visa đi Singapore rồi ạ tức là đã qua vòng loại . Ngót nghét (tổng) nếu xong xuôi sẽ là khoảng cỡ 20 triệu như nghe Bố nó nói vậy. Chỉ là...... "Đi vì cà nể cô giáo" . Còn một phần có khả năng nhưng hiện trong diện số đông chứ vượt trội thì em hiểu bé cần thêm nữa về thẩm mỹ cũng như tính chuyên nghiệp khi biểu diễn . Thôi thì nếu có ai đó nhìn ra tài năng tiềm ẩn thì đây cũng là một cơ hội.
Ps: Cô giáo cấm cháu học thêm bất kỳ ai khác ngoài cô. Cháu chỉ cần chơi khác một chút chỉ vì nghe trên Youtube là bị hỏi hè có học thêm ai không. ?
Em cũng hiểu sơ sơ vì cô tốt nghiệp ở đâu về.
Cảm ơn bác TrúcLam .
Trong khi chờ đợi tin vui từ bác về kết quả của chú bé kia trong cuộc thi ở S'pore, thì cũng xin báo với các bác nào quan tâm tới piano và thích nghe piano là cuộc thi SIU sẽ bắt đầu vào đầu tuần sau với nhiều anh tài piano, không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp nước, và các quốc gia khác!
Ban giám khảo cũng khá hùng hậu, bác nào quan tâm thì mời vào link này để xem cuộc thi đó ra sao, cũng như ghé bước tới mà xem và nghe nhé!
Cuộc thi với giải thưởng cực khủng và nhiều lý do khác, chắc chắn sẽ là một sức hút với các tài năng piano ở mọi nơi.
In addition, nếu hiểu hai từ chính trị đúng nghĩa theo như ban đầu nó vốn có, (Chính trị: làm việc chung), thì có thể nói rằng với tất cả các cuộc đua tài trong thể thao, văn hóa, nghệ thuật thì yếu tố chính trị luôn luôn là cái quyết định và chi phối hay có tác động tới mỗi giải thưởng khi được công bố.
Xin báo với các bác nào quan tâm tới piano và thích nghe piano là cuộc thi SIU sau khi tạm dừng vì Quốc tang TBT Nguyễn Phú-Trọng sẽ bắt đầu lại vào cuối tuần sau sau khi Tang lễ một ngày với nhiều anh tài piano, không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp nước, và các quốc gia khácđua tài.Đúng là văn hóa:
Xin báo với các bác nào quan tâm tới piano và thích nghe piano là cuộc thi SIU sau khi tạm dừng vì Quốc tang TBT Nguyễn Phú-Trọng sẽ bắt đầu lại vào cuối tuần sau sau khi Tang lễ một ngày với nhiều anh tài piano, không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở khắp nước, và các quốc gia khácđua tài.
Xin cập nhật lich thi mới hầu các bác nào quan tâm và ở Sài Gòn thì mời ghé bước để xem cuộc thi đó ra sao nhé:
Nhìn vào lịch thi ai quan tâm và hiều piano sẽ kêu trời vì:
+ Nhóm A ( thí sinh dưới 13 tuổi) sẽ thi đến nửa khuya!
+ Nhóm B ( thí sinh dưới 13 - 17 tuổi) vừa thi xong thì 2 tiếng sau đã có kết quả và ai vào vòng trong (Chung kết) thì phải tập ngay với dàn nhạc.
Còn ai biết chuyện sẽ cười lớn và ...................