Mong các bác niệm tình cho phép em mượn chút đất trong thớt thành kính tiễn một cây cổ thụ trong văn giới!
Kính dâng hương hồn Đại văn sĩ Kim Dung!
信無窮無盡的話
慰問
Cuối thu lá đã rụng nhiều!
Trong đám lá ấy bao nhiêu lá vàng?
Lá vàng không phải màu vàng
Mà là kim diệp, "chuông vàng" Kim Dung
Tên thật là Tra Lương Dung,
Triết Giang nguyên quán, Gia
Hưng Thị nhà
Dọc ngang ngòi bút xông pha
Từ năm sáu tuổi đã là tài nhân
Viết sách lúc chửa thành nhân
Hướng dẫn thi cử, cân phân luận bàn
Mười sáu viết báo Đông Nam
Chỉ một ngòi bút đập tan lạm quyền
Tiếng tăm anh tú còn truyền
"nhân đôi" thành phố "chân quyền", rèn tôi
Trải bao "lửa bỏng dầu sôi""
Vào "Tân Văn Báo" mới thôi phận nghèo
Kim Dung chuông lớn chẳng treo
Chuông chẳng ai đánh mà theo hàng ngày
Truyện viết nhật báo đều tay
Ngày nào có bão máy bay tạm dừng
Niềm vui bỗng chợt bị ngừng
Hôm nay bạn đọc tạm ngưng một ngày!
Bao nhiêu tình cảm nồng say
Mười bảy năm lẻ một tay vẽ vời
Chín tư tuổi hết một đời!
Ba lần sính lễ,.....
nếp tẻ thời đủ đôi!
慰問,
大衛, 李
Phụ chú:
Viết sách lúc chửa thành nhân
Hướng dẫn thi cử, cân phân luận bàn:
Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách
Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn
Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩnh.
Mười sáu viết báo Đông Nam
Chỉ một ngòi bút đập tan lạm quyền :
Năm 16 tuổi, khi ông chuyển đến học trường Cù Châu. Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài
Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, được giới học sinh tranh nhau đọc. Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh!
"nhân đôi": Trùng Khánh, (重庆) là một thành phố lớn ở
Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn
thành phố trực thuộc trung ương tại
CHND Trung Hoa.
Trùng Khánh cò nghĩa là "hạnh phúc nhân đôi"
"nhân đôi" thành phố "chân quyền", rèn tôi: Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở
Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.
Kim Dung chuông lớn chẳng treo: Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn"
Truyện viết nhật báo đều tay
Ngày nào có bão máy bay tạm dừng:
Kim Dung viết tiểu thuyết kiếm hiệp trên nhật báo (báo ra hàng ngày) bằng tiếng Hán, sau đó báo này do máy bay chuyển sang các nước khác (
Việt,
Hàn,
Nhật,
Thái,
Anh,
Pháp,
Indonesia) và dịch lại cho bạn đọc coi bằng tiếng bản địa Khi có bão, máy báy không bay được, không có báo bản gốc coi như ngưng coi hôm đó!
Mười bảy năm lẻ một tay vẽ vời: sự nghiệp viết tiểu thuyết kiếm hiệp lừng lẫy nhật của Kim Dung từ 1955 đến 1972.
Ba lần sính lễ, nếp tẻ thời đủ đôi!: Kim Dung có 3 người vợ, 4 người con: Hai trai hai gái.