[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Các cụ cho hỏi đánh đôi kiểu này có phải tập nhiều hơn đánh đơn không, nhỡ gõ nhầm của nhau :)

1/ Cái đầu tiên phải nói ngay và lưu ý là bài nhạc mà bác lôi ra hỏi này đã được:

+ Viết lại, thêm cái khúc dạo đầu (introduction) và có tiếng bass của trống và thanh la kèm theo
+ Cái quan trọng nhất nữa là bài này không còn giữ nguyên bản! vì đã được chuyển dịch từ giọng Fa thăng thứ (F#m) sang giọng Sol thứ (Gm) hầu cho dễ đánh rất nhiều so với bản gốc, nhưng lại tạo hiệu ứng âm thanh khác: Nhẹ nhàng, thiếu màu của dân vũ Hungary.

2/ Còn dễ hay khó ư? Đánh song tấu ntn tập nhiều hay ít ư? có "lộn tay ngéo .... cẳng" không? :-?
Xin thưa cái gì cũng có thể dễ, mà cái gì cũng là khó! :((
Nếu thích say mê cố gắng, thì mọi thứ, muôn chuyện sẽ dễ dàng. Khi đã lười biếng không muốn thì cái gì cũng khó. :D

3/ FYI, thường những bài nhạc bài nhạc viết cho nhạc cụ độc tấu hay cho giàn nhạc mà hay, sẽ được chuyển dịch cho nhau, nếu bài đó hay hoặc được nhiều người nghe yêu thích. Trong chuyển dịch ntn, Piano luôn là nhạc cụ dẫn đầu vì tính đa dang và phong phú của bàn phím piano,
Và còn có một cách chuyển dịch thứ ba là viết lại từ một tác phẩm độc tấu piano sang cho song tấu (4 mains hay deux pianos) mục đích làm giầu thêm giai điệu và thêm màu sắc cho bài nhạc, khi đánh chỉ có 2 tay, tay đôi khi không thể xử lý hết được các hợp âm cũng như vẽ được cũng như giai điệu thật hay và tô thêm vẻ đồ sộ của tác phẩm.

In addition, cá biệt, có những bài viết cho piano bốn tay mà lại được viết lại thành piano 2 tay, nhưng khi nghe chẳng thua kém gì! vậy điệu và màu sắc của bốn tay mà người ta viết là chỉ có hai tay nếu họ, là một nhạc sĩ có tài và đủ bản lãnh. =D>


Những bài piano bốn tay một cây đàn người ta vẫn có thể chia ra đánh trên hai piano khác nhau, nếu thích, hay vì nhiều lý do, ....... cái khó nhất là hai cây piano phải lên chính xác y như nhau để tránh "trống đánh xuôi kèn thổi ngược".
Và đây là một ví dụ của "bài piano bốn tay một đàn người ta vẫn có thể chia ra đánh trên hai piano khác nhau," ngay chính cái bài Dân vũ Hung Gia Lợi số 5, cái bác nêu ra trên một Version khác:


Và nhắc lại câu hỏi dễ hay khó, tập nhiếu hay ít, thì xin mời bác xem cũng chính cái bài này được biểu diễn dưới hai đôi tay bé nhỏ của hai em bé này: :P
Tuy nhiên, khi nghe nếu để ý tiếng đàn sạch sẽ, rõ ràng tốt, nhưng giai điệu không hòa thanh, đơn sắc dầu là đánh 4 tay! Lý do: người thợ lên dây tuy chuẩn xác từng nốt nhưng do thang âm lên dây không phù hợp nên không cộng hưởng âm thanh, tiếng đàn nghe khô khan!



Và cũng bài Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 được biểu diễn dưới đôi tay của hai panist, một già một trẻ có đầy đủ tố chất, và khả năng.
Trong bản này cây đàn được lên chuẩn xác, sạch sẽ , lại dùng Thang âm tốt, nên nghe cũng rất là ok.


Còn đây cũng là bài nhạc đó được biểu diễn nghệ sĩ nhà nghề và giầu kinh nghiệm nên tiếng đàn này nghe hoà thanh và ngọt ngào, mặc dù thực tế là dây có nhiều chỗ sai nhưng với tài năng và kĩ thuật Rubato nhưng câu thở, nên tiếng đàn vẫn mượt mà ngọt ngào nếu không muốn nói là tuyệt vời! =D>


Và đây cũng là một màn trình diễn thị tấu hay khác với cây Steinways có âm thanh hay:


Trong đánh song tấu ntn (cả deux pianos lẫn 4 mains) cái khó nhất là thường ở bên phần người (Secondo) vì người này sẽ phải giữ giữ nhịp và làm nền cho người đánh phần một (Primo)

Đây là phần Secondo của bài Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 này:


BTW, riêng với bài Dân vũ Hung Gia Lợi số 5 này, ở trang đầu tiên thì không có gì để bàn, nhưng qua trang thứ hai là bắt đầu đã có Rubato bắt buộc!
Thực tế ở trang thứ nhất người đánh phần Secondo chỉ cần giữ đúng nhịp và người đánh phần một (Primo) tuy cũng giữ đúng nhịp nhưng có sẽ cố Rubato hay thở rất thoải mái trong những khoảng giới hạn thời gian cho phép và người đánh Secondo không có vấn đề gì. [-X
Nhưng qua trang thứ hai là bắt đầu người đàn Primo dầu muốn hay không thì vẫn phải Rubato, hầu tạo sắc thái của bài múa, điều này đòi hỏi hai người hết sức "Ensemble" với nhau thì mới tạo ra cái hay khi biểu diễn bài này, vì nếu cả hai đúng nhịp thì sẽ như một cái máy đàn, mà đánh lơi nhịp nhưng lại không "Ensemble" thì đúng là một thảm họa! :((

Khi đánh riêng từng người chuẩn xác rồi, tập cho ra cái "Ensemble" này cho thật hay, ấn tượng và cá tính thì đôi khi cả tuần chưa chắc xong! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Trong đánh song tấu ntn (cả deux pianos lẫn 4 mains) cái khó nhất là thường ở bên phần người (Secondo) vì người này sẽ phải giữ giữ nhịp và làm nền cho người đánh phần một (Primo)
Đúng và Sai nhé bác
Secondo thông thường khó hơn Primo, nhưng lý do giữ nhịp là sai, và làm nền cho Primo là quá chung chung, chẳng có ý nghĩa gì, và ai đọc vào cũng ko hiểu. Vai phụ làm nền mà là khó hơn vai chính? Ko hề logic đúng không bác, nếu ko muốn nói là vô nghĩa!

Vậy tại sao Secondo thường lại khó hơn Primo?
1. Nhịp là điều đơn giản vs người chơi piano, và việc giữ nhịp này khi trình tấu khá độc lập chứ ko ảnh hưởng lẫn nhau. Nghĩa là ng chơi Primo cũng phải có nhịp chứ ko dựa vào Secondo

2. Vậy điều gì khiến kép phụ thông thường lại khó hơn kép chính?
Kép phụ chủ yếu là chơi hợp âm, hoàn toàn ko có giai điệu, cực kì khó nhớ, và luôn phải tập trung khi chơi. Chơi 1 bản nhạc có giai điệu lead dễ hơn nhiều so với tiếng bùm chát bên Bass ( thảm họa hơn nếu hợp âm có nhiều # b và thay đổi liên tục) Do đó người đọc nhạc tốt hơn và có kinh nghiệm sẽ phụ trách phần này. Rất nhiều người cần page turner ( ng lật trang ), chủ yếu là cho Secondo khi trình diễn, vì khó nhớ lắm. Khi vào cuộc mới thấy ức chế.

Secondo cũng là ng phải điều khiển Pedal, vì âm bass mà ko sử dụng pedal thì tiêu cả bài. Ngoài ra cũng đạp pedal cho cả Primo luôn. Vậy là lo cho mình, lo cho người, trong khi Primo tha hồ thể hiện và tỏa sáng.

3. Chơi 4 hands như đã nói, đa số là cặp vợ chồng, cặp anh, chị em pianist, thầy cô giáo vs học sinh. Tất nhiên công việc secondo mệt nhọc khó khăn này toàn do chồng, anh chị hoặc thầy cô làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
2. Étude Op. 25, No.2 - Bees -Những chú Ong

1679499599691.png

Nickname "Bees" của étude này bắt nguồn từ giai điệu của vui tươi của nó, vang lên với sắc độ nhẹ nhàng và uốn khúc như của một con ong lang thang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Thách thức kỹ thuật ở đây là nghệ sĩ dương cầm cần phải chơi ba nốt thứ tám ở tay phải và ba nốt đen ở tay trái, tạo ra đa nhịp phức tạp, trong khi vẫn lướt một cách mượt mà, đúng nhịp trên các phím khác.

1679499429561.png



Tiếp theo bộ Op. 10, là bộ Op. 25 cũng bao gồm 12 bản Étude. Nếu như bộ Op.10 được Chopin tặng cho "em trai Hungary thân thiết" Franz Liszt, thì bộ Op.25 được ông sáng tác sau đó vài năm, rồi ông dành tặng cho người "em gái mưa" Marie d’Agoult; cay đắng thay, Marie d’Agoult sau này lại là người tình của Liszt. Liszt thật có số hưởng, chúng ta hãy học tập Liszt - cùng Liszt hưởng thụ bộ Op. 25 này.

1. Étude Op. 25, No.1 - Aeolian Harp -Đàn hạc Aeolian

Đàn hạc Aeolian, một nhạc cụ hấp dẫn, được đặt theo tên của Aeolus, Người giữ gió trong thần thoại Hy Lạp. Những sợi dây mỏng manh của nhạc cụ này cộng hưởng với tiếng gió xào xạc, tạo ra những giai điệu đầy mê hoặc. Nhiều người đã nghe thấy tiếng gió xào xạc trong étude đầu tiên của bộ Op. 25 này, với các ngón tay phải lướt qua các phím. Tác phẩm còn có một biệt danh khác, "Cậu bé chăn cừu", được đề xuất bởi một học giả về Chopin, người đã cho rằng nhạc sỹ đã vẽ nên một bức tranh trong đó 1 cậu bé chơi giai điệu trên cây sáo để hướng dẫn đàn chiên của mình.

View attachment 7739959


So sánh với nguyên bản:
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Đúng và Sai nhé bác
Secondo thông thường khó hơn Primo, nhưng lý do giữ nhịp là sai, và làm nền cho Primo là quá chung chung, chẳng có ý nghĩa gì, và ai đọc vào cũng ko hiểu. Vai phụ làm nền mà là khó hơn vai chính? Ko hề logic đúng không bác, nếu ko muốn nói là vô nghĩa!

Vậy tại sao Secondo thường lại khó hơn Primo?
1. Nhịp là điều đơn giản vs người chơi piano, và việc giữ nhịp này khi trình tấu khá độc lập chứ ko ảnh hưởng lẫn nhau. Nghĩa là ng chơi Primo cũng phải có nhịp chứ ko dựa vào Secondo

2. Vậy điều gì khiến kép phụ thông thường lại khó hơn kép chính?
Kép phụ chủ yếu là chơi hợp âm, hoàn toàn ko có giai điệu, cực kì khó nhớ, và luôn phải tập trung khi chơi. Chơi 1 bản nhạc có giai điệu lead dễ hơn nhiều so với tiếng bùm chát bên Bass ( thảm họa hơn nếu hợp âm có nhiều # b và thay đổi liên tục) Do đó người đọc nhạc tốt hơn và có kinh nghiệm sẽ phụ trách phần này. Rất nhiều người cần page turner ( ng lật trang ), chủ yếu là cho Secondo khi trình diễn, vì khó nhớ lắm. Khi vào cuộc mới thấy ức chế.

Secondo cũng là ng phải điều khiển Pedal, vì âm bass mà ko sử dụng pedal thì tiêu cả bài. Ngoài ra cũng đạp pedal cho cả Primo luôn. Vậy là lo cho mình, lo cho người, trong khi Primo tha hồ thể hiện và tỏa sáng.

3. Chơi 4 hands như đã nói, đa số là cặp vợ chồng, cặp anh, chị em pianist, thầy cô giáo vs học sinh. Tất nhiên công việc secondo mệt nhọc khó khăn này toàn do chồng, anh chị hoặc thầy cô làm.
Ngay từ đầu tôi đã nói về "Dễ khó, ít nhiếu" trước khi viết vào phần "còm" chính, và sau cùng kết "còm" bằng một cái chữ "Ensemble".

Đánh song tấu (4 mains) cái khó nhất cho cả hai bên là "Ensemble" (cùng nhau, hòa hợp, nhất trí).
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
3. Étude Op. 25, No.3 -
4. Étude Op. 25, No.4 -
5. Étude Op. 25, No.5 - "Wrong Notes" - Những nốt nhạc sai

Etudes gây khó hiểu với nhiều nốt nhạc có tính đánh đố. Chủ đề đầu tiên gồm các quãng nửa cung nhỏ hoặc giây thứ, là quãng gần nhất mà hai nốt có thể nằm trên một đàn piano truyền thống. Chủ đề thứ hai của étude không chứa nhiều nửa cung như chủ đề đầu tiên, nhưng tập trung vào quãng của cả một cung hoặc một giây trưởng. Có lẽ bài luyện khó hiểu này phù hợp cho người sẽ chơi vai Secondo khi song tấu ;))

1679500129568.png



2. Étude Op. 25, No.2 - Bees -Những chú Ong

View attachment 7741674
Nickname "Bees" của étude này bắt nguồn từ giai điệu của vui tươi của nó, vang lên với sắc độ nhẹ nhàng và uốn khúc như của một con ong lang thang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Thách thức kỹ thuật ở đây là nghệ sĩ dương cầm cần phải chơi ba nốt thứ tám ở tay phải và ba nốt đen ở tay trái, tạo ra đa nhịp phức tạp, trong khi vẫn lướt một cách mượt mà, đúng nhịp trên các phím khác.

View attachment 7741671

 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
6. Étude Op. 25, No.6 -
7. Étude Op. 25, No.7 - "Cellos" - Đàn violon sen

Biệt danh của etude xuất phát từ việc bàn tay trái khám phá các âm thanh như của đàn Cello. Tuy nhiên, thách thức kỹ thuật chính ở đây là đạt được sự cân bằng hợp lý giữa các chủ đề trữ tình ở bên tay trái và chất liệu âm nhạc khác được nghe ở bên tay phải. Nhà soạn nhạc người Nga Alexander Glazunov – người cũng đã viết vở ballet Chopiniana – đã dàn dựng bản étude này cho đàn cello và piano.


Bản chơi bằng Cello: thành thực mà nói e thấy bản này hay hơn bản piano 8->

3. Étude Op. 25, No.3 -
4. Étude Op. 25, No.4 -
5. Étude Op. 25, No.5 - "Wrong Notes" - Những nốt nhạc sai

Etudes gây khó hiểu với nhiều nốt nhạc có tính đánh đố. Chủ đề đầu tiên gồm các quãng nửa cung nhỏ hoặc giây thứ, là quãng gần nhất mà hai nốt có thể nằm trên một đàn piano truyền thống. Chủ đề thứ hai của étude không chứa nhiều nửa cung như chủ đề đầu tiên, nhưng tập trung vào quãng của cả một cung hoặc một giây trưởng. Có lẽ bài luyện khó hiểu này phù hợp cho người sẽ chơi vai Secondo khi song tấu ;))

View attachment 7741685

 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
8. Étude Op. 25, No.8 -
9. Étude Op. 25, No.9 - "Butterfly" - Hoa thơm bướm lượn

1679501258064.png

Đây là bản étude thứ hai trong số các études của Chopin ở cung G giáng trưởng. Nó có giai điệu bay bổng (như loài bướm) và cô đọng - là bản étude ngắn nhất của Chopin, kéo dài dưới một phút trình diễn. Hiệu ứng “bươm bướm” đạt được bằng một kiểu lặp lại ở tay phải: nốt thứ mười sáu đầu tiên trong một nhịp nhảy một quãng tám sang nhịp thứ hai và hai nốt cuối cùng được chơi ở các quãng tám song song (hoặc hai nốt giống nhau được chơi một cách nhau quãng tám). Bản etude đòi hỏi sự khéo léo và chính xác cao rất cao của tay phải.
1679501264952.png



6. Étude Op. 25, No.6 -
7. Étude Op. 25, No.7 - "Cellos" - Đàn violon sen

Biệt danh của etude xuất phát từ bàn tay trái, khám phá các âm thanh của đàn Cello. Tuy nhiên, thách thức kỹ thuật chính ở đây là đạt được sự cân bằng hợp lý giữa các chủ đề trữ tình ở bên tay trái và chất liệu âm nhạc khác được nghe ở bên tay phải. Nhà soạn nhạc người Nga Alexander Glazunov – người cũng đã viết vở ballet Chopiniana – đã dàn dựng bản étude này cho đàn cello và piano.


Bản chơi bằng Cello: thành thực mà nói e thấy bản này hay hơn bản piano 8->
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
10. Étude Op. 25, No.10 -
11. Étude Op. 25, No.11 - "Winter Wind" - Gió mùa đông (bắc!)

1679502220441.png

Bản étude “Gió mùa đông” bắt đầu bằng phần giới thiệu lặng lẽ bằng giai điệu ở bên tay phải, cũng là phần kết thúc tác phẩm. Phần còn lại của étude không hề yên tĩnh, đòi hỏi sức chịu đựng đáng kinh ngạc và độ chính xác rất cao để thực hiện thành công trong khoảng bốn phút. Mỗi bàn tay đều có những thử thách khốc liệt, từ những bước chạy tuyệt vời và những bước nhảy nhiều quãng tám cho đến những cách phát âm phức tạp phải được diễn đạt chính xác để giai điệu trở nên dễ nghe.

Ghi chú của một nhà phê bình về étude “Gió mùa đông” có nội dung: “Những người đàn ông có tâm địa nhỏ nhen, cho dù ngón tay của họ có nhanh nhẹn đến đâu, thì cũng nên tránh xa bản nhạc này" ;))

1679501801116.png



8. Étude Op. 25, No.8 -
9. Étude Op. 25, No.9 - "Butterfly" - Hoa thơm bướm lượn

View attachment 7741714
Đây là bản étude thứ hai trong số các études của Chopin ở cung G giáng trưởng. Nó có giai điệu bay bổng (như loài bướm) và cô đọng - là bản étude ngắn nhất của Chopin, kéo dài dưới một phút trình diễn. Hiệu ứng “bươm bướm” đạt được bằng một kiểu lặp lại ở tay phải: nốt thứ mười sáu đầu tiên trong một nhịp nhảy một quãng tám sang nhịp thứ hai và hai nốt cuối cùng được chơi ở các quãng tám song song (hoặc hai nốt giống nhau được chơi một cách nhau quãng tám). Bản etude đòi hỏi sự khéo léo và chính xác cao rất cao của tay phải.
View attachment 7741715

 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
12. Étude Op. 25, No.12 -Ocean-Đại dương



Bản étude “Ocean” có một loạt nốt hợp âm có hình dạng giống với các con sóng một cách không thể phủ nhận: cứ sau hai ô nhịp, cả hai tay lại bắt chéo các dải lớn của bàn phím. Với "những con sóng" di chuyển qua nhiều độ cao và cường độ khác nhau, phần lớn tác phẩm có thể được ví như một đêm giông bão gào thét trên biển cả. Bản nhạc kết thúc với sự hùng vĩ đầy tinh tế trong C major, cho thấy một sự yên bình đã trở lại sau cơn bão tố.



Vì bộ Op. 25 được Chopin dùng để đi "cua gái", nên có thể hiểu bản No.12 này như 1 lời tỏ tình của Chopin với người trong mộng, như 1 lời thổ lộ rằng ông đã tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn lẫn sự thăng hoa trong âm nhạc với mối tình lớn thứ 2 của mình. Thật là: "Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố" (Thuyền và Biển, Xuân Quỳnh).


10. Étude Op. 25, No.10 -
11. Étude Op. 25, No.11 - "Winter Wind" - Gió mùa đông (bắc!)

View attachment 7741720
Bản étude “Gió mùa đông” bắt đầu bằng phần giới thiệu lặng lẽ ở phía bên tay phải, cũng là phần kết thúc tác phẩm. Phần còn lại của étude không hề yên tĩnh, đòi hỏi sức chịu đựng đáng kinh ngạc và độ chính xác rất cao để thực hiện thành công trong khoảng bốn phút. Mỗi bàn tay đều có những thử thách khốc liệt, từ những bước chạy tuyệt vời và những bước nhảy nhiều quãng tám cho đến những cách phát âm phức tạp phải được diễn đạt chính xác để giai điệu trở nên dễ nghe.

Ghi chú của một nhà phê bình về étude “Gió mùa đông” có nội dung: “Những người đàn ông có tâm hồn nhỏ nhen, cho dù ngón tay của họ có nhanh nhẹn đến đâu, thì cũng nên tránh xa bản nhạc này" ;))

View attachment 7741717

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
3. Étude Op. 25, No.3 -
4. Étude Op. 25, No.4 -
5. Étude Op. 25, No.5 - "Wrong Notes" - Những nốt nhạc sai

Etudes gây khó hiểu với nhiều nốt nhạc có tính đánh đố. Chủ đề đầu tiên gồm các quãng nửa cung nhỏ hoặc giây thứ, là quãng gần nhất mà hai nốt có thể nằm trên một đàn piano truyền thống. Chủ đề thứ hai của étude không chứa nhiều nửa cung như chủ đề đầu tiên, nhưng tập trung vào quãng của cả một cung hoặc một giây trưởng. Có lẽ bài luyện khó hiểu này phù hợp cho người sẽ chơi vai Secondo khi song tấu ;))

View attachment 7741685

Bài này đặt tên là Wrong notes, nhưng nốt chả sai tẹo nào.
E thì liên tưởng tới 1 người say rời khỏi quán rượu về nhà. Trên đường chân thấp chân cao. Mệt quá ngồi nghỉ, sẵn cao hứng thì ca hát. Các cụ nhậu say vào có hay hát hò không :)) hát xong thì lại tiếp tục xiêu vẹo về nhà.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Các cụ QUANG1970, piano là người trong Nam nhỉ, chắc sẽ rất khó cho các cụ để cảm thụ được bản Op. 25 No. 11 ;)) ;))

Bài này đặt tên là Wrong notes, nhưng nốt chả sai tẹo nào.
E thì liên tưởng tới 1 người say rời khỏi quán rượu về nhà. Trên đường chân thấp chân cao. Mệt quá ngồi nghỉ, sẵn cao hứng thì ca hát. Các cụ nhậu say vào có hay hát hò không :)) hát xong thì lại tiếp tục xiêu vẹo về nhà.
10. Étude Op. 25, No.10 -
11. Étude Op. 25, No.11 - "Winter Wind" - Gió mùa đông (bắc!)

View attachment 7741720
Bản étude “Gió mùa đông” bắt đầu bằng phần giới thiệu lặng lẽ ở phía bên tay phải, cũng là phần kết thúc tác phẩm. Phần còn lại của étude không hề yên tĩnh, đòi hỏi sức chịu đựng đáng kinh ngạc và độ chính xác rất cao để thực hiện thành công trong khoảng bốn phút. Mỗi bàn tay đều có những thử thách khốc liệt, từ những bước chạy tuyệt vời và những bước nhảy nhiều quãng tám cho đến những cách phát âm phức tạp phải được diễn đạt chính xác để giai điệu trở nên dễ nghe.

Ghi chú của một nhà phê bình về étude “Gió mùa đông” có nội dung: “Những người đàn ông có tâm hồn nhỏ nhen như Chu Du, cho dù ngón tay của họ có nhanh nhẹn đến đâu, thì cũng nên tránh xa bản nhạc này" ;))

View attachment 7741717

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Thay đổi không khí với bản nhạc Gymnopedie No.1 của Erik Satie.
1 bản nhạc đơn giản, chẳng có cấu trúc rõ ràng, chẳng có ý tưởng gì cụ thể với hợp âm và các nốt đơn lẻ rời rạc chầm chậm. Bản nhạc gần như phản lại hoàn toàn lý thuyết âm nhạc thời đó, ấy vậy mà lại vô cùng nổi tiếng ngày nay nhé. Đây có thể nói là sáng tác vượt thời gian của Erik Satie, nay người ta hay gọi là nhạc Chill hay nhạc nền :)
Nếu tập trung lắng nghe, các cụ sẽ thấy chẳng có gì để nghe cả, nhưng cứ dùng làm nhạc nền khi uống coffee, uống vang, đọc sách, làm việc thì rất tuyệt :P
Vẻ đẹp của sự đơn giản là đây!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
View attachment 7745847
Các cụ QUANG1970, pianongười trong Nam nhỉ, chắc sẽ rất khó cho các cụ để cảm thụ được bản Op. 25 No. 11 ;)) ;))
Cái này thì bác nhầm mà không chỉ nhầm mà là hố đấy! :P

Những năm Việt Nam còn đói rách, và nhưng năm sau đó, tôi đã từng có một thời kỳ tung tẩy và một giai đoạn dài "đi ăn mày" kiến thức và tri thức ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu rất lâu.
Trong thời gian đó đôi "chân dài" lê mon cả đường phố Paris trong mùa hè, lẫn đỏng đảnh chui vào cả máy bay cá nhân để vi vút các nước Bắc âu trong mùa thu, cho thỏa cơn ngứa ................. chân trong những mùa đông ở "bển". :))

Còn ở cái xứ Việt Nam thì khi ở không chỉ là tiếp cận mà thân cận, thậm chí ................ với những quan chức "hạt giống" và đây là một số tấm hình, có thể "open" hầu các bác biết rằng tôi không nổ xạo.
Ai tinh mắt sẽ biết ngay người phụ nữ áo xanh kia và người đàn ông áo trắng nọ ngồi trong hình là ai. :D


Dọc ngang phỉ chí, thời giai trẻ. :x
Tung tẩy đung đưa, lúc tuổi già! :P

Ba mươi hạ chẵn, nay vừa chớm. ;;)
Sáu chục đông lẻ, vẫn chửa xong! [-X























Đấy là ta chửa nói, với một người học đàn mà có nhạc cảm thực sự, và cảm xúc tình tế, thì giời sẽ cho họ cho họ nhiều cảm xúc không biên giới lẫn ................. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Ảnh cụ chụp năm 93, phải 10 năm sau đó e mới lần đầu tiên đặt chân đến Ba-lê hoa lệ. Ảnh chụp ở cầu có lẽ cụ đứng ở (cầu) Pont Mirabeau (nhìn thấy tượng nữ thần tự do ở đằng xa, nằm ở mỏm 1 cù lao giữa sông Sen). Tay cầm bản đồ, nên chắc đang đi city tour, vừa từ ga metro Javel đi lên để check in :D

Đi tuyến Metro này thường là đi ra ngoại thành: đi thăm cung điện Versaile? Ko biết e có bị hố :P

View attachment 7745847

Cái này thì bác nhầm mà không chỉ nhầm mà là hố đấy! :P

Những năm Việt Nam còn đói rách, và nhưng năm sau đó, tôi đã từng có một thời kỳ tung tẩy và một giai đoạn dài "đi ăn mày" kiến thức và tri thức ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu rất lâu.
Trong thời gian đó đôi "chân dài" lê mon cả đường phố Paris trong mùa hè, lẫn đỏng đảnh chui vào cả máy bay cá nhân để vi vút các nước Bắc âu trong mùa thu, cho thỏa cơn ngứa ................. chân trong những mùa đông ở "bển". :))

Còn ở cái xứ Việt Nam thì khi ở không chỉ là tiếp cận mà thân cận, thậm chí ................ với những quan chức "hạt giống" và đây là một số tấm hình, có thể "open" hầu các bác biết rằng tôi không nổ xạo.
Ai tinh mắt sẽ biết ngay người phụ nữ áo xanh kia và người đàn ông áo trắng nọ ngồi trong hình là ai. :D


Dọc ngang phỉ chí, thời giai trẻ. :x
Tung tẩy đung đưa, lúc tuổi già! :P

Ba mươi hạ chẵn, nay vừa chớm. ;;)
Sáu chục đông lẻ, vẫn chửa xong! [-X























Đấy là ta chửa nói, với một người học đàn mà có nhạc cảm thực sự, và cảm xúc tình tế, thì giời sẽ cho họ cho họ nhiều cảm xúc không biên giới lẫn ................. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
Ảnh chụp năm 93, phải 10 năm sau đó e mới lần đầu tiên đặt chân đến Ba-lê hoa lệ. Ảnh chụp ở cầu có lẽ cụ đứng ở cầu Pont Mirabeau (nhìn thấy tượng nữ thần tự do ở đằng xa, nằm ở mỏm 1 cù lao giữa sông Sen). Tay cầm bản đồ, nên chắc đang đi city tour, vừa từ ga metro Javel đi lên để check in :D

Đi tuyến Metro này thường là đi ra ngoại thành, thăm cung điện Versaile. Ko biết e có bị hố :P

Chẳng Metro không Mê tréo, tuyền đi bộ cho thuộc đường mà muốn đi cũng chẳng có tiền mà đi xe. :((
Cũng như cũng chẳng check in. Chụp vì có người muốn coi và làm vui lòng họ thôi. :P

Muốn chech in hử? Tôi mà thích cái thú "check in" thì ngày nào cũng co Event để mà "In với Out". chắc là ngày ngày mệt xỉu!
Vi dụ: mới tối SN của "Mợ ấy", ngay sau khi tôi có mặt ở Saigon không check nhưng phải chụp để .......!



 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
À, nói chuyện Paris mới nhớ, cụ Sáng có nhận xét gì về cây đàn piano ở NT Notre-Dame de Paris ko?

E nghe 1 lần mà dựng tóc gáy, nó không có du dương thánh thót gì hết, mà rền vang ầm ầm như để xua tan sự tĩnh mịch và nhắc nhở du khách nghiêm túc chỉnh tề một khi đã bước vào bên trong NT [-O< [-O< [-O<

Đây có lẽ là bài nhạc e nghe thấy ngày đó, sao NT lại đánh nhạc Quốc ca nhỉ :-/:

P/s: 1 bài improvisation rất ấn tượng


View attachment 7745847

Cái này thì bác nhầm mà không chỉ nhầm mà là hố đấy! :P

Những năm Việt Nam còn đói rách, và nhưng năm sau đó, tôi đã từng có một thời kỳ tung tẩy và một giai đoạn dài "đi ăn mày" kiến thức và tri thức ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu rất lâu.
Trong thời gian đó đôi "chân dài" lê mon cả đường phố Paris trong mùa hè, lẫn đỏng đảnh chui vào cả máy bay cá nhân để vi vút các nước Bắc âu trong mùa thu, cho thỏa cơn ngứa ................. chân trong những mùa đông ở "bển". :))

Còn ở cái xứ Việt Nam thì khi ở không chỉ là tiếp cận mà thân cận, thậm chí ................ với những quan chức "hạt giống" và đây là một số tấm hình, có thể "open" hầu các bác biết rằng tôi không nổ xạo.
Ai tinh mắt sẽ biết ngay người phụ nữ áo xanh kia và người đàn ông áo trắng nọ ngồi trong hình là ai. :D


Dọc ngang phỉ chí, thời giai trẻ. :x
Tung tẩy đung đưa, lúc tuổi già! :P

Ba mươi hạ chẵn, nay vừa chớm. ;;)
Sáu chục đông lẻ, vẫn chửa xong! [-X























Đấy là ta chửa nói, với một người học đàn mà có nhạc cảm thực sự, và cảm xúc tình tế, thì giời sẽ cho họ cho họ nhiều cảm xúc không biên giới lẫn ................. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
À, nói chuyện Paris mới nhớ, cụ Sáng có nhận xét gì về cây đàn piano ở NT Notre-Dame de Paris ko?

E nghe 1 lần mà dựng tóc gáy, nó không có du dương thánh thót gì hết, mà rền vang ầm ầm như để xua tan sự tĩnh mịch và nhắc nhở du khách nghiêm túc chỉnh tề một khi đã bước vào bên trong NT [-O< [-O< [-O<

Đây có lẽ là bài nhạc e nghe thấy ngày đó:

P/s: 1 bài improvisation rất ấn tượng

Chỉ muốn nói là: “Tôi lậy bác, tôi van bác!” :((:D

And, nothing else! :P
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
E nghe đi nghe lại thấy nhạc bài QC Pháp ở 2 clip này chẳng giống nhau tẹo nào ~X( Có cụ nào nghe thấy hao hao giống nhau ko ạ ^:)^


 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,642 Mã lực
E nghe đi nghe lại thấy nhạc bài QC Pháp ở 2 clip này chẳng giống nhau tẹo nào ~X( Có cụ nào nghe thấy hao hao giống nhau ko ạ ^:)^


Bài quốc ca nước Pháp (La Marseillaise ) được viết ở dòng SOL trưởng, nhưng trong thực tế khi hát hợp xướng, và biểu diễn nhạc cụ, thì đều được chuyển dịch sang những giọng khác *Si giàng tướng, La trưởng ,.....) hầu cho hát hoặc đàn dễ dàng hơn..

1/ Bài đồng ca "La Marseillaise" trong clip này thì bài nhạc này được hát ở giọng Bb (SI giáng trưởng) và ở tần số La 442 Hz.




2/ Trong khi Pierre Cochereau đã ngẫu hứng biểu diễn "La Marseillaise" ở nhà thờ trong Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình, với sự hiện diện của Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing, vào ngày 11 tháng 11 năm 1977. và chơi ở ngẫu hứng vối cây đàn Phong cầm tần số La 438 Hz giọng Bb, kèm theo 18 quả chuông của nhà thờ hòa giọng thì lám sao ma giống nhau cho được!

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top