L
Trước em có đọc được 1 cuốn "Nguồn gốc dân tộc Việt" của nhà sử học Tạ Trí Đại Trường (trong miền nam trước 75) đọc thấy khá hay, bác nếu thích tìm hiểu có thể tham khảo google chắc là có.
Theo như cuốn này thì Bách Việt là rất nhiều tộc Việt, Lạc Việt ở Bắc bộ Việt Nam cũng chỉ là 1 tộc Việt do may mắn hay do kiên cường mà không bị Hán hóa như các tộc Việt khác ở phía nam Trung Quốc. (Địa bàn Bách Việt thì lên tới tận động Đình Hồ bên Trung Quốc, mà Lạc Long Quân theo truyền thuyết cũng là con vua động Đình Hồ).
Văn minh Hoa Hạ của Trung Quốc sau này có sự giao thoa với văn hóa chủng Bách Việt phía nam, và có thể tìm thấy nhiều chứng tích trong Sở từ (những bài ca của nước Sở thì phải). Việc đo họp sọ người phía nam TQ hiện nay cũng cho thấy họ là một chủng lai tạp giữa chủng dân phía bắc Trung Quốc (gần với chủng mông cổ mongloite) và chủng dân khu vực Đông nam á như Việt Nam hiện nay - (thuộc chủng mã lai á (không phải nghĩa là nước malayxia hay người malayxia hiện nay), mà là 1 chủng có nguồn gốc từ vùng núi hymalaya di cư xuống các vùng đồng bằng bên dưới).
Về cơ bản thì hầu hết dân Bách Việt đã bị hán hóa từ thời nước Sở. Lạc Việt và một số dân Bách Việt khác ở Quảng Châu TQ thì còn thuần chất Việt tới khi Triệu Đà diệt An Dương Vương và lập nước Nam Việt. Khi đó Nam Việt chủ yếu là người Bách Việt, nhưng vua lại là Triệu Đà là người Hán (là một tướng của Tần Thủy Hoàng được cử đi chinh phạt phía nam). Triệu Đà sau khi chinh phạt phía nam thì nhân cơ hội loạn lạc sau khi Tần Thủy Hoàng chết thì tự lập quốc Nam Việt và làm vua của dân Bách Việt. Sau này khi Triệu Đà chết đi thì con cái sau này thua nhà Hán và Nam Việt bị cai quản bởi nhà Hán, Lạc Việt trong Nam Việt thành quận Giao Chỉ của nhà Hán với 1000 năm bắc thuộc. Mặc dù Triệu Đà là người Hán nhưng có thể bản thân và con cháu sau này đều gắn họ với dân Bách Việt chứ không thần phục nhà Hán, và trong Bình Ngô Đại Cáo thì Nguyễn Trãi cũng coi Triệu Đà là một vị vua của dân Việt, chứ không coi là kẻ đô hộ như các sử gia hiện tại viết trong sách giáo khoa lịch sử. Chú ý câu trong Bình ngô đại cáo:
"Như nước Việt ta từ trước, đã xưng nền văn hiến bấy lâu. Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần đã sánh cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh...."
thì Triệu này là chỉ Triệu Đà nhé, không phải ông Triệu Quang Phục đâu ạ.
Đến thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu thì dấu vết chế độ mẫu hệ vẫn còn rất lớn trong các tộc Việt. Không phải tự nhiên mà lãnh đạo khởi nghĩa lúc đó lại là các bà. Dân Việt thời đó có thể vẫn sống như thời các bộ lạc Tây Nguyên hiện nay. Sau 1000 năm bắc thuộc với văn minh của người Hán mang sang thì chế độ phụ hệ và các quan hệ nho giáo, quân thần.... mới bắt rễ vững chắc ở VN cho tới ngày nay.