[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Mời các bác dự khán: :D


cây Piano FAZIOLi được lên dây hay quá! :(( :(( :((
Nghe tiếng đàn như tiếng thùng thiếc bể! =))
Em cũng muốn buồn cười nhưng lại nghĩ.....
Nghe mà thấy đau xót cho các em. Ở nhà tùy điều kiện từng em... mà đã không có được cây đàn tử tế , hoặc có cây đàn tử tế mà không được căng chỉnh , làm âm thanh tử tế đã đành.
Đi thi cuộc thi nếu được chơi trên cây đàn có âm thanh tốt giá tiền tỷ mà không phải ai cũng có thể sở hữu cũng là mơ ước của nhiều người. Động lực để chơi hay hơn. Mà lại thế này .
Cho dù vậy thì chí ít cũng phải có một quay phát rõ nét , sạch sẽ hơn. Chứ nghe như vậy. Trong một cuộc thi lớn , giải thưởng lớn. (Chứ không phải ở nhà với chiếc điện thoại cùi) hay chơi họp mặt gia đình , bạn bè . Thì.
Thật..... Không thể chấp nhận được.
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực

Phút thứ 58.40 là bé Bùi Anh Trúc. Một thí sinh tài năng của miền Trung . Không những tài năng , đáng yêu mà nói chuyện lần nào cũng rất là dễ mến . Ham học hỏi và chăm chỉ. Thật thà và lễ phép.
Em là sẽ chấm ngay một vé vào chung kết vì đây là màn thi tốt nhất.

Ngay sau đó thật bất ngờ với tiếng đàn của bạn Bùi Ngọc Nam Phương. Thẩm mỹ âm nhạc cũng như tiếng đàn không có gì chê cả. Nếu không muốn nói là tốt nhất. Nghe như được thưởng thức âm nhạc thực sự.
Em có lẽ hơi run nên quên vài chỗ. Nhưng điều đó với mình không quan trọng lắm. Với tiếng đàn tuyệt vời như vậy. Nếu không được đi tiếp thì thật đáng tiếc cho em.
Chúc cho hai bé Bùi Ngọc Nam Phương và bé Bùi Anh Trúc được bước tiếp vào chung kết .

Ps : Việc chơi Piano với âm nhạc của J.S.Bach và quên bài thủa bé là việc diễn ra như cơm bữa mỗi khi kỳ thi tới. Là cơn ác mộng của những người chơi Piano (Chuyên nghiệp). Và nó là ký ức của chính những thầy cô hiện đang dạy ở Nhạc viện chứ không phải một ai khác. Không chỉ một lần.
Và không phải ai cũng có thể vang lên được tiếng đàn đẹp khi chơi âm nhạc của Bach. Để có thể nghe lại nhiều lần mà vẫn muốn nghe mãi.
Bé Bùi Ngọc Nam Phương nét nhạc rất có hồn có thể nhận thấy thẩm mỹ âm nhạc qua đôi tai của bé khi chơi từng nét nhạc rất tốt . Cho dù là bè tay phải cũng như tay trái câu nhạc đều toát ra được âm nhạc. Chứ không đơn thuần chỉ là tiếng đàn với âm thanh sáng rõ , có nội lực.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực

Phút thứ 58.40 là bé Bùi Anh Trúc. Một thí sinh tài năng của miền Trung . Không những tài năng , đáng yêu mà nói chuyện lần nào cũng rất là dễ mến . Ham học hỏi và chăm chỉ. Thật thà và lễ phép.
Em là sẽ chấm ngay một vé vào chung kết vì đây là màn thi tốt nhất.

Ngay sau đó thật bất ngờ với tiếng đàn của bạn Bùi Ngọc Nam Phương. Thẩm mỹ âm nhạc cũng như tiếng đàn không có gì chê cả. Nếu không muốn nói là tốt nhất. Nghe như được thưởng thức âm nhạc thực sự.
Em có lẽ hơi run nên quên vài chỗ. Nhưng điều đó với mình không quan trọng lắm. Với tiếng đàn tuyệt vời như vậy. Nếu không được đi tiếp thì thật đáng tiếc cho em.
Chúc cho hai bé Bùi Ngọc Nam Phương và bé Bùi Anh Trúc được bước tiếp vào chung kết .

Ps : Việc chơi Piano với âm nhạc của J.S.Bach và quên bài thủa bé là việc diễn ra như cơm bữa mỗi khi kỳ thi tới. Là cơn ác mộng của những người chơi Piano (Chuyên nghiệp). Và nó là ký ức của chính những thầy cô hiện đang dạy ở Nhạc viện chứ không phải một ai khác. Không chỉ một lần.
Và không phải ai cũng có thể vang lên được tiếng đàn đẹp khi chơi âm nhạc của Bach. Để có thể nghe lại nhiều lần mà vẫn muốn nghe mãi.
Bé Bùi Ngọc Nam Phương nét nhạc rất có hồn có thể nhận thấy thẩm mỹ âm nhạc qua đôi tai của bé khi chơi từng nét nhạc rất tốt . Cho dù là bè tay phải cũng như tay trái câu nhạc đều toát ra được âm nhạc. Chứ không đơn thuần chỉ là tiếng đàn với âm thanh sáng rõ , có nội lực.

Cảm ơn bác và cũng đồng ý với một số nhận xét của bác, tuy nhiên cần phải lưu ý ngay từ xuất phát điểm đây là Bảng nghiệp dư (Amateur) chứ không phải bảng chuyên nghiệp.

Thế nên xét về tổng thể hai cô bé này đánh như vậy là quá tốt, và tôi tin chắc rằng hai cô bé này sẽ vào vòng trong vì các đối thủ còn lại, nếu nghe kỹ những cháu đánh ở phần thi tiếp theo sai rất nhiều: sai nhịp, sai nốt, thậm chí có những cháu đánh phần đâu thì tạm OK nhưng phần sau là đánh kiểu "trả nợ quỷ thần": sai hoàn toàn, sai kinh khủng cả một câu rồi sao nó vẫn đánh tiếp cho hết bài…….........
Thế nên xét về tổng thể thì rất nhiều hy vọng cho hai cháu này .

Tuy nhiên tôi có một số nhận xét về cách đánh của hai cháu này như sau:

Bùi Anh Trúc: Anh Trúc đã chon chơi Sonate Mozart No,6 là bài 6 "Dürnitz" in D major thì tuy cũng ra bài dầu bài "Sonate bị "Dürnitz" quịt tiền" này rất khó, ngoài kiến thức chuyên môn, với kĩ thuật Tremolo tay phải và chéo tay trái. Anh Trúc đã thực hiện tốt kĩ thuật của bài nhạc nhưng xét về tổng thể cháu đánh không ra Mozart, vì đánh Mozart phải giống như người đang làm xiếc đi trên dây, còn đằng này cô bé này đánh như một người đang đi dưới mặt đất.
Nên xét về mặt chuyên nghiệp thì đánh như vậy là chưa đạt

Bùi Ngọc Nam Phương đã chọn đánh một Prelude của Bach trong tác phẫm English Suite No.3 in G minor, BWV 80 là một tác phẩm hay, khó, làm cho người ta người nghe ấn tượng khi đánh bài English Suite này nhưng châu đánh vẫn chưa đạt về những bè và màu và câu của tác phẩm này, Còn bài Sonate Beethoven thì tạm gọi là được tuy có sai một vài chỗ nhưng không đáng kể.
 
Chỉnh sửa cuối:

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Cảm ơn bác và cũng đồng ý với một số nhận xét của bác, tuy nhiên cần phải lưu ý ngay từ xuất phát điểm đây là Bảng nghiệp dư (Amateur) chứ không phải bảng chuyên nghiệp.

Thế nên xét về tổng thể hai cô bé này đánh như vậy là quá tốt, và tôi tin chắc rằng hai cô bé này sẽ vào vòng trong vì các đối thủ còn lại, nếu nghe kỹ những cháu đánh ở phần thi tiếp theo sai rất nhiều: sai nhịp, sai nốt, thậm chí có những cháu đánh phần đâu thì tạm OK nhưng phần sau là đánh kiểu "trả nợ quỷ thần": sai hoàn toàn, sai kinh khủng cả một câu rồi sao nó vẫn đánh tiếp cho hết bài…….........
Thế nên xét về tổng thể thì rất nhiều hy vọng cho hai cháu này .

Tuy nhiên tôi có một số nhận xét về cách đánh của hai cháu này như sau:

Bùi Anh Trúc: Anh Trúc đã chon chơi Sonate Mozart No,6 là bài 6 "Dürnitz" in D major thì tuy cũng ra bài dầu bài "Sonate bị "Dürnitz" quịt tiền" này rất khó, ngoài kiến thức chuyên môn, với kĩ thuật Tremolo tay phải và chéo tay trái. Anh Trúc đã thực hiện tốt kĩ thuật của bài nhạc nhưng xét về tổng thể cháu đánh không ra Mozart, vì đánh Mozart phải giống như người đang làm xiếc đi trên dây, còn đằng này cô bé này đánh như một người đang đi dưới mặt đất.
Nên xét về mặt chuyên nghiệp thì đánh như vậy là chưa đạt

Bùi Ngọc Nam Phương đã chọn đánh một Prelude của Bach trong tác phẫm English Suite No.3 in G minor, BWV 80 là một tác phẩm hay, khó, làm cho người ta người nghe ấn tượng khi đánh bài English Suite này nhưng châu đánh vẫn chưa đạt về những bè và màu và câu của tác phẩm này, Còn bài Sonate Beethoven thì tạm gọi là được tuy có sai một vài chỗ nhưng không đáng kể.
Vâng cám ơn bác Quang .
Còn với các bạn chuyên nghiệp hiện em chỉ biết thưởng thức )). Vì để nhận xét thì phải xem đủ và tập trung hết trong 6 tiếng đồng hồ. Mà năm nay rất là đồng đều . Có lẽ cần nghe vài lần. Em đồ rằng các giám khảo sẽ khó chọn lựa cũng như làm việc mệt mỏi . Vì bạn nào đi thi cũng với tâm thế tập tành rất cẩn thận , nghiêm túc và đều có tiềm năng cả.
Quan trọng đây là minh chứng cho nền âm nhạc trong chuyên môn Piano biểu diễn đã và phát triển. Thật đúng là.
Hậu sinh khả úy.
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Ôi cái bạn nhỏ Nguyễn Vũ Lân. Đúng là bản sao của em hồi bé. Từ vóc dáng , ăn mặc cho tới tóc cũng như khuôn mặt . Và lứa tuổi. Y hệt luôn. Yêu thế chứ.
Đó là lần em chơi chiếu trên ti vi chương 3 bản Sonata của Mozart No 16 . C Major .
Vẫn nhớ Ghi tiếng trước và ghi hình sau. Phần thưởng là 4 nghìn hay 20 nghìn không nhớ rõ. )).
https://www.youtube.com/live/989nZCcTPiw?si=zt6Bh-kshcx_6TNk
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Vâng cám ơn bác Quang .
Còn với các bạn chuyên nghiệp hiện em chỉ biết thưởng thức )). Vì để nhận xét thì phải xem đủ và tập trung hết trong 6 tiếng đồng hồ. Mà năm nay rất là đồng đều . Có lẽ cần nghe vài lần. Em đồ rằng các giám khảo sẽ khó chọn lựa cũng như làm việc mệt mỏi . Vì bạn nào đi thi cũng với tâm thế tập tành rất cẩn thận , nghiêm túc và đều có tiềm năng cả.
Quan trọng đây là minh chứng cho nền âm nhạc trong chuyên môn Piano biểu diễn đã và phát triển. Thật đúng là.
Hậu sinh khả úy.


Đúng như bác nói kết quả trong cuộc thi SIU 2024 này đã cho thấy là thế hệ pianist trẻ châu Á đã phát triển rất đồng đều đặc biệt là những cháu ở Việt Nam sinh sau những năm 2010!

Riêng kết quả bằng C cho thấy sự thụt lùi hay nói nhẹ nhàng hơn là dậm chân tại chỗ của kết quả đào tạo, tuyển chọn của những năm trước đây.

Còn bảng B và A cho thấy các cháu ở thế hệ sau những 2007 đã có một nền tảng căn bản tốt trong giáo dục và đạt được những thành tích đáng kể, nghĩa là tương lai của piano cổ điển sẽ còn tiếp tục phát triển.


Có điều cũng phải lưu ý là trong cuộc thi này, các cháu thiếu niên bên Đảo quốc Sư tử (S'pore) đã đổ bộ sang Việt Nam và chiếm rất nhiều cơ hội vào vòng trong của các cháu nước chủ nhà Việt Nam, mà kết quả trong danh sách các cháu vào vòng chung kết là một minh chứng rõ rệt nhất!

Trong vài ngày, thậm chí vài giờ sắp tới đây, những cuộc so tài quyết liệt sẽ diễn ra đầy hấp dẫn và lôi cuốn với những ai quan tâm tới piano và thực sự am hiểu nó.

Enjoy your watching!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Đây là các tiết mục trong cuộc thì chung kết Bảng B mời diễn ra chiều nay 321/7.

Mời các bác nghe âm thanh mộc, thực, của concert chưa qua xử lý như bản của SIU trưng ra trước công chúng:

1722436930370.png







 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Trong lúc chờ đợi kết quả. Mời các cụ yêu thích âm nhạc cổ điển nghe bản Piano em tập đi thi khoảng năm 2008. Lúc quay chơi thì là năm 2014. Còn giờ đã là năm 2024. Thời gian vẫn trôi qua mau. Nhưng âm nhạc thì vẫn còn đó.
Ballade no 1 In G minor của. Chopin.
 

newbieshn

Xe tăng
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,480
Động cơ
211,788 Mã lực
Đội quân đại diện cho nhạc viện hn và sg vừa đem quân sang Singapore về, mỗi học viện đem 1 giải 3 về.
Theo quan sát và hiểu biết cá nhân. Âm nhạc cổ điển có vẻ không phù hợp với tố chất của dân tộc An Nam. Dân mình vốn tính linh hoạt rất cao với hoàn cảnh sống nhưng khó có thể đi đến tận cùng của sự hiểu biết vì cá tính hời hợt và dễ thỏa mãn với những thành công ngắn hạn. Chỉ muốn hái quả mà chẳng muốn trồng cây. Mỗi dân tộc đều có các tính cách để vượt lên thành những dân tộc hùng mạnh. Ví dụ như Đức, Nhật, TQ, Pháp,Ấn, Triều tiên, Hàn... đều có căn cốt để hình thành nên những cực văn minh của nhân loại.
Ngoại trừ trường hợp may mắn đặc biệt 1 Đặng Thái Sơn từ thế kỉ trước hoặc Ngô Bảo Châu cả 2 tuy được đào tạo cơ bản ở trong nước nhưng để đạt đến tầm cỡ tg thì phải được tây đào tạo, chứ trông chờ vào đào tạo ở trong nước thì không có hi vọng.
Tất cả các lĩnh vực đều khó mà trông chờ vào thầy thợ nội địa. Từ bóng đá cho đến các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Sự thật quá phũ phàng.
Thợ chỉ đào tạo ra thợ, nghệ sĩ mới có thể đào tạo được nghệ sĩ, với hiện trạng này thì đa số các cháu học piano trong nước cùng lắm là nghệ sĩ tự phong nếu ko muốn nói là thợ đàn hết. Rồi cũng làm thợ dạy mưu sinh với đời. Giống như các thầy cô mà câc cháu theo học. Sóng trước xô sóng sau là chỗ đó. Kể cả các cháu du học từ bậc đại học, vì ở bậc sơ trung các cháu học ở trong nước đã định hình nên phong cách rồi.
Hàn Quốc có chiến lược đem nhạc cổ điển đến với dân chung đều đặn cả vài chục năm qua, hàng tuần các dàn nhạc đều phải biểu diễn ở các khu dân cư, đô thị để tạo lập một tầng lớp dân cư nghe nhạc cổ điển, chiến lược bài bản. Một số trường đại học họ cấp học bổng cho câc sv nghiên cứu lĩnh vực văn hoá của chính dân tộc mình đem sang Hàn để họ làm dày thêm văn hoá nghệ thuật của Hàn. Và vài năm gần đây, nhạc cổ điển Hàn đã có thành tích rất cao.
Nhạc cổ điển VN với nền móng khá vững chắc so với khu vực ao làng, không hiểu sao các thế hệ mãi không thể vượt qua cái ao nhỏ này.
Các trường hợp báo chí lăng xê thì ko nên xem đó là thành tựu gì ghê gớm cả.
Đến như sô panh gần nhất vẫn là hào quang sót lại của ĐTS vì có học sinh Canada giải nhất. Còn 1 bạn gốc Việt ở Ba Lan lọt top 40 hay 80 gì đó.
Tóm lại là cuối năm ngẫm lại hiện trạng của đào tạo cổ điển VN để các bậc phụ huynh có thêm thông tin mà định hình tương lai cho con em mình. Nếu muốn thành nghệ sĩ thì xác suất rất thấp nếu đc ra nước ngoài học tập từ bé, còn nếu học trong nước thì xác suất cao là đi làm thợ dạy. Hết.
Bác chuẩn về nhận định với nhạc cổ điển thì tố chất của người VN không thể bằng dân châu Âu cái nôi của âm nhạc cổ điển.

Nhưng bác rất là sai về đoạn cuối. Thưa với bác là: Đa số các bậc phụ huynh khi cho con cái học Piano thì không hề có mong muốn con mình sẽ thành Nghệ sĩ đâu ạ. Mà là vì những lý do sau:
- cho con cái cơ hội thực hiện giấc mơ / mong muốn của chính mình hồi bé, là được học đàn
- Âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển, lại còn là Piano, luôn là điều đẹp đẽ mà bất kỳ ai được học dù ít đi nữa, cũng là điều tuyệt với, may mắn! Giúp cho có nền tảng văn hoá tốt đẹp, đời sống tâm hồn pgong phú, hoàn thiện nhân câch tốt vv
- không mấy phụ huynh có ý định cho con ra nước ngoài học nhạc từ bé với mong muốn để thành được Nghệ sĩ đâu ạ. Vì họ rất hiểu rằng: Thành Nghệ sĩ Nhạc cổ điển là do Tố chất/ tài năng thiên bẩm + khổ luyện và còn thêm cà cơ may. Chứ không phải do có tiền hay được ra nước ngoài học nhạc từ bé ạ
- Thấy cụ có vẻ bỉ bôi nghề dạy nhạc? Thợ dạy thì sao hả cụ? Không phải cũng là một nghề nghiệp rất tốt đẹp sao? Nghề dạy đã tốt đẹp rồi. Lại còn dạy nhạc, đúng chuyên môn mình đã học và yêu thích. Hàng ngày được sống trong môi trường âm nhạc, còn gì bằng?

Mà để thành được giảng viên / giáo viên dạy Piano thì cũng không phải dễ đâu ạ. Cũng phải là những người xuất sắc, từng tâm huyết với piano và từng dành nhiều thời gian cho piano, từng đạt những thành tích nhất định vv

Hiện nay do đất nước và đời sống xã hội tăng cao, nhu cầu học nhạc cổ điển đặc biệt Piano là rất lớn! Nên làm nghề dạy Pianoi hiện nay là nghề rất sáng sủa, tốt đẹp. Và nhu cầu học Piano cao không hề do phụ huynh mong con thành nghệ sĩ hay Giảng viên . Mà chủ yếu lại là để chuẩn bị cho hành trình du học nước ngoài lẫn xin học bổng du học của con cái ạ. Vì nếu biết chơi một trong bất kỳ nhạc cụ nào, lại còn đạt một số thành tích, thì cơ hội được nhận vào các trường đại học quốc tế top đầu rất cao ạ, thậm chí có thể nhận học bổng nữa!
 
Chỉnh sửa cuối:

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Bác chuẩn về nhận định với nhạc cổ điển thì tố chất của người VN không thể bằng dân châu Âu cái nôi của âm nhạc cổ điển.

Nhưng bác rất là sai về đoạn cuối. Thưa với bác là: Đa số các bậc phụ huynh khi cho con cái học Piano thì không hề có mong muốn con mình sẽ thành Nghệ sĩ đâu ạ. Mà là vì những lý do sau:
- cho con cái cơ hội thực hiện giấc mơ / mong muốn của chính mình hồi bé, là được học đàn
- Âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển, lại còn là Piano, luôn là điều đẹp đẽ mà bất kỳ ai được học dù ít đi nữa, cũng là điều tuyệt với, may mắn! Giúp cho có nền tảng văn hoá tốt đẹp, hoàn thiện nhân câch tốt vv
- không mấy phụ huynh có ý định cho con ra nước ngoài học nhạc từ bé với mong muốn để thành được Nghệ sĩ đâu ạ. Vì họ rất hiểu rằng: Thành Nghệ sĩ Nhạc cổ điển là do Tố chất/ tài năng thiên bẩm + khổ luyện và còn thêm cà cơ may. Chứ không phải do có tiền hay được ra nước ngoài học nhạc từ bé ạ
- Thấy cụ có vẻ bỉ bôi cái nghề dạy nhạc? Thợ dạy thì sao hả cụ? Không phải cũng là một nghề nghiệp rất tốt đẹp sao? Nghề dạy đã tốt đẹp rồi. Lại còn dạy nhạc, đúng chuyên môn mình đã học và yêu thích. Hàng ngày được sống trong môi trường âm nhạc, còn gì bằng?

Mà để thành được giảng viên / giáo viên dạy Piano thì cũng không phải dễ đâu ạ. Cũng phải là những người xuất sắc, từng tâm huyết với piano và từng dành nhiều thời gian cho piano, từng đạt những thành tích nhất định vv

Hiện nay do đất nước và đời sống xã hội tăng cao, nhu cầu học nhạc cổ điển đặc biệt Piano là rất lớn! Nên làm nghề dạy Pianoi hiện nay là nghề rất sáng sủa, tốt đẹp. Và nhu cầu học Piano cao không hề do phụ huynh mong con thành nghệ sĩ hay Giảng viên . Mà chủ yếu lại là để chuẩn bị cho hành trình du học nước ngoài lẫn xin học bổng du học của con cái ạ. Vì nếu biết chơi một trong bất kỳ nhạc cụ nào, lại còn đạt một số thành tích, thì cơ hội được nhận vào các trường đại học quốc tế top đầu rất cao ạ, thậm chí có thể nhận học bổng nữa!
Bạc ý nói với cách nghĩ của bác ý.
Vì không hiểu lịch sử Việt Nam nên mới gọi Việt Nam là dân An Nam. Em nghĩ bác ý cần mua 2 quyển "Dấu" và "Vọng" để đọc và một số quyển sách khác về Lịch Sử và kể cả đọc luôn cả của bọn nói sai về Lịch sử chứ không cần né quan trọng mình phải ở giữa.
Em hiểu cách bác ý nói. Nhưng ngay ta khi ta biết có nhưng thứ nó là tốt hay không tốt. Mặt trái hay mặt phải. Thì vẫn phải biết cả 2.
Trong mặt trái thì cũng có mặt phải.
Vd 2 cái xấu đánh nhau thì nó triệt tiêu nhau hoặc làm yếu đi ,thì cái tốt ở giữa được lợi.
Khi các nơi khác họ ngày càng phát triển thì cũng giúp mình biết thế nào là đích tới.
Mà đôi khi phải có cái đối lập. Cho dù nó sai tè le ra thì cũng có cái để mình có cái đối chứng để phản biện nữa.

Ps. Người Việt mình có một người không phải Đặng Thái Sơn. Đã từng vượt qua người đứng đầu tại .1 trong 4 trường âm nhạc hàn lâm đứng đầu thế giới. Trong mọi cuộc thi về Viola.
Và câu nói mà mình được nghe. Nếu ở Việt Nam thì Đặng Thái Sơn được người ta biết đến nhiều hơn. Nhưng khi ra nước ngoài thì Bác ý được nhiều người biết tới hơn. (Câu này mình được nghe lại chứ không phải tự nói ra).
 
Chỉnh sửa cuối:

TXM3b

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838993
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
760
Động cơ
27,452 Mã lực
Nơi ở
Vô định, tùy thích
e xin ngoài lề chút ạ, con gái e mới đi học buổi đầu piano , nó cũng thích, nhưng tính nó thì cả thèm chóng chán, vợ đang bảo e mua cái piano điện thôi, vậy nên múc con điện hay mua con cơ rẻ tiền cũng tầm dưới 10tr mà các cụ nhà mình đang thanh lý.
Mua xong nó mà chán học thì lại thanh lý, mà kẹt cái e k biết chọn, không biết có cụ nào nhận tư vấn chọn không ạ, chi phí thì hết bao nhiêu e xin phép gửi nếu hợp lý ạ
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Bác không nên dùng những từ ngữ không được đẹp cho lắm trong thớt này ạ ...

Mà thực sự em cũng không hiểu cái giọng tuyên giáo trong âm nhạc nhẩt là nhạc cổ điển là giọng gì bác ạ ...
nhạc cổ điển thế giới chưa bao giờ liên quan đến tuyên giáo ở bất cứ đâu bác ạ ...

Đẹp xấu là tùy cảm nhận bác ợ.

Giọng "tuyên giáo" trong kết quả một kỳ thi âm nhạc (chứ ai nào nói trong âm nhạc nhẩt là nhạc cổ điển), là nói kiểu chung chung "vô thưởng vô phạt", hòa cả làng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Hỏi sao em vào xem mà lâu lâu thấy có khoảng trắng , chỉ còn mỗi cái logo một thời gian dài . Em mới chỉ nghe trên tinh thần khán giả.
Tôi đã kịp thời chụp lại màn hình toàn bộ những comment bình luận này.

Tuy nhiên để tránh những rắc rối không cần thiết tôi sẽ không up lên trên diễn đàn làm gì cho rách việc.
Tôi sẽ inbox riêng cho bác, qua đó bác sẽ hiểu rằng Giang cư mãn không mù mà cũng chẳng điếc họ biết nhiều, nhiều lắm!
Chỉ có điều họ không muốn nói hay chưa có cơ hội trút giận thôi. Nay thi ………..
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
.....................................................................................
Nhưng đêm chung kết thì Bảo Tiên chơi tốt nhất. Ngoài ra Bảo Tiên thần thái rất sáng láng đẹp xinh. Tuổi còn ít mới 15 mà đã chơi đựic Concerto Chopin. Tiềm năng phát triển còn rất cao. Giải Nhất là xứng đáng.

Thành thật mà nói với màn thể hiện Concerto Chopin như thế. Cũng gọi là khá so với mặt bằng các bạn cùng lứa. Nhưng không thể xứng đáng cho Giải Nhất! Giải Ba thế là đã có một chút ưu ái, khi xét đến cả quá trình của Gia Bảo. Mình nghe Concerto này của Chopin rất nhiều lần, nhiều Pianist hàng đầu thế giới. Thật sự không thấy gì đặc biệt ở Gia Bảo với bài này. Nói thẳng ra là quá thiếu cảm xúc!

Còn Quang Minh có thể do chủ quan? Nên đêm chung kết chưa được tốt lắm.

Phương Vy chơi rất tốt, rất ổn về mọi mặt. Nhưng chung kết Phương Vy chọn trình diễn 1 bài của Meldenson, có 8 phút, quá ngắn. Nên bị mắt điểm so với Bảo Tiên ...

Minh Khang cũng rất khá. Nhưng đêm chung kết không bằng Bảo Tiên. Hơi tiếc nhưng Top 4 cũng chứng tỏ tài năng của Minh Khang.
Các cháu bảng B thi buổi chiều ngay sau 13h chứ làm gì có cái "đêm chung kết" bác ạ! :))

Bác nhầm hay viết bình luận về concerto mà chẳng biết phân biệt nhể??? =))
Cái concerto mà Bảo Tiên đánh là Concerto số 1 của Beethoven (thực sự là nó là Concerto số 2 của Beethoven nhưng xuất bản trước nên thành số 1 ) chứ đào đâu ra cái Concerto Chopin nào?

Còn đánh hay dở ntn giang cư mận đã phân tích dồi, không phí lời nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Không chỉ clip cháu này đánh Concerto Chopin No.1 trong buổi thi chung kết, tôi còn up Gia Bảo đánh cái Concerto này ở Sảnh Steinway do GV Mỹ Linh đánh thay dàn nhạc nữa nhé. :D

Nhận xét à?
Tôi thu lại để làm tài liệu thôi, chứ bảo ngồi nghe ư?
Xin thưa, tôi không nghe được, vì trong thẩm mỹ âm nhạc của tôi, quan điểm của cá nhân tôi: cháu này chỉ "make the sound" chứ không biết "make music".
Nghe chỉ nhức đầu! ;)

 

TXM3b

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838993
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
760
Động cơ
27,452 Mã lực
Nơi ở
Vô định, tùy thích
Từ hiểu biết của em thì: Rất không nên bắt đầu học Piano từ một piano điện.

Piano cơ bây giờ cũng rẻ mà cụ. Có 10tr cho một cuộc thử nghiệm thì cũng đâu phải quá tốn kém. Trong khi nó mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích mà chưa thế nói trước và chưa thể nói hết.

Mua piano cơ, con cụ tập rồi không thích theo, thì thôi không cho nó theo chuyên nghiệp, lâu dài. Nhưng cứ giữ cái piano lại để thỉnh thoảng bạn í chơi vu vơ. Chả thiệt hại gì. Chưa kể đàn piano cơ cũng có giá trị thẩm mỹ cho phòng khách. Trường hợp không thể không muốn giữ lại do chuyển nhà vv thì có thanh lý giá thấp đi nữa cũng không phải là tổn thất quá lớn ...

Trong khi nếu cụ mua piano điện, thì con cụ tập ngay từ đầu đã không chuẩn, không cơ bản. Nếu bạn í thích học sâu hơn, lâu dài, thì sau này sửa rất khó cụ ạ
vầng, cụ nói giống mấy cụ cơ quan e mua cho con, mua cơ tầ quanh 40~50 củ, để phòng khách đẹp, k chơi k học chán thanh lý đi cũng dễ, e thì nhà cũng nhỏ, có mua chắc bê lên tầng 4,còn bọn trẻ con thì đúng là 2 con vịt, chắc cũng sẽ có đứa phải học môn này cho nó thanh thoát tâm hồn
Nhưng e cân nhắc chi phí nữa, đàn cơ mà 10tr e nghĩ là k hay lắm, k ổn lắm nên còn ngại,
 

TrúcLam

Xe hơi
Biển số
OF-693822
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
168
Động cơ
101,697 Mã lực
Nhận xét đó của em thuần tuý chỉ là cá nhân. Và không phải do em từng chơi cả hai (giá mà được như thế!). Mà là do: Beethoven là Nhà soạn nhạc yêu thích nhất của em. Những bản nhạc cổ điển em yêu thích nhất, yêu thích vô cùng tận, đó là:

- Piano Concerto số 5
- Violin Concerto
- Sonat Ánh Trăng
- Giao hưởng số 5
- Pathethic Bi kịch

Rất yêu thích nên em tìm nghe cũng khá nhiều. Và em thấy là:

- nhiều Pianist chơi Chopin hay
- Nhiều người chơi Rachmaninov hay, mặc dù nhạc ông này đòi hỏi kỹ thuật cao
- các composer vĩ đại khác: Mozart; Bach; Traicopxki, Haydn; Litz vv nhiều great Pianists chơi hay. Nhiều lựa chọn để nghe. Nếu
- Riêng Beethoven: rất hiếm người chơi hay. Để có thể show được ra cái đặc biệt, khác biệt, cảm xúc vv những cái đã tạo ra sự vĩ đại trong các tác phẩm của Beethoven.

Trước đến nay em chỉ yêu thích 2 người chơi Beethoven:

- Emil Giles . Đã nghe Ông chơi Sonat Ánh Trăng và Pathethic Bi kịch thì không thể nghe được bất cứ ai khâc. Một sự khác biệt rất lớn.
- Lang Lang: mấy Piano Concertos của Beethoven Lang Lang chơi xuất sắc; đặc biệt Piano Concerto số 5 với Nhạc trưởng Christopher Eschenbach.
- Anne Sophie Mutter với Violin Concerto.

Em nghĩ do đặc thù chất nhạc của Beethoven: cảm xúc lẫn cao trào rất mạnh; nồng nhiệt thù cũng như núi lửa phun trào; mà buồn thì cũng sâu thẳm. Nên phải là một người với kỹ thuật / tố chất phi thường cũng như giàu năng lượng thì mới có thể chơi tốt Beethoven. Beethoven khó chơi hay là vì thế . Nên đi thi nói chung chọn Beethoven là cũng phải rất khá. Tgoong thường ít thí sinh chọn Beethoven ?

Dù sao như em đã nói, đó chỉ là cảm nhận cá nhân của em thôi ...
Em hỏi bác là vì. Trung cấp em tốt nghiệp Concerto của Beethoven với điểm tối đa 10 điểm . Còn bản của Chopin em tập rồi cách đây 3 năm nhưng tự tập chơi chơi (nhát gừng vì em lớn tuổi cũng bận) tuần 1 2 tiếng. Chơi gần xong chương 1 thì bận chưa tập tiếp được
Năm 3 thì em đi Đức nên không học ở trường nữa. Gửi đĩa sang đó nghe mẹ em nói được nhận. Nhưng vì vài lý do cá nhân. Nên em quyết đòi về Việt Nam. Mẹ em ở Đức 40 năm rồi. Hơi ngoài lề tí nhưng Nãy phải bận đọc qua một số bài khác của bác để hiểu Bác trước khi em nói chuyện (Và đã hiểu). Vì tính em xem là người thế nào đã. Có câu ngạn ngữ nhưng thôi không tiện viết lên đây. (Thấy bác nói có vẻ am hiểu người Việt Nam sống bên đó lắm).
Âm nhạc của Chopin lâu lâu có những dòng nhạc chơi khó về kỹ thuật và sắc thái bằng 2 trang nhạc bình thường thậm chỉ 1 trang tập mất thời gian bằng nguyên cả bài. Đó là chỉ riêng về kỹ thuật. Chơi cho đúng nốt.
Tức nếu nói riêng về kỹ thuật thì sẽ không đúng. Còn nếu theo cảm nhận theo thống kê như trên thì là ý kiến cá nhân của riêng bác (theo kinh nghiệm nghe nhạc nhiều) nên em cũng không nhận định gì thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top