Cụ
DaDieuchienxu cứ tự nhiên lấy ảnh nha, vì em cũng đi chôm chỉa vìa ấy,
. Em cũng không rõ tác giả có là thành viên của Diễn đàn không, nhưng mà biết thì cũng thấy tội tội, mà thôi cũng...kệ,
!
Những ảnh nào mà em chụp, nếu có thấy xinh xẻo, cũng cứ mang về, để em có cơ hội phông bạt tí,
.
Cụ Mèo, cụ Xe với cụ HX cứ thong thả nhìn đĩa cam, rồi đi may lại cuần hay gì đó cũng được nhớ, đợt này vải đang rẻ. Hay liên hệ mợ
Mưa! xin ít chun cũng được ợ,
.
Nhân chủ đề về tranh, em cũng đi mượn bài viết về bức tranh "Em Thuý" của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã đọc mấy hôm trước, gửi về đây để các cụ/mợ đọc cho vui. Nói về hội hoạ, em cũng không biết nhiều, một vài tác phẩm nổi tiếng thì ai cũng biết. Chủ đề rất mở, nên bàn về những ý tứ sâu xa, hàm ý trong mỗi bức tranh, chắc sẽ phải hỏi cụ
chuot08 .
Bức tranh này, theo như thông tin báo chí, được công nhận là bảo vật Quốc gia vào năm 2013, và đã được phục chế. Hiện đang được giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
--------------------------------
Em Thúy là kiệt tác nghệ thuật, một trong những tranh chân dung xuất sắc của hội họa hiện đại nước nhà. Tác phẩm vẽ bán thân một nhân vật có thật - bé Thúy, tám tuổi - với đôi mắt đen to tròn, đôi môi chúm chím, hai má bầu bĩnh, mái tóc rẽ lệch ngôi, đang nhìn thẳng vào người đối diện. Cô bé ngồi lệch sang trái tranh, hai tay nắm lại để trên đùi, túm tóc đã vén ra sau tai còn vương lại, chạm vào cổ áo. Chiếc ghế mây màu nâu với những đường cong tạo thế cân bằng cho bố cục tranh. Bộ quần áo sáng màu hài hòa với bức tường vàng nhạt phía sau, chiếc ri-đô hoa điểm những vệt đỏ hồng tươi, trắng phớt.
Theo Hồ sơ di sản của Cục Di sản văn hóa, Trần Văn Cẩn sử dụng bố cục điển hình phong cách châu Âu đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được công nhận bảo vật quốc gia vì là độc bản và được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao. Tranh mang phong cách riêng biệt của Trần Văn Cẩn, kế thừa tạo hình phương Tây, hòa quyện tinh thần phương Đông. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả thực, cũng như thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Thông qua Em Thúy, tác phẩm góp phần phản ánh hình ảnh xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945.
Nhân vật trong tranh là Minh Thúy - cháu gái họa sĩ Trần Văn Cẩn. Một ngày năm 1943, khi thấy cháu gái mặc áo lụa Hà Đông màu phớt hồng, ông đề nghị ngồi làm mẫu để vẽ. Khi ấy, Minh Thúy tám tuổi, đang học trường nữ sinh tiểu học École Brieux ở Hàng Cót. Họa sĩ mất vài tháng để hoàn thành. Tác phẩm lần đầu được giới thiệu tại triển lãm FARTA (Hội nghệ thuật An Nam) ở Hà Nội năm 1943. Tranh sau đó giúp Trần Văn Cẩn đoạt giải nhất tại triển lãm của Hội Khai Trí Tiến Đức (AFIMA), cùng tác phẩm Gội đầu.
Sau này do chiến tranh, gia đình đi sơ tán nên tác phẩm bị thất lạc. Năm 1964, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại tranh từ gia đình nhiếp ảnh gia Đỗ Huân với giá 300 đồng. Khi đó, lương công chức mới ra trường chỉ có 64 đồng một tháng. Tranh khi đó bị bong, lốm đốm tróc sơn và phải đặt trong chế độ bảo quản đặc biệt. Em Thúy ngoài đời nay đã 87 tuổi, sống cùng con cháu tại Thanh Xuân Bắc. Bà bị đãng trí và nhiều bệnh tuổi già, không còn nhớ về năm tám tuổi, ngồi trên ghế làm mẫu cho bác.
Ảnh: St