- Biển số
- OF-780371
- Ngày cấp bằng
- 13/6/21
- Số km
- 99
- Động cơ
- 33,771 Mã lực
- Tuổi
- 39
cảm ơn cụNếu cụ ở Hà Nội có thể liên hệ Hoàng Phát Piano sẽ có nhiều mẫu trong tầm giá đó. Chúc cụ thành công!
cảm ơn cụNếu cụ ở Hà Nội có thể liên hệ Hoàng Phát Piano sẽ có nhiều mẫu trong tầm giá đó. Chúc cụ thành công!
Học đi bác ơi, nhân tiện đang dãn cách.Em cũng muốn học món này, đọc thớt thấy có thêm động lực. Mình thích thì mình học thôi các cụ nhỉ, có gì đâu
Em thấy hay nhất là cắm được tai nghe, ko ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả nhà. Chứ mà cứ chan chát thỉnh thoảng lại nhầm nút một phát, đau đầu phết. Weighted key là quá ok rồi.Tầm này thì chơi piano điện cụ ơi. Nói chung cứ tài chính đến đâu thì chơi đến đó, phù hợp với hoàn cảnh của mình là được. Trên mạng rất nhiều địa chỉ bán piano điện cụ ạ
Rút điện, tháo ống sấy, thay cái mới và cắm điện trở lại thôi ạ.Các cụ cho em hỏi, sáng nay do nhà em bị ngập nước nên cái đàn piano cơ đang cắm ống sấy nó nổ một phát, vậy có phải goi thợ đàn ko hay mình tự tháo ra thay diện điện được ko ạ? Em là phụ nữ cha biết j về điện đóm.
Thay hẳn ống sấy mới hả cụ? Cái này giá bao mhieu A? Ko sửa được hả cụ?Rút điện, tháo ống sấy, thay cái mới và cắm điện trở lại thôi ạ.
Cụ thu kiểu gì mà nét thế! Đàn nhà em mà cởi trần nghe thực tế thì hay nhưng thu nghe chán quá, mấy lần em cũng định đi khoe mà tiếng ko ưng, cụ chỉ em cách thu với.Hóa ra nhiều cụ cũng dính vizut pialo như em nên em cũng mạo muội chia sẻ kinh nghiệm tự học của em. Hi vọng là sẽ có ích cho những cụ nào vẫn đang "quan ngại" mặc dù nếu học theo lớp, theo bài bản thì vẫn tốt hơn. Đối với em, tác dụng của piano cũng tương tự như Thiền, đó là có một khoảng thời gian dứt hoàn toàn khỏi công việc, tính toán, suy nghĩ quá khứ, tương lai... Chơi piano, bằng cả 2 tay, choán hoàn toàn các suy nghĩ vô thức khác đối với em là một cách thư giãn rất thú vị.
Việc chơi piano có thể chia thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 là thuộc bài, thuộc phím. Và Giai đoạn 2 tập trung vào cảm thụ âm nhạc, giai điệu, voicing, tone production.
Thực ra việc chơi piano có thể so sánh được với việc gõ văn bản vì một bàn phím cơ bản có khoảng 100 phím và 1 cây piano có nhiều nhất 88 phím. Nếu các cụ đã từng dùng máy tính lâu năm thì có thể thấy là chúng ta thường gõ phím mà không cần nhìn xuống bàn phím, nghĩa là cử động của 2 cánh tay và 10 ngón tay đã được ghi vào từng thớ thịt rồi, đó chính là muscle memory. Cụ nào mà đã chơi game PC thì sẽ thấy là việc một tay di chuột vòng vòng, một tay bấm đủ các loại phím trong khi mắt vẫn dán vào màn hình, là loại tác vụ phức tạp không kém gì chơi piano. Việc cần làm chỉ là tạo ra các thói quen mới.
Em bắt đầu bằng các bài tập phát triển 3 kỹ năng: thuộc phím đàn, chơi bằng 2 tay, và đọc bản nhạc.
Kỹ năng đầu tiên là tập điều khiển các ngón tay và làm quen với cây đàn, thứ tự, vị trí các phím. Mục đích là nhìn xuống bàn phím mà không bị chóng mặt (thề em không đùa), não bảo A thì tay sờ đúng A, không cần nhìn. Và nếu có thể thì nghe âm biết đó là A. Phụ thuộc rất nhiều vào muscle memory nên việc đầu tiên là phải tìm và cố định vị trí ngồi. Vị trí này như một dạng gốc tham chiếu để các chuyển động của tay, khi đã được hình thành bằng thói quen, đưa ngón tay đến đúng điểm rơi cần thiết, theo một khung thời gian cố định. Khác với việc gõ văn bản, việc chơi đàn đòi hỏi, thời gian gõ phím chính xác. Các cụ có thể tham khảo các bài tập trên youtube hoặc cũng có thể tự tạo các bài tập cho từng ngón hoặc từng phím. Ví dụ bắt đầu từ dải âm ABCDEFG chuyển sang ABACADAEAFAG, chuyển sang ABBACC hoặc ABCABC. Mục đích cơ bản là để các ngón tay, và 2 bàn tay, quen thuộc với các chỉ thị của não. Các cụ có thể dùng app như Simply Piano (phải trả tiền) để hỗ trợ. App này khá hay khi nó có thể nghe và xác định được nốt nào vừa được chơi, giúp chúng ta điều chỉnh vị trí ngón tay, dần dần loại bỏ phản ứng tự nhiên là nhìn xuống phím đàn.
Kỹ năng thứ 2 là chơi bằng cả 2 tay. Tương tự như việc gõ 2 tay trên bàn phím, mục đích là chúng ta không cần phải suy nghĩ về việc ngón tay nào đi vào vị trí nào. Việc khớp 2 tay thực ra không quá khó khi chúng ta đã có 1 khung thời gian cố định cho từng thao tác (bản nhạc). Các bài tập của kỹ năng này chú trọng vào việc mỗi tay chơi một kiểu khác nhau. Ví dụ như tay trái sẽ chơi dải hợp âm C trưởng theo dạng C-E-G-E-G hoặc C-EG-EG còn tay phải chơi ABCDEFG GFEDCBA theo tỉ lệ 1-1. Sau đó có thể phát triển lên bằng việc liên tục chuyển đổi hợp âm tay trái hoặc tăng tỉ lệ giữa 2 tay thành 1-2 ... Em dùng app Chords để dò các hợp âm (gam).
Kỹ năng thứ 3 là đọc và dịch bản nhạc. Một bản nhạc là sự diễn dải các thanh âm ở cao độ và trường độ nhất định. Trường độ được quy định bởi hình dạng của nốt nhạc. Nốt trắng dài gấp đôi nốt đen, dài gấp đôi nốt móc đơn, dài gấp đôi nốt móc kép. Cao độ chính là đồ (C) rê (D) mi (E) fa (F) son (G) la (A) xi (B). Với cao độ, em thường ký chú toàn bộ bản nhạc, dịch ra ký tự ABCDEFG. Từ đó, bản nhạc nhìn bằng mắt và chơi bằng tay được đưa về cùng 1 ngôn ngữ (là các ký tự ABCDEFG). Việc còn lại là khớp câu lệnh của não với hành động của ngón tay và cần khá nhiều kiên nhẫn.
Đây là bản piano đầu tiên trong đời của em sau 3 tháng đánh vật với cái đàn. Tương đối thành hình mặc dù vẫn còn sai và lủng củng rất nhiều.
Em tin ạ vì lần đầu em chơi đã Valse Favourite, em hoc có mấy tuần, em ko hoc bài bản vì Bố em thích bài gì thì day em bài đó nhưng hồi đấy em còn ít tuổi và đã học qua vài nhạc cụ nên dễ hơnChưa biết chơi thì em ko tin 3 tháng cụ đánh được như này.
hoặc cụ ghi lại bản nhạc này tại một thời điểm sau này. Với một người tập 3 tháng RẤT KHÓ có được tiếng đàn chau chuốt sạch sẽ như thế này được. Chưa kể bài nhạc của cụ là tổng hợp của rất nhiều loại âm hình tiết tấu khó, tay phải còn đánh cả ngón chập (2 bè một lúc). Bài này cái tai trâu của em chỉ phát hiện ra một lỗi duy nhất đó là tempo ko đều, các đoạn sau móc tam móc tứ cụ đánh bị nhanh hơn so với đoạn đầu.
Nếu bài này cụ ghi ở thời điểm tháng thứ 3 thì em xin tặng cụ hết số ngựa em có.
Mợ xem youtube các bạn vlogger hướng dẫn làm thu âm đi. Em dùng mic của Audio Technica nối với 1 cái audio interface của Forcusrite.Cụ thu kiểu gì mà nét thế! Đàn nhà em mà cởi trần nghe thực tế thì hay nhưng thu nghe chán quá, mấy lần em cũng định đi khoe mà tiếng ko ưng, cụ chỉ em cách thu với.
Bác đầu tư cái sound card chuyên thu âm rẻ rẻ như Behringer, Forcusrite + Micro condenser là tiếng đã khác hẳn rồi ạ.Cụ thu kiểu gì mà nét thế! Đàn nhà em mà cởi trần nghe thực tế thì hay nhưng thu nghe chán quá, mấy lần em cũng định đi khoe mà tiếng ko ưng, cụ chỉ em cách thu với.
Em chào cccm
Em có nhiều câu hỏi cần hỏi. Với trường hợp tà tà, làng nhàng, tuổi nhỡ nhàng, nhà không có điều kiện…. thì chương trình học, sách học, lộ trình tiếp theo cho các con để các con sau này vẫn duy trì được vững vàng việc học (bất kể bận rộn, gián đoạn bởi ốm, sốc, thi cử, lấy chồng, sinh con blah blah…) sẽ nên như thế nào ạ?
Cún nhà em, gái, 12 tuổi hơn. Cháu học trung tâm MYC từ hơn 4 tuổi. Mẹ không hề muốn cho học piano vì nghĩ nó cao cấp, phức tạp, ko thuộc về mình, cộng thêm cả gia đình ko ai biết đàn hát gì cả.. mà định đky cho con học lớp dancesport, hồi ý đúng đợt rầm rộ kiện tướng Khánh Thi – Chí Anh. Cháu cũng không thích học múa nên muốn cho cháu học dance để linh động, mềm dẻo, cải thiện hình thể, nhưng cháu giãy đành đạch không chịu, chỉ vào lớp có ông mặt trời to tướng, Music for Young Children MYC ban đầu ở Hồ Thiền Quang đấy ạ. Đành cho con học thử, cháu lại thích quá, vì khung cảnh lớp đẹp, cô giáo rất xinh, thảm nhạc to các con được demo trên đó, các con mới đầu thì không lên đàn gì cả, chỉ chơi castanet, triangle, drum, gõ nhịp phách, nhận diện nốt C, D, E, F, G, A, B…. họ hình tượng hóa bằng các con vật, chẳng hạn bạn khủng long Dinosaur là gắn với D, bạn hươu cao cổ nốt Mi….. Còn nhịp thì học kiểu giáo cụ trực quan, cô gõ, trò vỗ tay (qua hình tượng bạn thỏ hop hop hop (1 nhịp…). Rồi làm các bài tập tô màu vẽ nốt và cắt dán… suốt 1,5 năm như thế, các con gần như không lên đàn. Lúc lên đàn thì lại lên 1 tay thôi. Túm lại học rất lâu mà con không đánh gì mấy, thấy ngại với các bạn học trung tâm khác quá nên đành lòng chuyển qua Magic Music, cháu bị xuống cấp 1 ít mới theo được các bạn cùng độ tuổi ở đây. Và cháu học đến bây giờ. Cứ èn en như vậy Chỉ ở mức đầu lớp, thi hết level thì được 10, kiểu chấm động viên ấy ạ Cháu chưa thi thố bao giờ ngoài một lần học 1 cô học phí rẻ rẻ gần nhà (để củng cố thêm, tuy nhiên đôi tháng sau cháu đòi nghỉ) đi thi nhà văn hóa Hà Đông và có giải 3 .
Con học Magic Music thì đến Planet 1 (còn Planet 2 (chừng 1 năm nữa) là hết). Tiếc công sức đằng đẵng nhiều năm mà e sẽ đổ ra sông bể, nên em tìm hiểu và in cho con rất nhiều sách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề. Chọn sách thế nào? Chọn tác giả nào? Em đang in sách được phát tán trên trang của Nga ấy và một số trên scribd.com. Chủ yếu sách của các nxb như Schirmer's Library of Musical Classics, wise publications, Alfred music, hal leonard (như hình ạ). Em xin lỗi về việc bản quyền ạ, vì em chỉ in cho con, không phát tán ạ. (em làm xuất bản ạ, hức, ý thức được việc này… Tuy nhiên. … hức hức)
Vậy câu hỏi của em:
1- Học nhạc có giống như học ngôn ngữ, mình cho tiếp xúc hằng ngày và từ nguồn tài liệu phong phú? Hay là như thế là không nên, chỉ nên cày cuốc trên sách của trung tâm? Nếu ở lớp con học classics mà sách mẹ in lại cả jazz, blue, rock, popular, nhạc cho movie…. thì là điều nên hay không nên? Hiện tại cháu mở sách tự chọn bài cảm thấy thích thú và quan tâm thì mới đánh.
2- Con nên tiếp cận hằng ngày như thế nào? Vẫn là từ dễ đến khó? Vẫn nên luyện ngón trước khi bắt đầu vào bài? Etude, hanon… hay phương pháp updated ngày nay là thế nào, vì thấy có ng khen ng chê?
3- Sau Magic Music con cần tìm 1 thầy cô nào đó chỉnh sửa cho con, thì nên tìm đến đâu ạ? Học chừng bao lâu để đủ chỉnh nắn cho con?
4- Con có nên thi chứng chỉ Trinity? Và nếu muốn thi đỗ, con nên học thế nào, ôn luyện ở đâu ạ? Con học trung tâm với các cô giáo hợp đồng hay Cộng tác viên gì đó nên chắc không nắm được những cái này và cũng không phổ biến gì cho các con ngoài việc lên lớp.
5 – Con học văn hóa ở trường công làng nhàng không bận bịu lắm, nếu bây giờ còn thi vào một học viện âm nhạc nào đó thì đã muộn quá chưa, có nên thử sức thi không ạ.
Em chèn ít ảnh về sách của con đang học, sách em in cho con, còn nhiều cuốn tự ghép tự chọn tự in mà nhiều và lặt vặt, em đưa một số đại diện ạ. Bộ sách Magic Music, ít bài test gom thành tập hợp các grade, ít sách luyện ngón, ít sách trong các bộ it's easy to... The joy of..., mấy bộ complete sonatas của Mozart, Beethoven, Chopin...
em nhờ cccm có nhiều kinh nghiệm, cccm có F1 có hoàn cảnh giống em giúp em với ạ. Nếu có lạc đề hay gì mong cccm nương tay ạ.
View attachment 2317302
View attachment 2317304
Túm lại, sau khi đã học đàn kiểu èn en từ 4 tuổi đến giờ 12 tuổi, 2 mẹ con vẫn lơ ngơ, nên cccm cho mẹ con cháu lời khuyên chân thành với ạ.
Em cảm ơn cccm
Em chào cccm
Em có nhiều câu hỏi cần hỏi. Với trường hợp tà tà, làng nhàng, tuổi nhỡ nhàng, nhà không có điều kiện…. thì chương trình học, sách học, lộ trình tiếp theo cho các con để các con sau này vẫn duy trì được vững vàng việc học (bất kể bận rộn, gián đoạn bởi ốm, sốc, thi cử, lấy chồng, sinh con blah blah…) sẽ nên như thế nào ạ?
Cún nhà em, gái, 12 tuổi hơn. Cháu học trung tâm MYC từ hơn 4 tuổi. Mẹ không hề muốn cho học piano vì nghĩ nó cao cấp, phức tạp, ko thuộc về mình, cộng thêm cả gia đình ko ai biết đàn hát gì cả.. mà định đky cho con học lớp dancesport, hồi ý đúng đợt rầm rộ kiện tướng Khánh Thi – Chí Anh. Cháu cũng không thích học múa nên muốn cho cháu học dance để linh động, mềm dẻo, cải thiện hình thể, nhưng cháu giãy đành đạch không chịu, chỉ vào lớp có ông mặt trời to tướng, Music for Young Children MYC ban đầu ở Hồ Thiền Quang đấy ạ. Đành cho con học thử, cháu lại thích quá, vì khung cảnh lớp đẹp, cô giáo rất xinh, thảm nhạc to các con được demo trên đó, các con mới đầu thì không lên đàn gì cả, chỉ chơi castanet, triangle, drum, gõ nhịp phách, nhận diện nốt C, D, E, F, G, A, B…. họ hình tượng hóa bằng các con vật, chẳng hạn bạn khủng long Dinosaur là gắn với D, bạn hươu cao cổ nốt Mi….. Còn nhịp thì học kiểu giáo cụ trực quan, cô gõ, trò vỗ tay (qua hình tượng bạn thỏ hop hop hop (1 nhịp…). Rồi làm các bài tập tô màu vẽ nốt và cắt dán… suốt 1,5 năm như thế, các con gần như không lên đàn. Lúc lên đàn thì lại lên 1 tay thôi. Túm lại học rất lâu mà con không đánh gì mấy, thấy ngại với các bạn học trung tâm khác quá nên đành lòng chuyển qua Magic Music, cháu bị xuống cấp 1 ít mới theo được các bạn cùng độ tuổi ở đây. Và cháu học đến bây giờ. Cứ èn en như vậy Chỉ ở mức đầu lớp, thi hết level thì được 10, kiểu chấm động viên ấy ạ Cháu chưa thi thố bao giờ ngoài một lần học 1 cô học phí rẻ rẻ gần nhà (để củng cố thêm, tuy nhiên đôi tháng sau cháu đòi nghỉ) đi thi nhà văn hóa Hà Đông và có giải 3 .
Con học Magic Music thì đến Planet 1 (còn Planet 2 (chừng 1 năm nữa) là hết). Tiếc công sức đằng đẵng nhiều năm mà e sẽ đổ ra sông bể, nên em tìm hiểu và in cho con rất nhiều sách. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề. Chọn sách thế nào? Chọn tác giả nào? Em đang in sách được phát tán trên trang của Nga ấy và một số trên scribd.com. Chủ yếu sách của các nxb như Schirmer's Library of Musical Classics, wise publications, Alfred music, hal leonard (như hình ạ). Em xin lỗi về việc bản quyền ạ, vì em chỉ in cho con, không phát tán ạ. (em làm xuất bản ạ, hức, ý thức được việc này… Tuy nhiên. … hức hức)
Vậy câu hỏi của em:
1- Học nhạc có giống như học ngôn ngữ, mình cho tiếp xúc hằng ngày và từ nguồn tài liệu phong phú? Hay là như thế là không nên, chỉ nên cày cuốc trên sách của trung tâm? Nếu ở lớp con học classics mà sách mẹ in lại cả jazz, blue, rock, popular, nhạc cho movie…. thì là điều nên hay không nên? Hiện tại cháu mở sách tự chọn bài cảm thấy thích thú và quan tâm thì mới đánh.
2- Con nên tiếp cận hằng ngày như thế nào? Vẫn là từ dễ đến khó? Vẫn nên luyện ngón trước khi bắt đầu vào bài? Etude, hanon… hay phương pháp updated ngày nay là thế nào, vì thấy có ng khen ng chê?
3- Sau Magic Music con cần tìm 1 thầy cô nào đó chỉnh sửa cho con, thì nên tìm đến đâu ạ? Học chừng bao lâu để đủ chỉnh nắn cho con?
4- Con có nên thi chứng chỉ Trinity? Và nếu muốn thi đỗ, con nên học thế nào, ôn luyện ở đâu ạ? Con học trung tâm với các cô giáo hợp đồng hay Cộng tác viên gì đó nên chắc không nắm được những cái này và cũng không phổ biến gì cho các con ngoài việc lên lớp.
5 – Con học văn hóa ở trường công làng nhàng không bận bịu lắm, nếu bây giờ còn thi vào một học viện âm nhạc nào đó thì đã muộn quá chưa, có nên thử sức thi không ạ.
Em chèn ít ảnh về sách của con đang học, sách em in cho con, còn nhiều cuốn tự ghép tự chọn tự in mà nhiều và lặt vặt, em đưa một số đại diện ạ. Bộ sách Magic Music, ít bài test gom thành tập hợp các grade, ít sách luyện ngón, ít sách trong các bộ it's easy to... The joy of..., mấy bộ complete sonatas của Mozart, Beethoven, Chopin...
em nhờ cccm có nhiều kinh nghiệm, cccm có F1 có hoàn cảnh giống em giúp em với ạ. Nếu có lạc đề hay gì mong cccm nương tay ạ.
View attachment 2317302
View attachment 2317304
Túm lại, sau khi đã học đàn kiểu èn en từ 4 tuổi đến giờ 12 tuổi, 2 mẹ con vẫn lơ ngơ, nên cccm cho mẹ con cháu lời khuyên chân thành với ạ.
Em cảm ơn cccm