[Funland] [Dáng và Da] Những câu chuyện bên lề chưa kể

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Niêm/Luật không thể tạo ra những tác phẩm hay, nó chỉ là điều kiện cần để một tác phẩm có thể thăng hoa, vượt qua rào cản ngôn ngữ thông thường. Nó cũng không phải là quy định bất biến, từ 4 câu - 4 chữ trong Kinh Thi đến ngũ ngôn, rồi thất ngôn của Đường Thi, biến hoá vô thường nhưng lại trong khuôn khổ của Tống Từ ... Nhưng, như mợ cảm nhận trong Thu hát cho người, nó cứ "sang sang".



Vị nhân sinh đương nhiên "đi vào lòng người" dễ và nhanh hơn vì nó đến vùng nhận thức thôi. Vị nghệ thuật sẽ vất vả hơn vì mục tiêu của nó là vùng tiềm thức sâu thẳm mà đến chính bản thân mỗi con người ít khi nhận ra, cho nên, nếu may mắn, ta có thể tìm thấy một "bản thân" khác. Còn cái nào là bản ngã ?? Ai mà biết được đấy :))

Kim cương không phải là đá quý hàng đầu thế giới con người nhưng nhờ có "công sức" làm PR của nhà De Beers mà nó trở thành biểu tượng của vĩnh cửu. Ở phương Đông, hoa linh lan không được đánh giá cao đến mức gần như vô danh nhưng vì những điều chỉ có thể cảm nhận bằng "nghệ thuật vị nghệ thuật" trong Thu hát cho người mà nó trở thành bất tử trong lòng người yêu âm nhạc nghệ thuật, đến mức nghe tên Linh Lam cũng giật mình.



Với cá nhân em, không có sự phân biệt giữa lãng mạn và hiện thực. Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng ... vẫn tả "thực" đó nhưng mỗi câu chữ vẫn vang vọng như tiếng chuông Thiên Mụ. Ai dám bảo các vị đó không lãng mạn !

Trang Chu hoá bướm hay Bướm hoá Trang Chu, ai mà biết được đấy !!

Hôm qua, em cầm ô không mở đi dưới mưa ... về bị cái mũi hành hạ =)). Vì cái mũi hành hạ kinh niên mỗi khi tiết hay đổi mà em nhớ cần có những lúc cầm ô không mở đi mưa - nhất là mưa Ngâu !! Đâu là hiện thực đâu là lãng mạn... Ai mà biết !!

Câu hỏi của em, khác nào hỏi "Analog và Digital trong âm nhạc, cái nào hay hơn cái nào?"...

Một thứ "cổ điển", một thứ "hiện đại" (cứ tạm gọi là vậy). Và theo dòng lịch sử, thứ âm nhạc Cổ điển từ thời kỳ 1750 - 1820, vừa phong phú về thể loại, vừa chặt chẽ về hình thức. Rồi đến thời kỳ Lãng mạn: đa dạng và phức tạp về tâm lý/tư tường và diễn tấu cũng đòi hòi kỹ thuật cực kỳ khó. Để rồi sao? Rất nhiều nhà hát, nhạc cụ được sinh ra.
Chưa hết, thời kỳ Hiện đại và Đương đại sau này cũng phát triển không kém. Vì thế mà Analog và Digital cũng mở ra nhiều điều thú vị. Hai bên tranh cãi nhau kịch liệt, vì bên nào cũng muốn bảo vệ quan điểm và cho rằng quan điểm của mình mới là đúng.

Analog - công nghệ thu âm dựa trên sự kiên trì, bền bỉ của các Nghệ sĩ, để có bản thu âm được gọi là "perfect - hoàn hảo".
Trong khi Digital cho phép xoá những tạp âm (noise) không cần thiết và dĩ nhiên, bản thu âm đã trở nên "nghe được" và tiệm cận đến "sự hoàn hảo".
Thế nên, đem hai công nghệ này so sánh - cũng như câu hỏi của em - là không có đáp án chính xác.

Nếu như công nghệ (em đang nhắc tới trong đây, nói riêng) có thể đo bằng sự biến đổi dòng điện, hay sự thay đổi quỹ đạo chuyển động cơ học/độ phân giải/dung lượng/tần số...thì, cảm xúc của con người từ trạng thái "hiện thực" sang "lãng mạn", đôi khi nó chỉ là một ranh giới rất mong manh.
Mong manh y như cụ ngấm mưa là cảm cúm rồi đó, :D. Dễ thương như nam chính trong MV í nhỉ?!

Mùa Trăng đích thực đã tới rồi. Mời cụ nghe guitarist Tariq Hard chơi bản "Ánh trăng" của Debussy cùng em, cho một mùa Trăng thật sự "viên mãn"...
...rồi mơ như Trang Chu cũng không quá vội vàng...:D

"Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên"...

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Câu hỏi của em, khác nào hỏi "Analog và Digital trong âm nhạc, cái nào hay hơn cái nào?"...

Analog - công nghệ thu âm dựa trên sự kiên trì, bền bỉ của các Nghệ sĩ, để có bản thu âm được gọi là "perfect - hoàn hảo".
Trong khi Digital cho phép xoá những tạp âm (noise) không cần thiết và dĩ nhiên, bản thu âm đã trở nên "nghe được" và tiệm cận đến "sự hoàn hảo".
Thế nên, đem hai công nghệ này so sánh - cũng như câu hỏi của em - là không có đáp án chính xác.

Nếu như công nghệ (em đang nhắc tới trong đây, nói riêng) có thể đo bằng sự biến đổi dòng điện, hay sự thay đổi quỹ đạo chuyển động cơ học/độ phân giải/dung lượng/tần số...thì, cảm xúc của con người từ trạng thái "hiện thực" sang "lãng mạn", đôi khi nó chỉ là một ranh giới rất mong manh.
Cũng đúng mà vừa Sai !!

Nếu người ta coi âm nhạc là một thú chơi thì có sự phân biệt rõ ràng đấy, thậm chí còn là trọng tâm. Nếu người ta coi âm nhạc là nghệ thuật thì analog hay digital chỉ là một góc rất nhỏ trong thế giới rộng lớn thôi, không cần mất thời gian, hao tổn tâm trí cho nó, sử dụng hiệu quả là đủ.

Em là người không thích THÚ CHƠI, thậm trí là ghét ạ !
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
"Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên"...
Em không thích Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn không hẳn vì điệu sầu thảm "vị nhân sinh" của nó mà tại ngay câu mở đầu đã sai rồi

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.

Cẩm sắt
là cây đàn sắt có chạm trổ. Giống đàn Cầm, đàn Sắt làm bằng gỗ cây ngô đồng và là tiền thân của đàn tranh ngày nay.
Vô đoan: không có lý do.
Ngũ thập huyền: Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gảy đàn sắt tế trời theo lệnh Phục Hy, đàn có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo “Phong thiền thư”, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc “Giao tự chí”, Hán Thư của Ban Cố đời Hậu Hán).

50 là con số Đại Diễn trong Dịch học, nó gồm đủ Thái Cực và Vạn Hữu, có thể tính toán mọi chuyện trong thiên hạ. Sau này, Phục Hy thấy rằng để nhân loại có thể tính toán chính xác mọi chuyện thì cuộc sống đâu còn ý nghĩa nữa, chưa nói đến hậu quả khi tiết lộ Thiên Cơ, nên giấu một quẻ đi. Người đời dùng cỏ thi để lập quẻ Dịch cũng lấy đủ 50 cọng nhưng trước khi lập quẻ phải để riêng một thẻ sang bên cạnh - tượng trưng cho Thái Cực.

Như vậy, đàn Sắt không phải "vô đoan" mà có 50 dây, cũng không phải không có lý do chính đáng để Phục Hy cắt giảm về còn tối đa 26 dây.

Từ đầu đã sai nên triển khai càng hỏng, đặt Trang Chu đối với Thục Vọng đế quá lệch lạc ..v.v.v..
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Cũng đúng mà vừa Sai !!

Nếu người ta coi âm nhạc là một thú chơi thì có sự phân biệt rõ ràng đấy, thậm chí còn là trọng tâm. Nếu người ta coi âm nhạc là nghệ thuật thì analog hay digital chỉ là một góc rất nhỏ trong thế giới rộng lớn thôi, không cần mất thời gian, hao tổn tâm trí cho nó, sử dụng hiệu quả là đủ.
Lại phải hỏi "thế nào là hiệu quả?"...
Nhưng không nên vặn vẹo như vậy, bởi vì nói đến nghệ thuật (nói chung), đã là phạm trù vô cùng rộng lớn. Rất hợp với em nhưng lại không hợp với cụ. Nên câu hỏi của em, hay là góc nhìn của cụ về "Thu hát cho người" (mệnh đề được triển khai từ ban đầu), khác nhau. Viết và hát cho người (cô Thu - tên nhân vật cụ thể), với tâm trạng của những thính giả khác (nhớ về "cố nhân", người cũ, người đương thời) đều không có gì sai. Em nói "ca từ sang sang", là vì bài hát này mượn điển tích cũ, đồng thời lồng ghép những hình ảnh thực sự nhuốm một màu buồn man mác, ưu tư.
Lại trở về quan điểm "...tình ái là chi...", hay "sự dở dang" như vốn trong thơ ca thường nói tới, để nhấn mạnh sự day dứt khôn nguôi về một điều gì đó chưa "tới": "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở"...

Mổ xẻ ra phân tích thì còn phải xét đến hoàn cảnh sáng tác/ý tứ mỗi câu/rồi thu thập thêm dữ liệu để sao cho hoàn chỉnh một bài phân tích. Điều đó thực sự công phu khi bình về một tác phẩm. Hay phải mượn thêm các trích dẫn khác từ văn học để làm toát lên ý của người bình.
...

Em không yêu nghệ thuật theo như chuyên môn cụ phân tích. Vì cao siêu quá, nhiều chi tiết rối rắm khó để lưu lại. Em luôn đặt con người, hay nói đúng hơn là cảm xúc của con người làm chủ thể. Hỏi em thích loại hình nghệ thuật nào, thì em nói rằng: mỗi thứ một ít, để làm cho cuộc sống "sắc màu". Màu sắc là đủ cho tất cả những cảm xúc thông thường hiện hữu hàng ngày, của em.

Em không thích Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn không hẳn vì điệu sầu thảm "vị nhân sinh" của nó mà tại ngay câu mở đầu đã sai rồi

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.

Cẩm sắt
là cây đàn sắt có chạm trổ. Giống đàn Cầm, đàn Sắt làm bằng gỗ cây ngô đồng và là tiền thân của đàn tranh ngày nay.
Vô đoan: không có lý do.
Ngũ thập huyền: Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gảy đàn sắt tế trời theo lệnh Phục Hy, đàn có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo “Phong thiền thư”, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc “Giao tự chí”, Hán Thư của Ban Cố đời Hậu Hán).

50 là con số Đại Diễn trong Dịch học, nó gồm đủ Thái Cực và Vạn Hữu, có thể tính toán mọi chuyện trong thiên hạ. Sau này, Phục Hy thấy rằng để nhân loại có thể tính toán chính xác mọi chuyện thì cuộc sống đâu còn ý nghĩa nữa, chưa nói đến hậu quả khi tiết lộ Thiên Cơ, nên giấu một quẻ đi. Người đời dùng cỏ thi để lập quẻ Dịch cũng lấy đủ 50 cọng nhưng trước khi lập quẻ phải để riêng một thẻ sang bên cạnh - tượng trưng cho Thái Cực.

Như vậy, đàn Sắt không phải "vô đoan" mà có 50 dây, cũng không phải không có lý do chính đáng để Phục Hy cắt giảm về còn tối đa 26 dây.

Từ đầu đã sai nên triển khai càng hỏng, đặt Trang Chu đối với Thục Vọng đế quá lệch lạc ..v.v.v..
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Lại phải hỏi "thế nào là hiệu quả?"...
Nhưng không nên vặn vẹo như vậy, bởi vì nói đến nghệ thuật (nói chung), đã là phạm trù vô cùng rộng lớn. Rất hợp với em nhưng lại không hợp với cụ. Nên câu hỏi của em, hay là góc nhìn của cụ về "Thu hát cho người" (mệnh đề được triển khai từ ban đầu), khác nhau. Viết và hát cho người (cô Thu - tên nhân vật cụ thể), với tâm trạng của những thính giả khác (nhớ về "cố nhân", người cũ, người đương thời) đều không có gì sai. Em nói "ca từ sang sang", là vì bài hát này mượn điển tích cũ, đồng thời lồng ghép những hình ảnh thực sự nhuốm một màu buồn man mác, ưu tư.
Lại trở về quan điểm "...tình ái là chi...", hay "sự dở dang" như vốn trong thơ ca thường nói tới, để nhấn mạnh sự day dứt khôn nguôi về một điều gì đó chưa "tới": "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở"...

Mổ xẻ ra phân tích thì còn phải xét đến hoàn cảnh sáng tác/ý tứ mỗi câu/rồi thu thập thêm dữ liệu để sao cho hoàn chỉnh một bài phân tích. Điều đó thực sự công phu khi bình về một tác phẩm. Hay phải mượn thêm các trích dẫn khác từ văn học để làm toát lên ý của người bình.
...

Em không yêu nghệ thuật theo như chuyên môn cụ phân tích. Vì cao siêu quá, nhiều chi tiết rối rắm khó để lưu lại. Em luôn đặt con người, hay nói đúng hơn là cảm xúc của con người làm chủ thể. Hỏi em thích loại hình nghệ thuật nào, thì em nói rằng: mỗi thứ một ít, để làm cho cuộc sống "sắc màu". Màu sắc là đủ cho tất cả những cảm xúc thông thường hiện hữu hàng ngày, của em.
Em hiểu !! và phục lăn lóc những người "ho ra thơ, thở ra văn" như mợ.

Chỉ là thói quen (xấu) cố hữu của một fan cuồng nghệ thuật thôi, mợ đừng để ý
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Em hiểu !! và phục lăn lóc những người "ho ra thơ, thở ra văn" như mợ.

Chỉ là thói quen (xấu) cố hữu của một fan cuồng nghệ thuật thôi, mợ đừng để ý
Hình như trong lòng ai có "mưa" rơi lất phất...?!

Mình ở "đây", cùng nói về nghệ thuật cho vui, nên người kia bận lòng hay không bận lòng, không quan trọng bằng việc cảm xúc của mình khi chia sẻ về vấn đề mình hiểu và biết ấy cụ.
Em cũng thực sự lấy làm tiếc, vì không am hiểu âm nhạc được sâu và rộng như cụ để có thể phân tích nhiều hơn. Văn chương là "tiếng lòng" của các Nhà thơ/Nhà văn, thì âm nhạc là những "sợi tơ vàng" được rút ruột ra bởi các Nghệ sĩ. Ví von hình ảnh này có vẻ hơi "văn vở", nhưng có lúc em tự hỏi: "Nếu như không có âm nhạc, thì con người sẽ làm gì để đi qua những nỗi đau và hân hoan với những niềm vui tột đỉnh?".

Biết cụ rất có hiểu biết về âm nhạc, nên khi đặt tay gõ chữ, em cũng cân nhắc tới việc sử dụng từ ngữ sao cho dễ hiểu và để không bị "miss" với mạch cảm xúc của cụ. Trở ngại thật nhiều khi vốn từ eo hẹp của em không đủ để diễn tả những gì đã thẩm thấu cho cụ hiểu...Nên một vài ý bị quên đi/hoặc là bị lỡ nhịp do không có điểm chung trong cách diễn đạt.

Nhưng, phải chia sẻ thật, là: nếu cụ ở gần nơi em làm việc, em sẽ tự tay pha trà mời cụ. Nhân một ngày tháng Tám thật đẹp đẽ đã tới, và cũng vì tháng Chín xinh xắn đã ở bên cạnh em. Một tháng Chín với con số và cả tiết trời thật là đi vào lòng người, :P.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
mình có bán nc hoa ko nhỉ? tôi cần 1 chai hương hoa hồng 100ml tặng nyc.
Em không ạ. Em cũng là người tìm hiểu về nước hoa thôi ạ. Cụ thử qua bên "Chợ giời" và hỏi các cụ/mợ bên ấy nhé!
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
...
Văn chương là "tiếng lòng" của các Nhà thơ/Nhà văn, thì âm nhạc là những "sợi tơ vàng" được rút ruột ra bởi các Nghệ sĩ. Ví von hình ảnh này có vẻ hơi "văn vở", nhưng có lúc em tự hỏi: "Nếu như không có âm nhạc, thì con người sẽ làm gì để đi qua những nỗi đau và hân hoan với những niềm vui tột đỉnh?".

....

Nhưng, phải chia sẻ thật, là: nếu cụ ở gần nơi em làm việc, em sẽ tự tay pha trà mời cụ. Nhân một ngày tháng Tám thật đẹp đẽ đã tới, và cũng vì tháng Chín xinh xắn đã ở bên cạnh em. Một tháng Chín với con số và cả tiết trời thật là đi vào lòng người, :P.
Niềm vui hay Nỗi đau em ko rõ lắm vì cá nhân em (và những người cùng quan điểm về nghệ thuật kinh điển) thì cuộc đời đâu chỉ có buồn và vui. Ngũ thái mà, buồn - vui - giận - lo - sợ, tự nó tạo ra một hệ thống "ngũ hành" cân bằng. Dù có là "Thiên sầu vạn cổ" cũng chỉ để "vi lưu đãi tao nhân" mà thôi :P

Văn chương tuy xoắn não nhưng có ưu điểm là "đi thẳng" từ tác giả đến người đọc, ko bị suy hao gì cả. Người đọc có thể thưởng thức tác phẩm nguyên bản ở mọi lúc, mọi nơi. Âm nhạc mệt mỏi hơn vì nó có khá nhiều nút thắt. Có thể trong văn chương cũng có nhưng em ko biết !

Trước tiên ở chính tác giả. Với đa số các tác gia nổi tiếng, nó là "sợi tơ" và họ kéo ra rất nhiều. Nhưng với một số tác gia, nó lại là giây phút xuất thần để lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Vũ Đức Sao Biển đã rất nhiều lần quay lại đồi sim đó để viết thêm nhưng không thể nào trở lại trạng thái "lên đồng" khi viết Thu hát cho người nữa dù sau đó ông vẫn rất thành công với các tác phẩm "cổ điển" như Dạ cổ hoài lang (phục dựng)... Đến bản thân em cũng từng nghi ngờ đây có phải VDSB viết hay ko nữa vì âm nhạc sau này của ông ấy mang phong cách hoàn toàn khác hẳn. Cùng chung hoàn cảnh có Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca... Tuy nhiên, sau này em mới biết phần lời do Kim Minh chỉnh sửa (Đêm Đông) và Hoàng Mai Lưu viết (Dạ khúc) nên không thắc mắc nữa.

Tiếp theo đến người trình bày/tấu. Nhạc trưởng lừng danh Toscanini đã chỉ thẳng mặt ông bạn thân của mình - nhà soạn nhạc Ravel, cũng lừng danh ko kém - và nói :"Ông chẳng hiểu gì về âm nhạc của ông cả". Do đó, mối bận tâm đầu tiên và cơ bản nhất của người yêu nhạc không phải là digital hay analog mà là Ai hát/chơi/chỉ huy !!??

....

À ! Em thích cafe hơn trà :">
 
Chỉnh sửa cuối:

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,862
Động cơ
127,639 Mã lực
Liên quan đến âm nhạc thì em bi bô được một chút thôi cụ ơi. Văn chương, thi ca em lớt phớt lắm, viết mấy dòng mà gõ GG nát bàn phím đấy. Mệt kinh và xoắn não nữa !!
Nay tiết thu đẹp nao lòng, em chắc cụ sẽ ko bị xoắn não khi chia sẻ những lớt phớt bi bô đáng giá của cụ đâu ạ :D
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Niềm vui hay Nỗi đau em ko rõ lắm vì cá nhân em (và những người cùng quan điểm về nghệ thuật kinh điển) thì cuộc đời đâu chỉ có buồn và vui. Ngũ thái mà, buồn - vui - giận - lo - sợ, tự nó tạo ra một hệ thống "ngũ hành" cân bằng. Dù có là "Thiên sầu vạn cổ" cũng chỉ để "vi lưu đãi tao nhân" mà thôi :P

Văn chương tuy xoắn não nhưng có ưu điểm là "đi thẳng" từ tác giả đến người đọc, ko bị suy hao gì cả. Người đọc có thể thưởng thức tác phẩm nguyên bản ở mọi lúc, mọi nơi. Âm nhạc mệt mỏi hơn vì nó có khá nhiều nút thắt. Có thể trong văn chương cũng có nhưng em ko biết !

Trước tiên ở chính tác giả. Với đa số các tác gia nổi tiếng, nó là "sợi tơ" và họ kéo ra rất nhiều. Nhưng với một số tác gia, nó lại là giây phút xuất thần để lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Vũ Đức Sao Biển đã rất nhiều lần quay lại đồi sim đó để viết thêm nhưng không thể nào trở lại trạng thái "lên đồng" khi viết Thu hát cho người nữa dù sau đó ông vẫn rất thành công với các tác phẩm "cổ điển" như Dạ cổ hoài lang (phục dựng)... Đến bản thân em cũng từng nghi ngờ đây có phải VDSB viết hay ko nữa vì âm nhạc sau này của ông ấy mang phong cách hoàn toàn khác hẳn. Cùng chung hoàn cảnh có Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca... Tuy nhiên, sau này em mới biết phần lời do Kim Minh chỉnh sửa (Đêm Đông) và Hoàng Mai Lưu viết (Dạ khúc) nên không thắc mắc nữa.

Tiếp theo đến người trình bày/tấu. Nhạc trưởng lừng danh Toscanini đã chỉ thẳng mặt ông bạn thân của mình - nhà soạn nhạc Ravel, cũng lừng danh ko kém - và nói :"Ông chẳng hiểu gì về âm nhạc của ông cả". Do đó, mối bận tâm đầu tiên và cơ bản nhất của người yêu nhạc không phải là digital hay analog mà là Ai hát/chơi/chỉ huy !!??

....

À ! Em thích cafe hơn trà :">
Cảm xúc của cụ như thế nào khi đứng trước một cô gái đẹp? Em ví vẻ đẹp của dòng nhạc Cổ điển với một cô gái, theo cụ (vốn có sẵn sự tinh tường về âm nhạc), có thấy khiên cưỡng quá không?
---
Em nhắc đến Analog và Digital trên kia, là sự so sánh giữa hai công nghệ: một cổ - một kim.
Và "Thu hát cho người cũng vậy": mượn cũ để diễn đạt ý mới.
---
Mối bận tâm về Người chỉ huy/ai chơi/ai hát, là phần nổi chúng ta thấy, khi nó hiện hữu. Giống như việc tác giả Vũ Đức Sao Biển đến gốc sim và bất chợt xuất thần sáng tác lên "Thu hát cho người". Nhưng cái nỗi niềm của tác giả, khó ai có thể "đào" sâu hơn, nếu như tự ông không bộc bạch.
Và tự mỗi người, khi nghe bài hát này, đều theo đuổi ý niệm của riêng mình. Là nhớ nhung, hoài niệm hay là sự day dứt - chỉ mình ta biết. Tầng tầng lớp lớp ý nghĩa về mặt nghệ thuật, thì đây, đã có đủ.

Lưu trữ các CD nhạc là một hình thức và thú chơi cực kỳ đắt đỏ. Ông kỹ sư người Mỹ sáng chế ra CD cũng là người mê âm nhạc Cổ điển. Công nghệ này thay thế việc đọc tin bằng đầu kim nhọn tì để lưu trữ các bản nhạc "bất hủ". Nếu đặt "Thu hát cho người" là một CD đắt hàng, thì có bài hát nào có thể sánh ngang cùng hay không? Câu trả lời thật không thể có giá trị tuyệt đối. Bởi vì, bài hát nào cũng mang vẻ đẹp riêng, ý nghĩa và có "số phận" khác nhau, khi cùng ở trên dòng sông "trữ tình" sâu lắng...

Tới đây, lại muốn nhắc đến "đề bài" em hỏi cụ ở những bình luận trước. Để chúng ta có thể hiểu cặn kẽ, gốc rễ một "Tình khúc" nào đó trong những ngày mùa Thu, thay vì nói về nắng/gió và các chủ thể đi "hóng" Thu như em,:D.

Âm nhạc đã làm tốt vai trò truyền tải thông điệp về cái đẹp; về số phận con người hay là cả những đau thương mất mát (như những ngày gần đây chúng ta thấy); những cảm xúc tự nhiên của con người ở các cung bậc khác nhau. Nhưng, âm nhạc sẽ "đẹp" hơn rất nhiều, nếu như ngoài việc "chọn mặt gửi vàng" tới một Nghệ sĩ nào đó nắm được hồn của cả tác phẩm, còn có một thứ gì đó lưu trữ, để những năm tháng sau này, đi tìm lại quá khứ, chúng ta sẽ "chạm" vào...

Vâng, đó là công nghệ Analog. Analog như một cô gái Cổ điển kiều diễm, sang trọng. Và em thích vẻ đẹp kiều diễm này...
And you?


 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Bình thường, cuối tuần em không mạng mẽo gì vì nhà em ko lắp mạng nhưng hôm nay thấy mợ viết hăng quá nên ko dám ko tiếp chuyện. Đành phải mổ cò trên điện thoại !!

Mợ có nhiều đặc điểm của thi sỹ, văn sỹ..là hay thích lồng ghép nhiều vấn đề vào nhau làm những người mong manh như em dễ bị chóng mặt do xoắn não. Nên em sẽ tách riêng 2 chủ đề ra để tiếp chuyện là digital - analog và âm nhạc - thi ca. Nếu em thiếu chủ đề nào nữa thì mợ nhắc.

Trước hết là digital - analog, đứng trước một cô gái đẹp em sẽ thưởng lãm như một tác phẩm điêu khắc bởi người đẹp thì mặc gì cũng đẹp (ko mặc còn đẹp hơn !). Em không quan trọng lắm vấn đề công nghệ cổ hay kim vì mục tiêu cuối cùng của nó là phục vụ con người nên công nghệ mới chưa chắc đã tốt hơn công nghệ cũ. Lossy như AAC, MP3... chỉ kéo chất lượng âm nhạc đi xuống mà thôi. Nghệ thuật lại càng không có cũ - mới, chỉ có kinh điển (classical) và tạm thời/đương đại (contemporary) mà thôi. Một đã được độc dược đầu bảng thiên hạ - thời gian - kiểm chứng qua cả trăm kiếp người. Một chỉ vừa mới sinh ra, như một baby vậy, lúc nào cũng được nâng niu bởi ông bà, cha mẹ. Nó có đứng vững và tiếp tục được nâng niu hay không còn phải xem khi ông bà, cha mẹ nó ra đi đã. Tóm lại, qua 100 năm rồi hãy nói tiếp.

Digital hay Analog đều có ưu nhược điểm riêng. Hiện tại, nguồn lực của em còn hạn chế nên chưa quan tâm đến vấn đề này. Thế giới (nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng) còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm lắm. Em cần giải quyết vấn đề ca sỹ trình bày Thu hát cho người đúng chất bel-canto sang trọng, kiều diễm trước khi để ý đến việc lưu trữ bằng digital hay analog. Thiết bị phần cứng với em ko quan trọng bởi nó có nhiều sự thay thế, lựa chọn ... CD hay LP gì cũng được, miễn vượt qua các tiêu chí kiểm tra của em là xong. Còn đã ko vượt qua thì "yến oanh gì cũng về với đất" hết.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Bình thường, cuối tuần em không mạng mẽo gì vì nhà em ko lắp mạng nhưng hôm nay thấy mợ viết hăng quá nên ko dám ko tiếp chuyện. Đành phải mổ cò trên điện thoại !!

Mợ có nhiều đặc điểm của thi sỹ, văn sỹ..là hay thích lồng ghép nhiều vấn đề vào nhau làm những người mong manh như em dễ bị chóng mặt do xoắn não. Nên em sẽ tách riêng 2 chủ đề ra để tiếp chuyện là digital - analog và âm nhạc - thi ca. Nếu em thiếu chủ đề nào nữa thì mợ nhắc.

Trước hết là digital - analog, đứng trước một cô gái đẹp em sẽ thưởng lãm như một tác phẩm điêu khắc bởi người đẹp thì mặc gì cũng đẹp (ko mặc còn đẹp hơn !). Em không quan trọng lắm vấn đề công nghệ cổ hay kim vì mục tiêu cuối cùng của nó là phục vụ con người nên công nghệ mới chưa chắc đã tốt hơn công nghệ cũ. Lossy như AAC, MP3... chỉ kéo chất lượng âm nhạc đi xuống mà thôi. Nghệ thuật lại càng không có cũ - mới, chỉ có kinh điển (classical) và tạm thời/đương đại (contemporary) mà thôi. Một đã được độc dược đầu bảng thiên hạ - thời gian - kiểm chứng qua cả trăm kiếp người. Một chỉ vừa mới sinh ra, như một baby vậy, lúc nào cũng được nâng niu bởi ông bà, cha mẹ. Nó có đứng vững và tiếp tục được nâng niu hay không còn phải xem khi ông bà, cha mẹ nó ra đi đã. Tóm lại, qua 100 năm rồi hãy nói tiếp.

Digital hay Analog đều có ưu nhược điểm riêng. Hiện tại, nguồn lực của em còn hạn chế nên chưa quan tâm đến vấn đề này. Thế giới (nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng) còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm lắm. Em cần giải quyết vấn đề ca sỹ trình bày Thu hát cho người đúng chất bel-canto sang trọng, kiều diễm trước khi để ý đến việc lưu trữ bằng digital hay analog. Thiết bị phần cứng với em ko quan trọng bởi nó có nhiều sự thay thế, lựa chọn ... CD hay LP gì cũng được, miễn vượt qua các tiêu chí kiểm tra của em là xong. Còn đã ko vượt qua thì "yến oanh gì cũng về với đất" hết.
Thế "người mong manh" nghỉ ngơi đi, hẹn Thu "chín" ta bàn tiếp.
Hoa mắt, chóng mặt là nguy hỉm lắm. Tuổi tác thật là có nhìu trở ngại mà,:P
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Về chủ đề nghệ thuật, cơ bản cách tiếp cận của mợ khác em nên chắc tranh luận cả đời ko xong. Thực tế, từ khi virus Allan Poe sinh ra đến nay đã gần 200 năm rồi mà tranh luận vẫn chưa ngã ngũ.

Trong âm nhạc, nếu coi tác phẩm là "ruột gan" của tác giả bộc bạch ra, chúng ta dễ bị rơi vào thiên kiến khi đánh giá tác phẩm. Mozart, Bach, Beethoven... đều không phải nhưng con người "tốt đẹp" gì nhưng âm nhạc của họ là một thế giới khác. Ngay cả Mahler (mợ đưa trên) hẹp hòi ngăn cấm vợ phát triển sự nghiệp âm nhạc riêng mà sau này rất nhiều nhà phê bình dựa vào đó để chỉ trích âm nhạc của ông. Nhưng ko ai dám nói âm nhạc Mahler hẹp hòi cả vì nó quá rộng lớn. Nhạc trưởng Charles Munch (1891 - 1968) bộc bạch :

Âm nhạc là một nghệ thuật thể hiện sự không thể diễn tả được. Nó vượt xa những gì các từ có thể có nghĩa hoặc trí thông minh có thể xác định được. Lãnh địa của nó là vùng đất bất khả xâm phạm và rất khó nhận thức (vì nó hướng vào vùng tiềm thức sâu thẳm). Quyền được sử dụng loại ngôn ngữ này của con người đối với tôi là món quà quý giá nhất đã được ban tặng. Và chúng ta không có quyền lạm dụng nó.... Do đó, tôi coi công việc của mình là chức trách của một thầy Tư tế (thông dịch viên của chúa Trời và con người) mà không phải một nghề. Đó (Tư tế) không phải là một từ quá mạnh.

Nhà soạn nhạc là những người may mắn, có khả năng đặc biệt để "xuất thần" đi đến "ngôi nhà của chúa Trời" (hay một thế giới khác trong Vũ trụ đa nguyên) đã nghe/thấy được những điều đặc biệt và ghi chép lại dưới dạng tác phẩm. Bởi vậy, cũng ko hề oan uổng khi nhạc trưởng - thông dịch viên vĩ đại của thế giới classical như Toscanini nói thẳng với Ravel :" Ông chẳng hiểu gì về âm nhạc của mình cả..!" Và em cũng ko ngạc nhiên khi Vũ Đức Sao Biển không bao giờ có thể có tác phẩm nào như Thu hát cho người nữa. Đó cũng là tiêu chí phân biệt thiên tài với người tài khi thiên tài có thể ra vào "ngôi nhà của chúa Trời" rất nhiều lần.


Văn học, với tư cách là anh cả của đám nghệ thuật, đã đi trước và xa hơn âm nhạc rất nhiều. Khi Allan Poe đọc Tuyên ngôn "Nỗi buồn" bên kia bờ Đại Tây Dương, ở Tân Thế giới, tại Cựu Thế giới, ở kinh đô Ánh sáng, Baudelaire đã có những lời sấm truyền với Thuyết giao ứng (“correspondance”)

.. Bởi thơ và qua thơ, bởi nhạc và qua nhạc mà tâm hồn thoảng thấy những ánh hào quang ẩn sau cõi chết. Người thi sĩ bằng trực giác mẫn cảm nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật...

Các môn đệ trung thành của Thuyết giao ứng ở Phương Đông như Xuân Diệu hầu như chỉ sử dụng Niêm/Luật kinh điển (classical) của Đường thi - Tống từ chứ không/ít thấy Lục bát bao giờ (mợ check lại, em ko rành thơ văn nên ko chắc lắm !!)

Lại quay về nỗi nhớ,

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư...

Nhà văn Sơn Nam trong một cuộc nhậu đã "mắng" Vũ Đức Sao Biển vì tội "xạo". Cây sim trên ngọn đồi Quảng Nam thấp lè tè, đến nằm (ôm nhau) còn khó chứ đừng nói đến đứng/ngồi đợi gái. Cá nhân em ko đồng tình với Sơn Nam bởi khi đó VDSB đã "xuất thần" đến thế giới khác rồi - một thế giới ở đó cây sim to cao hơn nhiều !!! Sau này, giống như Lưu-Nguyễn rời khỏi Thiên Thai, Vũ Đức Sao Biển có trở lại đồi sim ấy cũng ko thể bước vào "Đào Nguyên" được nữa.

Hay khi Quang Dũng tấu lên "... Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai ?...". Người trần mắt thịt như em lập tức liên tưởng đến câu tiếp theo là "đôi mắt đẫm lệ". Nhưng Quang Dũng lúc đó ko phải người trần mà đã "xuất thần" đi tới thế giới khác. Nhất sa nhất thế giới, nhất điệp nhất Như Lai (Càn khôn) ... Thế giới Quang Dũng tới có thể chính là trong Đôi mắt ấy để có thể chứng kiến ...

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt em kia có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về một sớm mai


Với các tác gia theo chủ nghĩa kinh điển, thơ coi nhạc vừa là đối tượng mô tả vừa là phương tiện diễn tả. Thi ca cũng đã dùng đến âm nhạc của ngôn ngữ làm phương tiện để diễn tả ngôn ngữ của âm nhạc. Do đó, Thu hát cho người là nhạc mà thành thơ (nếu chỉ lấy phần lời), hay Đôi bờ của Quang Dũng là thơ mà thành nhạc (khi Phạm Đình Chương phổ). Tìm kiếm ý nghĩa đích thực của các tác phẩm này, xin đừng lạc vào những giá trị quen thuộc như tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, hay tình yêu đôi lứa, v.v... Mà tất thảy đều đã hoà tan vào một "niềm thơ" duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật. Không cần "bộc bạch" gì ở đây cả !!
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Thế "người mong manh" nghỉ ngơi đi, hẹn Thu "chín" ta bàn tiếp.
Hoa mắt, chóng mặt là nguy hỉm lắm. Tuổi tác thật là có nhìu trở ngại mà,:P
Yeah. Nên phải sống thật gấp... ko tốn thời gian và tâm huyết vốn đang cạn dần cho hồi ức với hồi ký
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Yeah. Nên phải sống thật gấp... ko tốn thời gian và tâm huyết vốn đang cạn dần cho hồi ức với hồi ký
...Vì cách tiếp cận vấn đề khác nhau, nên em và cụ như hai đường thẳng song song...
Thế nên em sẽ không phân tích tiếp mạch cảm xúc của cụ ở phần bình luận #6636 nữa. Nghệ thuật nói chung là do mỗi người cảm nhận...
Mình cũng không nên quàng "Hồi ký/Hồi ức" của các cựu binh vào việc này: Họ là những Người Lính - và, em có tình cảm "đặc biệt" với họ.
_☕_
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
...Vì cách tiếp cận vấn đề khác nhau, nên em và cụ như hai đường thẳng song song...
Thế nên em sẽ không phân tích tiếp mạch cảm xúc của cụ ở phần bình luận #6636 nữa. Nghệ thuật nói chung là do mỗi người cảm nhận...
Mình cũng không nên quàng "Hồi ký/Hồi ức" của các cựu binh vào việc này: Họ là những Người Lính - và, em có tình cảm "đặc biệt" với họ.
_☕_
Keke. Hình như em đã nói từ lúc mới vào, quan điểm của em sẽ rất nhiều người VN ko nghe đc. Mợ lại cứ lôi em thêm !
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
Keke. Hình như em đã nói từ lúc mới vào, quan điểm của em sẽ rất nhiều người VN ko nghe đc. Mợ lại cứ lôi em thêm !
...
"- Anh đang về nhà để đốt mọi thứ anh đã mua tặng em.
- Em sẽ đua với anh xem ai về trước, cưng.
- Lần đầu chúng ta gặp nhau, ý nghĩ đầu tiên của em là gì?
- Anh nói đi.
- (Im lặng) Hm, anh nghĩ em giống như một buổi sáng Giáng sinh. Anh không biết làm sao để nói về nó nữa. Anh đoán là...khi kết thúc, em bắt đầu nghĩ tới lúc bắt đầu. Là như vậy đó. Anh nghĩ là em nên biết chuyện đó.
- (Im lặng. Mắt bắt đầu có nước) Em nghĩ anh là chiếc mặt nạ đẹp nhất em từng biết."

[...]

😊

---
Nice weekend!

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
...
"- Anh đang về nhà để đốt mọi thứ anh đã mua tặng em.
- Em sẽ đua với anh xem ai về trước, cưng.
- Lần đầu chúng ta gặp nhau, ý nghĩ đầu tiên của em là gì?
- Anh nói đi.
- (Im lặng) Hm, anh nghĩ em giống như một buổi sáng Giáng sinh. Anh không biết làm sao để nói về nó nữa. Anh đoán là...khi kết thúc, em bắt đầu nghĩ tới lúc bắt đầu. Là như vậy đó. Anh nghĩ là em nên biết chuyện đó.
- (Im lặng. Mắt bắt đầu có nước) Em nghĩ anh là chiếc mặt nạ đẹp nhất em từng biết."

[...]

😊

---
Nice weekend!

2 năm nay em ko xem phim action Mỹ nữa, Mr Mrs Smiths chắc chỉ còn le lói lại trong em điệu tango thôi.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,850
Động cơ
235,116 Mã lực
2 năm nay em ko xem phim action Mỹ nữa, Mr Mrs Smiths chắc chỉ còn le lói lại trong em điệu tango thôi.
Bản tango ấy hay nhỉ? Lãng mạn, nhẹ nhàng.
Phim thì em xem rất lâu rồi, cả Jane và John đều thông minh.
Trích đoạn trên trong một phân cảnh, đồng thời là một cú hích giá trị, khi họ biết người kia là ai, cũng như phải ra quyết định làm gì để bảo vệ tình yêu của mình...
Em cũng không xem phim hành động của Mỹ lâu lắm rồi. Có xíu tuổi cái là chán đánh đấm tay chân ngay cụ ợ (icon buồn).

---
Ôn lại kỷ niệm chút nào...

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,267
Động cơ
301,206 Mã lực
Em cũng không xem phim hành động của Mỹ lâu lắm rồi. Có xíu tuổi cái là chán đánh đấm tay chân ngay cụ ợ (icon buồn).

-
Ko liên quan đến tuổi tác đâu, em nhận thấy nó nhảm nhí thôi, ko có tí nghệ thuật nào cả. Càng đọc, nghe, nhìn...nhiều càng thấy còn quá nhiều thứ phải tìm hiểu nên em ko muốn tốn thời gian và tâm huyết cho những thứ đó nữa.

Còn hành động em vẫn xem nhưng phải có yếu tố nghệ thuật. Ví dụ vũ điệu beryzoka này

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top