Mợ bảo em phân tích thì đánh giá em quá cao rồi !! Hơn nữa, ca từ có 50% thuộc về nghệ thuật thi ca, cái này là chuyên môn của mợ mà.
Khí nhạc khá đặc biệt bởi nó là điểm giao thoa của âm nhạc và thi ca. Cái sự "sang sang" mà mợ đề cập đến chắc là phân biệt giữa bạch thoại (nói trắng ra) và văn phong. Một giai điệu đẹp (âm nhạc) kết hợp với lời thô (bạch thoại) đã có thể tạo ra những tuyệt phẩm thì khi kết hợp với văn phong .. nó trở thành không thể bình luận bằng văn chương nữa rồi. Bạch thoại hướng tới vùng nhận thức của con người, ai nghe cũng hiểu, cũng tìm thấy một phần bản thân trong đó. Văn phong đi thẳng vào vùng tiềm thức, cảm nhận được đến đâu còn tuỳ thuộc vào tiềm thức của mỗi người đã tích luỹ được những gì. Tích luỹ càng nhiều, liên tưởng càng lắm và nó càng trở lên mông lung, khó nắm bắt như những tác phẩm hội hoạ/ điêu khắc của trường phái ấn tượng nhưng lại khiến ta càng muốn nắm
Cũng như nhạc của Vũ Thành An, khi đứng một mình (nhạc và lời), nó hay và dễ nhận biết nên "kém sang". Khi được Nguyễn Đình Toàn viết lời, nó chuyển mình vào "vùng tiềm thức"
....Thần tiên gãy cánh đêm xuân
Bước lạc sa xuống trần
Thành tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng thiên đường...
Thu hát cho người nếu xét về mặt triết học, nó thua
Giọt mưa thu (Vạn cổ sầu) của Đặng Thế Phong. Nếu xét về tình cảm da diết, nó kém
Buồn tàn thu của Văn cao. Nhưng xét về nghệ thuật, nó xứng đáng đứng đầu, có lẽ là một khắc xuất thần của Vũ Đức Sao Biển mà sau đó ông ấy không thể tái hiện lại.
Chỉ tính riêng câu mợ cố tình viết sai ".
. Để hái dâng người một đoá đẫm tương tư.." đã đủ viết mỏi tay. Đẫm sương đêm/mưa/nước mắt... thì quá tục rồi, ko đáng nhắc đến. Nhớ người ấy như Duy Mạnh "bạch thoại" trong
Hãy về bên anh "..Người yêu ơi có biết anh nhớ em nhiều lắm. Những đêm trong giấc mơ tay nắm tay nghẹn ngào..." hay văn phong một chút như Lam Phương trong
Mưa lệ "
..Bờ mắt rêu xanh màu nhung nhớ.." vẫn "kém sang" bởi bức hoạ ấn tượng đó vẫn dễ vẽ.
"..hái dâng người.." là ai, nàng Thu Cafe Quảng Nam hay mùa Thu của đất trời vì hoa sim nở vào đầu hạ nhưng với "quyết tâm" đợi chờ của ai đó thì hoa sim được ướp "đẫm tương tư" đến Thu sang không phải là vấn đề. Mỗi câu trong bài hát đều hướng tới một điển tích thi ca cổ phong cho nên "tương tư" của Vũ Đức Sao Biển cũng khó cắt nghĩa chính xác được. Càng ngẫm nó càng dài, rộng và xa hơn...
...Tửu nhập sầu trường,
Hoá tác tương tư lệ....
Rượu vào dạ sầu hoá lệ tương tư - Tô mạc già (Phạm Trọng Yên)
Chỉ tiếc là Thu hát cho người đến nay vẫn chưa có giọng ca thực sự (có thể hát bel canto) trình bày. Phạm Thu Hà hát khi mới vào nghề, xử lý bè trầm còn kém nên đúng đoạn đầu mợ thích lại ... hỏng !!