Ý kiến cá nhân em về chủ đề này có khác biệt với mợ !!
Em thích nghệ thuật (cả 7 món luôn) nhưng tự nhận thấy sức lực của mình có hạn, chỉ có thể tập trung 1-2 món thôi nên em bỏ dở thi ca - văn học. Triết học cả Đông lẫn Tây đều chú trọng sự cân bằng nên em không có ý định "đi đến tận cùng nỗi đau/ niềm vui..." mà cứ theo nguyên tắc ĐỦ (trong câu chuyện Chicken Soup Ba chúc con đủ).
"Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn 'sống'. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời 'chào' để có thể vượt qua được câu nói 'tạm biệt'".
Chúng ta thưởng thức nghệ thuật để làm gì !? Đầu tiên để thoả mãn cái tôi, cái tai/ đôi mắt, các giác quan của mình, để trú ẩn trong đó (như mợ nói) hay để thoả mãn tính tò mò thiên sinh của loài người. Đời người vốn ngắn ngủi mà mơ ước lại vô hạn. Cho nên, cách "kéo dài" cuộc đời tốt nhất là "cộng tác". Không dừng lại ở việc thoả mãn cái tôi, ở việc tìm thấy một phần bản thân trong tác phẩm, ta tiến tới tiếp nhận những trải nghiệm thú vị, năng lượng tích cực từ người nghệ sỹ qua những tác phẩm họ tâm đắc, và nếu may mắn, chúng ta sẽ nâng cấp được cái tôi, cái tai/ đôi mắt..các giác quan của mình !
Em cho rằng cần phải kết tội Edgar Allan Poe về quan niệm nghệ thuật Cái Đẹp thuần khiết “
Cái Đẹp ở bất cứ kiểu loại nào, khi đạt tới cực độ thì bao giờ cũng làm người ta phải nhỏ lệ, do đó giọng thơ phải buồn. Vì thế, u buồn chính là giọng điệu phù hợp nhất của thi ca” nên
“Nỗi buồn là địa hạt chính đáng nhất của thơ ca”. Triết lý sáng tác kì lạ của ông tuy ban đầu bị lên án nhưng đến nay đã trở thành những công thức sáng tác mẫu mực không chỉ cho văn học/ nghê thuật Mỹ mà còn cả văn học/ nghệ thuật thế giới, trong đó có Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Và nó "vị nhân sinh" nhiều hơn nên dần thắng thế trong nghệ thuật đại chúng.
Những tác giả/ nghệ sỹ thuộc trường phái kinh điển (classical) sẽ miễn nhiễm với virus Allan Poe bởi nghệ thuật của họ đã vượt qua hàng rào nhận thức để tiến sâu vào vùng tiềm thức của con người. Dù có là nỗi buồn thì cũng không
"thấu tim gan" mà là
"sởn gai ốc". Đường thi - Tống từ lại là đại biểu chói sáng nhất của nghệ thuật kinh điển phương Đông.
Nếu nói "tình ái da diết đến thảm sầu" không có gì qua được Nhạn Khâu Từ của Nguyên Hiếu Vấn.
"Hỏi thế gian, tình là chi mà lứa đôi thề nguyền sinh tử..?!"
Bài “Chiêu hồn” cất lên đâu còn kịp,
Khúc “Sơn quỷ” cũng ảm đạm trong gió mưa.
....nhưng đến đoạn kết thì sao?
Thiên sầu vạn cổ,
Vi lưu đãi tao nhân - Để lại đãi tao nhân mặc khách
Cuồng ca thống ẩm - Khi cần cảm hứng để cuồng ca, thống ẩm
Lai phỏng nhạn khâu xứ - thì đến thăm mộ nhạn
Cuối cùng là "mồi nhậu" cho những tâm hồn lãng mạn từ cổ chí kim và chắc là đến "vạn cổ" tiếp theo !! Họ có buồn không ?! Có chứ... nhưng nỗi buồn chỉ là một trong ngũ thái cùng với giận, mừng, lo, sợ - cũng như ngũ vị chua, cay, mặn. ngọt, đắng mà thôi.
Ai bảo mùa thu cứ phải buồn, phải lê thê sướt mướt ? Thi Phật - Vương Duy với kiệt tác
Sơn cư thu minh vẫn chấn động kim cổ
Không sơn tân vũ hậu,
Thiên khí vãn lai thu.
Minh nguyệt tùng gian chiếu,
Thanh tuyền thạch thượng lưu.
Trúc huyên quy hoán nữ,
Liên động há ngư chu.
Tuỳ ý xuân phương yết,
Vương tôn tự khả lưu.
Núi trơ mưa dứt hạt,
Khí trời đã sang thu
Trăng sáng khóm tùng chiếu,
Suối trong mặt đá trôi.
Trúc (lao) xao tiếng gái (tắm) giặt,
Sen động dưới thuyền câu.
Tuỳ ý cỏ (thơm) xuân (đã) lụi,
Vương tôn tự chọn lưu (lại - nấn ná hoài).
Việt Nam ta cũng đâu có thiếu. "Nghi án" T.T.Kh của mợ nổi tiếng một phần vì lối hành thơ theo thất ngôn tứ tuyệt kinh điển. Nó dễ đụng chạm tới tận đáy tâm hồn, chạm cả vào linh hồn dễ dàng hơn nhiều lối Lục bát diễn bạch thoại kia. Thính giả nghe
Thu hát cho người liên tưởng tới cô nàng Thu cafe Quảng Nam thì chỉ thấy buồn, tiếc nuối. Nhưng nếu coi Thu là mùa thu thì lại bâng khâng với nỗi sầu vạn cổ rồi.
Hay NS Phạm Duy với Hẹn hò cùng chung tư tưởng với Nguyên Hiếu Vấn. Chuyện tình đau thương của Ngưu Lang - Chức Nữ không phải để "đau tột cùng" mà là để "phong phú cho kho tàng nghệ thuật của các đời sau"...
Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu trong khi mưa ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau