Không hẳn đâu cụ !!
Thứ nhất, đẳng cấp mãi mãi là đẳng cấp. Trong giới audiophile có một cách phân biệt rất nhanh hệ thống âm thanh có xứng đáng hi-end hay không chính là VẶN TO gần hết cỡ, dĩ nhiên là các bản thu đạt tiêu chuẩn (và thường là nhạc classical). Nếu mọi thứ đạt chuẩn, thậm chí nghe càng to càng thích vì âm thanh không bị vỡ/clipmax, "chát chúa" như âm thanh nhạc cụ điện tử.
Hai dãy ghế trên gác, đối diện với cây Organ đó không phải ai cũng có may mắn ngồi đâu ạ
Đây là chương trình không bán vé (và tất các các chương trình ở Nhà thờ Lớn đều vậy). Nghệ sỹ được mời đến cũng đều chơi cho mình nghe là chính chứ không phải "chinh phục khán giả" nào cả. Dĩ nhiên, trừ một số chương trình có thanh nhạc và phải mời ca sỹ Việt đến hát. Buổi đầu tiên là khai mạc, cũng là test đàn luôn. Người chơi đàn có cả Giám đốc của chính công ty đã sản xuất cái đàn đó. Buổi thứ 2 là Giám đốc âm nhạc của một nhà thờ miền nam nước Đức, sang theo diện giao lưu trong giáo hội. Buổi thứ 3 còn đơn giản nữa, vợ chồng organist quay lại nơi đã tổ chức đám cưới của họ 1 năm trước để làm lễ kỷ niệm.
Ở đây cần phân biệt giữa đánh giá nghệ sỹ và đánh giá nhạc cụ (Organ). Các cụ đánh giá nghệ sỹ ra sao em ko dám có ý kiến. Nghệ thuật mà !! Nhưng đánh giá nhạc cụ lại khác. Đó là khoa học thường thức (với người nghe nhạc)
Những người có may mắn được đào tạo âm nhạc chính thức như các cụ có thể không đánh giá cao những buổi diễn "nghệ thuật vị nghệ thuật/bản thân" kiểu này. Nhưng những người thích nghe nhạc mà không/chưa được học nhạc như tụi em lại đánh giá rất cao. Em vốn không thích âm nhạc hậu cổ điển/hiện đại (trừu tượng, ấn tượng, phi điệu thức, 12 âm ...) nhưng trong 1 lần tham dự Salon âm nhạc thính phòng của chú Dương Thụ, pianist Bùi Thuý Anh (người Pháp gốc Việt nhưng ko nói được tiếng Việt) đã làm em bắt đầu thích nghe Ravel, Bartok. Cũng là một chương trình free vé vào và nghệ sỹ cũng về VN thăm quê nên chắc cũng chỉ xuất hiện trên sâu khấu Việt một lần duy nhất. Em đó chơi toàn Pháp "Trường phái ấn tượng Pháp -Từ
Fauré đến Ravel". Buổi đó chú Thụ nói một câu mà em đồng tình duy nhất "...Đừng nghe những gì mình (đang) thích, hãy nghe những gì người nghệ sỹ muốn/thích trình tấu..". Buổi vừa rồi cũng thế, nó làm em bắt đầu thích nghe Arvo Part
Chúng ta nghe nhạc để làm gì !? Đầu tiên để thoả mãn cái tôi, cái tai của mình. Sau đó đến tiếp nhận năng lượng tích cực từ người nghệ sỹ qua những tác phẩm họ tâm đắc, và nếu may mắn, chúng ta sẽ nâng cấp được cái tôi, cái tai của mình !