Cảm ơn bác phinhtauamhanoi đã chia sẻ thật tình, và cung cấp thêm thông tin.
Bác đã dám nói thật hết cả "đầu cua tai nheo" thì em cũng xin phép nói "thẳng tuột ruột ngựa" như thế này:
Bác phải mừng vì cháu bé đang học 1 giáo viên có thẩm âm, cũng như có tai nghe tốt!
Thực sự khi nghe cháu đàn, tuy tiếng đàn rất sáng sủa sạch sẽ, bàn tay vô cùng đáng yêu nhưng em rất thất vọng vì không hiểu sao kỹ thuật của cháu khá tốt mà người thầy lại không hướng dẫn cháu cách thể hiện sắc thái (làm câu, thở, nhấn đầu câu, thở cuối câu,...... ) nhưng qua thông tin bác cung cấp thì em biết rằng cô giáo có hướng dẫn mà cháu chưa làm tốt!
Nghĩa là cháu đang học với một người thầy có trình độ và không phải là loại "giáo viên tai trâu".
Trong thực tế nghề dạy đàn, có rất nhiều thầy cô dạy đàn, mà không biết đàn cũng như có thể biết đàn nhưng thuộc loại "tai trâu". Tức là không có thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn (Mauvais gout)!
Người ta nói "Minh sư xuất cao đồ". Thử hỏi các bậc phụ huynh nhất là những người không hiểu chuyên môn cũng như không phải người trong nghề thì phải ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh "dở khóc dở cười" vì "mua lợn tơ, giao nái xề" như thế này ???
Em mong Bác hãy làm việc với cô giáo, chia sẻ thật tình với sự trọng thị người thầy và xác định rõ là bác (phụ huynh) không yêu cầu tốc độ khi học một bài: Cháu có thể học một tháng, hai tháng. Thậm chí nửa năm, hoặc một năm mà gia đinh vẫn vui lòng miễn là Cô giúp cháu đánh ra bài tử tế.
Một khi người thầy được sự đồng ý chấp thuận của phụ huynh, thì đa phần, họ sẽ sẵn sàng không ngại tốn công sức, cũng như không sợ mang tiếng là "dạy câu giờ để kiếm tiền" khi hướng dẫn học sinh học một tác phẩm thật nhuần nhuyễn và tử tế!
Theo em, cách bác phinhtauamhanoi nói, là cách để động viên con nít, và chỉ áp dụng được tạm thời!
Cái chính yếu là bác phải hiểu biết rằng con bác đang từng bước trở thành thợ đàn nếu cứ tiếp tục như vây chứ không phải thành nghệ sĩ. Nghĩa là khi cháu nhà bác đánh đàn, do tập luyện kỹ, cẩn thận, tính cháu lại chỉnh chu thì tiếng đàn sẽ "sạch bong" không sai một note, chẳng vấp một nhịp, nhưng như một cái máy đánh đàn, và tệ lậu hơn nữa, người ta gọi là thợ đàn!
Đã rất nhiều lần em nói, nhất là trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": người nghệ sĩ, trong lúc biểu diễn (khi đánh) có thể do vì nhiều yếu tố: tâm lý, sức khỏe, tuổi tác, .... khiến cho họ đánh sai, vấp váp: thậm chí sai nốt, quên bài nhưng họ vẫn là nghệ sĩ, họ vẫn đem được tiếng đàn, đem âm nhạc đến cho người nghe bởi vì đó là tố chất thiên bẩm, đó là "cái" tâm hồn trong câu nhạc!
Để xử lý tình huống này cách đây không lâu em đã có chia sẻ với một bác trong thớt "Tư vấn mua đàn Piano": Cách duy nhất, là bác cho cho cháu nghe bài nhạc này do nghệ sĩ hay người có chuyện môn biểu diễn và sau đó bảo (bắt) cháu hát rồi khi đàn thì vừa đàn vừa hát.
Nghĩa là khi hát, cháu sẽ hát theo tiết điệu, có sắc thái mạnh, nhẹ nhanh chậm, dãn câu, thở dứt câu, ... và khi đàn cháu sẽ cố gắng làm y được như vậy nghĩa là hát sao đàn vậy.
Đây là từng bước giúp cho cháu đem câu nhạc (make music) vào trong tiếng đàn.
Điều này thật sự không phải dễ dàng nhất là trong giai đoạn bắt đầu thói quen này. Thực tế, với những người có tâm hồn có tư chất thì vô cùng dễ dàng. Còn nếu chẳng may, mà thẩm mỹ âm nhạc hoặc xúc cảm của học đàn chưa tốt, thì cả là một quá trình!
Tuy nhiên thiết nghĩ nếu có sự cố gắng rèn luyện thì không được điểm 9, 10 thì cũng được điểm 7, 8 bác ạ!
Việc đánh bài tác phẩm "giống như kiểu trẻ con tập đọc cứ phải đọc tròn vành rõ chữ trước đã rồi đọc đọc diễn cảm sâu" đúng về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì không đúng như vậy bởi vì khi tôi tập đọc, tức là học đọc, học nói trên lớp, sau đó về nhà người ta lại tiếp tục được rèn luyện nâng cấp qua tiếp xúc với người xung quanh: Nghe tin tức, báo đài, vo tuyến, cũng như có cơ hội tiếp cận "dằm thắm" với cách đọc diễn cảm, cách nói có ngữ điệu hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, xung quanh mình! Trong khi học đàn, thì lại khác, bởi vì phải đàn và "bị" đàn "cuốn" theo từng bài nhạc liên tục, bài này qua, tiếp theo là bài kia liên tục và liên tục,.......
Thử hỏi, ai có thời gian để suốt ngày ngồi nghe một bản nhạc mình học, và rèn luyện, đánh cho ra bài ra câu tử tế?! Nhất là ngày nay, ai cũng thấy, không chỉ là học đàn, mà còn phải học các môn khác bên cạnh việc học bộ môn mình học này. Đã vậy , còn có biết bao nhiêu những cái phải lo, những cái (thú vui) hấp dẫn hơn xung quanh lôi cuốn, để thay vì chúi đầu vào chỉ nghe hay rèn một bài nhạc mà mình muốn làm cho thật hay!
Em mong bác hãy lắng nghe lời em nói và có kế hoạch xử lý càng sớm càng tốt!
Trân trọng,
大衛,李