[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Hì, cụ gặp e bên ngoài thì cụ lại bẩu "chú già rồi em tha", cụ lấy mốc e sang Paris sau cụ Sáng 10 năm thì nội suy ra e kém cụ Sáng 10 tuổi là đẹp :-B

E thấy bản No. 12 khó hơn đó, vì để thể hiện tốt tâm sự của soạn giả là 1 điều rất khó, không hiểu context sáng tác thì khó đánh hay được. Cụ thể, phần nhạc đệm của No. 12 thể hiện sự khốc liệt, xấu đi rất nhanh của phía Ba Lan, nhưng nếu đánh rời rạc thì phần đó coi như bỏ đi rồi còn gì, có thể hiện dc như vậy đâu :((

Etude Cách Mạng số 12 (op.10) là một trong những tác phẩm dương cầm nổi tiếng của mọi thời đại. Bởi một phần, bản nhạc gắn liền với sự kiện lịch sử: đó là sự thất bại của nhân dân Ba Lan chống thế lực xâm lược Nga tháng 11 năm 1831. Do điều kiện sức khỏe không tốt, Chopin đã không thể tham gia cuộc chiến này. Thất vọng, cô đơn và bất lực, ông đã dùng âm nhạc làm vũ khí, dốc trọn cảm xúc của mình vào những đường chạy đầy bão tố (phần này do tay trái đảm nhiệm).

Giữa cảnh tượng khốc liệt của chiến tranh, giữa những tiếng ầm ì bom đạn, những tiếng người hỗn loạn, la ó, là bài ca yêu nước, vang lên, hiên ngang và bất chấp. Giai điệu bi tráng ấy được Chopin đặt trọn tình yêu, thêu vào chuỗi các hợp âm ở phần tay phải. Bản Etude Cách Mạng là cơn bão nội tâm và âm nhạc là người bạn tâm giao duy nhất giúp Chopin vợi đi nỗi đau mất mát quê hương.


Bản Liebesleid e chưa xem/nghe kỹ, nhưng thấy cụ đánh có vẻ mượt hơn, nên chắc dễ hơn 1 chút.

P/s: FYI >> Vladimir Lenin and Maxim Gorky eavesdrop on Rudolf Kehrer playing Chopin's Revolutionary etude, op. 10 no. 12, before sitting down with Gorky's wife Yekaterina Peshkova to listen to Kerer play the piece. At the end Gorky says it's beautiful and thanks Kerer for playing. This comes from a Sovet film entitled Appassionata in which Lenin and Gorky sit around listening to Kerer play Chopin and Beethoven while discussing revolutionary politics. Incredible and amazing.


Có lẽ bài nhạc đã giúp LN nương tay, và dân Ba Lan có thêm 30 năm hòa bình trước khi thảm kịch WW2 ập tới nhỉ?
Bể "rắc-co". :D

Bác Bastion.P bị lừa! :))
Đừng lôi người khác vào để bị lừa nhé! [-X
Còn như bác nào hay ai "ăn phải đũa" của bác Bastion.P, mà thích bị lừa nữa, thì xin mời: :))



Lý do mà tôi nói bác Bastion.P bị lừa là như thế này:

Đây chỉ là một phim, như bác piano nói, viết lại và phục dựng những cảnh pianist Rudolf Kehrer đánh cho Vladimir LeninMaxim Gorky nghe bài Etude Cách Mạng số 12 (op.10) của Chopin, khi coi thì đây không phải là tiếng đàn của Rudolf Kehrer. Giả dụ nếu đúng là tiếng đàn của Rudolf Kehrer thì cũng không phải là tiếng đàn đánh vào thời điểm đó mà Rudolf Kehrer đánh sau năm 1990!

Tôi mạnh dạn nói như vậy, là bởi vì khi nghe bác giới thiệu Rudolf Kehrer một nghệ sĩ thiên tài piano đánh tôi vội vào nghe coi như thế nào, thì khi thấy tiếng đàn sạch sẽ, tử tế là chắc chắn là vào thời điểm đó không có một Tuner nào có thể lên được tiếng đàn như vậy, nhất là họ lên bằng tai thì chẳng bao giờ và thể nào có ân thanh sạch rõ được như vậy.
Đã vậy tần số của bài nhạc là La A442 Hz! Trong khi vào thời điểm đó, những năm đầu thế kỷ 20, thì tần số phổ thông là La A432 hoặc cao lắm là La A 438, chứ đừng nói là La A 440. mãi đến năm 1945, Hiler mới chop đổi sang tần số La A440. và vào thập niên 1990, tần số La A442 Hz mới chính thức phổ cập.
Họ làm phim mà không chú ý tới chi tiết này, dẫn tới việc tuy họ cho người nghe, nghe một tiếng đàn đẹp và chuẩn xác, nhưng không phải là tiếng đàn vào thời điểm đó!

Ngay cả khi, giả sử là họ cẩn thận lên dây cây đàn về tần số La A432, hay La A438 Hz thì người nghe sành nhạc Nga, vẫn có thể biết được rằng đây không phải là tiếng đàn vào thời điểm đó, bởi vì thang âm của tiềng đàn này không phải là thang âm của Nga vào thời điểm này!
Với nhạc Nga , tất cả các buổi thi Piano hay biểu diễn, họ đều lên dây theo một thang âm khác.
Cụ thể nhất là các kỳ thi trong đó cuộc Tchaikovsky năm 1954 và nhưng năm sau đó cho tới nhưng Cuộc sau năm 2000, Nga lên dây thêm một thang âm khác hoàn toàn chứ không phải cái thang âm hiện hữu vào lúc ấy!


Đây là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer (00:39 - Rudolf Kerer ) đánh trước đây, dầu La A438 mà nghe rất chát chúa.


Đây là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer đánh Transcendental Etude no. 10 của Liszt năm 1963, dầu La A442 mà nghe cũng chẳng ngọt ngào rõ ràng vì lên bằng tai.


Và là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer đánh (Beethoven, Prokofiev, Chopin, Liszt, Wagner, Grieg) năm 1992, dầu La A442 mà nghe đã khá ngọt ngào rõ ràng hơn trước.





Còn đây cũng là đánh dạo cái Concerto số 2 của Liszt lên theo La A442, xin mời các bác nghe coi có ngọt ngào, em ái, thánh thót, đều như bắp và rõ ràng, dầu đây mới chỉ là 1 cây YAMAHA C5 chứ chưa được Full Size và càng không phải là Steinway:

 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Film này làm năm 1963 cụ Sáng ơi.

Hoặc cụ nhầm, e nghĩ hơi khó :D; thế thì rất có thể đoạn trên Youtube kia đã bị lồng tiếng lại đoạn nhạc piano 8->

P/s: đoạn clip Yamaha là cụ đánh ạ? Cụ đánh thử luôn No.12 đi, nhỡ hay hơn bản R.K đánh cho L.N nghe thì sao =D>

Lý do mà tôi nói bác Bastion.P bị lừa là như thế này:

Đây chỉ là một phim, như bác piano nói, viết lại và phục dựng những cảnh pianist Rudolf Kehrer đánh cho Vladimir LeninMaxim Gorky nghe bài Etude Cách Mạng số 12 (op.10) của Chopin, khi coi thì đây không phải là tiếng đàn của Rudolf Kehrer. Giả dụ nếu đúng là tiếng đàn của Rudolf Kehrer thì cũng không phải là tiếng đàn đánh vào thời điểm đó mà Rudolf Kehrer đánh sau năm 1990!

Tôi mạnh dạn nói như vậy, là bởi vì khi nghe bác giới thiệu Rudolf Kehrer một nghệ sĩ thiên tài piano đánh tôi vội vào nghe coi như thế nào, thì khi thấy tiếng đàn sạch sẽ, tử tế là chắc chắn là vào thời điểm đó không có một Tuner nào có thể lên được tiếng đàn như vậy, nhất là họ lên bằng tai thì chẳng bao giờ và thể nào có ân thanh sạch rõ được như vậy.
Đã vậy tần số của bài nhạc là La A442 Hz! Trong khi vào thời điểm đó, những năm đầu thế kỷ 20, thì tần số phổ thông là La A432 hoặc cao lắm là La A 438, chứ đừng nói là La A 440. mãi đến năm 1945, Hiler mới chop đổi sang tần số La A440. và vào thập niên 1990, tần số La A442 Hz mới chính thức phổ cập.
Họ làm phim mà không chú ý tới chi tiết này, dẫn tới việc tuy họ cho người nghe, nghe một tiếng đàn đẹp và chuẩn xác, nhưng không phải là tiếng đàn vào thời điểm đó!

Ngay cả khi, giả sử là họ cẩn thận lên dây cây đàn về tần số La A432, hay La A438 Hz thì người nghe sành nhạc Nga, vẫn có thể biết được rằng đây không phải là tiếng đàn vào thời điểm đó, bởi vì thang âm của tiềng đàn này không phải là thang âm của Nga vào thời điểm này!
Với nhạc Nga , tất cả các buổi thi Piano hay biểu diễn, họ đều lên dây theo một thang âm khác.
Cụ thể nhất là các kỳ thi trong đó cuộc Tchaikovsky năm 1954 và nhưng năm sau đó cho tới nhưng Cuộc sau năm 2000, Nga lên dây thêm một thang âm khác hoàn toàn chứ không phải cái thang âm hiện hữu vào lúc ấy!


Đây là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer (00:39 - Rudolf Kerer ) đánh trước đây, dầu La A438 mà nghe rất chát chúa.


Đây là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer đánh Transcendental Etude no. 10 của Liszt năm 1963, dầu La A442 mà nghe cũng chẳng ngọt ngào rõ ràng vì lên bằng tai.


Và là tiếng đàn thật của Rudolf Kehrer đánh (Beethoven, Prokofiev, Chopin, Liszt, Wagner, Grieg) năm 1992, dầu La A442 mà nghe đã khá ngọt ngào rõ ràng hơn trước.





Còn đây cũng là đánh dạo cái Concerto số 2 của Liszt lên theo La A442, xin mời các bác nghe coi có ngọt ngào, em ái, thánh thót, đều như bắp và rõ ràng dầu chỉ là 1 cây YAMAHA C5 chứ chưa được Full Size và càng không phải là Steinway:

 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Film này làm năm 1963 cụ Sáng ơi.

Hoặc cụ nhầm, e nghĩ hơi khó :D; thế thì rất có thể đoạn trên Youtube kia đã bị lồng tiếng lại đoạn nhạc piano 8->

P/s: đoạn clip Yamaha là cụ đánh ạ? Cụ đánh thử luôn No.12 đi, nhỡ hay hơn bản R.K đánh cho L.N nghe thì sao =D>
Phim làm năm 1963 thậm chí giả dụ cho là làm năm 2063 hoặc 2163 đi chăng nữa, nhưng bối cảnh câu chuyện lúc đó là những năm 1920. Mà thời điểm này tần số là La A 432 hay A 438.
Bê cái âm thanh La A442 thì coi như "Bể rắc-co" (từ chuyên môn bên điện ảnh chí sự không hòa hợp trong đạo cụ phục trang hay âm thanh).
Khác gì làm phim Hai bà Trưng mà có cảnh Mã viện kêu lính "chuổng cởi" nhưng mặc quần xì-líp CK thay vì đóng khố, bác ạ!

Ai đánh không quan trọng, điều quan trọng (hay cái tôi muốn nói) là một cây đàn lên dây đúng, chính xác, hợp thang âm thì một cây đàn bình thường nghe cũng "ngon nghẻ"!
Đây là thớt cung cấp thông tin và kiến thức về đàn Piano, chứ không phải nơi show up tiếng đàn, hay "tức nhau tiếng gáy".

Lên dây một cây piano cho ra tiếng đàn hay, thì học trò học bình thường đánh nghe cũng thành hay, bác ạ!

Các bác tin không???
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Vẫn là Etude Cách Mạng, vẫn là chuyện bể , tại sao không nghe bạn thân Chopin chơi nhỉ, xem nó bể tới mức nào?
Để cho đỡ bể, chắc phải mượn cây này về để thu âm!
P/s: đoạn clip Yamaha là cụ đánh ạ? Cụ đánh thử luôn No.12 đi, nhỡ hay hơn bản R.K đánh cho L.N nghe thì sao =D
Bác có vẻ "nghiện" cụ Quang :)) fan cứng là đây
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Văn nghệ xóm trầm quá, phải khích tướng tý chứ cụ, nhưng có vẻ e thất bại rồi ;))

Bác có vẻ "nghiện" cụ Quang :)) fan cứng là đây
P/s: E thấy Liszt trong film oánh bài này ổn đấy chứ, ngang với Rousseur, & hơn LL nhiều. LL tay trái yếu, tay phải thì mạnh nhưng (giật) nảy quá, như thể hiện sự mất bình tĩnh hoảng sợ của ng Ba Lan trước sức mạnh của quân đội Nga hoàng, hơn là sự mạnh mẽ gan góc để phản kháng lại - sự hy sinh & bất khuất.

Nói chung là pianist ngoài skills về keyboard, còn cần phải có phông hiểu biết về văn hóa- xã hội- lịch sử nữa, thì mới đánh hay được. Không thì chỉ đánh các bài dạ khúc chúc ngủ ngon, hoặc mưa rơi, ong bay bướm lượn, thời tiết 4 mùa, tình ca, nhảy nhót ... chung chung thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Nói chung là pianist ngoài skills về keyboard, còn cần phải phông hiểu biết về văn hóa- xã hội- lịch sử nữa, thì mới đánh hay được. Không thì chỉ đánh các bài dạ khúc chúc ngủ ngon, hoặc mưa rơi, ong bay bướm lượn, thời tiết 4 mùa, ... chung chung thôi!
Em xin bác :((
Tiếng đàn hay là do:
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt
- Đàn tốt
Mọi cảm xúc đều đã được gửi vào thông qua các sắc thái ghi rõ trên bản nhạc.
Ng ta hay nói phông văn hóa này nọ, nhưng thực chất là ng nghệ sĩ lớn tuổi thì kinh nghiệm xử lý nhiều, biết tiết chế hơn và quan tâm đến âm nhạc hơn các nghệ sĩ trẻ, vốn thích chơi cậy sức hơn, khoe ngón nghề và có cái tôi lớn. Càng lớn càng trầm tính lại thì cách chơi cũng khác hơn.

Các nghệ sĩ hiện tại sống trong tiện nghi hạng nhất, đẻ ra đã ngậm thìa vàng, làm thế nào để có trải nghiệm về sự mất mát đau thương của chiến tranh đây cụ [-(
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Vẫn là Etude Cách Mạng, vẫn là chuyện bể , tại sao không nghe bạn thân Chopin chơi nhỉ, xem nó bể tới mức nào?
Cái này thì đúng là không cho hai Bà Trưng thay vì đi hài vải may bằng tay, mà bắt phải đi một đôi giày "Ballet loafer" LV hay Salvatore Fer. khi ra chiến trận LV. :D
Hay dễ hiếu hơn không cho các khuê nữ thế kỷ 18, 19 mặc yếm lá mà bắt dận vào một cái "Cóc-xê" Triumph 2 cups che đôi vú đào tơ bé tẹo!!! :(( :)):))


FYI, cả hai tiếng đàn trong clip (theo câu chuyện là Liszt và Chopin đánh) sắc nét trong phim tuy không phải là Steinway mà là tiếng cây Erard nhưng vẫn rõ đẹp do lên dây bằng máy và ở tần số La A442Hz cũng như được dùng thang âm đương đại, và không cần nói thêm nữa! [-X



Để cho đỡ bể, chắc phải mượn cây này về để thu âm!

Cái này vẫn chưa đúng là tiếng đàn của Chopin chơi lúc bấy giờ:
+ thứ nhất, là tuần số của cây đàn ĐTS đánh, tần số chỉ có (là) La A428Hz
+ thứ hai, cái thang âm cũng không phải là thanh âm của Chopin hay thời bấy giờ xử (sử) dụng!

Muốn nghe, hay tái hiện âm thanh của chính cây đàn Chopin đã đánh trước đây, và đúng cái cảm xúc do thang âm tạo ra nghĩa là cái đàn của Chopin đánh và cái âm vào thời điểm đó, các bác mời các bác nghe:

BTW, cùng lưu ý là cây đàn này có chiều ngang của phim trắng hơi nhỏ hơn những phím trắng của những cây đàn piano hiện nay, nghĩa là "gãi đúng chỗ ngứa" của bác piano, hay cái thắc mắc "Ngắn-Dài" mà bác ấy luôn đau đáu và nêu ra hôm nào. :P


Hay cũng chính cây đàn này:

Người nghe dễ dang nhận ra cái "đùng đục" của âm thanh từ Octave 5 (F#5 - B5), Octave 6 (C6 - B6) và Octave 7 là tiếng gỗ thay vì cái long lanh sắc nét của âm thanh do thang âm và tần số thấp.

Cũng tiếng đàn Pleyel nếu lên theo một thang âm khác và ở tầng số cao La A446 Hz thì tiếng đàn nghe đã "cận đại" : tiếng gỗ giảm hẳn và cái long lanh sắc nét của âm thanh đã ló dạng! =D>

 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Nói chung là pianist ngoài skills về keyboard, còn cần phải phông hiểu biết về văn hóa- xã hội- lịch sử nữa, thì mới đánh hay được. Không thì chỉ đánh các bài dạ khúc chúc ngủ ngon, hoặc mưa rơi, ong bay bướm lượn, thời tiết 4 mùa, ... chung chung thôi!

Cái này là đòi hỏi chung không chỉ cho Pianist mà tất cả những ai làm nghệ thuật và văn hóa, giáo dục cũng như chính trị. Nói nôm na là có "Cái tâm"

Tài ba xuất chúng, thông minh, đĩnh ngộ mà phản dân hại nước, sống vô luân bại lý, ích kỷ thì thà là một người ngu dốt có lẽ còn tốt hơn! :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Nói chung là pianist ngoài skills về keyboard, còn cần phải phông hiểu biết về văn hóa- xã hội- lịch sử nữa, thì mới đánh hay được. Không thì chỉ đánh các bài dạ khúc chúc ngủ ngon, hoặc mưa rơi, ong bay bướm lượn, thời tiết 4 mùa, ... chung chung thôi!
Em xin bác :((
Tiếng đàn hay là do:
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt
- Đàn tốt
Bác nói khá đúng và đầy đủ, nhưng chưa chính xác.
Tôi sắp xếp lại ntn, theo logic :

Tiếng đàn hay là do:
- Đàn tốt (tốt (hay phù hợp) với chính Pianist đánh nó và tốt với (cho) tác phẩm biểu diễn).
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt.

Có cả ba cái ( Tập luyện kĩ càng, Nghiên cứu sắc thái, Nhạc cảm tốt) mà gặp phải một cây piano "trời đánh" thì tôi "đố cha" ông hay bà pianist nào đánh nghe hay!

Đây là một ví dụ, tài danh của Idil Biret ntn thì khỏi phải bàn, thế mà khi đánh cây đàn quý chỉ vì lên dây kém mà cho ra ba "thảm họa" ntn:

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Tiếng đàn hay là do:
- Đàn tốt (tốt (hay phù hợp) với chính Pianist đánh nó và tốt với (cho) tác phẩm biểu diễn).
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt.
Bác đã sửa đúng. E chỉ viết chứ ko sắp xếp quan trọng trước sau. Và, đây đơn giản là công thức chung cho mọi ngành nghề trong xã hội. Công cụ lao động luôn đi đầu tiên. Ví như việc nấu ăn:
- Nguyên liệu tươi ngon
- Nấu cẩn thận có bài
- Gia vị đầy đủ
- Cái lưỡi tốt.
Thịt ôi, cá ươn, rau héo thì nấu cái gì nữa :)).
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Tiếng đàn hay là do:
- Đàn tốt (tốt (hay phù hợp) với chính Pianist đánh nó và tốt với (cho) tác phẩm biểu diễn).
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt.
Bác đã sửa đúng. E chỉ viết chứ ko sắp xếp quan trọng trước sau. Và, đây đơn giản là công thức chung cho mọi ngành nghề trong xã hội.

Tôi xin nói rõ thêm một chút nữa về cây đàn tốt:

Đàn tốt chưa chắc đã là một cây đàn mới tinh, hay mắc tiền mà là tốt với chính người sẽ đánh nó .

Một Pianist khi có một buổi biểu diễn, họ sẽ đánh nhiều tác phẩm, nhiều thể loại, thậm chí trường phái, và mỗi thể loại hay tác giả sẽ có yêu cầu tiếng đàn sáng, hay mờ ấm, cũng như kĩ thuật lên dây ntn.
Ví dụ như tất cả các tác phẩm của Mozart, Haydn, Rameau, Scarlatti, ..... thì rất cần một tiếng đàn sáng và ngoài việc lên dây với thang âm phù hợp thì tầng số tệ lắm cũng là 442 Hz nếu được thì 444 Hz.

Trong khi những tác phẩm hiện đại của Debussy, Ravel, Rach., thì lại cần màu nhiều và bắt buộc phải có một cây đàn có pedal Sotenuto cùng tiếng đàn ấm.

Không phải tự nhiên mà các pianists (Steinway pianist) dù đánh Steinway mà trước khi biểu diễn cũng đều phải đi lựa đàn chuẩn bị biểu diễn.
FYI, những cây đàn Steinway này Piano Touchée đúng chuẩn nhưng âm sắc thì phải phù hợp với người nghệ sĩ và tác phẩm họ sẽ đánh.

Không phải tự nhiên mà Horowitz, một pianist "ngoài hành tinh" đi đâu cũng xách cái Steinways cũ của mình và KTV của mình đi theo dù chi phí rất cao, nhưng "Em giỏi thì em có quyền" và cũng phải nhắc lại là cái đàn của ông cực kỳ nhẹ đến mức vô cùng khó đánh (42 gram) nhưng chỉ ở với ông đánh nó dễ dàng mà thôi!
bác nào có điều kiện thì tìm đọc thêm cuốn này, Franz MOHR một KTV chuyên lên dây cho Steinway và phục vụ cho các pianists nổi tiềng ghi lại những "hậu trường" của việc tuning.

1680678215386.png


Để kết cho chuyện đây là một ví dụ, trao đổi của một nhà tổ chức biểu diễn và KTV, với các nhận xét sau buổi biểu diễn để các bác thấy là một cái đàn tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho người pianists dầu lớn hay nhỏ như thế nào:


1680678392237.png



1680678413378.png

Và:

1680678443508.png
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Công cụ lao động luôn đi đầu tiên. Ví như việc nấu ăn:
- Nguyên liệu tươi ngon
- Nấu cẩn thận có bài
- Gia vị đầy đủ
- Cái lưỡi tốt.

Cái này thì đúng là phát biểu của một người chưa có kiến thức hay kinh nghiệm gì về ẩm thực "nâng cao" (tuy có đôi phần "bá đạo") :P
Đây chỉ là kiến thức hay tay nghề của những người có thể biết nấu ăn, nhưng chỉ ở dạng nấu cơm gia đình, hoặc phục vụ ẩm thực bình thường! :D

Việc nấu nướng (đầu bấp) cũng như một kỹ thuật viên piano!
Những cái ở trên, đều nguyên tắc cơ bản ai cũng biết. để nấu ăn ngon, nhưng với những người đầu bếp giỏi họ chẳng bỏ một món (thực phẩm) nào hết!
Thịt mà có ôi thì vẫn có thể nấu ngon thậm chí rất ngon nếu biết cách nấu và chọn món đúng cách . Một người KTV piano cũng vậy, có những cây đàn không tốt, nhưng họ biết cách vẫn có thể làm cho nó sử dụng tốt.


Thịt ôi, cá ươn, rau héo thì nấu cái gì nữa :)).

Thịt ôi sẽ có những cách nêm nếm, chế biến chọn món phù hợp, ví dụ như sẽ không nấu dạng tươi (luộc, hấp) mà nấu sau khi phơi khô, hun khói hoặc nướng, hay chiên, với những kĩ thuật tấm ướt đúng cách thì đố ai mà biết nó ôi. Đôi khi còn ngon hơn thịt tươi, vì khi thịt ôi thì việc nên men đã hoàn tất và chuyển sang lên men thối, do đó miếng thịt sẽ mềm hơn!

Cá ươn cũng vậy, vẫn có thể nấu được.
Các cụ có câu "Thà ăn muối, còn hơn ăn chuối (cá lóc, cá quả) chết"!
Trong thực tế, cái lóc đã chết (ngộp) thì ướp xã ớt và nêm nếm rồi nướng hay chiên làm đúng cách (rửa bằng rượu, hay dấm,.......) thì ăn ngon "bá cháy"!

Rau héo vẫn có thể làm dưa hoặc có những cách chế biến phù hợp (bóp muối làm dưa, gỏi,... phơi khô dùng làm nguyên liệu lấy nước ngọt, ...... )

Có câu "Dưa khú cá trê" là vậy! :))
Ai làm cho cải tôi ngồng,
Cho dưa tôi khú, cho chồng tôi chê. :((
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Các bác list thiếu yếu tố: người nghe.

Có câu "Con hát mẹ khen hay", nên mấy cháu đi thi mà là con cháu BGK thì đánh sẽ nghe "lọt tai" BGK hơn các cháu khác, mà không quan tâm có lên dây cẩn thận hay ko =))

Bác nói khá đúng và đầy đủ, nhưng chưa chính xác.
Tôi sắp xếp lại ntn, theo logic :

Tiếng đàn hay là do:
- Đàn tốt (tốt (hay phù hợp) với chính Pianist đánh nó và tốt với (cho) tác phẩm biểu diễn).
- Tập luyện kĩ càng
- Nghiên cứu sắc thái
- Nhạc cảm tốt.

Có cả ba cái ( Tập luyện kĩ càng, Nghiên cứu sắc thái, Nhạc cảm tốt) mà gặp phải một cây piano "trời đánh" thì tôi "đố cha" ông hay bà pianist nào đánh nghe hay!

Đây là một ví dụ, tài danh của Idil Biret ntn thì khỏi phải bàn, thế mà khi đánh cây đàn quý chỉ vì lên dây kém mà cho ra ba "thảm họa" ntn:

Bác đã sửa đúng. E chỉ viết chứ ko sắp xếp quan trọng trước sau. Và, đây đơn giản là công thức chung cho mọi ngành nghề trong xã hội. Công cụ lao động luôn đi đầu tiên. Ví như việc nấu ăn:
- Nguyên liệu tươi ngon
- Nấu cẩn thận có bài
- Gia vị đầy đủ
- Cái lưỡi tốt.
Thịt ôi, cá ươn, rau héo thì nấu cái gì nữa :)).
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Các bác list thiếu yếu tố: người nghe.

Có câu "Con hát mẹ khen hay", nên mấy cháu đi thi mà là con cháu BGK thì đánh sẽ nghe "lọt tai" BGK hơn các cháu khác, mà không quan tâm có lên dây cẩn thận hay ko =))

Cám ơn bác Bastion.P đã "bổ sung", mà sung thật! :D
Vì sung nên mới dám nói ra cái sự thật muôn đời mà ít ai dám nói công khai. =D>

However, vì tôi già, (chắc chắn là già hơn bác theo mồm bác xác nhận nhé!), nhưng tôi còn "sung" hơn bác mà nói thêm và "phản biện" ntn: :P

Mới nghe qua lời bác, thì có vẻ hợp lý, nhưng nghe kỹ phân tích lại, thì không thể xếp cái đám khán giả "giời ơi đất hỡi" vào cái list mà bác piano đã dày công chắt lọc và tôi phóng tay sắp xếp, bởi vì đó là yếu cảm tính cá nhân và khi tổng kết để làm hay đinh hướng, người ta sẽ không xếp cái yêu thích cảm tính của một nhóm người này vào và chỉ xếp theo những cái gì thuộc về yếu tố tự nhiên. :">

Nói cho dễ hiểu gần 8 tỷ con người trên thế giới hiên nay, thì có bao nhiêu người nghe piano, và trong số những người nghe này có bao nhiêu người thực sự có đủ tư cách và kiến thức để biết đúng sai, để mà nghe và phát biểu cho mọi người biết và làm theo một cách chuẩn xác nhất?
thế nên yêu tô đó là chỉ yếu tố tham khảo và không thể (có giá trị) xếp vào ở đây. ta chỉ bàn, chỉ luận Pianist có tiếng đàn hay trong tổ hội nhóm của những người học, thích nghe, và biết nghe mà thôi! :P

Ngay cả cái lũ giám khảo kia, thì xin thưa với các bác, là ở đâu cũng có, thời nào cũng có, và chế độ nào cũng tồn tại! :))

Hôm trước có một bác Inbox gửi cho tôi, và phàn nàn về một cô pianist gọi là giỏi và là giảng viên Piano, nhưng tôi chỉ nói ngắn gọn: vì cô ta là học trò của bà Xbà X đó là bà đó lại là học trò của bà Y kia, nên "trong mắt" của giới phê bình nghệ thuật bồi bút, thì cô ta không thể đánh giờ đánh dở!
Đấy là chưa kể cô ta trong quá trình học, cho dù được xếp vào loại học sinh giỏi của nhạc viện, nhưng cái giỏi này chẳng là cái "đ.ếch" gì hết trong giới chuyên môn và những người am hiểu. =))

FYI, Ngay cả hồi chế độ cũ, trước 1975, có một cô ca sỹ hàng Diva nổi tiếng, và lừng danh, thuộc hàng sao trong mắt công chúng, gia thế nhà nòi, là con cháu hoàng tộc có mẹ là một ca sỹ cũng gọi là nổi tiếng, và dì em ruột, em của mẹ là một giảng viên piano lừng danh, có chồng (dượng của cái nhà cô ca sĩ kia) là một nhạc sĩ violon cũng lừng danh và là hiệu trưởng của một trường nhạc hàng đầu ở miền Nam. ^:)^

Theo thông tin tự khai của cô ca sỹ này cô ta học piano và tốt nghiệp thủ khoa, khoa dương cầm Nhạc viện Sài Gòn (tên chính thức: Trường QG Âm nhac và Kịch nghệ Saigon) mà cho tới giờ phút này, công chúng vẫn chưa ai được nghe tiếng đàn của cô, ngay cả việc khi cô hát trong suốt 60 năm qua cô cũng chẳng bao giờ vừa hát vừa đàn cho người ta thưởng thức cái "tay đàn chân đạp" của cô như thế nào!? :-? :P

Ngay đến cái nhà cô "Hoa hậu đền khùng" (biệt danh của ĐD Đ. Khoa cấp cho cô) kia, cô là một mỹ nhân thực sự nhé, hiềm nỗi là có hám danh một tẹo, nên cũng cố học hát, và tập chơi đàn piano, để tự đệm cho mình.
Nghe, xem hay dở ntn, thì chửa bàn nhưng chí ít, quần chúng cũng thấy được tài “tay đàn miệng hát” của mình, khiến cho bao nhiêu người coi, và lắc mắt, lẫn trầm trồ. =D>
Thế thì cái nhà cô ca sỹ Diva kia thì sao nhỉ??? :D :-/

Thế nên, túm cái quần lại, nạn con ông cháu cha, bè phái ở đâu cũng có, thời nào cũng có, và chế độ nào cũng tồn tại. chúng ta đừng bận tâm cho rách việc. [-X
Hãy lo học đàn cho tử tế, nghe tiếng đàn tử tế, bởi những người thợ lên dây tử tế để nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của chính mình trước đã. =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Thế nên, túm cái quần lại, nạn con ông cháu cha, bè phái ở đâu cũng có, thời nào cũng có, và chế độ nào cũng tồn tại. chúng ta đừng bận tâm cho rách việc.
"Trùm" về đàn piano ở VN còn bị dân trong giới lấy ra làm trò đùa kìa bác, nói gì cô X cô Y. Lưu ý nghệ sĩ ĐTS là người Canada nên chắc chắn ko phải là "trùm", các bác đừng hiểu nhầm
Thậm chí, 1 người khá uy tín trong giới còn phải nói: ....đó thì đánh đấm gì.

Bỏ qua vụ sỉ vả cocc, giới thiệu với các bác 1 nghệ sĩ được xếp hạng thứ 2 sau DTS của VN, ko phải theo đánh giá của em, mà là 1 người có chân tài thực học và có đủ đẳng cấp để đánh giá. Tên tuổi ng đánh giá e ko tiện nêu, tin hay ko thì tùy, nhưng hãy nghe tiếng đàn của pianist đc xếp hạng 2 này:
Chân tài thực học nên mới té lẹ, chứ ở đây có khi lại làm nền cho bọn dốt.
Pianist QN học ở NV HN, sau đó học ở Gnessin và tiếp đó là Juilliard School. 2 trường này dữ dằn ra sao chắc ko cần bàn thêm :-ss
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Đàn được lên dây hay như thế này, nốt cao nghe trong vắt rất rõ, thì e đánh cũng hay :P

E thấy tay trái QN đánh cân bằng rất tốt với tay phải, QN đánh No. 12 chắc sẽ rất hay :">

"Trùm" về đàn piano ở VN còn bị dân trong giới lấy ra làm trò đùa kìa bác, nói gì cô X cô Y. Lưu ý nghệ sĩ ĐTS là người Canada nên chắc chắn ko phải là "trùm", các bác đừng hiểu nhầm
Thậm chí, 1 người khá uy tín trong giới còn phải nói: ....đó thì đánh đấm gì.

Bỏ qua vụ sỉ vả cocc, giới thiệu với các bác 1 nghệ sĩ được xếp hạng thứ 2 sau DTS của VN, ko phải theo đánh giá của em, mà là 1 người có chân tài thực học và có đủ đẳng cấp để đánh giá. Tên tuổi ng đánh giá e ko tiện nêu, tin hay ko thì tùy, nhưng hãy nghe tiếng đàn của pianist đc xếp hạng 2 này:
Chân tài thực học nên mới té lẹ, chứ ở đây có khi lại làm nền cho bọn dốt.
Pianist QN học ở NV HN, sau đó học ở Gnessin và tiếp đó là Juilliard School. 2 trường này dữ dằn ra sao chắc ko cần bàn thêm :-ss
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
"Trùm" về đàn piano ở VN còn bị dân trong giới lấy ra làm trò đùa kìa bác, nói gì cô X cô Y. Lưu ý nghệ sĩ ĐTS là người Canada nên chắc chắn ko phải là "trùm", các bác đừng hiểu nhầm
Thậm chí, 1 người khá uy tín trong giới còn phải nói: ....đó thì đánh đấm gì.

Bỏ qua vụ sỉ vả cocc, giới thiệu với các bác 1 nghệ sĩ được xếp hạng thứ 2 sau DTS của VN, ko phải theo đánh giá của em, mà là 1 người có chân tài thực học và có đủ đẳng cấp để đánh giá. Tên tuổi ng đánh giá e ko tiện nêu, tin hay ko thì tùy, nhưng hãy nghe tiếng đàn của pianist đc xếp hạng 2 này:
Chân tài thực học nên mới té lẹ, chứ ở đây có khi lại làm nền cho bọn dốt.
Pianist QN học ở NV HN, sau đó học ở Gnessin và tiếp đó là Juilliard School. 2 trường này dữ dằn ra sao chắc ko cần bàn thêm :-ss

Về pianist Quỳnh Nguyễn (Nguyễn Thúy Quỳnh), cháu Pianist Tôn Thất Triêm này, hay dở như thế nào thì tùy các bác nhận xét tôi chỉ nói ngắn gọn là cô Quỳnh Nguyễn này cũng đã từng rất nhiều lần về Việt Nam dạy Masterclass , một nghệ sĩ là một trong 19 ngôi sao trẻ năm 2004 của Musical America 2004 Edition và được xếp biểu diễn trong Steinway Series thì tài năng như thế nào, các bác tự hiểu, tôi không rảnh mà "khen phò mã tốt áo" :P

Tôi chỉ góp ý (có ý kiến) về tiềng đàn hay nói chính xác về tiếng đàn Steinway Mỹ với cách lên dây ntn và tần số của cây đàn Steinway này mà thôi! :D

Cây đàn được lên chinh xác, sạch từng note! =D>
Đây là một cây Steinway D (full size) của Mỹ tiếng ấm ít sáng, hơi mờ nghe là ra "mùi Mỹ" liền và đã ấm mà để lên theo La A440 Hz (Tần số thịnh hành ở Mỹ) nên tiếng đàn với dân cổ diển theo trường phái châu Âu, người ta không thích vì Octave 6, 7 bị bí, tù vì nghe tiếng gỗ nhiều.
Cùng lưu các bác, đây là thang âm mà tôi dùng để lên cho tất cả các cây đàn biểu diễn khi có người nhờ tôi lên
Nếu để ý tiếng đàn tiếng đàn tôi lên, và tiềng đàn này cùng một màu và cho ra cùng cảm xúc, khác chăng nó là đã Steinway full size trong khi đàn tôi lên đa phần là Yamaha.

BTW, bản nhạc mà Nguyễn Thúy Quỳnh biều diễn là Piano Sonata No. 30 in E major, Op. 109, một trong những tac phẩm "nặng ký" vả về thời lương lẫn kỹ thuật và độ khó của Beethoven.

Tôi xin mời các bác coi bài trình diễn cách đúng đây 5 ngày (31/3/2023) của pianist Trần Ngọc Nguyên TRINH với bản Sonate kế tiếp bài này là Piano Sonata No. 31 in A-flat, Op. 110 của Ludwig van Beethoven..
là một pianist tốt nghiệp Ư hang tai nhac viện Tchaikovski với GS. Vladimir Tropp và tie62p tục sang Pháp làm việc cùng R. Chaplin tai SSR Vesailles cùng như J. Le Pape.

FYI, cây đàn Pianist Nguyên Trinh chơi này là Steinway D (full size) của Đức lên dây theo La A442 Hz, tiếng sáng hơn, nghe long lanh hơn, nhưng bị vỡ những note trên cao, do tay nghề và thẩm âm của Tuner.

 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Đàn được lên dây hay như thế này, nốt cao nghe trong vắt rất rõ, thì e đánh cũng hay :P

E thấy tay trái QN đánh cân bằng rất tốt với tay phải, QN đánh No. 12 chắc sẽ rất hay :">
Một trong những bài tủ của QN.
Nhạc cảm và kỹ thuật cực tốt. Đáng tiếc là QN tay hơn nhỏ, nên vẫn còn 1 số hạn chế, nếu ko QN hoàn toàn có thể đi xa hơn hiện tại rất nhiều.
Còn vụ no. 12 của bác à %-(%-(%-(%-(%-(
Khuyên bác nên chuyển sang 24 Preludes của Chopin đi, 24 viên ngọc thật sự đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top