[Funland] Đàn Dương Cầm (Piano) - Chia sẻ kinh nghiệm!

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Bác chấm điểm khắt khe quá! :))
Các bác thông cảm, dạo này chắc tại sắp về hưu nên e mắc cái bệnh có cô con gái rượu biết đánh mấy phím piano thì thích đi khoe:D. E low tech nên hôm trước nhất quyết bắt thằng lớn lập cho con bé cái tài khoản youtube để lưu các bài tập của con bé vào.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Lớn làm việc lớn, nhỏ làm việc nhỏ! Bất cứ sự thành công nào dù lớn dù bé đều đáng được ghi nhận mà bác!
Ở HN, gần đây hàng năm vào dịp hè nhạc viện cũng tổ chức fesstival và cũng nhiều bạn được giải lắm đấy!

+ Theo cách nhìn (quan điểm) nhân văn thì là như vậy và các cụ vẫn bảo: =D>

"Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng"
+ Nhưng trong chuyên môn học, thuật, thì có thể khác. Thậm chí vô cùng khe khắt! :((

Theo em chúng ta trân trọng cả hai cách nhìn và tuỳ hoàn cảnh mà áp dụng. Nghĩa là trung dung! :P


Phụ chú:

Một (1) quan = 600 đồng :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Các bác thông cảm, dạo này tự dưng e mắc cái bệnh có cô con gái rượu biết đánh mấy phím piano thì thích đi khoe:D. E low tech nên hôm trước nhất quyết bắt thằng lớn lập cho con bé cái tài khoản youtube để lưu các bài tập của con bé vào.

Khoe thi đã sao??? :-?

Em mà là bác, thì em còn làm đến gỉ đến gì nữa là ........... :P
Cơ mà em lại không có đẻ được "vịt giời" các bác ạ! :((
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Ưhm, thì cứ cho là khắc khe đi, :P nhưng có công tâm không ??? :-?
Công tâm hay không là đặt trong sự so sánh giữa đối tượng nọ với đối tượng kia, ở đây không có so sánh nên em cũng không biết có công tâm hay không! :P
Nhưng khắt khe thì rõ quá đi rồi :D lại đặt trong bối cảnh cháu mới học 1 năm, em mà được phép chấm thì:
- 5 tuổi hoặc bé hơn: thần đồng!
- 6-7 tuổi: 10 điểm
- 8 tuổi: 9.8 điểm

Các bác thông cảm, dạo này chắc tại sắp về hưu nên e mắc cái bệnh có cô con gái rượu biết đánh mấy phím piano thì thích đi khoe:D. E low tech nên hôm trước nhất quyết bắt thằng lớn lập cho con bé cái tài khoản youtube để lưu các bài tập của con bé vào.
Nên quá đi chứ bác, nhất là lại được bác QUANG1970 nhận xét cho vài lời nữa thì rất đáng quý!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
+ Theo cách nhìn (quan điểm) nhân văn thì là như vậy và các cụ vẫn bảo: =D>

"Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng"
+ Nhưng trong chuyên môn học, thuật, thì có thể khác. Thậm chí vô cùng khe khắt! :((

Theo em chúng ta trân trọng cả hai cách nhìn và tuỳ hoàn cảnh mà áp dụng. Nghĩa là trung dung! :P


Phụ chú:

Một (1) quan = 600 đồng :D
Thẳng thắn ra là dân trong nghề nhìn cái giải là đánh giá được ngay giải đó giải gì!
Tuy nhiên dân trong nghề chiếm tỷ trọng rất rất bé trong cộng đồng, xã hội. Đối với cộng đồng thì cứ đi thi có giải mang về là hoành rồi, thế nên hãy tìm một cuộc thi vừa sức của mình mà thử sức, rèn luyện vất vả, nghe mắng nghe chê cả năm rồi, được tung hô tẹo cũng tốt mà! Trình độ nào cũng có cuộc thi phù hợp.
Bên cạnh sự tung hô của quần chúng, các cháu học chuyên nghiệp vẫn luôn nhận được những sự đánh giá khắt khe mang tính chuyên môn, học thuật, kiểu "về nhà đóng cửa bảo nhau"! :))
 

Prodin

Xe tăng
Biển số
OF-145516
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
1,183
Động cơ
378,993 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
v-point.vn
Đàn Grand cũ bình dân, thông dụng ở HN về thương hiệu có thể tạm chia làm 3 dòng:
- Yamaha
- Kawai
- Các hãng cùi cùi khác
Về giá, với 1 cây đàn cùng phân khúc, Yamaha giá 100 thì Kawai 70 và dòng khác cỡ 50 có khi rẻ hơn.
Về size, thông dụng là 2 cỡ tương đương G3 và G5 của Yamaha. Bé hơn như G1 thì hơi bé và to hơn như G7 thì ... hơi to :))
Về giá, thấp nhất cho 1 cây Grand cỡ 70tr và cao nhất cho 1 cây Yamaha C5 khá đẹp và khá mới cỡ 400tr.
Cụ định bỏ ra bao tiền?
Em thấy cụ gì ấy rao 80-90. Em mong mua tầm tiền đó.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Mấy tháng trước có cụ bán cái Grand, không biết giờ còn không nhỉ?
Bây giờ em muốn mua cái grand đẹp đẹp mới mới chút thì khoảng bao nhiêu tiền ạ?
Em thấy cụ gì ấy rao 80-90. Em mong mua tầm tiền đó.
Nếu bác mua để trang trí cho sang nhà thì với cây đàn Yamaha Grand Piano (đại dương cầm) tầm 80-90Tr của người đang dùng thì OK, em không có ý kiến.

Còn như bác mua để dùng chuyên nghiệp là điều không nên vì:

a/ Đàn đã đánh nát ra rồi! Mua về coi như hốt rác cho họ.
b/ Việc sửa chữa canh chỉnh đại dương cầm khá phức tạp, và với đàn cũ hư, việc chỉnh sửa đạt chuẩn, sẽ khó vì:

+ phụ kiện chính hãng rất mắc
+ Thợ (KTV) ở VN không có đủ tay nghề và dụng cụ canh chỉnh!

Một ví dụ: Mấy công ty bán đàn dương cầm trong đó có bán, canh chỉnh sửa cả đại dương cầm mà thử hói có công ty nào có dụng cụ canh mâm máy (canh búa) (Grand Piano Regulating Rack) không?
Họ bán đàn cả mấy trăm triệu thậm chí cả tỷ đồng mà không có (sắm) nổi một cái Rack chỉ khoảng 5 -6 triệu thì bác cũng đủ hiểu kiến thức canh chỉnh và cái tâm của họ ntn phải không?

Cụ thể: Một công ty kinh doanh đàn lớn ở VN có hệ thống cửa hàng cả ở Saigon và Hanoi và họ đang có một cây Steinways Màu đỏ nâu giá hét 800 triệu, mời thợ từ Nam chí bắc, kể ngay cả KTV của công ty Yamaha qua canh chỉnh mà vẫn không đánh được (không làm sắc thái đuợc) - mặc dầu âm thanh thì OK (nghe ra tiếng Steinways) do sound board nguyên thuỷ và dây chưa thay!
Đấy là em chưa bàn (đá dộng ) gì về chuyện âm sắc (quality of the sound) nghĩa là việc voicing nhé!

2/ Giá bán trên thi trường thi bác phải cộng thêm khoảng 30 -40% nữa! Nghĩa là tầm 130 -140tr nhưng nếu mua ở cửa hàng thì nhìn sẽ đẹp hơn mua nhà tư do đã "tút tát" nhưng máy cũng chẳng khá hơn vi lý do như đã nêu trên!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Công tâm hay không là đặt trong sự so sánh giữa đối tượng nọ với đối tượng kia, ở đây không có so sánh nên em cũng không biết có công tâm hay không! :P
Có lẽ do bác thích so sánh, hoặc hay thường so kè, bì tỉ, nên mới hiểu từ công trong từ ghép công tâmcông bằng (公平)! ===> Công tâm: trái tim (tấm lòng) công bằng.

Em yêu sự chân thật, chính trực nên nói và hiểu từ công trong từ ghép công tâmcông chính (公 廉)!
===> Công tâm: trái tim (tấm lòng) công minh chính trực.


Nhưng khắt khe thì rõ quá đi rồi :D lại đặt trong bối cảnh cháu mới học 1 năm, em mà được phép chấm thì:
- 5 tuổi hoặc bé hơn: thần đồng!
- 6-7 tuổi: 10 điểm
- 8 tuổi: 9.8 điểm

Thang điểm trên của bác:

+ Nếu xét về "Make the sound" thì được ^:)^
+ còn nếu xét về "Make music" thì không! :P Dứt khoát không !!! [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Có lẽ do bác thích so sánh, hoặc hay thường so kè, bì tỉ, nên mới hiểu từ công trong từ ghép công tâmcông bằng (公平)! ===> Công tâm: trái tim (tấm lòng) công bằng.

Em yêu sự chân thật, chính trực nên nói và hiểu từ công trong từ ghép công tâmcông chính (公 廉)!
===> Công tâm: trái tim (tấm lòng) công minh chính trực.

Thang điểm trên của bác:

+ Nếu xét về "Make the sound" thì được ^:)^
+ còn nếu xét về "Make music" thì không! :P Dứt khoát không !!! [-X
Theo em, tuy cái đích cuối cùng là "Make Music", nhưng với các bạn bé mới học thì bên cạnh học "Make Music" cứ phải "Make the sound" cái đã!
 

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Theo em, tuy cái đích cuối cùng là "Make Music", nhưng với các bạn bé mới học thì bên cạnh học "Make Music" cứ phải "Make the sound" cái đã!
Đọc nhận xét của các bác em mới hiểu, thảo nào mỗi lần đi học về em thấy mặt con bé buồn thiu, hỏi tại sao thì nó nói cô ghi nhận xét trong vở là con chưa làm được câu nhạc hay đánh còn lỗi.

Sau khi nghe phụ huynh an ủi thì con bé tươi ngay, 5 phút sau là quên hết ạ. Em bảo nó "con đánh mà không có lỗi thì con không phải đi học nữa. Còn câu nhạc (lúc đó e cũng k biết cái tiếng Anh nó là make miu zic, em chỉ đoán là giai điệu hay những chỗ luyến láy chẳng hạn) thì cứ từ từ. Cái đó cần phải có thời gian, giống kiểu trẻ con tập đọc thì cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi tập đọc diễn cảm sau". Giải thích hơi AQ một chút nhưng em thấy rất hiệu quả với f1:D.
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
787
Động cơ
473,630 Mã lực
Thi thoảng em vào ủn topic cho lên trên , a e dễ theo dõi :)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Cảm ơn bác phinhtauamhanoi đã chia sẻ thật tình, và cung cấp thêm thông tin.
Bác đã dám nói thật hết cả "đầu cua tai nheo" thì em cũng xin phép nói "thẳng tuột ruột ngựa" như thế này:


Đọc nhận xét của các bác em mới hiểu, thảo nào mỗi lần đi học về em thấy mặt con bé buồn thiu, hỏi tại sao thì nó nói cô ghi nhận xét trong vở là con chưa làm được câu nhạc hay đánh còn lỗi.
Bác phải mừng vì cháu bé đang học 1 giáo viên có thẩm âm, cũng như có tai nghe tốt!

Thực sự khi nghe cháu đàn, tuy tiếng đàn rất sáng sủa sạch sẽ, bàn tay vô cùng đáng yêu nhưng em rất thất vọng vì không hiểu sao kỹ thuật của cháu khá tốt mà người thầy lại không hướng dẫn cháu cách thể hiện sắc thái (làm câu, thở, nhấn đầu câu, thở cuối câu,...... ) nhưng qua thông tin bác cung cấp thì em biết rằng cô giáo có hướng dẫn mà cháu chưa làm tốt!

Nghĩa là cháu đang học với một người thầy có trình độ và không phải là loại "giáo viên tai trâu".

Trong thực tế nghề dạy đàn, có rất nhiều thầy cô dạy đàn, mà không biết đàn cũng như có thể biết đàn nhưng thuộc loại "tai trâu". Tức là không có thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn (Mauvais gout)!

Người ta nói "Minh sư xuất cao đồ". Thử hỏi các bậc phụ huynh nhất là những người không hiểu chuyên môn cũng như không phải người trong nghề thì phải ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh "dở khóc dở cười" vì "mua lợn tơ, giao nái xề" như thế này ???

Em mong Bác hãy làm việc với cô giáo, chia sẻ thật tình với sự trọng thị người thầy và xác định rõ là bác (phụ huynh) không yêu cầu tốc độ khi học một bài: Cháu có thể học một tháng, hai tháng. Thậm chí nửa năm, hoặc một năm mà gia đinh vẫn vui lòng miễn là Cô giúp cháu đánh ra bài tử tế.

Một khi người thầy được sự đồng ý chấp thuận của phụ huynh, thì đa phần, họ sẽ sẵn sàng không ngại tốn công sức, cũng như không sợ mang tiếng là "dạy câu giờ để kiếm tiền" khi hướng dẫn học sinh học một tác phẩm thật nhuần nhuyễn và tử tế!



Sau khi nghe phụ huynh an ủi thì con bé tươi ngay, 5 phút sau là quên hết ạ. Em bảo nó "con đánh mà không có lỗi thì con không phải đi học nữa. Còn câu nhạc (lúc đó e cũng k biết cái tiếng Anh nó là make miu zic, em chỉ đoán là giai điệu hay những chỗ luyến láy chẳng hạn) thì cứ từ từ. Cái đó cần phải có thời gian, giống kiểu trẻ con tập đọc thì cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi tập đọc diễn cảm sau". Giải thích hơi AQ một chút nhưng em thấy rất hiệu quả với f1:D.

Theo em, cách bác phinhtauamhanoi nói, là cách để động viên con nít, và chỉ áp dụng được tạm thời!

Cái chính yếu là bác phải hiểu biết rằng con bác đang từng bước trở thành thợ đàn nếu cứ tiếp tục như vây chứ không phải thành nghệ sĩ. Nghĩa là khi cháu nhà bác đánh đàn, do tập luyện kỹ, cẩn thận, tính cháu lại chỉnh chu thì tiếng đàn sẽ "sạch bong" không sai một note, chẳng vấp một nhịp, nhưng như một cái máy đánh đàn, và tệ lậu hơn nữa, người ta gọi là thợ đàn!

Đã rất nhiều lần em nói, nhất là trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": người nghệ sĩ, trong lúc biểu diễn (khi đánh) có thể do vì nhiều yếu tố: tâm lý, sức khỏe, tuổi tác, .... khiến cho họ đánh sai, vấp váp: thậm chí sai nốt, quên bài nhưng họ vẫn là nghệ sĩ, họ vẫn đem được tiếng đàn, đem âm nhạc đến cho người nghe bởi vì đó là tố chất thiên bẩm, đó là "cái" tâm hồn trong câu nhạc!

Để xử lý tình huống này cách đây không lâu em đã có chia sẻ với một bác trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": Cách duy nhất, là bác cho cho cháu nghe bài nhạc này do nghệ sĩ hay người có chuyện môn biểu diễn và sau đó bảo (bắt) cháu hát rồi khi đàn thì vừa đàn vừa hát.

Nghĩa là khi hát, cháu sẽ hát theo tiết điệu, có sắc thái mạnh, nhẹ nhanh chậm, dãn câu, thở dứt câu, ... và khi đàn cháu sẽ cố gắng làm y được như vậy nghĩa là hát sao đàn vậy.

Đây là từng bước giúp cho cháu đem câu nhạc (make music) vào trong tiếng đàn.

Điều này thật sự không phải dễ dàng nhất là trong giai đoạn bắt đầu thói quen này. Thực tế, với những người có tâm hồn có tư chất thì vô cùng dễ dàng. Còn nếu chẳng may, mà thẩm mỹ âm nhạc hoặc xúc cảm của học đàn chưa tốt, thì cả là một quá trình!
Tuy nhiên thiết nghĩ nếu có sự cố gắng rèn luyện thì không được điểm 9, 10 thì cũng được điểm 7, 8 bác ạ!

Việc đánh bài tác phẩm "giống như kiểu trẻ con tập đọc cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi đọc đọc diễn cảm sâu" đúng về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì không đúng như vậy bởi vì khi tôi tập đọc, tức là học đọc, học nói trên lớp, sau đó về nhà người ta lại tiếp tục được rèn luyện nâng cấp qua tiếp xúc với người xung quanh: Nghe tin tức, báo đài, vo tuyến, cũng như có cơ hội tiếp cận "dằm thắm" với cách đọc diễn cảm, cách nói có ngữ điệu hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, xung quanh mình! Trong khi học đàn, thì lại khác, bởi vì phải đàn và "bị" đàn "cuốn" theo từng bài nhạc liên tục, bài này qua, tiếp theo là bài kia liên tục và liên tục,.......

Thử hỏi, ai có thời gian để suốt ngày ngồi nghe một bản nhạc mình học, và rèn luyện, đánh cho ra bài ra câu tử tế?! Nhất là ngày nay, ai cũng thấy, không chỉ là học đàn, mà còn phải học các môn khác bên cạnh việc học bộ môn mình học này. Đã vậy , còn có biết bao nhiêu những cái phải lo, những cái (thú vui) hấp dẫn hơn xung quanh lôi cuốn, để thay vì chúi đầu vào chỉ nghe hay rèn một bài nhạc mà mình muốn làm cho thật hay!

Em mong bác hãy lắng nghe lời em nói và có kế hoạch xử lý càng sớm càng tốt!
Trân trọng,


大衛,李
 
Chỉnh sửa cuối:

Prodin

Xe tăng
Biển số
OF-145516
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
1,183
Động cơ
378,993 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
v-point.vn
Nếu bác mua để trang trí cho sang nhà thì với cây đàn Yamaha Grand Piano (đại dương cầm) tầm 80-90Tr của người đang dùng thì OK, em không có ý kiến.

Còn như bác mua để dùng chuyên nghiệp là điều không nên vì:

a/ Đàn đã đánh nát ra rồi! Mua về coi như hốt rác cho họ.
b/ Việc sửa chữa canh chỉnh đại dương cầm khá phức tạp, và với đàn cũ hư, việc chỉnh sửa đạt chuẩn, sẽ khó vì:

+ phụ kiện chính hãng rất mắc
+ Thợ (KTV) ở VN không có đủ tay nghề và dụng cụ canh chỉnh!

Một ví dụ: Mấy công ty bán đàn dương cầm trong đó có bán, canh chỉnh sửa cả đại dương cầm mà thử hói có công ty nào có dụng cụ canh mâm máy (canh búa) (Grand Piano Regulating Rack) không?
Họ bán đàn cả mấy trăm triệu thậm chí cả tỷ đồng mà không có (sắm) nổi một cái Rack chỉ khoảng 5 -6 triệu thì bác cũng đủ hiểu kiến thức canh chỉnh và cái tâm của họ ntn phải không?

Cụ thể: Một công ty kinh doanh đàn lớn ở VN có hệ thống cửa hàng cả ở Saigon và Hanoi và họ đang có một cây Steinways Màu đỏ nâu giá hét 800 triệu, mời thợ từ Nam chí bắc, kể ngay cả KTV của công ty Yamaha qua canh chỉnh mà vẫn không đánh được (không làm sắc thái đuợc) - mặc dầu âm thanh thì OK (nghe ra tiếng Steinways) do sound board nguyên thuỷ và dây chưa thay!
Đấy là em chưa bàn (đá dộng ) gì về chuyện âm sắc (quality of the sound) nghĩa là việc voicing nhé!

2/ Giá bán trên thi trường thi bác phải cộng thêm khoảng 30 -40% nữa! Nghĩa là tầm 130 -140tr nhưng nếu mua ở cửa hàng thì nhìn sẽ đẹp hơn mua nhà tư do đã "tút tát" nhưng máy cũng chẳng khá hơn vi lý do như đã nêu trên!
Em mua cho nhóc tập ạ.
Cu cậu đang có 1 cây U3, giờ em định tậu thêm cây Grand vì cu cậu thích. Nhưng với ý kiến của bác chuyên gia thì em sẽ thôi, không mua grand nữa.
Tầm tiền đó có mua cây nào tốt hơn U3 không bác?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Em mua cho nhóc tập ạ.
Cu cậu đang có 1 cây U3, giờ em định tậu thêm cây Grand vì cu cậu thích. Nhưng với ý kiến của bác chuyên gia thì em sẽ thôi, không mua grand nữa.
Tầm tiền đó có mua cây nào tốt hơn U3 không bác?

Bác nói U3 chung chung quá! :-?

Trong thực tế dương cầm Yamaha U3 bên cạnh nhưng Model đời đầu (U3H, U3D, U3E, U3F, U3G, U3A, ....) những Model sau này (U30 A, U30 B1, W110, ......) chất lượng âm thanh và máy móc nếu canh chỉnh đạt chuẩn thì cũng khá tốt, Đủ để những người học chuyên nghiệp trình độ trung cấp xử lý các tác phẩm cần thiết. :D

Nếu bác có yêu cầu về âm thanh tốt hơn U3 thì bác có thể tham khảo các dòng đàn dương cầm Mỹ loại top tier (Steinways, Kanabe, Mason Hamlin, Baldwin nhất là Charles Walter) =D>

Và các dòng Yamaha đời sau làm tại Nhật, sau này cũng tương đối ổn. Dĩ nhiên, về âm sắc (sound color) và piano touché không thể nào sánh được với sound color và piano touché của một cây Đại dương cầm canh chỉnh đạt chuẩn!

Nếu các bác có cơ hội đánh những cây dương cầm Steinways đời cũ (lối 1930 đến 1980) sẽ cảm thấy được sound color và piano touché của nó cũng khá tốt bằng hay hơn so với những cây U3 (U30. W110,...) đời cuối.

Lý do là do cấu trúc của máy và đặc biệt là họ dùng center felt punching dạng "bập bênh" như thế này:



Thay vì dạng tròn phẳng: [-X




Cấu trúc máy đặc biệt của Steinways (Accelerated action), cộng thêm cấu trúc center felt punching dạng "bập bênh" giúp làm tăng độ nhạy (phản hồi) của phím đàn và việc đánh nhanh note lập lại (Repeated notes) được cải thiện rất nhiều cũng như tính "đằm tay" của piano touché cũng được cải thiện nếu cây dương cầm được canh chỉnh đạt chuẩn ! =D>

Người đàn, ngoài việc dễ dàng khi đánh nhanh note lập lại (Repeated notes), những note trille, máy dàn (action) còn giúp dễ dàng làm câu (sắc thái) và mức mạnh nhẹ gần được 6 cấp độ (U3 những Model sau này canh chuẩn cũng chỉ được tối đa là 5 cấp độ mạnh nhẹ). =D>

Ngoài ra với loại hình soundboard có tên "Diaphragmatic soundboard" khiến cho Yamaha cũng như các thương hiệu đàn khác của Nhật vẫn chỉ "xách dép" cho đàn Mỹ về chất lượng âm thanh ! @};-

Cây Steinways & Sons và Mason Hamlim tuy chỉ cao bằng cây U1 nhưng âm lượng và âm sắc của U3 cũng không thể bì. Cá biệt ngay cả Đại dương cầm Baby Grand (G1, G2) cũng đứng sau! :P






 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em mua cho nhóc tập ạ.
Cu cậu đang có 1 cây U3, giờ em định tậu thêm cây Grand vì cu cậu thích. Nhưng với ý kiến của bác chuyên gia thì em sẽ thôi, không mua grand nữa.
Tầm tiền đó có mua cây nào tốt hơn U3 không bác?
Bác nói U3 chung chung quá! :-?

Trong thực tế dương cầm Yamaha U3 bên cạnh nhưng Model đời đầu (U3H, U3D, U3E, U3F, U3G, U3A, ....) những Model sau này (U30 A, U30 B1, W110, ......) chất lượng âm thanh và máy móc nếu canh chỉnh đạt chuẩn thì cũng khá tốt, Đủ để những người học chuyên nghiệp trình độ trung cấp xử lý các tác phẩm cần thiết.

Nếu bác có yêu cầu về âm thanh tốt hơn U3 thì bác có thể tham khảo các dòng đàn dương cầm Mỹ loại top tier (Steinways, Kanabe, Mason Hamlin, Baldwin nhất là Charles Walter)

Và các dòng Yamaha đời sau làm tại Nhật, sau này cũng tương đối ổn. Dĩ nhiên, về âm sắc (sound color) và piano touché không thể nào sánh được với sound color và piano touché của một cây Đại dương cầm canh chỉnh đạt chuẩn!

Nếu các bác có cơ hội đánh những cây dương cầm Steinways đời cũ (lối 1930 đến 1980) sẽ cảm thấy được sound color và piano touché của nó cũng khá tốt bằng hay hơn so với những cây U3 (U30. W110,...) đời cuối.

Lý do là do cấu trúc của máy và đặc biệt là họ dùng center felt punching dạng "bập bênh" như thế này:



Thay vì dạng tròn phẳng:




Cấu trúc máy đặc biệt của Steinways (Accelerated action), cộng thêm cấu trúc center felt punching dạng "bập bênh" giúp làm tăng độ nhạy (phản hồi) của phím đàn và việc đánh nhanh note lập lại (Repeated notes) được cải thiện rất nhiều cũng như tính "đằm tay" của piano touché cũng được cải thiện nếu cây dương cầm được canh chỉnh đạt chuẩn !

Người đàn, ngoài việc dễ dàng khi đánh nhanh note lập lại, nhừng note trille còn dễ dàng làm câu (sắc thái) và mức mạnh nhẹ gần được 6 cấp độ (U3 những Model sau này canh chuẩn cũng chỉ được tối đa là 5 cấp độ mạnh nhẹ)

Ngoài ra với loại hình soundboard có tên "Diaphragmatic soundboard" khiến cho Yamaha cũng như các thương hiệu đàn khác của Nhật vẫn chỉ "xách dép" cho đàn Mỹ về chất lượing âm thanh !

Cây Steinways & Sons và Mason Hamlim tuy chỉ cao bằng cây U1 nhưng âm lượng và âm sắc của U3 cũng không thể bì. Cá biệt ngay cả Đại dương cầm Baby Grand (G1, G2) cũng đứng sau!






Vì bác đã có U3 rồi, và cháu cũng thích Grand, nên em lại khuyên bác mua Grand! :D
Với tầm tiền khoảng 90tr, bác hoàn toàn có thể mua 1 cây Grand ngoài dòng (Các hãng thương hiệu ít nổi tiếng) tương đương cây G3 của Yamaha, nếu chọn tốt chắc chắn sẽ được cây mà bác QUANG1970 cũng ưng ý!
Về tiếng đàn, chất đàn và dáng đàn thì Grand hơn hẳn Upright đấy ạ!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Đọc nhận xét của các bác em mới hiểu, thảo nào mỗi lần đi học về em thấy mặt con bé buồn thiu, hỏi tại sao thì nó nói cô ghi nhận xét trong vở là con chưa làm được câu nhạc hay đánh còn lỗi.

Sau khi nghe phụ huynh an ủi thì con bé tươi ngay, 5 phút sau là quên hết ạ. Em bảo nó "con đánh mà không có lỗi thì con không phải đi học nữa. Còn câu nhạc (lúc đó e cũng k biết cái tiếng Anh nó là make miu zic, em chỉ đoán là giai điệu hay những chỗ luyến láy chẳng hạn) thì cứ từ từ. Cái đó cần phải có thời gian, giống kiểu trẻ con tập đọc thì cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi tập đọc diễn cảm sau". Giải thích hơi AQ một chút nhưng em thấy rất hiệu quả với f1:D.
Cảm ơn bác phinhtauamhanoi đã chia sẻ thật tình, và cung cấp thêm thông tin.
Bác đã dám nói thật hết cả "đầu cua tai nheo" thì em cũng xin phép nói "thẳng tuột ruột ngựa" như thế này:




Bác phải mừng vì cháu bé đang học 1 giáo viên có thẩm âm, cũng như có tai nghe tốt!

Thực sự khi nghe cháu đàn, tuy tiếng đàn rất sáng sủa sạch sẽ, bàn tay vô cùng đáng yêu nhưng em rất thất vọng vì không hiểu sao kỹ thuật của cháu khá tốt mà người thầy lại không hướng dẫn cháu cách thể hiện sắc thái (làm câu, thở, nhấn đầu câu, thở cuối câu,...... ) nhưng qua thông tin bác cung cấp thì em biết rằng cô giáo có hướng dẫn mà cháu chưa làm tốt!

Nghĩa là cháu đang học với một người thầy có trình độ và không phải là loại "giáo viên tai trâu".

Trong thực tế nghề dạy đàn, có rất nhiều thầy cô dạy đàn, mà không biết đàn cũng như có thể biết đàn nhưng thuộc loại "tai trâu". Tức là không có thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn (Mauvais gout)!

Người ta nói "Minh sư xuất cao đồ". Thử hỏi các bậc phụ huynh nhất là những người không hiểu chuyên môn cũng như không phải người trong nghề thì phải ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh "dở khóc dở cười" vì "mua lợn tơ, giao nái xề" như thế này ???

Em mong Bác hãy làm việc với cô giáo, chia sẻ thật tình với sự trọng thị người thầy và xác định rõ là bác (phụ huynh) không yêu cầu tốc độ khi học một bài: Cháu có thể học một tháng, hai tháng. Thậm chí nửa năm, hoặc một năm mà gia đinh vẫn vui lòng miễn là Cô giúp cháu đánh ra bài tử tế.

Một khi người thầy được sự đồng ý chấp thuận của phụ huynh, thì đa phần, họ sẽ sẵn sàng không ngại tốn công sức, cũng như không sợ mang tiếng là "dạy câu giờ để kiếm tiền" khi hướng dẫn học sinh học một tác phẩm thật nhuần nhuyễn và tử tế!






Theo em, cách bác phinhtauamhanoi nói, là cách để động viên con nít, và chỉ áp dụng được tạm thời!

Cái chính yếu là bác phải hiểu biết rằng con bác đang từng bước trở thành thợ đàn nếu cứ tiếp tục như vây chứ không phải thành nghệ sĩ. Nghĩa là khi cháu nhà bác đánh đàn, do tập luyện kỹ, cẩn thận, tính cháu lại chỉnh chu thì tiếng đàn sẽ "sạch bong" không sai một note, chẳng vấp một nhịp, nhưng như một cái máy đánh đàn, và tệ lậu hơn nữa, người ta gọi là thợ đàn!

Đã rất nhiều lần em nói, nhất là trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": người nghệ sĩ, trong lúc biểu diễn (khi đánh) có thể do vì nhiều yếu tố: tâm lý, sức khỏe, tuổi tác, .... khiến cho họ đánh sai, vấp váp: thậm chí sai nốt, quên bài nhưng họ vẫn là nghệ sĩ, họ vẫn đem được tiếng đàn, đem âm nhạc đến cho người nghe bởi vì đó là tố chất thiên bẩm, đó là "cái" tâm hồn trong câu nhạc!

Để xử lý tình huống này cách đây không lâu em đã có chia sẻ với một bác trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": Cách duy nhất, là bác cho cho cháu nghe bài nhạc này do nghệ sĩ hay người có chuyện môn biểu diễn và sau đó bảo (bắt) cháu hát rồi khi đàn thì vừa đàn vừa hát.

Nghĩa là khi hát, cháu sẽ hát theo tiết điệu, có sắc thái mạnh, nhẹ nhanh chậm, dãn câu, thở dứt câu, ... và khi đàn cháu sẽ cố gắng làm y được như vậy nghĩa là hát sao đàn vậy.

Đây là từng bước giúp cho cháu đem câu nhạc (make music) vào trong tiếng đàn.

Điều này thật sự không phải dễ dàng nhất là trong giai đoạn bắt đầu thói quen này. Thực tế, với những người có tâm hồn có tư chất thì vô cùng dễ dàng. Còn nếu chẳng may, mà thẩm mỹ âm nhạc hoặc xúc cảm của học đàn chưa tốt, thì cả là một quá trình!
Tuy nhiên thiết nghĩ nếu có sự cố gắng rèn luyện thì không được điểm 9, 10 thì cũng được điểm 7, 8 bác ạ!

Việc đánh bài tác phẩm "giống như kiểu trẻ con tập đọc cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi đọc đọc diễn cảm sâu" đúng về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì không đúng như vậy bởi vì khi tôi tập đọc, tức là học đọc, học nói trên lớp, sau đó về nhà người ta lại tiếp tục được rèn luyện nâng cấp qua tiếp xúc với người xung quanh: Nghe tin tức, báo đài, vo tuyến, cũng như có cơ hội tiếp cận "dằm thắm" với cách đọc diễn cảm, cách nói có ngữ điệu hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, xung quanh mình! Trong khi học đàn, thì lại khác, bởi vì phải đàn và "bị" đàn "cuốn" theo từng bài nhạc liên tục, bài này qua, tiếp theo là bài kia liên tục và liên tục,.......

Thử hỏi, ai có thời gian để suốt ngày ngồi nghe một bản nhạc mình học, và rèn luyện, đánh cho ra bài ra câu tử tế?! Nhất là ngày nay, ai cũng thấy, không chỉ là học đàn, mà còn phải học các môn khác bên cạnh việc học bộ môn mình học này. Đã vậy , còn có biết bao nhiêu những cái phải lo, những cái (thú vui) hấp dẫn hơn xung quanh lôi cuốn, để thay vì chúi đầu vào chỉ nghe hay rèn một bài nhạc mà mình muốn làm cho thật hay!

Em mong bác hãy lắng nghe lời em nói và có kế hoạch xử lý càng sớm càng tốt!
Trân trọng,


大衛,李
Bác QUANG1970 phân tích rất chí lý và xác đáng.
Học Piano muốn tiến xa cần kiên trì và không được chạy theo thành tích.
Cần học song song cả kỹ thuật và âm nhạc. Để học kỹ thuật thì có thể học gam, hannon, etudes. Học âm nhạc thì nên chọn các bài nhỏ, vừa lứa tuổi, vừa sức, vừa với kỹ thuật mình có để luyện câu, luyện chi tiết. Tham đánh bài khó là sẽ hỏng luôn cả kỹ thuật lẫn âm nhạc.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Vì bác đã có U3 rồi, và cháu cũng thích Grand, nên em lại khuyên bác mua Grand! :D
Với tầm tiền khoảng 90tr, bác hoàn toàn có thể mua 1 cây Grand ngoài dòng (Các hãng thương hiệu ít nổi tiếng) tương đương cây G3 của Yamaha, nếu chọn tốt chắc chắn sẽ được cây mà bác QUANG1970 cũng ưng ý!
Về tiếng đàn, chất đàn và dáng đàn thì Grand hơn hẳn Upright đấy ạ!


Vâng!

1/ Về âm thanh em để bác tự do vì "mứt ai vừa mũi người ấy" !

2/ Về độ mới của đàn: Vỏ, dây, máy, búa - Không khó kiểm tra: Bất cứ ai biết về đàn và kỹ tính là cũng có thể nhận ra. Em cũng không "vọc miệng" vào!

3/ Em chỉ có hai yêu cầu duy nhất không làm được thì "môt đi không trở lại" khi chọn lựa một cây đại dương cầm đạt chuẩn, để hiểu vì sao các dương cầm thủ (pianist) luôn chỉ đòi biểu diễn trên đại dương cầm cũng như một trong những lý do mà 95% dương cầm thủ chọn Steinways khi biểu diễn :

a/ Đánh được âm thanh nhỏ xíu, lướt nhẹ đầu ngón tay trên mặt phím cũng phát ra tiếng thật nhỏ và đều (very soft /pianissimo (pp) và evenly)
b/ Đánh được note lập lại (Repeated notes): 5 note/ giây (chuẩn Steinways là 7 note/ giây)

Mời bác recommend!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Vâng!

1/ Về âm thanh em để bác tự do vì "mứt ai vừa mũi người ấy" !

2/ Về độ mới của đàn: Vỏ, dây, máy, búa - Không khó kiểm tra: Bất cứ ai biết về đàn và kỹ tính là cũng có thể nhận ra. Em cũng không "vọc miệng" vào!

3/ Em chỉ có hai yêu cầu duy nhất không làm được thì "môt đi không trở lại" khi chon một cây đai dương cầm đạt chuẩn là:
a/ Đánh được âm thanh nhỏ xíu, lướt nhẹ đầu ngón tay trên mặt phím cũng phát ra tiếng thật nhỏ và đều (very soft /pianissimo và evenly)
b/ Đánh được note lập lại (Repeated notes): 5 note/ giây (chuẩn Steinways là 7 note/ giây)

Mời bác recommend!
Về mục 3 bác nêu, liệu có tìm được người đi cùng để thử đàn như yêu cầu bác đặt ra hay không mới là vấn đề! :))
a/ Để có thể "Đánh được âm thanh nhỏ xíu, lướt nhẹ đầu ngón tay trên mặt phím cũng phát ra tiếng thật nhỏ và đều (very soft /pianissimo và evenly)" nghe thì đơn giản, nhưng làm được việc đó cũng hàng đại cao thủ rồi! :D
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
787
Động cơ
473,630 Mã lực
Bác quang1970 kiểm tra giúp em inbox nhé, e đang chờ ý kiến của bác ạ. Trân trọng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top