Đọc "còm của bác
xe vài bánh em thấy khá thú vị và thiết thực nên xin phép "té nước theo còm" ntn:
Cảm ơn thông tin của bác, đúng là đã vào OF thì ai ai cũng phải biết tí code - đặc sản cõi này!
Thông tin học Nhạc Viện đắt em chả biết bác lấy đâu ra. Học Nhạc Viện hệ chính quy được nhà nước bao cấp gần như toàn bộ, một năm đóng đâu ba triệu mấy bốn triệu, trong khi đó học sinh giỏi có học bổng nữa thì gần như là hòa!
Có thi được vào không mới là chuyện đáng nói, ngày xưa thì mời không đắt, nay thì tranh nhau thi vào nên vào được không dễ.
Em xin nói rõ thêm một chút về vấn đề này!
Thực ra khi học ở các trường chính quy học phí không phải là vấn đề lớn!
Em không biết ở Hà Nội như thế nào, nhưng riêng ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 cũng như ngay cả bây giờ ngoài giờ lên lớp trong nhạc viện, học sinh muốn giỏi thì phải tới nhà để thầy cô rèn luyện thêm.
Về học phí em xin đưa một con số để các bác biết: học thêm với một thầy giỏi ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 1975, giá tiền vào khoảng 5.000₫ trong khi gạo Nàng Hương chợ Đào giá chỉ có 3.000đ 1 tạ (100kg)!
Ngoài ra những chuyện lễ nghĩa, quà cáp hiếu hỉ , là điều đương nhiên khỏi phải nói bởi vì phụ huynh học dương cầm đa phần là giàu có và họ luôn mang trong đầu câu
"Cao lễ dễ xin" hay:
"Muốn qua thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"
Do đó, Thực tế là chi phí "ngoài luồng" mới là điều đáng quan tâm khi học bộ môn này!
Về thầy, bác
QUANG1970 luôn có câu gì mà liên quan đến "sư" với "đồ" gì đó, nôm na là thầy giỏi mới hy vọng trò giỏi. Với dân Piano, khi đi ra ngoài không ai hỏi mài là ai, người ta hỏi thầy mài là ai?
Em thì nghĩ đơn giản là thầy cô dạy piano giỏi (ở HN) hẳn nhiên ai cũng mong muốn vào dạy khoa piano Nhạc Viện. Trong đó có điều kiện học hỏi, có phong trào, có học sinh giỏi để dạy, có chuyên gia sang liên tục, nói chung là môi trường tốt nhất rồi.
Theo chủ quan em thấy, hiện tại, cháu chưa có được điều kiện tốt nhất mà cháu hoàn toàn có thể có!
Quay lại việc theo học piano, có 3 yếu tố cần và đủ, xếp theo thứ tự:
1. Khả năng và năng khiếu của đứa trẻ;
2. Thầy;
3. Sự quyết tâm của gia đình + khả năng tài chính.
Nếu 1 và 3 bác cảm thấy tự tin rồi thì giải quyết nốt vấn đề số 2 nữa là xong thôi!
Em làm gì có câu nào hả Bác ?!
Chẳng qua em chỉ dùng miệng nói (nhắc) lời các cụ dạy với các bác thôi! Đó là "Minh sư xuất cao đồ" nghĩa thì như bác
xe vài bánh đã giải thích.
Chứ nếu đem
"sư" với
"đồ" mà ghép với nhau thì e rằng với các cô thì còn có để mà bàn bạc chứ các thầy thì thì đào đâu ra mà ghép hở bác?
Việc sinh viên dương cầm là học trò của ai là một niềm vinh dự và tự hào của tất cả những người học Dương Cầm vì trong thực tế hiếm có khi nào thầy cô giỏi mà đào tạo ra những học tro dở và ngược lại!
Còn thế nào là thầy cô giỏi là tiêu chuẩn của một giáo viên dạy đàn ra sao thì em xin phép chia sẻ với các bác một lá thư em viết gửi cho một bác. Bác này ở Sài Gòn có nhờ em đi coi giúp một cây đàn do chính bác lựa chọn và hỏi ý kiến em về kỹ thuật.
Sau khi mua đàn, bác có hỏi ý kiến em về việc giới thiệu thầy đến nhà dạy cho con mình. Do vào thời điểm đó em không có mặt ở Sài Gòn nên bác ta liên lạc với em qua thư và em cũng phúc đáp bằng thư.
Em xin phép được chép lại nội dung thư trao đổi: thư bác ta gửi và bức thư em gửi cho bác này, để qua đó, các bác có thể hình dung ra yêu cầu của một giáo viên dạy Dương Cầm, nhất là với những cháu không học chính quy tại nhạc viện mà phải tìm thầy học thêm ở ngoài.
Lá thư này không chỉ là một tiêu chuẩn mà còn là một kinh nghiệm của em trong việc "chọn mặt gửi vàng" mong các bác cùng nhau chia sẻ:
Chào chú Xxx,
Bé nhà con rất vui khi được luyện tập đàn mỗi ngày. Thấy nó cũng có vẻ trân quý cây đàn lắm Nhưng hiện tại bé cũng chỉ theo học piano tại nhà cô giáo gần nhà (cô chuyên về violin hơn) nên con cũng đang tìm kiếm một thầy cô nào chuyên dạy về piano cổ điển để dạy cho cả 2 mẹ con. Liệu chú có biết thầy cô nào dạy nhiệt tình, có khả năng truyền đạt tốt và chịu tới nhà học trò để dạy ko ạ?
Trước đây con có ý định nhờ cô Xx (cũng là người của Nhạc Viện xưa) để dạy cho 2 mẹ con nhưng ko may bây giờ cô bị ung thư di căn nên cô ko nhận dạy nữa. Thật tiếc cho con và cũng thật buồn cho cô ấy.
Chúc chú một ngày vui vẻ,
Cxxxxxxx
Hi cô Xxxxx!
Trước hết xin cảm ơn cô đã tin mà hỏi ý kiến về việc chọn gia sư dương cầm (Piano Tuitors) cho cháu bé cũng như cô.
Về việc này tôi xin lưu ý cô, học piano nhất là học nhạc cổ điển, là một quá trình dài lâu, không chỉ tính bằng tháng, mà phải tính bằng năm, thậm chí nhiều năm!
Do đó việc tìm chọn một người thầy thích hợp quả là không đơn giản, vì ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, cũng như tư cách đạo đức, thì một điểm chúng ta cũng cần phải lưu ý là về phong cách, và tính cách của người thầy, nhất là khi dạy cho một cháu bé mà là nữ: Bởi vì phong cách của người thầy cũng như tính cách dễ tiêm nhiễm, và ảnh hưởng rất nhiều tới đứa bé sau này.
Vài chục năm trước, khi nói chọn thầy dạy đàn, thì đa phần phụ huynh chỉ chọn một người thầy giỏi là đủ, mà không màng, hay để ý tới những yếu tố khác. Ngày nay, nhờ sự phát triển của xã hội, cũng như con người "dần dần khôn ra" họ mới hiểu được, ngoài yếu tố chuyên môn sư phạm, người ta còn cần và đòi hỏi nhiều hơn ở một người thầy.
Trên cơ sở sự tin tưởng của cô, cũng như qua những mối quan hệ và kinh nghiệm của mình, tôi xin giới thiệu cô Xx Xxx (Tel#: 0xx.xxx.xxxx) - một giáo viên đang dạy tại piano tại một số trung tâm ở Sài Gòn, cũng như cô có tới nhà làm gia sư cho một số em khác.
Tôi mạnh dạn tiến cử cô Xxx vì những lý do sau:
1/ Cô Xx Xxx đã tốt nghiệp tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, cô là học trò của thầy Đặng Hồng Quang, nguyên chủ nhiệm khoa piano của nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay thầy đã nghỉ hưu do lớn tuổi). Thầy Quang là anh em dị bào của nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn. Và thầy Quang cũng vốn có tiếng là một ngôi sao sáng ở Nhac viện Hà Nội trước đây.
2/ Ngoài trình độ chuyên môn vì đã tốt nghiệp nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh cô Xx Xxx cũng có kinh nghiệm trong việc giảng dạy đặc biệt là các cháu bé vì học trò của cô dạy trung tâm đa phần là các cháu bé khai tâm.
3/ Cô Xx Xxx xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt tại Sài Gòn ngày xưa.
Ngoài tính cách dễ thương, dung dị, dễ hòa đồng, cô Xx Xxx có một đặc điểm là cực kỳ dịu dàng, thông minh và vô cùng nữ tính.
Tôi tin chắc là cô sẽ rất thích tính cách cũng như phong cách của cô Xx Xxx!
BTW, Tôi cũng rất vui khi nghe cô cho biết về tình trạng ban đầu của cây đàn U30A sau khi "dọn về nhà mới"!
Có gì cần trao đổi hay thắc mắc, cô cứ mạnh dạn cho biết đừng ngại nhé.
Kính,
Xxx