[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Trên Youtube e thấy có cậu bé Jonah Ho chơi bài này lúc 5 tuổi khá ổn, khá mượt mà, nghe "ra" nhịp điệu

1/ Chú bé Johan Ho chơi hay hay dở ntn ta chửa bàn nhé! [-X
Riêng tôi thì hoàn toàn không thích. :-?

Đây là trường hợp độc nhất.
Tài năng ko cần nói, mà bài này các cháu dẫu có thần đồng, thiên tài cũng ko chơi nổi. Nhiều người trưởng thành tay cũng ko chơi nổi quãng 8. Tay cháu này lớn gấp rưỡi các bạn cùng tuổi.

:P :)) =))

2/ Đây là phát biểu của một người biết đánh đàn mà chẳng biết sửa đàn hay nói chính xác hơn là chẳng biết gì về đàn piano hết ngoài việc đánh đàn. [-X

FYI, Với những cháu nhỏ, thì bàn tay chưa đủ lớn như người lớn, ta không bàn tới những cháu mà có bàn tay nhỏ so với độ tuổi nhé! [-X

Với các cháu có bàn tay bình thường, thì lấy nếu học đàn, và ham thích học nó, gia đình biết (có kiến thức) sẽ nhờ kỹ thuật viên (KTV) chỉnh lại độ sâu của phím đàn: Thay vì một phân mốt (1.1cm hay 7/16 inches) theo đúng chuẩn thì sẽ bớt xuống chỉ còn một phân (1cm hay 13/32 inches) hay chín ly (0.9cm hay 12/32 inches) cũng như canh chỉnh lại một số thông số của máy (Action specification) thì lúc đó các cháu sẽ có thể đánh dễ dàng, kể cả quãng tám (không bốc), và với những cháu có bàn tay to lớn bình thường so với độ tuổi, sẽ đánh được quãng tám (bốc được) không mấy khó khăn.:))

Đương nhiên là những người lớn bàn tay bình thường khi đánh cái đàn này rất khó chịu vì phím cạn so với chuẩn thông thường (1.1cm) , khiến lực khi đánh sẽ "chửa đến chợ đã hết tiền" hay nói cách khác là bị "lói tay". :(

Ngoài việc chỉnh lại độ sâu của phím các KTV piano cũng phải canh chỉnh lại để cho đội nhạy của phím nhiều hơn, và đàn cảm thấy nhẹ hơn để vừa với sức của các cháu.

In addition, Đấy là chưa nói ngoài việc chỉnh lại độ sâu và canh lại máy của những cây đàn bình thường có phím trắng và đen có độ lớn chiều ngang bình thường theo đúng tiêu chuẩn người ta còn chế biến cây piano có phím nhỏ hơn bình thường điều này khiến cho những người có bàn tay nhỏ vẫn có thể học và đánh quang 8, 9 thậm chí 10 bình thường vì chiều ngang của phim ngắn hơn kéo theo các quãng này (8, 9, 10) sẽ ngắn hơn
Đương nhiên với những cây đàn này thì người có bàn tay bình thường sẽ đánh quãng 10 thậm chí 11, 12 dễ dàng. :P

Đàn ông dài ngắn, trời định sẵn! :((
Nhạc cụ nhỏ to, lại tùy người. :D




 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Có cụ nào share bản ghi âm bản Op. 10 No. 3 của các cụ chơi cho mọi người mở rộng tầm mắt được hok ạ :">

E thấy tay phải có vẻ khó, nhất là ngón cái & ngón trỏ phải chơi luôn cả nhạc đệm (ở phần đầu và phần kết, A-A). Phần giữa (B) có vẻ như 2 tay được thả lỏng nghỉ ngơi 1 chút.
Đang thức để coi vòng chung kết của kỳ thi RUBINSTEIN mà cũng không yên! :(
Đã bị réo tên còn bị đòi đàn cho nghe nữa?! Đúng là “Ăn mày mà còn đòi xôi gấc”! ;)
Anyway, cũng may là bài này tôi đã học và lại là một Etude chỉ đòi hỏi diễn tả. Phần phát triển nếu đã học kỹ thì cũng còn phải nhớ ít nhiều.:D
Vấn đề là muốn đánh nghe êm, đều thì phải có một cây đàn mới hay phải voicing lại tiếng cho mềm mại. :x
Được rồi hẹn bác cuối tuần tôi có lên một cây đàn Yamaha U1, khui thùng của một tu viện đánh lễ phục sinh sắp tới do có người dâng cúng nhưng là piano YAMAHA nhưng làm ở Indo, sẽ gõ thử mời bác nghe nhé!:P
Nói trước cây đàn này mới tinh đánh rất sướng vì dễ làm sắc thái (nuance) nhưng tiếng không hay dầu âm thanh chuẩn xác vì mới lên dây nhé![-X
Già rồi nên bây giờ cũng dễ khó tính lắm.:(

Như đã nói, "Đến hẹn lại lên"! :D

Mời bác nghe âm thanh của mộ cây piano YAMAHA nhưng làm ở Indo, của một tu viện tôi vừa giúp lên dây xong sáng nay, dể đánh lễ phục sinh, và gõ thử để nghe tiếng một cây đàn Yamaha U1, mới tinh coi nó ntn? Và, cũng là để phần nào, chứ không hoàn toàn đáp ứng cho cái thắc mắc, lẫn tò mò, không chỉ của bác Bastion.P mà của cùng những người đang theo dõi tôi, với cả thiện ý lẫn ác ý. :P
BTW, cây đàn mới nên chốt trục lên dậy (tuning Pin hole) tốt giúp việc lên dây nhẹ nhàng (tôi đến TV lúc 9:30 để được cái giờ "Tiểu các", và khá dễ dàng hoàn thành chính xác việc tuning từng note một lúc gần 12 giờ, nên mới còn sức và đầu óc thoải mái để làm thỏa mãn phần nào cho các bác nhé!

Tiếng động khi thu âm là âm thanh "dọn cơm" của các Soeurs vỉ đã qua giờ ăn nhưng theo thông lệ và nguyên tắc, xưa này sau khi làm xong là tôi "xách ..." ra về, không nhận bất kỳ một thứ gì của nhà thờ hay Tu viện. Nếu nhận sẽ đáp lại bằng hay hơn giá trí mình "phải" nhận.

Lời thật, thẳng thường khó làm vừa lòng hết tất cả mọi người, nhất là lũ từ bé chỉ quen nghe và được "thủ dâm tình thần". =))

HAPPY WEEKEND!!!!! :)) :)) :)) :)) :)) :))

 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cảm ơn cụ Sáng, Bài đánh của cụ e nghe thấy hay cụ ạ. Nhưng chỉ gồm phần đầu (A), tức 1/3 nguyên bản; nên có lẽ vì thế phần kết phần đầu (A) để chuyển sang phần giữa (B) đánh hơi chậm thì phải.

Anyway, chắc cũng hiếm người chơi được ra hồn cốt bản No. 3 như cụ rồi :D

Hy vọng cụ có time rảnh sẽ thu âm & share bản full =))

Như đã nói, "Đến hẹn lại lên"! :D

Mời bác nghe âm thanh của mộ cây piano YAMAHA nhưng làm ở Indo, của một tu viện tôi vừa giúp lên dây xong sáng nay, dể đánh lễ phục sinh, và gõ thử để nghe tiếng một cây đàn Yamaha U1, mới tinh coi nó ntn? Và, cũng là để phần nào, chứ không hoàn toàn đáp ứng cho cái thắc mắc, lẫn tò mò, không chỉ của bác Bastion.P mà của cùng những người đang theo dõi tôi, với cả thiện ý lẫn ác ý. :P
BTW, cây đàn mới nên chốt trục lên dậy (tuning Pin hole) tốt giúp việc lên dây nhẹ nhàng (tôi đến TV lúc 9:30 để được cái giờ "Tiểu các", và khá dễ dàng hoàn thành chính xác việc tuning từng note một lúc gần 12 giờ, nên mới còn sức và đầu óc thoải mái để làm thỏa mãn phần nào cho các bác nhé!

Tiếng động khi thu âm là âm thanh "dọn cơm" của các Soeurs vỉ đã qua giờ ăn nhưng theo thông lệ và nguyên tắc, xưa này sau khi làm xong là tôi "xách ..." ra về, không nhận bất kỳ một thứ gì của nhà thờ hay Tu viện. Nếu nhận sẽ đáp lại bằng hay hơn giá trí mình "phải" nhận.

Lời thật, thẳng thường khó làm vừa lòng hết tất cả mọi người, nhất là lũ từ bé chỉ quen nghe và được "thủ dâm tình thần". =))

HAPPY WEEKEND!!!!! :)) :)) :)) :)) :)) :))

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Cảm ơn cụ Sáng, Bài đánh của cụ e nghe thấy hay cụ ạ. Nhưng chỉ gồm phần đầu (A), tức 1/3 nguyên bản; nên có lẽ vì thế phần kết phần đầu (A) để chuyển sang phần giữa (B) đánh hơi chậm thì phải.
Anyway, chắc cũng hiếm người chơi được ra hồn cốt bản No. 3 như cụ rồi :D
Hy vọng cụ có time rảnh sẽ thu âm & share bản full =))

Với bác Bastion.P thì ai đánh mà chả hay, nhất là khi có bác ở trên này đem khoe ngón đàn của mình, "Rượu bè, chè nhóm" mà! :))

FYI, thực tế là trưa nay, tôi cố đánh gần hết cả bài vì cây đàn mới đánh sướng tay, nhưng phần phát triển thấy không hài lòng và bị "gãy" nên không up lên thôi. :">
"Tốt khoe, xấu che" đã thì khoe cái đẹp chứ ai lại bày ra cái ........ để đấm vào tai bác thì xem ra ............ :P

Thực ra, phần phát triển mà muốn đánh phải sung sức, phải tập tử tế, và phải tập lại rất nhiều! Muốn đánh lại cho ra tấm ra món, thì tập ít nhất phải mất cả tháng, mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ thì mới gọi nghe song suốt gãy gọn. :((

Nếu chỉ làm vừa lòng bác, làm thỏa mãn cái tò mò của bác, thì chắc, không đáng cho tôi phải mất nhiều thời gian như vậy, trong khi có bao nhiêu việc phải làm. Giả sử như bác là một cô hoa khôi 18 tuổi mà tôi phải chinh phục thì có lẽ cũng ...................... dám đấy! =))
Hôm nay dám đánh nhiều là nhờ cây Piano mới touch ngon, cho hứng - Các cụ bảo "Đàn lạ cá tươi" mà! ! :x

Anyway, bác muốn nghe phần phát triển phải không? :-?
Được rồi để tôi up đủ cho bác nghe tuy không gãy gọn đầy đủ hết bài vì tôi không đánh hết, nhưng cũng phần nào, người nghe thấy được sự cố gắng của tôi khi còn ở tuổi "đầu xanh áo trắng". :D


 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cảm ơn cụ Sáng, Bài đánh của cụ e nghe thấy hay cụ ạ
Với bác @Bastion.P thì ai đánh mà chả hay, nhất là khi có bác ở trên này đem khoe ngón đàn của mình, "Rượu bè, chè nhóm" mà! :))
Bác Bastion P nghe thấy hay vì cụ Quang biết cách chơi đàn. Ko tập tành thì khó chính xác và chuẩn xác được, nhưng biết cách chơi đàn Piano thì sẽ ko bị đấm vào tai vì ít nhất cũng ra được giai điệu.
Nhiều ng học keyboard tay rất nhuyễn, nhanh, nhưng chuyển qua piano thì đánh ko tốt vì ko biết cách chơi

Bản này e cũng đã từng chơi lâu, nhưng ko thu âm được. Em ko chơi đã lâu rồi nhưng muốn tập lại để biểu diễn thì cũng chỉ mất đôi ngày thôi. Vấn đề là các thể loại bài có tính biểu cảm cao như Moonlight Sonata Mov.1, Traumerei, hay bản nhạc này thì cần 1 nhạc cụ rất tử tế mới chơi được, ko thì đau tai lắm.

Tuy nhiên em cũng sẽ tập luyện chăm chỉ với cảm hứng từ cụ Quang, để có 1 bản nhạc chào mừng ngày sinh của Rachmaninoff, 1 nhạc sĩ em rất thích :P
Văn nghệ xóm đôi khi còn hấp dẫn hơn cả dàn hi end ấy chứ
Đây là phát biểu của một người biết đánh đàn mà chẳng biết sửa đàn hay nói chính xác hơn là chẳng biết gì về đàn piano hết ngoài việc đánh đàn.
E biết tháo lắp đàn, cắm ống sưởi khi trời ẩm cụ ạ. Ngoài ra nếu ai nhờ em coi đàn, hoặc e tự đi mua đàn cho mình, thì e sẽ chơi cây đó, nghe lọt tai e, và tay e thấy thoải mái, thì đó là cây đàn em sẽ quyết định mua.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Tuy nhiên em cũng sẽ tập luyện chăm chỉ với cảm hứng từ cụ Quang, để có 1 bản nhạc chào mừng ngày sinh của Rachmaninoff, 1 nhạc sĩ em rất thích :P
Văn nghệ xóm đôi khi còn hấp dẫn hơn cả dàn hi end ấy chứ


Chờ bác piano tập xong va up lên có lẽ cũng mất năm bẩy ngày!
Nên ngay bây giờ những người thích Rachmaninoff có thể theo dõi cuộc thi này mới diễn ra được hai ngày với bao nhiêu tài năng và bao nhiêu tác phẩm hấp dẫn chắc chắn không thể thiếu các tác phẩm của Rachmaninoff;

Ngoài ra trong cuộc thi này, ngay trong ngày đầu cuộc thì cũng có một thí sinh Việt Nam là Nguyễn Đức Kiên tham dự. =D>


 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Nếu được cụ đánh thêm bản Etude No.12 Revolution thì hay quá ạ :">

Thú thực sau khi review các bản Etúde của Chopin e thấy ấn tượng nhất với các bản Op. 10 No.3, 12 & Op.25 No. 12.

*Bản Op. 10 No.3 có giai điệu các phần rất hay - khỏi nói nhiều. Nhưng cái e thấy hay nữa là phần kết chuyển đoạn A-B, B-A'. Phần kết chuyển đoạn A-B nhanh gọn, dễ hiểu (bản Rousseu thể hiện như vậy, bản cụ QUANG1970 thì đánh chậm hơn nhưng vẫn nghe rõ; còn nhiều bạn thì đánh loạn xạ nghe không nhận ra được); Phần kết chuyển đoạn B-A' thì lại thủ thỉ, rào trước đón sau, như rất muốn đưa thính giả qua phần kết A' đầy hấp dẫn, nhưng cũng không muốn làm đứt mạch "hưởng thụ" của phần giai điệu B hiện tại. Rất tiếc cụ QUANG1970 không rảnh để thể hiện đoạn này. Và tất nhiên, đa phần các bản văn nghệ xóm thì em thấy đánh loạn xạ, không nghe ra được đoạn chuyển này. Thể hiện phần chuyển đoạn B-A này hay như Rousseur có lẽ cũng hiếm, vì như bản của Lang Lang e thấy thể hiện không thành công (3:18-3:23), vì nốt đầu tiên của phần kết có âm thanh quá lớn so với các nốt cuối của phần B, làm mất đi bao nhiêu công sức của soạn giả muốn làm trơn tru liền mạch 2 đoạn này:


(Bản của Lang Lang đánh sắc nét, thả phím kỹ, tạo âm lượng to nhỏ trầm bổng rất công phu, rất giống bản ghi âm của cụ QUANG1970 :"> )

*Các Bản Op. 10 No. 12 & Op. 25 No. 12 thì quá hay, có lẽ do vậy nên đó là các bản e có lời bình rất dài, nhiều cảm xúc nhất trong 27 bản Etude của Chopin.

Bác Bastion P nghe thấy hay vì cụ Quang biết cách chơi đàn. Ko tập tành thì khó chính xác và chuẩn xác được, nhưng biết cách chơi đàn Piano thì sẽ ko bị đấm vào tai vì ít nhất cũng ra được giai điệu.
Nhiều ng học keyboard tay rất nhuyễn, nhanh, nhưng chuyển qua piano thì đánh ko tốt vì ko biết cách chơi

Bản này e cũng đã từng chơi lâu, nhưng ko thu âm được. Em ko chơi đã lâu rồi nhưng muốn tập lại để biểu diễn thì cũng chỉ mất đôi ngày thôi. Vấn đề là các thể loại bài có tính biểu cảm cao như Moonlight Sonata Mov.1, Traumerei, hay bản nhạc này thì cần 1 nhạc cụ rất tử tế mới chơi được, ko thì đau tai lắm.

Tuy nhiên em cũng sẽ tập luyện chăm chỉ với cảm hứng từ cụ Quang, để có 1 bản nhạc chào mừng ngày sinh của Rachmaninoff, 1 nhạc sĩ em rất thích :P
Văn nghệ xóm đôi khi còn hấp dẫn hơn cả dàn hi end ấy chứ

E biết tháo lắp đàn, cắm ống sưởi khi trời ẩm cụ ạ. Ngoài ra nếu ai nhờ em coi đàn, hoặc e tự đi mua đàn cho mình, thì e sẽ chơi cây đó, nghe lọt tai e, và tay e thấy thoải mái, thì đó là cây đàn em sẽ quyết định mua.
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Chờ bác @piano tập xong va up lên có lẽ cũng mất năm bẩy ngày!
Như cụ nói phải vài ngày nữa mới xong, nhưng e cứ liều post clip văn nghệ xóm ngay để lấy ngày đẹp chào mừng SN Rach.
Nay hình như độ ẩm cao e thấy phím đàn cứ dính dính và khó nẩy hơn mọi khi chơi
Bastion.P
Bản nhạc này bắt đầu nổi tiếng với bộ phim Anime đình đám Your Lie in April, một bộ phim góp công đem nhạc cổ điển tới với giới trẻ. Bản nhạc được chuyển soạn từ tác phẩm Liebeslied viết cho violin của Kreisler. Tên Tiếng Anh là Love's Sorrow ( Tình sầu???)
Để rửa tai lại thì các cụ nghe lại Charles Rosen chơi
Bản gốc dành cho Violin
Hi vọng đón thêm nhiều cụ vô xóm
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
*Bản Op. 10 No.3 có giai điệu các phần rất hay - khỏi nói nhiều. Nhưng cái e thấy hay nữa là phần kết chuyển đoạn A-B, B-A. Phần kết chuyển đoạn A-B nhanh gọn, dễ hiểu (bản Rousseu thể hiện như vậy, bản cụ QUANG1970 thì đánh chậm hơn nhưng vẫn nghe rõ; còn nhiều bạn thì đánh loạn xạ nghe không nhận ra được); Phần kết chuyển đoạn B-A thì lại thủ thỉ, rào trước đón sau, như rất muốn đưa thính giả qua phần kết đầy hấp dẫn, nhưng cũng không muốn làm đứt mạch "hưởng thụ" của phần giai điệu hiện tại. Rất tiếc cụ QUANG1970 không rảnh để thể hiện đoạn này. Và tất nhiên, đa phần các bản văn nghệ xóm thì em thấy đánh loạn xạ, không nghe ra được đoạn chuyển này. Thể hiện phần chuyển đoạn B-A này hay như Rousseur có lẽ cũng hiếm, vì như bản của Lang Lang e thấy thể hiện không thành công (3:18-3:23), vì nốt đầu tiên của phần kết có âm thanh quá lớn so với các nốt cuối của phần B, làm mất đi bao nhiêu công sức của soạn giả muốn làm trơn tru liền mạch 2 đoạn này:
Tôi rảnh chứ! :P
Già rồi, chỉ làm cái mình thích thôi. :))
Rảnh không có nghĩa là làm chuyện ruồi bu. Bỏ công tốn sức ra tập, rồi thâu hầu chiều lòng người khác, để thiên hạ nghe và binh phẩm khen chê.
Tôi ngông thì có nhưng ngu thì không nhé! [-X
Bác hay ai muốn nghe thì cứ nghe, thậm chí ghi lại, nếu thích hay để làm cái mà mình muốn. Bác Bastion.P hay ai đã thỏa mãn phần nào, thì tôi sẽ khóa link lại. cho yên.

(Bản của Lang Lang đánh sắc nét, thả phím kỹ, tạo âm lượng to nhỏ trầm bổng rất công phu, rất giống bản ghi âm của cụ QUANG1970 :"> )

*Các Bản Op. 10 No. 12 & Op. 25 No. 12 thì quá hay, có lẽ do vậy nên đó là các bản e có lời bình rất dài, nhiều cảm xúc nhất trong 27 bản Etude của Chopin.

Tôi đến phát mệt với đôi tai nghe nhạc của bác!
FYI, hai bản ghi âm hoàn toàn đâu có gì là giống nhau, có chăng là ở chỗ các note nhạc được đánh nhấn nhá, nhanh chậm, mạnh nhẹ,......
Nhưng nghe kỹ và phân tích từng note thì khác nhau một trời một vực!

Cây Yamaha U1 làm ở Indonesia do mới, tiếng mờ nên đánh bình thường nghe sẽ dính lại, người đàn muốn tạo ảo giác (illusion) thì phải áp dụng các thủ thuật của ngón tay khi đàn và cách (khi) đạp pedal.
Trong khi cây Steinway Full size kia thì đánh là ra ngay cái long lanh, rõ nét, nhưng vang sáng,...........

1/ Ngay câu đầu tiên đang Lang Lang đánh nghe âm thanh nốt thứ nhất (B3 nhỏ xíu, note 2 (E4) và nhưng note kế tiếp (D#4, E4, F#4 ) rõ hơn và hoàn toàn đánh legato.

2/ Trong khi bản của tôi, note đầu tiên (B3) đánh rất rõ, và những bước kế tiếp (E4, D#4, E4, F#4 ) đều đánh rất rõ nhưng để nghe không bị thô, tôi đã áp dụng thủ thuật non-legato, hay chính xác hơn là búng đầu ngón vào từng note mạnh cho thanh phát ra, và không giữ lại ngón tay lại trên phím mà dùng thủ thuật Half-pedal.

Những câu sau (note kế tiếp) cũng vậy, tôi hầu như không dùng tay đánh bình thường mà chỉ dùng Half-Pedal nhưng đạp Syncopic.

Cũng xin nói rõ và rất thật, tôi không biết rằng là Lang Lang có chơi bài này, nghe bác nói tôi mới coi và để ý.
Tôi cũng không nghe nhiều nhạc của Lang Lang vì với con mất của tôi, Lang Lang không phải là "pianist" mà chỉ là "piano performancer". Trong tất cả các tác phẩm tôi nghe Lang Lang chơi, tôi chỉ đánh giá cao một màn (bài) biểu diễn độc nhất chỉ là bài Sonate No.23 của Beethoven. còn các tác phẩm khác, tôi chẳng hứng thú gì khi nghe, chứ đừng nói là bắt chước, hay vô tình trùng hợp "khẩu vi".

Bác chịu khó học đàn kỹ hơn, trước nhất kiếm thầy cho tử tế, và thì có trình độ chuyên sâu từng tác giả cho đàng hoàng nhé!


 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Hahaha, e cũng chỉ so sánh về tiêu chí "ở chỗ các note nhạc được đánh nhấn nhá, nhanh chậm, mạnh nhẹ,......" thôi mà bác Sáng.

P/s: E nhìn cậu LL biểu cảm clip nào cũng ngất ngây đau đớn, mấy khi e xem/nghe hết được clip =))

Tôi rảnh chứ! :P
Già rồi, chỉ làm cái mình thích thôi. :))
Rảnh không có nghĩa là làm chuyện ruồi bu. Bỏ công tốn sức ra tập, rồi thâu hầu chiều lòng người khác, để thiên hạ nghe và binh phẩm khen chê.
Tôi ngông thì có nhưng ngu thì không nhé! [-X
Bác hay ai muồn nghe thì cứ nghe, thậm chí ghi lại, nếu thích hay để làm cái mà minh muốn. Bác Bastion.P hay ai đã thỏa mãn phần nào, thì tôi sẽ khóa link lại. cho yên.




Tôi đến phát mệt với đôi tai nghe nhạc của bác!
FYI, hai bản ghi âm hoàn toàn đâu có gì là giống nhau, có chăng là ở chỗ các note nhạc được đánh nhấn nhá, nhanh chậm, mạnh nhẹ,......
Nhưng nghe kỹ và phân tih từng note thì khác nhau một trời một vực!

Cây Yamaha U1 làm ở Indonesia do mới, tiếng mờ nên đánh bình thường nghe sẽ dính lại, người đàn muốn tạo ảo giác thì phải áp dụng các thủ thuật của ngòn tay và cách (khi) đạp pedal.
Trong khi cấy Steinway Full size kia thì đánh là ra cái long lanh rõ nét nhưng vang sáng,....

1/ Ngay câu đầu tiên đang Lang Lang đánh nghe âm thanh nốt thứ nhất (B3 nhỏ xíu, note 2 (E4) và nhưng note kế tiếp (D#4, E4, F#4 ) rõ hơn và hoàn toàn đánh legato.

2/ Trong khi bản của tôi, note đầu tiên (B3) đánh rất rõ, và những bước kế tiếp (E4, D#4, E4, F#4 ) đều đánh rất rõ nhưng để nghe không bị thô, tôi đã áp dụng thủ thuật non-legato, hay chính xác hơn là búng đầu ngón vào từng note mạnh cho thanh phát ra, và không giữ lại ngón tay lại trên phím mà dùng thủ thuật Half-pedal.

Những câu sau (note kế tiếp) cũng vậy, tôi hầu như không dùng tay đánh bình thường mà chỉ dùng Half-Pedal nhưng đạp Syncopic.

Cũng xin nói rõ và rất thật, tôi không biết rằng là Lang Lang có chơi bài này, nghe bác nói tôi mới coi và để ý.
Tôi cũng không nghe nhiều nhạc của Lang Lang vì với con mất của tôi, Lang Lang không phải là "pianist" mà chỉ là "piano performancer". Trong tất cả các tác phẩm tôi nghe Lang Lang chơi, tôi chỉ đánh giá cao một màn (bài) biểu diễn độc nhất chỉ là bài Sonate No.23 của Beethovn. còn các tác phẩm khác, tôi chẳng hứng thú gì khi nghe, chứ đừng nói là bắt chước, hay vô tình trùng hợp "khẩu vi"

Bác chịu khó học đàn kỹ hơn, trước nhất kiếm thầy cho tử tế, và thì có trình độ chuyên sâu từng tc giả cho đáng hoàng nhé!


 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Như cụ nói phải vài ngày nữa mới xong, nhưng e cứ liều post clip văn nghệ xóm ngay để lấy ngày đẹp chào mừng SN Rach.
Nay hình như độ ẩm cao e thấy phím đàn cứ dính dính và khó nẩy hơn mọi khi chơi
Bastion.P
Bản nhạc này bắt đầu nổi tiếng với bộ phim Anime đình đám Your Lie in April, một bộ phim góp công đem nhạc cổ điển tới với giới trẻ. Bản nhạc được chuyển soạn từ tác phẩm Liebeslied viết cho violin của Kreisler. Tên Tiếng Anh là Love's Sorrow ( Tình sầu???)

Tôi không bàn về tiếng đàn, hay "ngón đàn" của người chơi ntn, vì trên đây có nhiều bác có cảm âm tốt, cũng như từng nghe cái tác phẩm (tổ khúc) lừng danh "Liebesleid” und “Liebesfreud" ("yêu nỗi buồn” và “yêu niềm vui" - xin tạm dich "Thú yêu đương") này. :D
Và, tôi chỉ bàn về cây đàn hay âm thanh của nó, vốn là sở trường của tôi, và khi nhận xét tôi có đủ kinh nghiệm, đầy chứng cớ, để bảo vệ lời của mình nói, mà chẳng sợ "thằng nào con nào" tranh cãi. :P

Cái đàn piano này gớm quá! Tởm không chịu nổi! $-)
Tôi nghe được mấy câu chưa hết nửa bài là tắt ngày không nghe tiếp.


Cây đàn này tần số chỉ ở mức La A438 Hz, đã vậy lại sai (lạc) dây trầm trọng !
Đàn cái gì, mà đánh một tác phẩm có rất nhiều hợp âm, giai điệu của bài nhạcđược cấu thành bởi nhiều hợp âm, cũng như có bè chính bè phụ như bài này, mà dùng nó đánh, thì đúng là thảm họa cho cả người đánh, mà tội cho người nghe vô cùng!


Để rửa tai lại thì các cụ nghe lại Charles Rosen chơi
Ngay cái đàn mà pianist Charles Rosen chơi, mà bác lôi ra mời nghe "các cụ" nghe để rửa tai lại, cho cũng khá gớm vì không được lên tử tế, đã vậy lại lên là La A444 Hz.


Bản gốc dành cho Violin
Hi vọng đón thêm nhiều cụ vô xóm
Bác piano thật là ác! ;)

Rachmaninoff đã chết, và hôm nay, để gọi là kỷ niệm cái ngày sinh của ông, bác lại giết ông ta một lần thứ hai, khi demo bản nhạc của ông ta khi đưa một clip Charles Rosen đánh trên cây đàn tệ như vậy! :(
Trong khi có bản gốc bài, do được chính ông ta, Rachmaninoff đánh đúng chuẩn, lên dây đúng theo tần số phổ thông hiện nay (La A442) tuy thâu âm cách đây 102 năm. câu nhạc chuẩn xác như rót vào tai, bè nào ra bè nấy, tiết tấu Valse nghe là "ngứa chân",..... Sao bác lại không đưa nhỉ??? :-?


Hay cũng bài này theo đúng theo tần số phổ thông hiện nay (La A442), chơi ngày nay do Lugansky chơi bonus ntn sao không đem mà rửa??? :-?



Các bác cứ nghe coi tôi nói những cái gì ở trên đúng hay sai? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
"Đã có cơm thì phải có canh" đã nói tới Rachmaninoff và nói tới tác phẩm (tổ khúc) lừng danh "Liebesleid” und “Liebesfreud" bất hủ của ông thì cũng phải nói cho trót, là bài nhạc này được rất nhiều người ái mộ yêu thích và chỉ riêng piano thôi, nó đã được chơi rất nhiều kiểu khác nhau, với các đẳng cấp cao thấp, từ amateur, đến chuyện sâu, nguyên bản lẫn biến cách, :">

Mời các bác nghe tác phẩm lừng danh "Liebesleid” und “Liebesfreud" bất hủ của Rach. qua một cách biểu diễn bằng một tính cách khác của một pianist, nhà chỉ huy kiêm một kịch sĩ hài cực kỳ tài ba và lừng danh người Đan Mạch: Victor Borgo. ^:)^

Victor Borgo
đã đánh bài này với một cách khác hoàn toàn, khi nghe và sẽ cảm nhận được sự khác biệt của ông! :D
"Liebesleid” und “Liebesfreud" đã được biểu diễn và làm mới, cũng như nghe không thể hay hơn!
Giai đei65u nghe có nhiều kịch tính và màu sắc, cũng như những kỹ thuật diễn tấu ông đã làm cho bàn này thật sống động, mới lạ, và gần gũi với nhạc nhẹ hơn. =D> =D> =D>


Ngoài ra như đã nói, Victor Borgo là một nhà chỉ huy, pianist và kịch sĩ hài kịch.
Ông không chỉ làm hài trong những vở diễn, mà ngay trên cây đàn piano! :))
Ông tấu hài khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngay cả đến Nhà Trắng (the White House) ông cũng không "tha". [-X

Và, đây là một ví dụ để các bác thấy được tài nghệ của ông như thế nào?! :P

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cái đàn piano này gớm quá! Tởm không chịu nổi! $-)
Tôi nghe được mấy câu chưa hết nửa bài là tắt ngày không nghe tiếp.


Cây đàn này tần số chỉ ở mức La A438 Hz, đã vậy lại sai (lạc) dây trầm trọng !
Em vừa rất đồng ý với cụ là cây đàn này đã rất lạc giọng, gọi thảm họa cũng là ko sai. E đã định lên dây mấy lần mà vẫn lười. Cây đàn để vỡ bài thì e cũng ko đòi hỏi nhiều.

Nhưng, lý do gì A438Hz lại tệ???
Và tại sao cứ phải là A442 Hz?
E thấy cụ đang rất ám ảnh với chuyện này!
Cụ lưu ý, đây là cây đàn được sử dụng ở nhà, cho mục đích rất cá nhân là luyện tập.
Và tùy từng ko gian, từng điều kiện sở thích mà tune theo hướng khác nhau. Có những người ko thích cái tiếng đàn căng, chói ở 442, 444 mà hạ thấp xuống. Nhất là đàn ở nhà thì thời gian tập lên tới 99%, lúc đánh bài hoàn chỉnh chỉ có 1%.
1 tiếng đàn quá căng, chói đôi khi cũng làm phiền hàng xóm và người thân, gây căng thẳng thần kinh. Đàn ở nhà ko phải là đàn sân khấu, trong nhà thờ, tu viện, ở trong 1 ko gian rộng lớn, mà đôi khi rất nhỏ hẹp.
Món curry là phải cay, đậm đà, nhưng e ko ăn cay dù biết ăn cay là ngon, để đảm bảo sức khỏe và ko bị nóng trong ng, thì ko hề có vấn để gì đúng ko cụ. Nhà hàng thì bán khác, nhưng ở nhà chế biến kiểu khác.
Cụ là ng lên dây, e là người sử dụng thực tế, góc nhìn và nhu cầu về âm thanh cây đàn rất khác nhau. Có lúc e còn thử cho đàn về 434 để đổi vị


Ngay cái đàn mà pianist Charles Rosen chơi, mà bác lôi ra mời nghe "các cụ" nghe để rửa tai lại, cho cũng khá gớm vì không được lên tử tế, đã vậy lại lên là La A444 Hz.
Bản này có sheet nên e cho mọi ng tiện theo dõi. E hay có thói quen nghe nhạc và coi sheet cùng lúc.
Hay cũng bài này theo đúng theo tần số phổ thông hiện nay (La A442), chơi ngày nay do Lugansky chơi bonus ntn sao không đem mà rửa??? :-?
E ko thích cách xử lý bài này của Lugansky lắm
Đã có cơm thì phải có canh" đã nói tới Rachmaninoff và nói tới tác phẩm (tổ khúc) lừng danh "Liebesleid” und “Liebesfreud" bất hủ của ông thì cũng phải nói cho trót, là bài nhạc này được rất nhiều người ái mộ yêu thích
Rất ngạc nhiên là bản này ko phổ biến ở VN. Sinh viên trường nhạc đa phần sẽ tập Ballad 1-->4, Polonaise... của Chopin, hoặc các tác phẩm của Liszt chứ ko không bao giờ thấy chơi bản này.
Hợp âm dày, đan xen giai điệu liên tục thì làm sao ko thích cho nổi. Tiếc là Rach đã chuyển soạn quá ít tác phẩm. E luôn ước giá mà Rach chuyển soạn thêm bản Salut D'Amor nữa cho đủ bộ 3 Tình yêu
Ngoài ra như đã nói, Victor Borge là một nhà chỉ huy, pianist và kịch hài kịch.
Đây là 1 nghệ sĩ em rất thích. E chưa biết là cụ Victor Borge cũng chơi bài này. Nghe rất lạ tai.
Ngoài ra còn có Chicco Marx nữa :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Em vừa rất đồng ý với cụ là cây đàn này đã rất lạc giọng, gọi thảm họa cũng là ko sai. E đã định lên dây mấy lần mà vẫn lười. Cây đàn để vỡ bài thì e cũng ko đòi hỏi nhiều.

Nhưng, lý do gì A438Hz lại tệ???
Và tại sao cứ phải là A442 Hz?
E thấy cụ đang rất ám ảnh với chuyện này!
Cụ lưu ý, đây là cây đàn được sử dụng ở nhà, cho mục đích rất cá nhân là luyện tập.
Và tùy từng ko gian, từng điều kiện sở thích mà tune theo hướng khác nhau. Có những người ko thích cái tiếng đàn căng, chói ở 442, 444 mà hạ thấp xuống. Nhất là đàn ở nhà thì thời gian tập lên tới 99%, lúc đánh bài hoàn chỉnh chỉ có 1%.
1 tiếng đàn quá căng, chói đôi khi cũng làm phiền hàng xóm và người thân, gây căng thẳng thần kinh. Đàn ở nhà ko phải là đàn sân khấu, trong nhà thờ, tu viện, ở trong 1 ko gian rộng lớn, mà đôi khi rất nhỏ hẹp.
Món curry là phải cay, đậm đà, nhưng e ko ăn cay dù biết ăn cay là ngon, để đảm bảo sức khỏe và ko bị nóng trong ng, thì ko hề có vấn để gì đúng ko cụ. Nhà hàng thì bán khác, nhưng ở nhà chế biến kiểu khác.
Cụ là ng lên dây, e là người sử dụng thực tế, góc nhìn và nhu cầu về âm thanh cây đàn rất khác nhau. Có lúc e còn thử cho đàn về 434 để đổi vị



Bản này có sheet nên e cho mọi ng tiện theo dõi. E hay có thói quen nghe nhạc và coi sheet cùng lúc.

E ko thích cách xử lý bài này của Lugansky lắm

Rất ngạc nhiên là bản này ko phổ biến ở VN. Sinh viên trường nhạc đa phần sẽ tập Ballad 1-->4, Polonaise... của Chopin, hoặc các tác phẩm của Liszt chứ ko không bao giờ thấy chơi bản này.

Đây là 1 nghệ sĩ em rất thích. E chưa biết là cụ Victor Borge cũng chơi bài này. Nghe rất lạ tai.
Ngoài ra còn có Chicco Marx nữa :))

+ Tần số 442 Hz nếu lên đúng thang âm và đúng từng note nghe không hề chói tai bằng chứng là cả hai bài do Rach. và Lugansky chơi nghe có chói không?
Bài do Rach chơi nghe rất êm ái vì ngoài kỹ thuật bậc thầy thì bản thu này không dùng piano Steinway mà là dùng đàn châu Âu (tôi đồ là Erard - do nghe tiếng gỗ ở âm vực 5, 6)

+ Tần số 438 Hz mà lên đúng thang âm và đúng từng note nghe cũng Ok nhưng không giống âm thanh phổ thông hiện nay ở mọi phòng hòa nhạc và khán phòng, nó không theo chuẩn chung nên tôi không thích.
Tôi không bàn ý thích từng người nhé! [-X

FYI, có rất nhiều thang âm sau khi lên nghe La A442 rất êm diu ngot ngào mà không cần Voicing.
Vấn đề là:
+ thợ có biết hay không?
+ và nếu biết có lên đúng chinh xác được hay không?
+ sau đó ( khi đã lên được đúng chính xác từng note có giữ được dây In-tune hay không?

Khi đặt (nêu) nó ra với thợ ở VN hỏi thì câu trả lời sẽ tuần tự là không nối tiếp không. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
+ Tần số 442 Hz nếu lên đúng thang âm và đúng từng note nghe không hề chói tai bằng chứng là cả hai bài do Rach. và Lugansky chơi nghe có chói không?
Bài do Rach chơi nghe rất êm ái vì ngoài kỹ thuật bậc thầy thì bản thu này không dùng piano Steinway mà là dùng đàn châu Âu (tôi đồ là Erard - do nghe tiếng gỗ ở âm vực 5, 6)

+ Tần số 438 Hz mà lên đúng thang âm và đúng từng note nghe cũng Ok nhưng không giống âm thanh phổ thông hiện nay ở mọi phòng hòa nhạc và khán phòng, nó không theo chuẩn chung nên tôi không thích.
Tôi không bàn ý thích từng người nhé! [-X
Cụ là người làm tuning đàn, và đang chia sẻ kiến thức về đàn piano
Cách truyền đạt của cụ dễ làm cho người ta hiểu nhầm, cây đàn 438Hz hoặc bất cứ con số nào ko phải là 442 Hz sẽ là cây đàn bị lỗi, có vấn đề nào đó. Đôi khi chủ cây đàn chủ động lựa cái tần số đó, chứ ko phải là cây đàn đang gặp lỗi lầm gì đến mức rớt tông.
Vì lẽ đó e mới lấy món curry ở cửa tiệm ( phải theo chuẩn 442 ) và home made ( tùy ý gia chủ).
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Cụ là người làm tuning đàn, và đang chia sẻ kiến thức về đàn piano
Cách truyền đạt của cụ dễ làm cho người ta hiểu nhầm, cây đàn 438Hz hoặc bất cứ con số nào ko phải là 442 Hz sẽ là cây đàn bị lỗi, có vấn đề nào đó. Đôi khi chủ cây đàn chủ động lựa cái tần số đó, chứ ko phải là cây đàn đang gặp lỗi lầm gì đến mức rớt tông

Đàn dù là A436, A438, A440, A442, A444 mà sai vài note chính yếu (common frequency playing in the repertoire) thôi là khi đàn nghe không được rồi!
Huồng chi sai dây cả cây đàn.

Đây là một ví dụ: Bài Nocture C#m này chơi trên cây đàn Yamaha tuy là C3 nhưng rẻ tiền rất cũ, tiếng rất sáng, nhưng dây vẫn lên La A444 Hz mà nghe vẫn ngọt lịm và đều tăm tắp là vì sao???
Xin thưa, nó được lên chính xác từng note, và 3 dây lên như một!

Đã vậy, người chơi chỉ là một cô bé còn bé tí chứ chưa phải là một pianist nhiều kinh nghiệm để xử lý cho ra tiếng đàn ngọt ngào. Nên nói thẳng và thật: Tất cả cái ngọt, êm, đều tăm tắp đó là công của tuning.


 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Món curry là phải cay, đậm đà, nhưng e ko ăn cay dù biết ăn cay là ngon, để đảm bảo sức khỏe và ko bị nóng trong ng, thì ko hề có vấn để gì đúng ko cụ. Nhà hàng thì bán khác, nhưng ở nhà chế biến kiểu khác.
Cụ là ng lên dây, e là người sử dụng thực tế, góc nhìn và nhu cầu về âm thanh cây đàn rất khác nhau. Có lúc e còn thử cho đàn về 434 để đổi vị.
Ăn cái gì, ăn ntn mà bằng mồm của bác, thì là quyền tự do của bác.
Chẳng ai có quyền cấm hay bắt bác ăn theo ý thích của mình. Nhưng khi mình ghét hay thich ăn ntn thì làm ơn hãy tôn trọng ý thich và khẩu vị của ngưới khác. Không thể bắt họ ăn cái mà bác cho là ngon là nấu đúng cách hay phú hợp với mồm của bác mà hãy nấu theo khẩu vị chung, nếu có thể được là khẩu vi tiêu chuẩn có gia giảm nhưng không làm mất đi cái hồn của món ăn.
Bún măm mà không có mắm thì là bún gì? Có thể dùng những xảo thuật khi nấu để giảm bớt mùi tanh nồng của mắm nhưng không làm mất đi mùi mắm!

Lên dây dù A432 hay A438, A440, A442 đều OK nhưng phải chuẩn xác từng note và 3 giây giống như một, Nếu cây đàn được như thế, thì làm gì có chuyện Pianist giỏi đàn mà khi nghe tiếng đàn như đấm vào tai?!
.

Khi mời ăn hãy mời theo khẩu vị chung và nấu đúng cách để ai cũng có thể ăn được, trừ lũ chỉ biết ngon theo khẩu vi bịnh hoạn của mình!

Biết là ăn đường nhiều không tốt, nhưng chẳng thể nói tôi bị tiểu đường nên khi tôi làm bánh, nấu chè là tôi cũng nấu nhạt thếch, hoặc nấu bằng đường của người ăn kiêng để mời mọi người ăn và bắt người ta phải khen là ngon.
Cứ thử đến các nhà hàng khách sạn 5 sao mà coi, trừ nhưng quầy (rất ít) dành cho người ăn kiêng còn lại, mọi món ăn đều phải nấu đúng chuẩn, và theo chuẩn chung.


Bản này có sheet nên e cho mọi ng tiện theo dõi. E hay có thói quen nghe nhạc và coi sheet cùng lúc.
Bác thích hay nghe ntn nào là quyền của bác, nhưng khi mời người ta nghe, thì mời nghe những perfomance tốt nhất trong khả năng của mình, chứ không phải là "bạ đâu quơ đấy" rồi khi không tốt thì bảo rằng tôi thích như vậy.
Hãy tôn trọng người được mời mà mời cho tử tế nhé.

E ko thích cách xử lý bài này của Lugansky lắm
Bác hay tôi có quyền thích, hay không thích cách xử lý về một pianist nào.
Tuy nhiên lưu ý đây là Lugansky không đánh (biểu diễn) chính thức mà chỉ là đánh tặng thêm (Bonus) sau một buổi biểu diễn dài.
Thường các nghệ sĩ sẽ đánh tác phẩm tặng kèm hoàn toàn theo sở thích và thẩm mỹ của mình, nên thích hay không là quyền của nghe. Với bản thân tôi thì, Lugansky đánh rất OK, câu nhạc rõ ràng du dương sắc nét, nghe như rót vào tai chứ không phải đánh mà người ta chỉ nghe được mấy câu chưa hết nửa bài là phải tắt ngay.


Rất ngạc nhiên là bản này ko phổ biến ở VN. Sinh viên trường nhạc đa phần sẽ tập Ballad 1-->4, Polonaise... của Chopin, hoặc các tác phẩm của Liszt chứ ko không bao giờ thấy chơi bản này.
Hợp âm dày, đan xen giai điệu liên tục thì làm sao ko thích cho nổi. Tiếc là Rach đã chuyển soạn quá ít tác phẩm. E luôn ước giá mà Rach chuyển soạn thêm bản Salut D'Amor nữa cho đủ bộ 3 Tình yêu
Tôi thì lại không ngạc nhiên về sự phổ biến của bài nhạc này! Và tôi chưa hề chê nó dở nhé!!!
Tôi chỉ ngạc nhiên về cái suy nghĩ duy ý chí của bác mà thôi. Cái suy nghĩ có thể nói kiểu "đao to búa lớn" là bịnh hoạn: khi mình thích là bắt người ta phải thích.
Đây là một lối suy nghĩ hết sức vớ vẩn và phi thực tế !

FYI, Sinh viên nhạc viện khi thi quốc tế hay trong nước, và cả khi học họ (nói đúng hơn là thầy cô họ) sẽ chọn những tác phẩm theo quy định, phổ thông để dễ lấy điểm, cũng như đoạt giải. Đời mà, ai cũng vậy thôi. Huống chi là những người học đàn piano mà học giỏi, họ thường là những người giỏi tính toán và tinh tế khôn khéo. Bản thân họ thích tác phẩm nào đó là quyền tự do của họ, nhưng thích không có nghĩa là phải (sẽ) học để đi thi mà rớt.

Hơn nữa ngay cả các thấy cô khi dạy học trò cũng vậy, họ sẽ có xu hướng, hướng ("dắt") học sinh tập, học những tác phẩm mà họ nắm vững nhất, thể hiện tốt nhất, hầu dạy cho học sinh của mình để đạt điểm cao.

Đây là 1 nghệ sĩ em rất thích. E chưa biết là cụ Victor Borge cũng chơi bài này. Nghe rất lạ tai.
Ngoài ra còn có Chicco Marx nữa :))

Ông Chicco Marx này chỉ đánh đùa vui một đoạn, chứ không phải biểu diễn cả tác phẩm "Liebesleid” !?
Đánh đùa vui "cắt đầu thêm đuôi" như thế này thì chẳng có gì mới lạ và chưa đủ để thẩm định hay dở!
Còn Victor Borge đánh đầy đủ như thế này mới thấy được kiểu cách vá phong thái của ông với "Liebesleid” như thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,161
Động cơ
316,195 Mã lực
Em vừa rất đồng ý với cụ là cây đàn này đã rất lạc giọng, gọi thảm họa cũng là ko sai. E đã định lên dây mấy lần mà vẫn lười. Cây đàn để vỡ bài thì e cũng ko đòi hỏi nhiều.
Nhưng, lý do gì A438Hz lại tệ???
Và tại sao cứ phải là A442 Hz?
E thấy cụ đang rất ám ảnh với chuyện này!
Cụ lưu ý, đây là cây đàn được sử dụng ở nhà, cho mục đích rất cá nhân là luyện tập.
Và tùy từng ko gian, từng điều kiện sở thích mà tune theo hướng khác nhau. Có những người ko thích cái tiếng đàn căng, chói ở 442, 444 mà hạ thấp xuống. Nhất là đàn ở nhà thì thời gian tập lên tới 99%, lúc đánh bài hoàn chỉnh chỉ có 1%.
1 tiếng đàn quá căng, chói đôi khi cũng làm phiền hàng xóm và người thân, gây căng thẳng thần kinh. Đàn ở nhà ko phải là đàn sân khấu, trong nhà thờ, tu viện, ở trong 1 ko gian rộng lớn, mà đôi khi rất nhỏ hẹp.
+ Tần số 442 Hz nếu lên đúng thang âm và đúng từng note nghe không hề chói tai bằng chứng là cả hai bài do Rach. và Lugansky chơi nghe có chói không?
Bài do Rach chơi nghe rất êm ái vì ngoài kỹ thuật bậc thầy thì bản thu này không dùng piano Steinway mà là dùng đàn châu Âu (tôi đồ là Erard - do nghe tiếng gỗ ở âm vực 5, 6)
+ Tần số 438 Hz mà lên đúng thang âm và đúng từng note nghe cũng Ok nhưng không giống âm thanh phổ thông hiện nay ở mọi phòng hòa nhạc và khán phòng, nó không theo chuẩn chung nên tôi không thích.
Tôi không bàn ý thích từng người nhé! [-X
FYI, có rất nhiều thang âm sau khi lên nghe La A442 rất êm diu ngot ngào mà không cần Voicing.
Vấn đề là:
+ thợ có biết hay không?
+ và nếu biết có lên đúng chinh xác được hay không?
+ sau đó ( khi đã lên được đúng chính xác từng note có giữ được dây In-tune hay không?


Khi đặt (nêu) nó ra với thợ ở VN hỏi thì câu trả lời sẽ tuần tự là không nối tiếp không. :P
Đàn dù là A436, A438, A440, A442, A444 mà sai vài note chính yếu (common frequency playing in the repertoire) thôi là khi đàn nghe không được rồi!
Huống chi sai dây cả cây đàn.
.............................................................. Nên nói thẳng và thật: Tất cả cái ngọt, êm, đều tăm tắp đó là công của tuning.

Đây là nhưng ví dụ khác, demo cho điều tôi nói:

"+ Tần số 442 Hz nếu lên đúng thang âm và đúng từng note nghe không hề chói tai bằng chứng là cả hai bài do Rach. và Lugansky chơi nghe có chói không?"

" FYI, có rất nhiều thang âm sau khi lên nghe La A442 rất êm diu ngot ngào mà không cần Voicing.
Vấn đề là:
+ thợ có biết hay không?
+ và nếu biết có lên đúng chinh xác được hay không?
+ sau đó ( khi đã lên được đúng chính xác từng note có giữ được dây In-tune hay không?"

"Nên nói thẳng và thật: Tất cả cái ngọt, êm, đều tăm tắp đó là công của tuning."


Đây là tiếng 2 cây đàn Console (KAWAI KL51KF và Steinway Sheraton ) lên theo La A442, thấp bé, rất xưa, đánh cùng một tác phẩm, các bác thử nghe coi qua bàn tay tuning, không làm voicing, thử coi có " ngọt, êm, đều, thánh thót" không? Dầu là giá tiền hai cây này chênh nhau rất nhiều lần:


 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,824
Động cơ
423,049 Mã lực
Nơi ở
HCM
Có vẻ qua bác bị chỉ trích, nên khó ngủ, sáng phải làm 1 tràng cho đỡ ức đúng ko?
Bác già rồi em ko muốn nặng lời, nhưng mà không...tha được.
Sau khi bị nói là áp đặt, bác bắt đầu tấn công cá nhân, nhưng hoàn toàn thiếu logic với các lời lẽ ngụy biện tào lao.
Ăn cái gì, ăn ntn mà bằng mồm của bác, thì là quyền tự do của bác.
Ăn cái gì, ăn ntn mà bằng mồm của bác, thì là quyền tự do của bác.
Chẳng ai có quyền cấm hay bắt bác ăn theo ý thích của mình. Nhưng khi mình ghét hay thich ăn ntn thì làm ơn hãy tôn trọng ý thich và khẩu vị của ngưới khác.
Khi mời ăn hãy mời theo khẩu vị chung và nấu đúng cách để ai cũng có thể ăn được, trừ lũ chỉ biết ngon theo khẩu vi bịnh hoạn của mình!
Cây đàn lạc giọng, sai dây em có đồng ý ko? Hoàn toàn có.
E ko tôn trọng khẩu vị của bác? Hay chính bác luôn mở mồm ra cứ ko phải 442 là có vấn đề? Đây ko phải lần đầu
Lưu ý: bác là người lên dây đàn, ko phải người sử dụng đơn thuần. Ko phải yêu thích là được, vì bác là người làm nghề , ý kiến của bác ảnh hưởng nhiều tới người khác. Đừng nói chuyện yêu ghét ở đây, mà phải chính xác thực tế. Thường e sẽ ko tranh luận như vậy với người chơi đàn, nhưng bác thì khác!
Và 1 cây đàn vs 1 bản nhạc được thu tại nhà. Như bác đã nói, ko rảnh. Vậy là cách duy nhất để Up 1 nhạc mình chơi tại nhà lên, ta phải lên dây đến 442 Hz?, sau đó mới được up lên? Sao bác ko tập cho tử tế cái bản Etude của Chopin rồi hãy up lên?
Cứ thử đến các nhà hàng khách sạn 5 sao mà coi, trừ nhưng quầy (rất ít) dành cho người ăn kiêng còn lại, mọi món ăn đều phải nấu đúng chuẩn, và theo chuẩn chung.
Bác lại nhầm lẫn giữa 1 cây đàn chuẩn bị cho concert vs 1 cây đàn tập luyện tại nhà. E sẽ ko ko tranh luận thêm nữa vì tư duy quá khác nhau.

Bác thích hay nghe ntn nào là quyền của bác, nhưng khi mời người ta nghe, thì mời nghe những perfomance tốt nhất trong khả năng của mình, chứ không phải là "bạ đâu quơ đấy" rồi khi không tốt thì bảo rằng tôi thích như vậy.
Hãy tôn trọng người được mời mà mời cho tử tế nhé.
Lại tranh cãi vô bổ. Vô số các clip bác post lên e ko thích, nhưng ko thích thì bỏ qua.
Tôi chỉ ngạc nhiên về cái suy nghĩ duy ý chí của bác mà thôi. Cái suy nghĩ có thể nói kiểu "đao to búa lớn" là bịnh hoạn: khi mình thích là bắt người ta phải thích.
Đây là một lối suy nghĩ hết sức vớ vẩn và phi thực tế !
Cái này thì bác hoàn toàn bậy bạ hay nói đúng hơn là nóng vội trả thù đến mức độ mất não.
Bản thân bác nói, bản nhạc này là:
Đã có cơm thì phải có canh" đã nói tới Rachmaninoff và nói tới tác phẩm (tổ khúc) lừng danh "Liebesleid” und “Liebesfreud" bất hủ của ông thì cũng phải nói cho trót, là bài nhạc này được rất nhiều người ái mộ yêu thích và chỉ riêng piano thôi, nó đã được chơi rất nhiều kiểu khác nhau, với các đẳng cấp cao thấp, từ amateur, đến chuyện sâu, nguyên bản lẫn biến cách, :"
Nghĩa là: 1 bản nhạc rất nổi tiếng ở thế giới, đc nhiều người thể hiện từ trẻ đến già, từ chuyên đến nghiệp dư, nhưng ở VN lại ko được để ý. Đây có phải là 1 điều ngạc nhiên ko? Có thể âm nhạc Rach ko đc ưa chuộng ở Vn, có thể là hạn chế về kĩ thuật...cần tiếp tục tìm hiểu thêm. E đã lên utube vs hi vọng xem đc các bạn VN chơi thế nào nhưng rất khó kiếm, hay nói đúng hơn là ko có, trong khi các bạn nc ngoài thì rất nhiều.
Trường hợp em chơi 1 bản nhạc vô danh của 1 "nhạc sĩ vô danh" ( ví dụ như Rick Wakeman) và thắc mắc sao dân VN chẳng ai chơi vậy, cứ nghe RC mãi, thì câu buộc tội của bác là đúng. Nhưng đây là 1 bản nhạc lừng danh, bất hủ và được ái mộ khắp nơi như chính điều bác nói thì lập luận của bác là vô nghĩa.
P/s: Phía trên bác khen lừng danh, bất hủ, đc ái mộ, ở dưới bác lại nó tôi ko chê bản này dở ( hàm nghĩa là nó bình thường, ko kém lắm) vậy ý bác ở đây là gì????
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top