[Funland] Đàn Xã tắc hay Cầu vượt - Các cụ chọn cái nào?

N09

Xe máy
Biển số
OF-192182
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
74
Động cơ
329,420 Mã lực
Thank proxy.
Năm 1749, các nhà khoa học Anh đặt một nhiệt kế vào sáu chiếc diều đang bay. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ của khí quyển ở trên cao được đo đạc.
Năm 1877, viên sỹ quan hải quân Nga Mozhaiskeasky, lần đầu tiên buộc mình vào một chiếc diều lớn được kéo bởi một cỗ xe tam mã, và đã bay cùng chiếc diều trong khoảng 10 phút.
Năm 1893, Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia Mỹ xây dựng 17 đài quan sát bay và để chúng bay theo các hướng khác nhau. Họ đã thành công trong việc xác định tình hình thời tiết của các khu vực liên quan.
Năm 1901, khi Marconi gửi một bức điện tín, ăng-ten truyền dẫn bị gió làm hỏng. Ông bất ngờ nảy ra ý tưởng là ông có thể thay thế ăng-ten truyền dẫn bằng cách sử dụng một con diều để kéo sợi dây. Cuối cùng, điện tín không dây xuyên Đại Tây Dương đã được gửi thành công.
[Nối tiếp sự thành công, sau khi nghiên cứu cụ Dem đã thực hiện giấc mơ bay trên ĐXT.
Năm... Chúng ta bay qua ĐXT, Không có gì lạ khi học giả nổi tiếng cụ Dem đã ngưỡng mộ cụ PROXY như là một trong những phát minh khoa học lớn, một giấc mơ bay xa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,311
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Thank proxy.
Năm 1749, các nhà khoa học Anh đặt một nhiệt kế vào sáu chiếc diều đang bay. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ của khí quyển ở trên cao được đo đạc.
Năm 1877, viên sỹ quan hải quân Nga Mozhaiskeasky, lần đầu tiên buộc mình vào một chiếc diều lớn được kéo bởi một cỗ xe tam mã, và đã bay cùng chiếc diều trong khoảng 10 phút.
Năm 1893, Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia Mỹ xây dựng 17 đài quan sát bay và để chúng bay theo các hướng khác nhau. Họ đã thành công trong việc xác định tình hình thời tiết của các khu vực liên quan.
Năm 1901, khi Marconi gửi một bức điện tín, ăng-ten truyền dẫn bị gió làm hỏng. Ông bất ngờ nảy ra ý tưởng là ông có thể thay thế ăng-ten truyền dẫn bằng cách sử dụng một con diều để kéo sợi dây. Cuối cùng, điện tín không dây xuyên Đại Tây Dương đã được gửi thành công.
[Nối tiếp sự thành công, sau khi nghiên cứu cụ Dem đã thực hiện giấc mơ bay trên ĐXT.
Năm... Chúng ta bay qua ĐXT, Không có gì lạ khi học giả nổi tiếng cụ Dem đã ngưỡng mộ cụ PROXY như là một trong những phát minh khoa học lớn, một giấc mơ bay xa.
Nhi đồng N09 nhắng nhít ra phết! Ta khen!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,145
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Năm ngoái chém zó ở OF cà phê em đã dự là người ta sẽ đổ mái bằng cho cả Hà Nội lên tầng nữa,các cụ cứ tin em đi,chỗ Xã Đàn chỉ mới là chiếu nghỉ thôi.:)):))
 

d-cash

Xe buýt
Biển số
OF-28858
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
673
Động cơ
489,850 Mã lực
Nơi ở
DASPACE - Cát Linh, Hà Nội

Iem nhặt được cái hình này.
Rõ ràng, các trụ cầu T4 và T5 nằm ngoài khu vực ranh giới khu vực bảo vệ đàn xã tắc.
Vấn đề là các cụ sử học ko đọc bản vẽ cụ ạ, các cụ ấy nói chung chung là nếu đi trên đầu tổ tiên thì sẽ lãnh hậu quả tâm linh nặng nề... Đáng buồn cho các cụ đấy là phương án lại đc duyệt mất rồi. Thôi thì về thắp hương là vừa..
 

c3df32ea

Xe tải
Biển số
OF-23379
Ngày cấp bằng
2/11/08
Số km
344
Động cơ
497,224 Mã lực
cái hình trên k0 rõ là nhịp vượt vùng bảo vệ dài bao nhiêu??
Nếu gác dầm mà chả may có cái dầm nào đổ xuống hòn đá (như cầu vượt Linh Đàm) thì tốn tiền cũng bái phết đấy.
Nếu đổ tại chỗ thì phải gia cố nền làm dàn đỡ => san bằng cái vùng xanh xanh đó thoai.
Nếu .... thì...
Túm lại là ai bảo có cái cầu này thì hết tắc OCD thì e chả tin. Hướng giao thông chính ở đây (cụ nào hay đi đường này sẽ thấy) là hướng theo TĐT-NLB cơ, và đường đó thì hiện quá tải roài. Các cụ cứ ra đấy chiều chiều xem tỉ lệ xe đi theo hướng của cầu vượt này so với các hướng khác là dư lào nhé. Em làm ngay đấy, chiều nào chả tắc mãi...
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,403
Động cơ
641,331 Mã lực
Vào ô tô phân thì đa phần chọn vượt; vào lịch sử việt nam thì sẽ chọn đàn. Em thì đàn nhưng phải có phương án giao thông.

Mà hôm qua, em vừa đọc một bài về quy hoạch giao thông của cái trục này nó lộn xộn như thế nào để các cụ hình dung nhé:
- Hồi trước tắt ở Ngã Tư Sơn; sau làm cầu vượt thì lại tắc ở ngã tư Chùa Bộc - Tây Sơn (vì luồng Ngã Tư Sở thoát nhanh nên dồn về Chùa Bộc Tây Sơn)
- Tiếp đến làm cầu vượt ở ngã tư Chùa Bộc - Tây Sơn thì lại tắc ở Ô Chợ Dừa
- Sau này nếu làm cầu ở Ô Chợ Dừa thì khả năng sẽ tắc ở Văn Miếu
Chỉ vì một lý do đơn giản là trục giao thông nhưng không có nhiều đường xương cá. Kiểu thế này thì em dự là sẽ làm cầu vượt đến tận Lăng Bác mất. Vậy cứ làm mãi cầu vượt sao? Rồi không biết có phá cái Văn Miếu kia không nhỉ? Ặc ặc. Sợ các ông giao thông quá.

Mà em thật, tầm nhìn của một số bác chỉ biết làm cầu vượt (mà phá các thứ khác quan trọng liên quan) cho thoát được một chỗ (kể cả các bác trên này) chỉ có trước mắt và vì lợi ích cá nhân thôi.
Ông nào bảo vì làm cầu Ngã Tư Sở nên tắc giao lộ Chùa Bộc - Thái Hà, làdm cầu Chùa Bộc - Thái Hà nên tắc Ô Chợ Dừa là không đúng. Ô Chợ Dừa đã tắc từ lâu chứ không phải mới tắc năm ngoái khi mấy cài cầu tạm bằng sắt được lắp lên, và nó còn tắc trước cả Chùa Bộc - Thái Hà cơ. Khi đường Xã Đàn được mở, dòng người từ Kim Liên đổ dồn đến nên nó càng tắc tệ. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là em bào chữa cho trình quy hoạch HN, phải nói là cực kỳ tệ hại.
 

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,162
Động cơ
339,530 Mã lực
Theo yem, dù cầu vượt có thể không vi phạm luật di sản (chưa quy định giới hạn không gian bên trên,…?) thì cũng không nên xây chạy trên khu di tích LS tín ngưỡng này.

Giáo sư Trần Lâm Biền, người đã từng khuyên không nên cầu vượt chạy trên khu di tích đàn xã tắc, là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, nhưng cũng là người rất phản đối các tập tục tục mê tín dị đoan. Ông từng nói về những thói quen chưa đẹp của nhiều người trong các lễ hội dân tộc: “Họ dúi tiền vào tay các Thần linh, đó là một sự hối lộ, là sự đặt cược cho những sai phạm của mình ở cuộc đời, làm như thế chỉ có tội chứ không bao giờ có phúc cả. Đem tiền để vào tay thần linh, đặt lên đùi tượng hoặc để lên bệ thờ, đó là đem cái xấu xa nhuộm tâm hồn của những đấng tối thượng. Đó là điều tối kỵ”...

Nước Nhật hiện đại văn minh là thế, nhưng khi làm cầu, làm đường, họ đều tránh đền chùa, nghĩa địa khi có thể; nếu có cần mặt bằng thì GP và đền bù vào khu dân cư, các CT ít quan trọng khác. Dân Nhật nó còn sợ, mê tín hơn ta.

Về tâm linh, cũng nhiều chuyện bí ẩn lan truyền, KH còn chưa giải thích được. Nếu ai đó là LĐ quyết định việc này, không tin vào thế giới tâm linh, không sợ cái goi là thần thánh thì cũng vì di tích LS VH mà nên tránh xây qua bên trên nó.

Xây cầu vượt là rất cần thiết, phải làm, nhưng tốt nhất nên xây tránh ra bên cạnh, thêm ít tiền GPMB bổ sung. Dù sao, khu di tích LS đàn xã tắc đã được luật pháp bảo vệ. Khu di tích này cũng sẽ cần phải được GP thêm mặt bằng. Vậy sao ko nhân thể không GPMB luôn để vừa chỗ cho cả CT cầu vượt, vừa chỗ cho khu bảo tồn di tích?
 

N09

Xe máy
Biển số
OF-192182
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
74
Động cơ
329,420 Mã lực
Theo yem, dù cầu vượt có thể không vi phạm luật di sản (chưa quy định giới hạn không gian bên trên,…?) thì cũng không nên xây chạy trên khu di tích LS tín ngưỡng này.

Giáo sư Trần Lâm Biền, người đã từng khuyên không nên cầu vượt chạy trên khu di tích đàn xã tắc, là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, nhưng cũng là người rất phản đối các tập tục tục mê tín dị đoan. Ông từng nói về những thói quen chưa đẹp của nhiều người trong các lễ hội dân tộc: “Họ dúi tiền vào tay các Thần linh, đó là một sự hối lộ, là sự đặt cược cho những sai phạm của mình ở cuộc đời, làm như thế chỉ có tội chứ không bao giờ có phúc cả. Đem tiền để vào tay thần linh, đặt lên đùi tượng hoặc để lên bệ thờ, đó là đem cái xấu xa nhuộm tâm hồn của những đấng tối thượng. Đó là điều tối kỵ”...

Nước Nhật hiện đại văn minh là thế, nhưng khi làm cầu, làm đường, họ đều tránh đền chùa, nghĩa địa khi có thể; nếu có cần mặt bằng thì GP và đền bù vào khu dân cư, các CT ít quan trọng khác. Dân Nhật nó còn sợ, mê tín hơn ta.

Về tâm linh, cũng nhiều chuyện bí ẩn lan truyền, KH còn chưa giải thích được. Nếu ai đó là LĐ quyết định việc này, không tin vào thế giới tâm linh, không sợ cái goi là thần thánh thì cũng vì di tích LS VH mà nên tránh xây qua bên trên nó.

Xây cầu vượt là rất cần thiết, phải làm, nhưng tốt nhất nên xây tránh ra bên cạnh, thêm ít tiền GPMB bổ sung. Dù sao, khu di tích LS đàn xã tắc đã được luật pháp bảo vệ. Khu di tích này cũng sẽ cần phải được GP thêm mặt bằng. Vậy sao ko nhân thể không GPMB luôn để vừa chỗ cho cả CT cầu vượt, vừa chỗ cho khu bảo tồn di tích?
Cụ nói đúng, tuy nhiên có một chút nhầm lẫn em sửa lại.
Nước Nhật hiện đại văn minh vì thế, để tránh đền chùa, nghĩa địa khi và các khu tâm linh khác họ nghiêm cấm làm đường, cầu lên trên và đặc biệt họ cấm cả đường bay.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,403
Động cơ
641,331 Mã lực
Nhật chắc là nó sợ bị kiện đấy, vớ vẩn làm đường làm cầu dân nó ra kiện cho vỡ mồm.
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,311
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Cầu vượt có ảnh hưởng hay không?

trả nhời: http://khampha.vn/khoa-hoc/cau-vuot-se-anh-huong-den-dan-xa-tac-c7a79992.html

Bài của giáo sư Hảo làm tất cả sử gia và giới khảo cổ im miệng, ko có lấy một bài phản hồi

trả nhời:

1. Gần đây ông Nguyễn Văn Hảo từng làm việc tại Viện khảo cổ học có phátbiểu rằng những dấu vết đã phát hiện vừa rồi ở khu vực mà nhiều người nghĩ rằngđó là khu vực của Đàn Xã Tắc hoàn toàn không chính xác và tất cả những dấu vếtkiến trúc trong khu vực khai quật này không có một đặc điểm nào của Đàn Xã Tắc.Là người chủ trì cuộc khai quật, cũng là người nắm rõ nhất tình hình thực tế,theo ông ý kiến trên có chính xác hay không?

- Không chỉ có ông Hảo, gần đây một số báo có đăng một vài ý kiến phủ nhận việctìm thấy di tích đàn tế Xã Tắc của một số người không nghiên cứu về lịch sử vàkhảo cổ học.

Tôi khẳng định không có chuyện gì là “nhiềungười nghĩ rằng”.
Đã có cả một Hội thảo khoa học về cuộc khai quật đàn Xã Tắc. Trong hộithảo hôm 18/1/2007, chỉ DUY NHẤT có 1 ý kiến nghi ngờ việc đã phát hiện được ditích đàn tế Xã Tắc Thăng Long của ông Nguyễn Vinh Phúc. Không chỉ cá nhân tôi,trong tư cách người phụ trách khai quật ở đó, mà rất nhiều nhà khoa học khác đãcó trao đổi, tranh luận về chuyện này.
Kết luận hội thảo đã “khẳng định di tích là Đàn Xã Tắc”.

Cách đây 2-3 năm, có đồng nghiệp MÁCH rằng ông Hảo lên báo gì đó phủ nhận chuyệntìm thấy đàn Xã Tắc. Tôi chủ động tìm gặp để trao đổi, nhưng ông ấy tránh mặt rồiim lặng không thấy phát biểu ở đâu nữa. Tôi tưởng ông ấy đã hiểu ra vấn đề,nhưng hóa ra không phải.
Ở Viện chúng tôi, ông Hảo là người nghiên cứu về thời đại đồ đá, nên không thể đượcmời dự hội thảo nói trên. So sánh luôn khập khiễng, nhưng chẳng có ai đi hỏi ýkiến một bác sĩ thú y về bệnh của con người cả !
Thực tế, các phát biểu trên một số báo vừa qua đã cho thấy ông Hảo không hiểugì về loại hình kiến trúc đàn tế nói chung, đàn tế Xã Tắc nói riêng. Chính vìthế, trên các báo ông ấy đưa ra các khái niệm không thống nhất (thực ra là SỬACHỮA nhận thức sai trước đó).

Ngay định nghĩa về đàn Xã Tắc ôngấy cũng không nắm được.
Đàn Xã Tắc là nơi tế thần Đất và thần Mùa màng, nhưng ông Hảo bảo: “Đó làđàn để tế đất mà chúng ta quen gọi là đàn Xã Tắc”, rồi lại có CHỮA: “Đólà đàn để tế thần đất và thần Ngũ cốc mà chúng ta quen gọi là Đàn Xã Tắc”.Sao lại là QUEN GỌI được ? Nghĩa đen, XÃ là thần Đất, TẮC là thần Ngũ cốc nhưngphải hiểu đó là thần Mùa màng !
Những cái mà ông ấy nói là đặc điểm của đàn Xã Tắc cũng không chính xác, chứngtỏ một hiểu biết bập bõm.
Đàn tế Đất luôn có hình vuông, đàn tế Trời mới có hình tròn.
Tôi lấy làm lạ là ông Hảo học đại học ở Trung Quốc mà lại không biết gì về đàntế Xã Tắc ở Bắc Kinh. Đàn tế này hình vuông, mặt đàn đắp đất 5 màu (từng bị phánhưng đã phục dựng lại). Tôi cũng lấy làm lạ là ông ấy cũng không biết gì vềđàn tế Xã Tắc thời Nguyễn ở Cố đô Huế. Đàn Xã Tắc ở Huế có hình vuông.

Vậy mà ông ấy lại GIẢNG là: “Ở GIỮA PHÍA TRÊN MẶT CÓ HÌNH TRÒN(biểu tượng cho trời)” Mặt đàn tế Đất sao lại có biểu tượng Trời?
Ông ấy còn nói “Trên mặt của Đàn Xã Tắc thường được dùng GẠCH 5 màu để lát ”(sau có CHỮA là “vật liệu 5 màu”). ThờĐất sao lại lát gạch và dùng vật liệu gì ?

Khi xác định là ông Hảo không hiểu gì về đàn tế nói chung, đàn Xã Tắc nói riêngthì có lẽ không nên nói về chuyện chính xác hay khoa học trong ý kiến của ông ấy!

2. Ông Hảo cũng đưa ra các lập luận cho rằngnhững vết tích trong cuộc khai quật 2006 chứng minh rằng vẫn chưa tìm thấychính xác vị trí Đàn Xã Tắc. Ông có thể đưa ra những chứng cứ và luận điểm khảocổ nào để cho thấy vị trí đã khai quật chính xác là Đàn Xã Tắc?

- Trước hết, vài ba câu của ôngHảo nói trên các báo KHÔNG THỂ COI LÀ LẬP LUẬN PHẢN BIỆN.
Thật khó “đưa ra những chứng cứ và luậnđiểm khảo cổ” trong một vài câu, thậm chí trong 1 bài báo khoa học. Chỉ đểlý giải về nguyên nhân địa danh Xã Đàn còn tồn tại đến nay cũng đã cần ít nhấtvài trang A4 dày đặc chữ .
Tôi không thể dẫn ra đây các bản vẽ, bản ảnh về quátrình khai quật cũng như các nghiên cứu địa tầng, tầng văn hóa, các di tích và di vật đã được phát hiện… là căn cứkhoa học cho việc xác định di tích đàn tế.
Mặt khác, có những vấn đề thuần túy chuyên môn, chỉ những người làm nghề mới hiểu.

Hội thảo ngày 18/1/2000 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức dưới sự chủ trì của Chủtịch Nguyễn Quốc Triệu, GS.TS Đỗ Hoài Nam (Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội),GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử), GS Vũ Khiêu (Viện Khoa học Xãhội) nhất trí kết luận: “Địa điểm thăm dò khảo cổ đúng là khu vực đàn Xã TắcThăng Long có niên đại kéo dài suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII”. (Báo cáosố 07/BC-UBND ngày 27/1/2007 của UBND Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ).

Xin nhắc lại rằng tôi và các đồng nghiệp đã phải làm báo cáo, tranh luận, giảithích trước một hội thảo có các chuyên gia đầu ngành về lịch sử và khảo cổ học.Chúng tôi chịu trách nhiệm về điều đó !

Tôi, trong tư cách cá nhân, luôn sẵn sàng gặp, trao đổi với bất kỳ ai muốn tìmhiểu cặn kẽ vấn đề này. Tôi từng thấy báo VNN tổ chức tọa đàm online. Nếu ông Hảohay ai đó muốn PHẢN BIỆN (và báo VNN thấy cần thiết) xin hãy tổ chức một tọa đàmkhoa học. Nhưng xin nói trước, tôi sẽ thu “học phí” về việc phổ biến kiến thức,dù rẻ thôi !

3. Còn về ý kiến do có tranh cãi về dự áncó nên phục dựng Đàn Xã Tắc hay không và cũng vì không có đủ cơ sở khoa học vàvấp phải sự phản đối của nhiều nhà nghiên cứu nên dự án này đã phải rút lại,theo ông có cơ sở?

- Tôi chưa nghe ai nói đến cái dự án nào như vậy, cho dù Thủ tướng Nguyễn TấnDũng có chỉ đạo: Bảo tồn tốt nhất có thể. (http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=357&mode=detail&document_id=20495)
Phục dựng và bảo tồn là haikhái niệm hoàn toàn khác. Khẳng định đượcđó là di tích của đàn Xã Tắc không đồng nghĩa với việc đã có hiểu biết hoàntoàn đầy đủ để có thể phục dựng.
Cá nhân tôi, từng hơn 20 năm làm nghề trùng tu di tích, PHẢN ĐỐI việc phục dựng.Vì chắc chắn chúng ta không thể có đủ căn cứ khoa học để làm việc đó. Tuynhiên, thật buồn cười khi có một quan chức Hà Nội bảo để phục dựng đàn Xã Tắc sẽmất một nửa đất của quận Đống Đa.
Tôi cho rằng ở đây có một ý đồ đánh tráo khái niệm Bảo tồn và Phục dựng để thuhút PHẢN ĐỐI !

4. Có nhà nghiên cứu văn hóa nhận định rằng cuộc khaiquật năm 2006 là cuộc khai quật khẩn cấp khi một số vật liệu xây dựng cổ phát lộlúc làm đường và không thể xác định đó là nền Xã Đàn đời Lý và cũng không thểxác định đó là vùng lõi của di tích Xã Đàn đời Lý. Vậy đứng trên quan điểm củanhà khảo cổ, ông sẽ trả lời ý kiến trên ra sao?

- Có thể nói việc ông NguyễnHùng Vĩ dùng từ “khai quật khẩn cấp (chữacháy)” là không hiểu chuyện.
Khi có chủ trương mở đường vành đai 1, UBND Hà Nội đã CHỦ ĐỘNG mời Viện Khảo cổhọc khai quật, để giúp xác định CÓ HAY KHÔNG di tích đàn Xã Tắc ở khu vực conđường sẽ đi qua, để có ứng xử phù hợp. Đó là một việc làm tuân thủ đúng luật Disản.
Từ các tháng 4, 5, 6/2006 cán bộ Ban quản lýdi tích và danh thắng Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã đi khảo sát chuẩn bị choviệc thám sát và khai quật khảo cổ nhằm tìm vết tích đàn Xã Tắc ở khu dân cưngõ Xã Đàn phường Nam Đồng, quận Đống Đa.
Chúng tôi được bàn giao mặt bằng khu vực này ngay từ đầu, không có chuyện “một số vật liệu xây dựng cổ phát lộ lúc làmđường” rồi mới khai quật.
Từ 30/10/2006 đến 25/11/2006, ba hố thám sát, khai quật khảo cổ học có tổngdiện tích 100m2 đã xác định khu vực này có dấu tích của đàn tế XãTắc. Vì vậy, theo quyết định 5503/QĐ-VHTT của Bộ Văn hoá Thông tin, từ 6/12 đến25/12/2006, ba hố khai quật với tổng diện tích là 800m2, đã khẳngđịnh khu vực này là di tích đàn tế Xã Tắc của kinh đô Thăng Long các thời Lý -Trần - Lê.
Tại hội thảo hôm 18/1/2007,ông Nguyễn Quốc Triệu, bấy giờ là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có kết luận:“Thống nhất bảo tồn di tích, cụ thể làxây đường tách ra hai bên di tích. Trên “đảo giao thông” sẽ xây biểu trưng, cụ thể thế nào sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến các nhàkhoa học trong một hội thảo khác.”
Tuy nhiên, ông Vĩ không hiểuđược rằng, kể cả khi khai quật chữa cháy vẫn hoàn toàn có thể có những phát hiệnquan trọng. Trong thời gian phụ trách khai quật ở Ô Chợ Dừa, tôi chưa được gặp,làm việc với ông Vĩ lần nào. Tôi cho rằng những phân tích của ông Vĩ đúng là của một người không làm khảo cổ họcchuyên nghiệp.

5. Cho đến thời điểm này người ta vẫn tranh cãi về vùng lõi của Đàn Xã Tắcvà có giả thuyết rằng vị trí chính xác của Đàn Xã Tắc xưa nằm ở chùa Xã Đàn hiệnnay chứ không phải chỗ đặt hòn đá chỗ bùng binh bởi chúng ta chưa tiến hành khảocổ mở rộng ra toàn khu vực này mà chỉ làm ở diện tích thuộc đường giải tỏakhông động đến nhà dân. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Ông Vĩ dẫn: “… cụ kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nhắc trongtác phẩm của ông là trước 1945, đứng trên đê La Thành, nhìn về phía chùa XãĐàn, ta thấy một số đá lổng chổng, ĐÓ LÀ PHẾ TÍCH KHÂM THIÊN GIÁM đời Lý” rồilại đưa ra giả thuyết chùa Xã Đàn làm trên đàn Xã Tắc ?
Nếu ông Vĩ biết ngay trong khu vực đã khai quật có một ngôi miếu chắc lại nghĩkhác.
Theo tôi, dùng từ KHU TRUNG TÂM chính xác hơn từ VÙNG LÕI. Tôi khẳng định khảocổ học đã tìm lại được khu trung tâm đàn tế. Các giả thuyết khác cần được chứngminh qua khai quật khảo cổ học.
Tuy vậy, cũng cần nói ý kiến “vị tríchính xác của Đàn Xã Tắc xưa không phải chỗ đặt hòn đá chỗ bùng binh” lại cóphần đúng. Vì cái đảo giao thông hiện nay gần như NẰM NGOÀI KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢCKHAI QUẬT.
Và, hiện nay thiết kế cầu vượt khẳng định KHÔNG XÂM PHẠM CÁI ĐẢO GIAO THÔNG đó(!)

6. Có nguồn tin nói rằng Viện Khảo Cổ chính là đơn vị được giao giải phóngmặt bằng về mặt khảo cổ đối với dự án làm cầu vượt ngã 5 Ô Chợ Dừa đi qua vịtrí Đàn Xã Tắc, ông có biết thông tin này không và ông có cho thông tin trên làcó cơ sở?

- Tôi không biết và không hiểuTHÂM Ý của tin này. Nhưng khảo cổ sao lại đi làm “giải phóng mặt bằng” được? Chuyện về quản lý xin hỏi cơ quan quảnlý, chúng tôi là cơ quan nghiên cứ khoa học.

7. Vấn đề nóng nhất thu hút dư luận những ngày qua chính là mối lo ngại việcxây cầu vượt sẽ làm ảnh hưởng đến di tích Đàn Xã Tắc cũng như phạm Luật Di sản.Vấn đề đặt ra là nếu tiến hành làm cầu, không có gì đảm bảo khi vấp phải ditích, di vật dưới lòng đất thuộc quần thể Đàn Xã Tắc người ta sẽ dừng thi côngvà để các nhà khảo cổ vào cuộc tiếp. Vậy theo ý kiến của ông, chúng ta cầnứng xử với tình thế này thế nào?

- Chuyện đó hoàn toàn có thể xảyra.
Khi tôi khai quật bên này, bà con sống bên kia đường Nguyễn Lương Bằng sang xemvà bảo khi đào móng nhà cũng gặp nhiều hiện vật tương tự. Hoàn toàn có khả năngkhuôn viên của đàn tế Xã Tắc lan trùm cả bên đó.
Hiện nay việc giải tỏa để làmđoạn đường phía bên ấy đã bắt đầu nhưng khảo cổ học chưa được HUY ĐỘNG giốngnhư hồi 2006.
Tuy nhiên đó lại vẫn là việc của các nhà quản lý.

Chúng ta LUÔN cần tuân thủ tốt luật Di sản. Trên thực tế, luôn có những mâu thuẫngiữa bảo tồn di sản và phát triển cần được giải quyết một cách hài hòa.
Đang có một luồng ý kiến rất sai rằng: Hà Nội với bề dày lịch sử hàng nghìnnăm, đào đâu chả có di tích, khảo cổ học cứ khai quật ở đâu là ĐÒI bảo tồn ở đóthì lấy đâu ra đất sống?

Đến ông Phan Đăng Long (Phó trưởng ban thường trực BanTuyên giáo thành ủy ĐCSVN thành phố Hà Nội) còn bảo: “Cái gì cũng bảo tồn hết thì không còn đất cho sự phát triển mới”.

Tôi xin nhắc lại ý kiến một đồngnghiệp rằng: Hiện cả Hà Nội (gồm Hà Đông trước đây) mới chỉ có DUY NHẤT khu ditích Hoàng thành Thăng Long ở khu vực 18 Hoàng Diệu được giữ lại 1 phần để làmbảo tàng ngoài trời.
Di sản vẫn đang phải NHƯỜNG Phát triển đến như thế.
Nếu chuyện đã được ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định từ năm 2007: “Làm đường tách ra hai bên di tích” đượcthực hiện, thì bây giờ không có chuyện phải cân nhắc làm cầu vượt haykhông.
Mong rằng chúng ta không ưutiên phát triển đến mức sẽ làm các thế hệ sau bị ĐỨT GÃY TRUYỀN THỐNG, như quanđiểm của PGS-TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học): “Đàn Xã Tắc và cầu vượt đều là văn hóa” !


này thì nguồn: https://www.facebook.com/notes/nguyễn-hồng-kiên/nhà-cháu-trả-nhời-báo-vietnamnet/411087908998823

cụ nào vào hét toáng lên rằng cái facebook là giả tạo hộ em cái!
 

5599

Xe buýt
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
605
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Để mai em sẽ đề xuất tổ chức gọi hồn Vua hùng xem có đồng ý xây cầu vượt khg?
Nếu Vua Hùng bảo ok vì đang làm cho dân bớt khổ .... thì có lẽ mấy ông khảo cổ nên đốt sách đi vì toàn lấy mác khoa học dọa dẫm dân sinh:-|
 

thuhien98

Xe tăng
Biển số
OF-104189
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
1,358
Động cơ
408,380 Mã lực
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Để mai em sẽ đề xuất tổ chức gọi hồn Vua hùng xem có đồng ý xây cầu vượt khg?
Nếu Vua Hùng bảo ok vì đang làm cho dân bớt khổ .... thì có lẽ mấy ông khảo cổ nên đốt sách đi vì toàn lấy mác khoa học dọa dẫm dân sinh:-|
:-bd:-bd:-bd Từ xưa các cụ nhà ta đã truyền nhau câu : "Hòn đất mà biết nói năng - thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn"8-}8-}8-}
 

ngựa trắng

Xe tải
Biển số
OF-179612
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
421
Động cơ
340,930 Mã lực
Nơi ở
Thảo nguyên......
:-bd:-bd:-bd Từ xưa các cụ nhà ta đã truyền nhau câu : "Hòn đất mà biết nói năng - thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn"8-}8-}8-}
mợ này nói lung tung quá, thế thì chắc mây lờ đờ nhà mình đạp mợ cái nhà quốc hụi đang xây đi, vì chỗ đây nó ko biết nói năng. Lấp cái hồ tây đi vì chả để làm gì. Chán cách suy nghĩ của mợ quá. em thật đấy.
 

N09

Xe máy
Biển số
OF-192182
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
74
Động cơ
329,420 Mã lực
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Để mai em sẽ đề xuất tổ chức gọi hồn Vua hùng xem có đồng ý xây cầu vượt khg?
Nếu Vua Hùng bảo ok vì đang làm cho dân bớt khổ .... thì có lẽ mấy ông khảo cổ nên đốt sách đi vì toàn lấy mác khoa học dọa dẫm dân sinh:-|
Bạn nhầm cơ bản, Vua không thể hiểu cầu vượt là cái gì, vì thế chắc chắn Vua sẽ bảo "Tao éo biết cái đấy là cái gì mày hỏi thằng khác nhé"
 

inmanhnhung

Xe tăng
Biển số
OF-115293
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
1,043
Động cơ
396,853 Mã lực
Nói tóm lại là xây được cầu vượt tránh ra thì tốt hơn, còn ko em ủng hộ việc xây cầu vượt
 

HiddenCharm

Xe tải
Biển số
OF-141915
Ngày cấp bằng
14/5/12
Số km
324
Động cơ
367,060 Mã lực
Bạn nhầm cơ bản, Vua không thể hiểu cầu vượt là cái gì, vì thế chắc chắn Vua sẽ bảo "Tao éo biết cái đấy là cái gì mày hỏi thằng khác nhé"
:))

Thế thì gọi hồn ai đc giờ hả cụ ?
 

5599

Xe buýt
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
605
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Bạn nhầm cơ bản, Vua không thể hiểu cầu vượt là cái gì, vì thế chắc chắn Vua sẽ bảo "Tao éo biết cái đấy là cái gì mày hỏi thằng khác nhé"
Ban tổ chức xin ý kiến Vua về việc xây cầu vượt ghi nhận ý kiến của cụ.
Để rộng đường công luận cũng như để Vua và các quan hiểu cầu vượt là như thế nào, BTC sẽ gửi cây cầu vượt mẫu xuống trước ( hình thức gửi theo cách truyền thống là HÓA VÀNG).
BTC tiếp tục nhận ý kiến để đệ trình Vua Hùng, cụ nào có thì cứ đóng góp>:/
 

N09

Xe máy
Biển số
OF-192182
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
74
Động cơ
329,420 Mã lực
Ban tổ chức xin ý kiến Vua về việc xây cầu vượt ghi nhận ý kiến của cụ.
Để rộng đường công luận cũng như để Vua và các quan hiểu cầu vượt là như thế nào, BTC sẽ gửi cây cầu vượt mẫu xuống trước ( hình thức gửi theo cách truyền thống là HÓA VÀNG).
BTC tiếp tục nhận ý kiến để đệ trình Vua Hùng, cụ nào có thì cứ đóng góp>:/
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Thằng chết cãi thằng khiêng.
Người sống không hỏi, lại đi hỏi Ma.
Lú mệ nó rồi 5599 ạ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,145
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Để mai em sẽ đề xuất tổ chức gọi hồn Vua hùng xem có đồng ý xây cầu vượt khg?
Nếu Vua Hùng bảo ok vì đang làm cho dân bớt khổ .... thì có lẽ mấy ông khảo cổ nên đốt sách đi vì toàn lấy mác khoa học dọa dẫm dân sinh:-|
Nếu cụ cần hỗ trợ ấp vong gọi hồn tận những vị ấy,e là khoảng cách thời gian là quá xa.Em biết công nghệ ngoại cảm TURBO,nếu cần cụ cứ ới em câu!

Bạn nhầm cơ bản, Vua không thể hiểu cầu vượt là cái gì, vì thế chắc chắn Vua sẽ bảo "Tao éo biết cái đấy là cái gì mày hỏi thằng khác nhé"
Cập nhật hết đấy!Ngày nào chả mấy chục tấn báo chí đốt khói um còn gì.

:))

Thế thì gọi hồn ai đc giờ hả cụ ?
Gọi hồn đội quần chúng cần lao,những người oánh vữa vác gạch xây cái đàn ấy,vất vả lam lũ,tiền đâu mà siêu thoát,thế mới dễ gọi.
 

5599

Xe buýt
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
605
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Thật buồn cho những suy nghĩ quẩn !
Thằng chết cãi thằng khiêng.
Người sống không hỏi, lại đi hỏi Ma.
Lú mệ nó rồi 5599 ạ.
Hơ hơ.... nói vậy là vi phạm luật di sản đấy nhé !
Kể cả chỉ còn viên gạch vỡ thì cũng đc cần tôn trọng. Còn gạch vỡ để làm gì thì đừng hỏi vì sẽ làm tổn thương các đệ tử của Gạch vỡ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top