[Funland] Đàn Dương Cầm (Piano) - Chia sẻ kinh nghiệm!

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thấy nhiều bác còn băn khoăn lưỡng lự chưa biết chọn đàn thế nào, em xin chia sẻ về vấn đề lựa chọn cây đàn nào phù hợp với khả năng, nhu cầu và mục đích.
Trước khi đến cửa hàng và dõng dạc tuyên bố "bán cho tôi 1 cây đàn", các bác cần có khái niệm sơ bộ:
- Mua cây đàn gì, điện, hay cơ? (Cơ ở đây là đàn đứng thôi, các bác mua đàn grand em chả dám múa rìu đâu! :D)
- Mua đàn cơ thì kích thước to nhỏ thế nào?
- Mua đàn hãng gì?
Em sẽ từng bước phân tích 3 điểm trên.
1. Đầu tiên cần xác định mua đàn điện hay đàn cơ.
Ai cũng nghĩ là đàn cơ thì hơn đứt đàn điện. Đúng, nhưng với điều kiện cây đàn cơ phải còn tốt. Một cây đàn điện trung bình lại hơn hẳn một cây đàn cơ tồi, hơn ở nhiều mặt!
- Đàn điện không phải lên dây, đàn cơ phải lên dây định kỳ. Với cây đàn cơ còn tốt, dây sẽ được giữ rất lâu và khi xuống thì xuống đều, đối với các bác mới chơi hoặc con mới tập thì 1 năm lên dây 1 lần là hoàn toàn có thể. Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên.
- Đàn điện không thay đổi theo thời tiết, nhất là thời tiết đỏng đảnh như miền bắc thì việc chăm sóc cho 1 cây đàn cơ sẽ vất vả hơn. Cây đàn cơ tốt thì nếu sấy tốt sẽ ít ảnh hưởng, cây đàn quá cũ sẽ ảnh hưởng nhiều do thời tiết.
- Đàn cơ quá cũ và không được cân chỉnh tốt, máy móc lỏng lẻo, không cân giữa các phím, cảm giác chơi sẽ không bằng 1 cây đàn điện.
Kết luận: Nếu mua đàn cơ thì nên mua cây đàn tốt, không thì mua cây đàn điện là hơn. Ngày nay, các nhà sản xuất đàn điện đã có rất nhiều cải tiến để cảm giác phím của 1 cây đàn điện tiệm cận với cây đàn cơ, âm thanh thì với những người mới chơi hoặc chơi không chuyên cũng không cảm nhận rõ được sự khác biệt. Nhưng âm thanh của cây đàn điện còn tốt hơn nhiều so với 1 cây đàn cơ sai dây!
2. Nếu quyết mua bằng được cây đàn cơ, nên mua size nào?
Em không có ý định chỉ ra tất cả các loại size của tất cả các loại đàn trên thế giới, em sẽ đưa ra 3 size phổ thông của đàn Yamaha, đàn các hãng khác lựa chọn trên cơ sở tương đương.
Đàn đứng của Yamaha phổ thông có 3 size: U1, U2 và U3. Size của cây đàn nói đến độ cao của cây đàn, từ đó quyết định độ dài của dây đàn, diện tích soundboard và độ nặng của búa đàn. Với cây đàn lớn hơn (U3>U2>U1), dây đàn dài hơn, soundboard rộng hơn và búa nặng hơn, cho ra âm thanh khỏe (to) hơn, tiếng sâu hơn và ngân dài hơn.
Về mặt âm thanh, với 1 căn phòng diện tích khoảng 10-15m2, cây đàn U1 đáp ứng hoàn toàn vừa vặn, cây U3 sẽ là to quá. Phòng 15-20m2, có thể lựa chọn cây U2 hoặc U3, phòng trên 20m2 thì nên chọn cây U3.
Về giá tiền, cây đàn U1 rẻ hơn U2 và U2 rẻ hơn U3. Nếu có một số tiền hạn chế, nên chọn cây U1 tốt, thay vì cây U3 tồi, kể cả phòng có rộng. Đến cửa hàng, cácc bác cứ thử hỏi 1 cây U1 đẹp, tốt, xong hỏi giá đó mua được cây U3 nào là có trải nghiệm ngay thôi!
3. Xác định được kích thước rồi, hãy quan tâm đến thương hiệu. Ở Việt Nam, đàn Yamaha có thể coi như xe máy Honda hay ô tô Toyota, tức là thông dụng, phổ thông, dễ mua dễ bán. Nếu xác định mua tạm và sẽ đổi đàn trong 1-2 năm tới, cứ Yamaha mà triển cho lành, sau dễ bán.
Trên Yamaha có các hãng đàn Mỹ và Châu Âu, nhưng đàn đứng cũ thì ở VN các đàn Châu Âu không thông dụng cho lắm.
Dưới Yamaha một chút thì Kawai, các hãng "ngoài dòng" khác thì kém hơn, đó là về mặt thương hiệu thôi nhé!
Nếu mua 1 cây đàn để sử dụng lâu dài, cùng một tầm tiền sẽ mua được cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây Yamaha cùng loại. Tùy các bác quyết định! Đàn ngoài dòng không phải là sau này không bán được, chỉ khó hơn thôi, cùng lắm là quay lại cửa hàng họ sẽ nhập lại cho mình.

Đối với mục đích sử dụng của các bác mới tập chơi hoặc các cháu bắt đầu học, kể cả các cháu học đàn trong 5 năm đầu, bất kể cây đàn nào cũng thừa đáp ứng mọi nhu cầu. Cây đàn cũng chỉ là công cụ, chơi hấp dẫn hay không phụ thuộc vào bản thân người chơi cũng như sự rèn rũa, luyện tập là chính!

Kết luận:
- Một cây đàn điện trung bình còn tốt hơn 1 cây đàn cơ tồi! Tất nhiên về độ "hoành tráng" thì đàn điện không có tuổi so với đàn cơ! Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, các bác cứ mạnh dạn khuân cây đàn điện!
- Một cây đàn cơ bé mà tốt còn hơn cây đàn to mà tồi!
- Một cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi!
Các bác liệu cơm mà gắp mắm, chúc các bác mua được cây đàn vừa ý!
 

vovinan

Đi bộ
Biển số
OF-593007
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
2
Động cơ
131,120 Mã lực
Tuổi
42
Cảm ơn bác đã hỏi thăm và xin phép được trả lời từng điểm như sau:

1/ UX (1,2,3) là một model cải tiến của Yamaha.
Về nguyên tắc, hay lý thuyết, tiếng đàn đẹp (piano bell) dựa vào 4 yếu tố sau:
+ Chốt pin (trục lên dây) tốt không tuột,
+ Chất lương dây đàn tốt
+ Khung định hình tốt, giữ chắc cho soundboard ổn đinh
+ Soundboard

Trong hầu hết các đàn piano đàn dương cầm không định hình (Tension Resonator) đều theo kết cấu khung gỗ hình chữ nhất và hệ thống cột hình trụ đứng. cá biệt thì có Mason Hamlin dùng hệ thống (Tension Resonator) để giữ chắc khung định hình hầu tạo cho sự ổn định cho soundboard tại ra tiếng đàn đẹp (như hình dưới).





Trong Model UX Yamaha đã dùng hệ thống trục hình chữ x tạo lực cân đối và ổn định như hình bác cung cấp. Đây là một cải tiến giúp cho âm thanh đàn tốt và hay hơn.
Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế thì cũng cần phải coi lại!

Em xin nhắc lại và nói lớn để các bác nhớ và hiểu rằng, cho đến giờ phút này Yamaha vẫn chỉ xếp thứ hai sau đàn Mỹ và châu Âu (chỉ trừ có đàn đại dương cầm Yamaha S series thì còn có thể gọi là đem So sánh nhưng giá tiền thì cũng bằng ngang ngửa với đàn Mỹ và châu Âu!!!) Do đó mọi cố gắng của Yamaha chiêu thị (marketing) vẫn chỉ là phục vụ cho những người mới bước vào nghề đàn phách hoặc không có tiền nhiều, hay nhu cầu thẩm âm không cao.

Với một người học đàn chơi đàn chuyên nghiệp thì khó có ai có thể hài lòng với tiếng đàn Yamaha!

Một khi các bác đã nghe những tiếng của những cây đàn Mỹ hay Châu Âu hàng "top tier" thì em tin chắc rằng với người có đôi tai tốt sẽ hiểu được tại sao mà Yamaha vẫn chỉ ở "chiếu dưới"!

2/ Về việc dùng Pedal hay không dùng Pedal khi đánh một bản nhạc, thì xin lỗi bác, đa phần tất cả những người đánh đàn ở tại showroom đều chỉ học võ vẽ đánh được năm ba bài nhạc moderne với một "đống hợp âm" và một "đống hợp âm rải" nhét vào cũng như vài ba bài nhạc của Richard Clayderman! Họ chẳng thể nào đánh được những bài nhạc tinh tế của Bach, Handel, Domenico Scarlatti, Vivaldi, ,... Với những tác phẩm nhạc cổ điển thời Baroque thì đa phần chẳng cần dùng Pedal tiếng đàn cũng đã đủ vang vọng, réo rắt, tươi đẹp rồi!

Riêng với những "Dương Cầm Thú showroom", chắc các bác cũng hiểu, do họ đa phần, học hành không đến nơi đến chốn, chỉ đánh được những bài nhạc mà bản thân nó không đủ giai điệu, nên phải dùng phụ trợ của Pedal để tạo sự liên lạc cũng như sự "hoành tráng giả tạo" do đó, với những bản nhạc này đánh qua tay "Dương Cầm Thú showroom" mà không có pedal thì chẳng khác nào bác xơi lòng lợn mà không có mắm tôm! :P

Việc khác biệt giữa một bài nhạc có pedal và không có pedal mà bác nghe họ đánh là rất bình thường. Tuy nhiên khi đó bác nghe nhạc cổ điển bác, sẽ thích là không có pedal hay có ít pedal hơn: để bảo đảm tiếng đàn trong sáng rõ đẹp!
Đấy ta chưa nói đạp pedal là một nghệ thuật và là kỹ thuật: Chỉ nhìn một người khi đàn đạp pedal là có thể biết người đó có học hành tử tế hay chưa hay có tuy học hành tử tế mà bị thầy cô dấu nghề không truyền "hết chiêu". Cũng giống như pha (đánh) mắm tôm chanh ớtvắt chanh sai cách ! [-X :P :((

Tai bác không có vấn đề mà là quá tốt đấy! =D>

3/ Còn về việc những phần gỗ hình tam giác ở (trong) góc tay trái phía trên hay góc tay phải phía dưới (nhìn từ đàng sau đàn - như hình bác minh hoạ) soundboard của đàn dương cầm (upright piano): Thì điều này cũng rất là bình thường ở một số những Model đàn dương cầm trước năm 1950 Soundboard đàn còn "không nguyên vẹn" nghĩa là bác có thể "thọc tay" vào "trong thùng cộng huởng âm thanh" hoặc từ trong "thùng cộng hường âm thanh" có thể thọc tay ra ngoài ở góc tam giác hở của soundboard này nữa. Mục đích chính vẫn chỉ để cho âm thanh của đàn trong rõ không bị nhòe.
Bác có thấy rằng soundboard của Đàn đại dương cầm là hình tam giác chỉ vừa đủ, tương ứng cho chiều dài các dây đàn mà không phải là quên một tấm hình chữ nhật hay không?
Em cám ơn bác rất nhiều.
 

huongmai2910

Đi bộ
Biển số
OF-592940
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
6
Động cơ
131,160 Mã lực
Tuổi
41
Thấy nhiều bác còn băn khoăn lưỡng lự chưa biết chọn đàn thế nào, em xin chia sẻ về vấn đề lựa chọn cây đàn nào phù hợp với khả năng, nhu cầu và mục đích.
Trước khi đến cửa hàng và dõng dạc tuyên bố "bán cho tôi 1 cây đàn", các bác cần có khái niệm sơ bộ:
- Mua cây đàn gì, điện, hay cơ? (Cơ ở đây là đàn đứng thôi, các bác mua đàn grand em chả dám múa rìu đâu! :D)
- Mua đàn cơ thì kích thước to nhỏ thế nào?
- Mua đàn hãng gì?
Em sẽ từng bước phân tích 3 điểm trên.
1. Đầu tiên cần xác định mua đàn điện hay đàn cơ.
Ai cũng nghĩ là đàn cơ thì hơn đứt đàn điện. Đúng, nhưng với điều kiện cây đàn cơ phải còn tốt. Một cây đàn điện trung bình lại hơn hẳn một cây đàn cơ tồi, hơn ở nhiều mặt!
- Đàn điện không phải lên dây, đàn cơ phải lên dây định kỳ. Với cây đàn cơ còn tốt, dây sẽ được giữ rất lâu và khi xuống thì xuống đều, đối với các bác mới chơi hoặc con mới tập thì 1 năm lên dây 1 lần là hoàn toàn có thể. Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên.
- Đàn điện không thay đổi theo thời tiết, nhất là thời tiết đỏng đảnh như miền bắc thì việc chăm sóc cho 1 cây đàn cơ sẽ vất vả hơn. Cây đàn cơ tốt thì nếu sấy tốt sẽ ít ảnh hưởng, cây đàn quá cũ sẽ ảnh hưởng nhiều do thời tiết.
- Đàn cơ quá cũ và không được cân chỉnh tốt, máy móc lỏng lẻo, không cân giữa các phím, cảm giác chơi sẽ không bằng 1 cây đàn điện.
Kết luận: Nếu mua đàn cơ thì nên mua cây đàn tốt, không thì mua cây đàn điện là hơn. Ngày nay, các nhà sản xuất đàn điện đã có rất nhiều cải tiến để cảm giác phím của 1 cây đàn điện tiệm cận với cây đàn cơ, âm thanh thì với những người mới chơi hoặc chơi không chuyên cũng không cảm nhận rõ được sự khác biệt. Nhưng âm thanh của cây đàn điện còn tốt hơn nhiều so với 1 cây đàn cơ sai dây!
2. Nếu quyết mua bằng được cây đàn cơ, nên mua size nào?
Em không có ý định chỉ ra tất cả các loại size của tất cả các loại đàn trên thế giới, em sẽ đưa ra 3 size phổ thông của đàn Yamaha, đàn các hãng khác lựa chọn trên cơ sở tương đương.
Đàn đứng của Yamaha phổ thông có 3 size: U1, U2 và U3. Size của cây đàn nói đến độ cao của cây đàn, từ đó quyết định độ dài của dây đàn, diện tích soundboard và độ nặng của búa đàn. Với cây đàn lớn hơn (U3>U2>U1), dây đàn dài hơn, soundboard rộng hơn và búa nặng hơn, cho ra âm thanh khỏe (to) hơn, tiếng sâu hơn và ngân dài hơn.
Về mặt âm thanh, với 1 căn phòng diện tích khoảng 10-15m2, cây đàn U1 đáp ứng hoàn toàn vừa vặn, cây U3 sẽ là to quá. Phòng 15-20m2, có thể lựa chọn cây U2 hoặc U3, phòng trên 20m2 thì nên chọn cây U3.
Về giá tiền, cây đàn U1 rẻ hơn U2 và U2 rẻ hơn U3. Nếu có một số tiền hạn chế, nên chọn cây U1 tốt, thay vì cây U3 tồi, kể cả phòng có rộng. Đến cửa hàng, cácc bác cứ thử hỏi 1 cây U1 đẹp, tốt, xong hỏi giá đó mua được cây U3 nào là có trải nghiệm ngay thôi!
3. Xác định được kích thước rồi, hãy quan tâm đến thương hiệu. Ở Việt Nam, đàn Yamaha có thể coi như xe máy Honda hay ô tô Toyota, tức là thông dụng, phổ thông, dễ mua dễ bán. Nếu xác định mua tạm và sẽ đổi đàn trong 1-2 năm tới, cứ Yamaha mà triển cho lành, sau dễ bán.
Trên Yamaha có các hãng đàn Mỹ và Châu Âu, nhưng đàn đứng cũ thì ở VN các đàn Châu Âu không thông dụng cho lắm.
Dưới Yamaha một chút thì Kawai, các hãng "ngoài dòng" khác thì kém hơn, đó là về mặt thương hiệu thôi nhé!
Nếu mua 1 cây đàn để sử dụng lâu dài, cùng một tầm tiền sẽ mua được cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây Yamaha cùng loại. Tùy các bác quyết định! Đàn ngoài dòng không phải là sau này không bán được, chỉ khó hơn thôi, cùng lắm là quay lại cửa hàng họ sẽ nhập lại cho mình.

Đối với mục đích sử dụng của các bác mới tập chơi hoặc các cháu bắt đầu học, kể cả các cháu học đàn trong 5 năm đầu, bất kể cây đàn nào cũng thừa đáp ứng mọi nhu cầu. Cây đàn cũng chỉ là công cụ, chơi hấp dẫn hay không phụ thuộc vào bản thân người chơi cũng như sự rèn rũa, luyện tập là chính!

Kết luận:
- Một cây đàn điện trung bình còn tốt hơn 1 cây đàn cơ tồi! Tất nhiên về độ "hoành tráng" thì đàn điện không có tuổi so với đàn cơ! Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, các bác cứ mạnh dạn khuân cây đàn điện!
- Một cây đàn cơ bé mà tốt còn hơn cây đàn to mà tồi!
- Một cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi!
Các bác liệu cơm mà gắp mắm, chúc các bác mua được cây đàn vừa ý!
Cảm ơn bác nhiệt tình quá. Em lại là dân tỉnh lẻ, cách HN tận 50km nên cũng ko nhờ thầy dạy nhạc đi chọn hộ được. Từ hôm qua tới giờ đọc mấy thớt của diễn đàn về piano chắc em cũng sẽ ưu tiên đàn ngoài dòng hơn, vì sẽ ko có ý định đổi sau này đâu ạ.
Ngoài các thông tin như bác nêu, kể cả đặt trọn niềm tin cho cửa hàng, thì bản thân cũng phải có chút kiến thức để xem cụ thể cây đàn đó như thế nào chứ bác nhỉ. Ví dụ 1 cây đàn thì cần kiểm tra những chi tiết gì để biết đó là cây đàn tốt, ngoài nghe âm thanh hả bác?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cảm ơn bác nhiệt tình quá. Em lại là dân tỉnh lẻ, cách HN tận 50km nên cũng ko nhờ thầy dạy nhạc đi chọn hộ được. Từ hôm qua tới giờ đọc mấy thớt của diễn đàn về piano chắc em cũng sẽ ưu tiên đàn ngoài dòng hơn, vì sẽ ko có ý định đổi sau này đâu ạ.
Ngoài các thông tin như bác nêu, kể cả đặt trọn niềm tin cho cửa hàng, thì bản thân cũng phải có chút kiến thức để xem cụ thể cây đàn đó như thế nào chứ bác nhỉ. Ví dụ 1 cây đàn thì cần kiểm tra những chi tiết gì để biết đó là cây đàn tốt, ngoài nghe âm thanh hả bác?
Chúc mừng bác đã có lựa chọn của mình. Để tư vấn xem cần sờ nắn vào đâu, ngắm nghía chỗ nào, em đồ rằng không ai hơn được bác QUANG1970!
 

huongmai2910

Đi bộ
Biển số
OF-592940
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
6
Động cơ
131,160 Mã lực
Tuổi
41
Là em tiện trích dẫn lại còm của bác nên hỏi. Chứ là cũng hỏi luôn bác QUANG1970 đó ạ. Bác QUANG1970, tại em ở xa bác quá nên ko nhờ trực tiếp được. Em lại là phận nữ nhi chả hiểu biết gì, trăm sự nhờ bác chia sẻ tiếp kinh nghiệm cho em và một số bác nữa chuẩn bị mua đàn được ko ạ?
 

Jeep2017

Xe tăng
Biển số
OF-525697
Ngày cấp bằng
7/8/17
Số km
1,396
Động cơ
187,249 Mã lực
Thấy nhiều bác còn băn khoăn lưỡng lự chưa biết chọn đàn thế nào, em xin chia sẻ về vấn đề lựa chọn cây đàn nào phù hợp với khả năng, nhu cầu và mục đích.
Trước khi đến cửa hàng và dõng dạc tuyên bố "bán cho tôi 1 cây đàn", các bác cần có khái niệm sơ bộ:
- Mua cây đàn gì, điện, hay cơ? (Cơ ở đây là đàn đứng thôi, các bác mua đàn grand em chả dám múa rìu đâu! :D)
- Mua đàn cơ thì kích thước to nhỏ thế nào?
- Mua đàn hãng gì?
Em sẽ từng bước phân tích 3 điểm trên.
1. Đầu tiên cần xác định mua đàn điện hay đàn cơ.
Ai cũng nghĩ là đàn cơ thì hơn đứt đàn điện. Đúng, nhưng với điều kiện cây đàn cơ phải còn tốt. Một cây đàn điện trung bình lại hơn hẳn một cây đàn cơ tồi, hơn ở nhiều mặt!
- Đàn điện không phải lên dây, đàn cơ phải lên dây định kỳ. Với cây đàn cơ còn tốt, dây sẽ được giữ rất lâu và khi xuống thì xuống đều, đối với các bác mới chơi hoặc con mới tập thì 1 năm lên dây 1 lần là hoàn toàn có thể. Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên.
- Đàn điện không thay đổi theo thời tiết, nhất là thời tiết đỏng đảnh như miền bắc thì việc chăm sóc cho 1 cây đàn cơ sẽ vất vả hơn. Cây đàn cơ tốt thì nếu sấy tốt sẽ ít ảnh hưởng, cây đàn quá cũ sẽ ảnh hưởng nhiều do thời tiết.
- Đàn cơ quá cũ và không được cân chỉnh tốt, máy móc lỏng lẻo, không cân giữa các phím, cảm giác chơi sẽ không bằng 1 cây đàn điện.
Kết luận: Nếu mua đàn cơ thì nên mua cây đàn tốt, không thì mua cây đàn điện là hơn. Ngày nay, các nhà sản xuất đàn điện đã có rất nhiều cải tiến để cảm giác phím của 1 cây đàn điện tiệm cận với cây đàn cơ, âm thanh thì với những người mới chơi hoặc chơi không chuyên cũng không cảm nhận rõ được sự khác biệt. Nhưng âm thanh của cây đàn điện còn tốt hơn nhiều so với 1 cây đàn cơ sai dây!
2. Nếu quyết mua bằng được cây đàn cơ, nên mua size nào?
Em không có ý định chỉ ra tất cả các loại size của tất cả các loại đàn trên thế giới, em sẽ đưa ra 3 size phổ thông của đàn Yamaha, đàn các hãng khác lựa chọn trên cơ sở tương đương.
Đàn đứng của Yamaha phổ thông có 3 size: U1, U2 và U3. Size của cây đàn nói đến độ cao của cây đàn, từ đó quyết định độ dài của dây đàn, diện tích soundboard và độ nặng của búa đàn. Với cây đàn lớn hơn (U3>U2>U1), dây đàn dài hơn, soundboard rộng hơn và búa nặng hơn, cho ra âm thanh khỏe (to) hơn, tiếng sâu hơn và ngân dài hơn.
Về mặt âm thanh, với 1 căn phòng diện tích khoảng 10-15m2, cây đàn U1 đáp ứng hoàn toàn vừa vặn, cây U3 sẽ là to quá. Phòng 15-20m2, có thể lựa chọn cây U2 hoặc U3, phòng trên 20m2 thì nên chọn cây U3.
Về giá tiền, cây đàn U1 rẻ hơn U2 và U2 rẻ hơn U3. Nếu có một số tiền hạn chế, nên chọn cây U1 tốt, thay vì cây U3 tồi, kể cả phòng có rộng. Đến cửa hàng, cácc bác cứ thử hỏi 1 cây U1 đẹp, tốt, xong hỏi giá đó mua được cây U3 nào là có trải nghiệm ngay thôi!
3. Xác định được kích thước rồi, hãy quan tâm đến thương hiệu. Ở Việt Nam, đàn Yamaha có thể coi như xe máy Honda hay ô tô Toyota, tức là thông dụng, phổ thông, dễ mua dễ bán. Nếu xác định mua tạm và sẽ đổi đàn trong 1-2 năm tới, cứ Yamaha mà triển cho lành, sau dễ bán.
Trên Yamaha có các hãng đàn Mỹ và Châu Âu, nhưng đàn đứng cũ thì ở VN các đàn Châu Âu không thông dụng cho lắm.
Dưới Yamaha một chút thì Kawai, các hãng "ngoài dòng" khác thì kém hơn, đó là về mặt thương hiệu thôi nhé!
Nếu mua 1 cây đàn để sử dụng lâu dài, cùng một tầm tiền sẽ mua được cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây Yamaha cùng loại. Tùy các bác quyết định! Đàn ngoài dòng không phải là sau này không bán được, chỉ khó hơn thôi, cùng lắm là quay lại cửa hàng họ sẽ nhập lại cho mình.

Đối với mục đích sử dụng của các bác mới tập chơi hoặc các cháu bắt đầu học, kể cả các cháu học đàn trong 5 năm đầu, bất kể cây đàn nào cũng thừa đáp ứng mọi nhu cầu. Cây đàn cũng chỉ là công cụ, chơi hấp dẫn hay không phụ thuộc vào bản thân người chơi cũng như sự rèn rũa, luyện tập là chính!

Kết luận:
- Một cây đàn điện trung bình còn tốt hơn 1 cây đàn cơ tồi! Tất nhiên về độ "hoành tráng" thì đàn điện không có tuổi so với đàn cơ! Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, các bác cứ mạnh dạn khuân cây đàn điện!
- Một cây đàn cơ bé mà tốt còn hơn cây đàn to mà tồi!
- Một cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi!
Các bác liệu cơm mà gắp mắm, chúc các bác mua được cây đàn vừa ý!
thông tin của bác rất hữu ích ạ
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
609
Động cơ
428,969 Mã lực
Cảm ơn bác nhiệt tình quá. Em lại là dân tỉnh lẻ, cách HN tận 50km nên cũng ko nhờ thầy dạy nhạc đi chọn hộ được. Từ hôm qua tới giờ đọc mấy thớt của diễn đàn về piano chắc em cũng sẽ ưu tiên đàn ngoài dòng hơn, vì sẽ ko có ý định đổi sau này đâu ạ.
Ngoài các thông tin như bác nêu, kể cả đặt trọn niềm tin cho cửa hàng, thì bản thân cũng phải có chút kiến thức để xem cụ thể cây đàn đó như thế nào chứ bác nhỉ. Ví dụ 1 cây đàn thì cần kiểm tra những chi tiết gì để biết đó là cây đàn tốt, ngoài nghe âm thanh hả bác?
50 km là BN, HN, HD?
Theo em, nếu ko ở HN thì nên mua đàn điện. Vì
- Dễ sử dụng, ko cần lên dây, bảo dưỡng.
- Chi phí vận chuyển về cũng rẻ.
- Quan trọng nhất là giáo viên ở Tỉnh, nếu ko thực sự hiểu về piano, thì dạy và chơi Điện hay Cơ cũng như nhau!
 

huongmai2910

Đi bộ
Biển số
OF-592940
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
6
Động cơ
131,160 Mã lực
Tuổi
41
50 km là BN, HN, HD?
Theo em, nếu ko ở HN thì nên mua đàn điện. Vì
- Dễ sử dụng, ko cần lên dây, bảo dưỡng.
- Chi phí vận chuyển về cũng rẻ.
- Quan trọng nhất là giáo viên ở Tỉnh, nếu ko thực sự hiểu về piano, thì dạy và chơi Điện hay Cơ cũng như nhau!
- Lên dây, bảo dưỡng thì ở em cũng nhiều gia đình có piano cơ, thuê chung thợ về làm cũng được bác ạ. Còn trước khi quyết định cho f1 nhà em học piano, em cũng tham khảo 1 số nguồn rồi. Bạn em bảo nếu học thì học piano cơ, còn ko thì thôi, đừng học.
Em định cho cháu học guitar cho rẻ, nhưng cháu cứ nhất định chỉ học piano thôi í. nên thôi cố tí, mua con nào dùng 10-15 năm cho cháu theo sự nghiệp học hành, biết thêm 1 môn nghệ thuật cho đời sống tinh thần phong phú bác ạ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,105
Động cơ
316,105 Mã lực
Trước hết em Xin khẳng định là em hoàn toàn nhất trí về cơ bản tất cả những điều mà bác Xe vài bánh nêu trong "còm" ở dưới này. =D> =D> =D>

Tuy nhiên để "rộng đường dư luận" cũng như có ý kiến đa chiều, em xin phép được có một số phản biện. Em xin nhắc lại đây chỉ là phản biện chứ không phải là phản đối: Phản biện để giúp các bác có một cái nhìn đa chiều, theo góc độ khác trước một vấn đề chứ không phải là sự đối nghịch trong suy nghĩ, hay trong quan điểm, mà chỉ là sự bổ sung cho sự hoàn chỉnh một vấn đề vốn đã là hay, hoặc một quan điểm tốt nào đó. :P

Hàng ngày, trong cuộc sống, trong công việc, cũng như trong các hoạt động khác, em tin rằng, các bác cũng đã "phát sốt, phát rét" hay chán "ngập mồm trào m-õm" với việc chưa nói đã chuẩn bị vỗ tay, nói vừa dứt lời là vỗ ngay, và luôn luôn là "nhất trí, đồng thuận cao" mà tuyệt nhiên, chẳng có một ý kiến phản biện hay tranh luận nào cả! Dẫn tới con người ta, sống mà chỉ biết thuộc nằm lòng câu "thứ nhất ngồi lì thứ nhì vỗ tay"! :D

Hơn nữa Theo quan điểm của em Nếu nhìn vào tuổi đăng ký trên diễn đàn, đa phần các thành viên đều trên 20 và xấp xỉ khoảng tuổi 40 chiếm đại đa số trong OF, nghĩa là, đây là thành phần trẻ, khỏe thành phần lao động chính, không những thế còn là những người trí thức, là bộ mặt của quốc gia. Nếu ngay trong sinh hoạt diễn đàn mở như OF, mà chúng ta cùng tiếp tục mang trong đó cái khái niệm đó, và hành xử thế thì thật đáng buồn thay, cho những người được gọi là lớp mặt của xã hội! :T[-X

Ngoài ra khi tranh luận em nghĩ, ngoài nội dung chính là một vấn đề đang bàn, (nghĩa là chúng ta có thể đang học tập được gì từ đó) thì cũng không nhất thiết chỉ nội dung la chính mà mà cách tranh luận, văn Phong cũng là cái giúp thư giãn theo đúng tinh thần Otofun. =))
Em nghĩ và tin rằng, các bác đọc văn của em trong suốt thời gian vừa qua. sẽ cảm thấy rằng, cũng vẫn chỉ là vấn đề đó, chủ đề đó, nội dung đó nhưng cách trình bày của em, làm các bác ấn tượng: khi thì cười thầm trong bụng, lúc cười văng nước miếng, Và cũng có khi, tức đến sôi cả máu: Tất cả những cung bậc cảm xúc này, cũng chính là một chút gì đó thay đổi, khi các bác bước vào diễn đàn Ò hầu có thêm một niềm vui, hoặc một cảm giác mới, trong cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là những cảm xúc, cung bậc đang nhận đều đặn hàng ngày! :P :)) :(( :-* :P

Thôi, nói dông dài đã nhiều, em xin phép được tranh luận cũng như trình bày từng điểm một, quan điểm của em. Và nhắc lại đây chỉ là ý kiến để rộng đường dư luận chứ chúng ta, không bàn đúng hay sai ở đây!



Thấy nhiều bác còn băn khoăn lưỡng lự chưa biết chọn đàn thế nào, em xin chia sẻ về vấn đề lựa chọn cây đàn nào phù hợp với khả năng, nhu cầu và mục đích.
Trước khi đến cửa hàng và dõng dạc tuyên bố "bán cho tôi 1 cây đàn", các bác cần có khái niệm sơ bộ:
- Mua cây đàn gì, điện, hay cơ? (Cơ ở đây là đàn đứng thôi, các bác mua đàn grand em chả dám múa rìu đâu! :D)
- Mua đàn cơ thì kích thước to nhỏ thế nào?
- Mua đàn hãng gì?
Em sẽ từng bước phân tích 3 điểm trên.
1. Đầu tiên cần xác định mua đàn điện hay đàn cơ.
Việc chọn lựa mua đàn cơ hay đàn điện là tùy theo nhu cầu sử dụng đó là đã rõ, ta không bàn ở đây. Tuy nhiên, xin lưu ý các bác điểm cơ bản nhất giữa đàn điện và cơ có thể ví như một ly nước cam vắt bằng tay (đàn cơ) và một ly nước cam hộp (đàn điện)

Nói gì thì nói không thể nào một ly nước cam vắt mà thua kém một ly nước cam hộp trừ khi mua phải cam dở, hoặc người vắt cam không biết vắt cam khiến cam ngon thành dở. Còn nói chung, cái hương vị của một ly nước cam vắt, một khi đã uống rồi, thì không thể nào thay thế được bởi một ly nước cam hộp cho dù ngon đến đâu đi chăng nữa!



Ai cũng nghĩ là đàn cơ thì hơn đứt đàn điện. Đúng, nhưng với điều kiện cây đàn cơ phải còn tốt. Một cây đàn điện trung bình lại hơn hẳn một cây đàn cơ tồi, hơn ở nhiều mặt!
Việc sửa đàn piano cơ: Nếu người thợ có đủ kinh nghiệm, tay nghề và phụ tùng thay thế (parts) cũng như dụng cụ (tools) chuyên dùng, thì tất cả các linh kiện đàn khi hư hỏng, xuống cấp, đều có thể phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Thậm chí còn tốt hơn ban đầu!

Trong khi với đàn điện, thì các bác cũng biết, đã là đồ điện tử, thì không bao giờ ta lại chuộng đồ cũ (Used items) mà chỉ chuộng đồ mới và ngày nay do cuộc sống ngày càng sung túc, một khi đồ diện tử đã xuống cấp hay lỗi mode thì coi như vứt!

Việc mua một cây đàn có tốt thì sẽ gặp một vấn nạn là đàn tốt chắc chắn sẽ không rẻ. Tuy nhiên, nếu có duyên may, việc các bác vẫn có thể kiếm được những cây đàn cơ tốt hoặc tương đối tốt với giá phải chăng là có thật.

Bản thân em đã từng mua một cây đàn của Nga chỉ 3 triệu VNĐ và sau khi sửa chữa, tu chỉnh, nói thật là bây giờ nếu có đổi một cây đàn U1 lấy nó, thì em cũng không đổi!
Lý do bị âm thanh của nó rất đặc biệt và cảm giác khi đánh rất thích. Vẫn biết rằng Một cây U1 thì giá cũng là tương đối hơn nhưng cây đàn ngoài dòng. tiếng (âm thanh) của nó cũng gọi là tốt trong phạm vi phổ thông nhưng nó không cho người ta cảm giác đặc biệt và ấn tượng như cây đàn Nga (Liên xô) em mua 3 triệu này.



- Đàn điện không phải lên dây, đàn cơ phải lên dây định kỳ. Với cây đàn cơ còn tốt, dây sẽ được giữ rất lâu và khi xuống thì xuống đều, đối với các bác mới chơi hoặc con mới tập thì 1 năm lên dây 1 lần là hoàn toàn có thể. Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên.
Vẫn biết rằng đàn điện không phải lên dây nhưng hạn chế của việc này là đàn điện chỉ có một âm thanh duy nhất là âm thanh của tiếng đàn theo nguyên tắc bình quân luật (equal temperament)!

Trong khi đàn cơ các bác có thể lên đi theo nhiều cao độ khác nhau là La A432Hz, A440, thậm chí là A442 hay A444: Giúp cho tiếng đàn có nhiều màu sắc khác nhau.

Không những thế cùng là chuẩn la (A) nên đi theo một tần số sẽ có nhiều công thức khác nhau giúp cho các bác có những tiếng đàn riêng.
Ví dụ:"
+ Nếu ở góc độ đánh chuẩn xác và đẹp thì chắc chắn công thức Wreckmeister temperament này sẽ là công thức được chọn.
+ Còn nếu để đánh nhạc cổ điển Mozart và muốn đánh thật chính xác những hợp âm tạo, khi đánh ra có sự hài hỏa rõ đẹp, êm ái, không bị mờ hay sáng quá thì có lẽ 1/4 Commma Meantone sẽ là một công thức cho ra một tiếng đàn mà nhiều người tich tai chuyên đánh Mozart đúng với âm thanh mà Mozart đã từng đánh và viết nhạc theo âm sắc này chọn.
V..v.. và v..v..

Nói chung thì chỉ có một cây đàn cơ chúng ta mới có thể thưởng thức nhiều âm thanh khác nhau vô cùng phong phú.

Trong khi với những cây đàn điện, đây là điều không tưởng hoặc có chăng thì là những đàn đặt điện rất mắc tiền!

Việc chốt (trục) lên dây của đàn cơ giữ dây hay không, hay nói theo kiểu của bác Xe vài bánh, là "Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên." thì quả thực đây là một vấn nạn của tất cả các thợ lên dây đàn Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên như em đã từng nói trước đây thớt "Tư vấn mua đàn Piano", việc xử lý này vô cùng nhẹ nhàng, gọn gàng: Hiện nay ở nước ngoài, người ta đã có hóa chất để xử lý trường hợp này và hóa chất đó đặt ra đời từ những năm 1950 nghĩa là gần ba phần tư thế kỷ!!!

Bản thân em cũng đã từng sửa chữa nâng cấp những cây đàn cổ trong tu viện và những cây đàn này tuột giây và xuống giây và một tone (cung). Trước đó, hầu như tất cả các thợ sửa ở Saigon từ trước 30/4 đến lúc em sửa khi gặp đều "bỏ của chay lấy người". Những cây đàn này và sau khi xử lý hóa chất thì tất cả các cây đàn đều đứng chốt bám dây lên được A 442Hz!
Chi phí của hóa chất xử lý này chưa đến 5USD/ cây đàn nghĩa là vào khoảng hơn 100 ngàn tiền Việt Nam mà thôi!



- Đàn điện không thay đổi theo thời tiết, nhất là thời tiết đỏng đảnh như miền bắc thì việc chăm sóc cho 1 cây đàn cơ sẽ vất vả hơn. Cây đàn cơ tốt thì nếu sấy tốt sẽ ít ảnh hưởng, cây đàn quá cũ sẽ ảnh hưởng nhiều do thời tiết.
- Đàn cơ quá cũ và không được cân chỉnh tốt, máy móc lỏng lẻo, không cân giữa các phím, cảm giác chơi sẽ không bằng 1 cây đàn điện.
Kết luận: Nếu mua đàn cơ thì nên mua cây đàn tốt, không thì mua cây đàn điện là hơn. Ngày nay, các nhà sản xuất đàn điện đã có rất nhiều cải tiến để cảm giác phím của 1 cây đàn điện tiệm cận với cây đàn cơ, âm thanh thì với những người mới chơi hoặc chơi không chuyên cũng không cảm nhận rõ được sự khác biệt. Nhưng âm thanh của cây đàn điện còn tốt hơn nhiều so với 1 cây đàn cơ sai dây!
Việc bảo quản đàn hay nói nôm na là giữ độ ẩm ổn định quả thật là một điều tương đối cũng có thể gọi là nan giải nhất là ở tại Miền Bắc tuy nhiên em nghĩ nếu một khi mình yêu thương nó giống như mình có một đứa con cưng, thì việc để ý chăm sóc đâu là gì là khó khăn! Trên đời làm gì mà có nào là tuyệt đối phải không ạ?! :P


Mà nếu chứ cho là khó khăn như bác Xe vài bánh nói, thì em sẽ gào to trước bàn dân thiên hạ để trách bác Xe vài bánh là: "Bác định đập bể chén cơm của anh em thợ thầy nhà chúng em hay sao mà nói như vậy?" :(( :(( :P :)) :))



2. Nếu quyết mua bằng được cây đàn cơ, nên mua size nào?
Em không có ý định chỉ ra tất cả các loại size của tất cả các loại đàn trên thế giới, em sẽ đưa ra 3 size phổ thông của đàn Yamaha, đàn các hãng khác lựa chọn trên cơ sở tương đương.
Đàn đứng của Yamaha phổ thông có 3 size: U1, U2 và U3. Size của cây đàn nói đến độ cao của cây đàn, từ đó quyết định độ dài của dây đàn, diện tích soundboard và độ nặng của búa đàn. Với cây đàn lớn hơn (U3>U2>U1), dây đàn dài hơn, soundboard rộng hơn và búa nặng hơn, cho ra âm thanh khỏe (to) hơn, tiếng sâu hơn và ngân dài hơn.
Về mặt âm thanh, với 1 căn phòng diện tích khoảng 10-15m2, cây đàn U1 đáp ứng hoàn toàn vừa vặn, cây U3 sẽ là to quá. Phòng 15-20m2, có thể lựa chọn cây U2 hoặc U3, phòng trên 20m2 thì nên chọn cây U3.
Về giá tiền, cây đàn U1 rẻ hơn U2 và U2 rẻ hơn U3. Nếu có một số tiền hạn chế, nên chọn cây U1 tốt, thay vì cây U3 tồi, kể cả phòng có rộng. Đến cửa hàng, cácc bác cứ thử hỏi 1 cây U1
đẹp, tốt, xong hỏi giá đó mua được cây U3 nào là có trải nghiệm ngay thôi!
Việc chọn mua đàn cơ và các kích cỡ (Size) sai như bác nói hoàn toàn đúng trong tình hình hiện nay và tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên không phải hoàn toàn là như vậy! Trong thực tế vẫn có những cây đàn cơ nhỏ hơn thấp hơn nữa:

+ Ngòai ra có những Model (spinet) đời nó chỉ cao tầm 90 hay một thước. và hiện cũng có bán trên thị trường VN.

+ Thậm chí có những cái đàn cơ rất nhỏ gọn chỉ có 61 hay 76 phím (Ship piano) nó chỉ tầm cỡ bằng một cái bàn học của học sinh và rất gọn nhẹ và thuận lợi Do giá nhập về mắc cũng như nhiều lý do mà Việt Nam ít xuất hiện những cái đàn này cho thực tế em vẫn thấy có chứ không phải là không. Những cái đàn này cũng nhỏ gọn phù hợp với diện tích nhỏ cũng số gia đình gọnn nhỏ không kém gì đàn điện. Âm thanh thì cũng như tiếng đàn cơ 88 phím bình thường.

Do đó , nếu bảo là diện tích nhà nhỏ hẹp nên phải mua đàn điện thì cũng hơi khiên cưỡng vì trong thực tế có những cây đàn thơ rất nhỏ gọn phù hợp với những không gian nhỏ và nói tiếng lại hay hơn là điện. Các bác coi hinh minh họa nhé











3. Xác định được kích thước rồi, hãy quan tâm đến thương hiệu. Ở Việt Nam, đàn Yamaha có thể coi như xe máy Honda hay ô tô Toyota, tức là thông dụng, phổ thông, dễ mua dễ bán. Nếu xác định mua tạm và sẽ đổi đàn trong 1-2 năm tới, cứ Yamaha mà triển cho lành, sau dễ bán.
Trên Yamaha có các hãng đàn Mỹ và Châu Âu, nhưng đàn đứng cũ thì ở VN các đàn Châu Âu không thông dụng cho lắm.
Dưới Yamaha một chút thì Kawai, các hãng "ngoài dòng" khác thì kém hơn, đó là về mặt thương hiệu thôi nhé!
Nếu mua 1 cây đàn để sử dụng lâu dài, cùng một tầm tiền sẽ mua được cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây Yamaha cùng loại. Tùy các bác quyết định! Đàn ngoài dòng không phải là sau này không bán được, chỉ khó hơn thôi, cùng lắm là quay lại cửa hàng họ sẽ nhập lại cho mình.
Đối với mục đích sử dụng của các bác mới tập chơi hoặc các cháu bắt đầu học, kể cả các cháu học đàn trong 5 năm đầu, bất kể cây đàn nào cũng thừa đáp ứng mọi nhu cầu. Cây đàn cũng chỉ là công cụ, chơi hấp dẫn hay không phụ thuộc vào bản thân người chơi cũng như sự rèn rũa, luyện tập là chính!
Việc mua đàn Yamaha là một thương hiệu phổ biến, và sẽ thuận lợi cho việc bán. Ví như mua xe hơi Toyota mà lựa những dòng Camry, Corolla, ... dùng sau dễ bán lại hay trao đổi là điều hoàn toàn có thực. Tuy nhiên nếu các bác không gặp khó khăn về mặt bằng đồng thời cũng không khó khăn về tài chính thì việc mua một cây đàn cơ và sau này cáccháu học giỏi, vì kỹ thuật yêu cầu phải nâng cấp lên đời, việc bán lạicái đang dùng đó là điều rất hiếm: Một khi đã quen một tiếng đàn rồi vì yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật phải mua cây đàn có chuẩn kỹ thuật tốt hơn để xử lý bài nhac đang học thì mua mới là chuyện đương nhiên. nhưng cũng hiếm ai nỡ lòng bán đi một cây đàn bỏ mình quen với tiếng đàn của nó vì nó thật lòng mà nói một khi đã yêu đã thích cây đàn cũng như một cây đàn như một đứa con mình. Ai của mình có thể dứt ruột bỏ đi được hả các bác?! :((



Kết luận:
- Một cây đàn điện trung bình còn tốt hơn 1 cây đàn cơ tồi! Tất nhiên về độ "hoành tráng" thì đàn điện không có tuổi so với đàn cơ! Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, các bác cứ mạnh dạn khuân cây đàn điện!
- Một cây đàn cơ bé mà tốt còn hơn cây đàn to mà tồi!
- Một cây đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi!
Các bác liệu cơm mà gắp mắm, chúc các bác mua được cây đàn vừa ý!

Rất tiếc do nhiều lý do, những cây đàn của Mỹ và châu Âu chưa phổ biến, nhưng em thấy ở trên các website bán đàn bắt đầu nhập về nhưngcây đã qua sử dung và bán giá cũng tầm những cái đàn Yamaha. Đàn này là những cây đàn nhập từ Nhật bởi vì Nhật cũng mua đàn Mỹ dùng và bán theo dạng second hand hoặc nhập trực tiếp từ Mỹ về giá cả phải chăng cũng ngang ngửa với Yamaha hay nhỉnh hơn một chút với những thương hiệu đàn phổ thông còn riêng những thương hiệu đàn nổi tiếng (top tier) thì giá cao hơn Yamaha. Tuy nhiên, một khi các bác đã tiếp cận với một cây đàn Mỹ rồi, sẽ hiểu tại sao người ta yêu chuộng nó như vậy. :-? :))

Chuyện một cây đàn cơ bé mà tốt hơn một cái đàn to, là hoàn toàn hợp lý bằng chứng là rất nhiều những cây đàn Mỹ tuy chỉ là upright (dương cầm) khi xét về mặt âm thanh (không xét về mặt kỹ thuật) âm thanh hơn hẳn những cây đàn đai dương cầm Yamaha hay Kawai G2 hay G3 của Nhật. :D

Việc một cây "đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi" cũng hoàn toàn hợp lý bởi vì nhắc lại, đàn piano là đàn làm gỗ và thủ công. Do đó việc, đột biến một cây đàn ngoài dòng hay là rất bình thường. Lại nhắc một lần nữa, cây đàn Nga (Liên Xô) em mua chị ba triệu bạc mà bây giờ đổi cây đàn Yamaha U1 em không đổi! :P :-* :x
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Trước hết em Xin khẳng định là em hoàn toàn nhất trí về cơ bản tất cả những điều mà bác Xe vài bánh nêu trong "còm" ở dưới này. =D> =D> =D>

Tuy nhiên để "rộng đường dư luận" cũng như có ý kiến đa chiều, em xin phép được có một số phản biện. Em xin nhắc lại đây chỉ là phản biện chứ không phải là phản đối: Phản biện để giúp các bác có một cái nhìn đa chiều, theo góc độ khác trước một vấn đề chứ không phải là sự đối nghịch trong suy nghĩ, hay trong quan điểm, mà chỉ là sự bổ sung cho sự hoàn chỉnh một vấn đề vốn đã là hay, hoặc một quan điểm tốt nào đó. :P

Hàng ngày, trong cuộc sống, trong công việc, cũng như trong các hoạt động khác, em tin rằng, các bác cũng đã "phát sốt, phát rét" hay chán "ngập mồm trào m-õm" với việc chưa nói đã chuẩn bị vỗ tay, nói vừa dứt lời là vỗ ngay, và tuyệt nhiên, luôn luôn là "nhất trí, đồng thuận cao" mà tuyệt nhiên, chẳng có một ý kiến phản biện hay tranh luận nào cả! Dẫn tới con người ta, sống mà chỉ biết thuộc nằm lòng câu "thứ nhất ngồi lì thứ nhì vỗ tay"! :D

Hơn nữa Theo quan điểm của em Nếu nhìn vào tuổi đăng ký trên diễn đàn, đa phần các thành viên đều trên 20 và xấp xỉ khoảng tuổi 40 chiếm đại đa số trong OF, nghĩa là, đây là thành phần trẻ, khỏe thành phần lao động chính, không những thế còn là những người trí thức, là bộ mặt của quốc gia. Nếu ngay trong sinh hoạt diễn đàn mỡ như OF, mà chúng ta cùng tiếp tục mang trong đó cái khái niệm đó, và hành xử thế thì thật đáng buồn thay, cho những người được gọi là lớp mặt của xã hội! :T[-X

Ngoài ra khi tranh luận em nghĩ, ngoài nội dung chính là một vấn đề đang bàn, (nghĩa là chúng ta có thể đang học tập được gì từ đó) thì cũng không nhất thiết chỉ nội dung la chính mà mà cách tranh luận, văn Phong cũng là cái giúp thư giãn theo đúng tinh thần Otofun. =))
Em nghĩ và tin rằng, các bác đọc văn của em trong suốt thời gian vừa qua. sẽ cảm thấy rằng, cũng vẫn chỉ là vấn đề đó, chủ đề đó, nội dung đó nhưng cách trình bày của em, làm các bác ấn tượng: khi thì cười thầm trong bụng, lúc cười văng nước miếng, Và cũng có khi, tức đến sôi cả máu: Tất cả những cung bậc cảm xúc này, cũng chính là một chút gì đó thay đổi, khi các bác bước vào diễn đàn Ò hầu có thêm một niềm vui, hoặc một cảm giác mới, trong cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là những cảm xúc, cung bậc đang nhận đều đặn hàng ngày! :P :)) :(( :-* :P

Thôi, nói dông dài đã nhiều, em xin phép được tranh luận cũng như trình bày từng điểm một, quan điểm của em. Và nhắc lại đây chỉ là ý kiến để rộng đường dư luận chứ chúng ta, không bàn đúng hay sai ở đây!





Việc chọn lựa mua đàn cơ hay đàn điện là tùy theo nhu cầu sử dụng đó là đã rõ, ta không bàn ở đây. Tuy nhiên, xin lưu ý các bác điểm cơ bản nhất giữa đàn điện và cơ có thể ví như một ly nước cam vắt bằng tay (đàn cơ) và một ly nước cam hộp (đàn điện)

Nói gì thì nói không thể nào một ly nước cam vắt mà thua kém một ly nước cam hộp trừ khi mua phải cam dở, hoặc người vắt cam không biết vắt cam khiến cam ngon thành dở. Còn nói chung, cái hương vị của một ly nước cam vắt, một khi đã uống rồi, thì không thể nào thay thế được bởi một ly nước cam hộp cho dù ngon đến đâu đi chăng nữa!





Việc sửa đàn piano cơ: Nếu người thợ có đủ kinh nghiệm, tay nghề và phụ tùng thay thế (parts) cũng như dụng cụ (tools) chuyên dùng, thì tất cả các linh kiện đàn khi hư hỏng, xuống cấp, đều có thể phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Thậm chí còn tốt hơn ban đầu!

Trong khi với đàn điện, thì các bác cũng biết, đã là đồ điện tử, thì không bao giờ ta lại chuộng đồ cũ (Used items) mà chỉ chuộng đồ mới và ngày nay do cuộc sống ngày càng sung túc, một khi đồ diện tử đã xuống cấp hay lỗi mode thì coi như vứt!

Việc mua một cây đàn có tốt thì sẽ gặp một vấn nạn là đàn tốt chắc chắn sẽ không rẻ. Tuy nhiên, nếu có duyên may, việc các bác vẫn có thể kiếm được những cây đàn cơ tốt hoặc tương đối tốt với giá phải chăng là có thật.

Bản thân em đã từng mua một cây đàn của Nga chỉ 3 triệu VNĐ và sau khi sửa chữa, tu chỉnh, nói thật là bây giờ nếu có đổi một cây đàn U1 lấy nó, thì em cũng không đổi!
Lý do bị âm thanh của nó rất đặc biệt và cảm giác khi đánh rất thích. Vẫn biết rằng Một cây U1 thì giá cũng là tương đối hơn nhưng cây đàn ngoài dòng. tiếng (âm thanh) của nó cũng gọi là tốt trong phạm vi phổ thông nhưng nó không cho người ta cảm giác đặc biệt và ấn tượng như cây đàn Nga (Liên xô) em mua 3 triệu này.





Vẫn biết rằng đàn điện không phải lên dây nhưng hạn chế của việc này là đàn điện chỉ có một âm thanh duy nhất là âm thanh của tiếng đàn theo nguyên tắc bình quân luật (equal temperament)!

Trong khi đàn cơ các bác có thể lên đi theo nhiều cao độ khác nhau là La A432Hz, A440, thậm chí là A442 hay A444: Giúp cho tiếng đàn có nhiều màu sắc khác nhau.

Không những thế cùng là chuẩn la (A) nên đi theo một tần số sẽ có nhiều công thức khác nhau giúp cho các bác có những tiếng đàn riêng.
Ví dụ:"
+ Nếu ở góc độ đánh chuẩn xác và đẹp thì chắc chắn công thức Wreckmeister temperament này sẽ là công thức được chọn.
+ Còn nếu để đánh nhạc cổ điển Mozart và muốn đánh thật chính xác những hợp âm tạo, khi đánh ra có sự hài hỏa rõ đẹp, êm ái, không bị mờ hay sáng quá thì có lẽ 1/4 Commma Meantone sẽ là một công thức cho ra một tiếng đàn mà nhiều người tich tai chuyên đánh Mozart đúng với âm thanh mà Mozart đã từng đánh và viết ra chọn.
V..v.. và v..v..

Nói chung thì chỉ có một cây đàn cơ chúng ta mới có thể thưởng thức nhiều âm thanh khác nhau vô cùng phong phú.

Trong khi với những cây đàn điện, đây là điều không tưởng hoặc có chăng thì là những đàn đặt điện rất mắc tiền!

Việc chốt (trục) lên dây của đàn cơ giữ dây hay không, hay nói theo kiểu của bác Xe vài bánh, là "Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên." thì quả thực đây là một vấn nạn của tất cả các thợ lên dây đàn Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên như em đã từng nói trước đây thớt "Tư vấn mua đàn Piano", việc xử lý này vô cùng nhẹ nhàng, gọn gàng: Hiện nay ở nước ngoài, người ta đã có hóa chất để xử lý trường hợp này và hóa chất đó đặt ra đời từ những năm 1950 nghĩa là gần ba phần tư thế kỷ!!!

Bản thân em cũng đã từng sửa chữa nâng cấp những cây đàn cổ trong tu viện và những cây đàn này tuột giây và xuống giây và một tone (cung). Trước đó, hầu như tất cả các thợ sửa ở Saigon từ trước 30/4 đến lúc em sửa khi gặp đều "bỏ của chay lấy người". Những cây đàn này và sau khi xử lý hóa chất thì tất cả các cây đàn đều đứng chốt bám dây lên được ÀHz!
Chi phí của hóa chất xử lý này chưa đến 5USD/ cây đàn nghĩa là vào khoảng hơn 100 ngàn tiền Việt Nam mà thôi!





Việc bảo quản đàn hay nói nôm na là giữ độ ẩm ổn định quả thật là một điều tương đối cũng có thể gọi là nan giải nhất là ở tại Miền Bắc tuy nhiên em nghĩ nếu một khi mình yêu thương nó giống như mình có một đứa con cưng, thì việc để ý chăm sóc đâu là gì là khó khăn! Trên đời làm gì mà có nào là tuyệt đối phải không ạ?! :P


Mà nếu chứ cho là khó khăn như bác Xe vài bánh nói, thì em sẽ gào to trước bàn dân thiên hạ để trách bác Xe vài bánh là: "Bác định đập bể chén cơm của anh em thợ thầy nhà chúng em hay sao mà nói như vậy?" :(( :(( :P :)) :))





Việc chọn mua đàn cơ và các kích cỡ (Size) sai như bác nói hoàn toàn đúng trong tình hình hiện nay và tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên không phải hoàn toàn là như vậy! Trong thực tế vẫn có những cây đàn cơ nhỏ hơn thấp hơn nữa:

+ Ngòai ra có những Model (spinet) đời nó chỉ cao tầm 90 hay một thước. và hiện cũng có bán trên thị trường VN.

+ Thậm chí có những cái đàn cơ rất nhỏ gọn chỉ có 61 hay 76 phím (Ship piano) nó chỉ tầm cỡ bằng một cái bàn học của học sinh và rất gọn nhẹ và thuận lợi Do giá nhập về mắc cũng như nhiều lý do mà Việt Nam ít xuất hiện những cái đàn này cho thực tế em vẫn thấy có chứ không phải là không. Những cái đàn này cũng nhỏ gọn phù hợp với diện tích nhỏ cũng số gia đình gọnn nhỏ không kém gì đàn điện. Âm thanh thì cũng như tiếng đàn cơ 88 phím bình thường.

Do đó , nếu bảo là diện tích nhà nhỏ hẹp nên phải mua đàn điện thì cũng hơi khiên cưỡng vì trong thực tế có những cây đàn thơ rất nhỏ gọn phù hợp với những không gian nhỏ và nói tiếng lại hay hơn là điện. Các bác coi hinh minh họa nhé













Việc mua đàn Yamaha là một thương hiệu phổ biến, và sẽ thuận lợi cho việc bán. Ví như mua xe hơi Toyota mà lựa những dòng Camry, Corolla, ... dùng sau dễ bán lại hay trao đổi là điều hoàn toàn có thực. Tuy nhiên nếu các bác không gặp khó khăn về mặt bằng đồng thời cũng không khó khăn về tài chính thì việc mua một cây đàn cơ và sau này cáccháu học giỏi, vì kỹ thuật yêu cầu phải nâng cấp lên đời, việc bán lạicái đang dùng đó là điều rất hiếm: Một khi đã quen một tiếng đàn rồi vì yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật phải mua cây đàn có chuẩn kỹ thuật tốt hơn để xử lý bài nhac đang học thì mua mới là chuyện đương nhiên. nhưng cũng hiếm ai nỡ lòng bán đi một cây đàn bỏ mình quen với tiếng đàn của nó vì nó thật lòng mà nói một khi đã yêu đã thích cây đàn cũng như một cây đàn như một đứa con mình. Ai của mình có thể dứt ruột bỏ đi được hả các bác?! :((






Rất tiếc do nhiều lý do, những cây đàn của Mỹ và châu Âu chưa phổ biến, nhưng em thấy ở trên các website bán đàn bắt đầu nhập về nhưngcây đã qua sử dung và bán giá cũng tầm những cái đàn Yamaha. Đàn này là những cây đàn nhập từ Nhật bởi vì Nhật cũng mua đàn Mỹ dùng và bán theo dạng second hand hoặc nhập trực tiếp từ Mỹ về giá cả phải chăng cũng ngang ngửa với Yamaha hay nhỉnh hơn một chút với những thương hiệu đàn phổ thông còn riêng những thương hiệu đàn nổi tiếng (top tier) thì giá cao hơn Yamaha. Tuy nhiên, một khi các bác đã tiếp cận với một cây đàn Mỹ rồi, sẽ hiểu tại sao người ta yêu chuộng nó như vậy. :-? :))

Chuyện một cây đàn cơ bé mà tốt hơn một cái đàn to, là hoàn toàn hợp lý bằng chứng là rất nhiều những cây đàn Mỹ tuy chỉ là upright (dương cầm) khi xét về mặt âm thanh (không xét về mặt kỹ thuật) âm thanh hơn hẳn những cây đàn đai dương cầm Yamaha hay Kawai G2 hay G3 của Nhật. :D

Việc một cây "đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi" cũng hoàn toàn hợp lý bởi vì nhắc lại, đàn piano là đàn làm gỗ và thủ công. Do đó việc, đột biến một cây đàn ngoài dòng hay là rất bình thường. Lại nhắc một lần nữa, cây đàn Nga (Liên Xô) em mua chị ba triệu bạc mà bây giờ đổi cây đàn Yamaha U1 em không đổi! :P :-* :x
Cảm ơn những phản biện của bác!
Em đã đọc kỹ các ý bác phản biện và thấy rất xác đáng, cung cấp thêm một chiều thông tin nữa để các bác ở đây cân nhắc khi quyết định mua đàn!
Tuy nhiên cũng phải nói thêm là để mua được 1 cây đàn "nát" rồi phục chế thành công ra cây đàn "Yamaha U1 cũng không đổi" thì ngoài yếu tố may mắn ra còn bao nhiêu công sức, tâm huyết, kiến thức, vật tư đổ vào đó nữa, chống chỉ định với những người không biết về đàn! [-X
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,105
Động cơ
316,105 Mã lực
Cảm ơn những phản biện của bác!
Em đã đọc kỹ các ý bác phản biện và thấy rất xác đáng, cung cấp thêm một chiều thông tin nữa để các bác ở đây cân nhắc khi quyết định mua đàn!

Cám ơn bác!

Tuy nhiên cũng phải nói thêm là để mua được 1 cây đàn "nát" rồi phục chế thành công ra cây đàn "Yamaha U1 cũng không đổi" thì ngoài yếu tố may mắn ra còn bao nhiêu công sức, tâm huyết, kiến thức, vật tư đổ vào đó nữa, chống chỉ định với những người không biết về đàn! [-X
Còn việc "mua được một cây đàn nát" thì quả thực là ban đầu em không muốn mua! Em đã thuyết phục người chủ của nó đừng bán vì tiếng của nó rất đặc biệt và hay. Nhưng cô chủ đã dứt tình không giữ lại! Mặc dù em hứa sẽ sửa chữa làm mọi việc cho cây đàn trở lại tốt và không lấy một đồng thù lao hay vật tư sửa chữa nào hết!

Cô ta bảo với em rằng: "Anh sửa cho nó tốt trở lại, nhưng hàng năm phải đi tu bảo dưỡng, lên dây mà em không có điều kiện. Tuy hứa sẽ giúp nhưng nếu anh ở đây thì anh còn giúp em, mai mốt anh không ở đây thì ai giúp cho em?" :-? :-o
Nghe những lời nói đó em hiểu là của ta không muốn giữ nó nữa nên em mới mua.

Còn "công sức hay tâm huyết" thì với em đây là một niềm vui và đam mê cũng như hạnh phúc khi được sửa chữa một cây đàn tốt mà bị vùi dập! :))

"Kiến thức" thì do may mắn và cũng là một cơ duyên, em có kiến thức về lãnh vực này, nhưng thử hỏi, một khi có "kiến thức" mà không biết áp dụng, vận dụng hoặc chia sẻ thì có cái "Kiến thức" đó để làm gì? Chẳng lẽ để treo "xó bếp" hay đem khoe khoang? :P

"Vật tư" thì ngoài công lao động bỏ ra 20 giờ, tiền mua linh kiên (parts) tinh theo giá bán chính thức của ba bộ nỉ (front rail puching felt, Balance rail puching felt, và Back rail cloth (Key rail felt) thượng hạng của Schaff khoảng 50USD nhưng em mua do may mắn cả ba bộ chưa đến 10USD.

Về âm thanh của nó, do cấu hình web OF này không thể upload (tải lên) được file record (âm thanh) thu âm nên em không có thể chia sẻ nhưng riêng phần bác Xe vài bánh thì em có chia sẻ qua một kênh riêng, và nghe tiếng của nó khi em đàn, chắc bác cũng thấy rằng tiếng đàn rất đẹp, trong, và sâu phải không? Hơn nữa, hãy nhớ rằng, đây là một cây đàn bị vùi dập và giá của nó chỉ 3 triệu VNĐ . [-X

Thôi thì tất cả chỉ là duyên! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,105
Động cơ
316,105 Mã lực
Chúc mừng bác đã có lựa chọn của mình. Để tư vấn xem cần sờ nắn vào đâu, ngắm nghía chỗ nào, em đồ rằng không ai hơn được bác QUANG1970!

Vâng, Cám ơn bác! =D>

Cơ mà, không phải đàn nào cũng dễ dàng, mà sờ nắn được bác ạ! [-X [-X [-X

Ngắm nghía từ xa, thì may ra còn được! :P :))
 

huongmai2910

Đi bộ
Biển số
OF-592940
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
6
Động cơ
131,160 Mã lực
Tuổi
41
Vâng, Cám ơn bác! =D>

Cơ mà, không phải đàn nào cũng dễ dàng, mà sờ nắn được bác ạ! [-X [-X [-X

Ngắm nghía từ xa, thì may ra còn được! :P :))
Đàn nào mà có người dốc lòng nhờ bác, bác cứ mạnh dạn sờ nắn bác ạ.

Cả ngày hôm qua em đọc kỹ lại topic 57 trang trước, nhất là các bài của bác, có những bài em copy ra word để nghiền ngẫm. Đúng như lời bác bảo, cha mẹ ai cũng muốn dành cho con cái điều tốt nhất. Nhưng ko nên chạy theo mốt hay theo những gia đình khác. Mà điều quan trọng nhất là phải hiểu tính cách của con, hiểu con mình để lựa chọn những gì phù hợp nhất với con. Đồng thời cha mẹ phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về lĩnh vực định cho con theo. Nên buổi chiều hôm qua đến lớp học nhạc, em có đặt vấn đề với thầy thử cho con học trên đàn organ xem sao. Chỉ 1 buổi thôi về con bảo con học organ cơ, ko học piano nữa. Kêu piano làm con điếc tai lắm. Kể cả từ trước ở nhà, mỗi lần em bật nhạc, con nghe đều bắt mẹ tắt đi hết, toàn bảo con điếc tai lắm thôi. Nên giờ em vẫn băn khoăn ko biết cho con đi học nhạc là có phù hợp không nữa. Nhưng đàn organ thì chắc em không phải suy nghĩ nhiều, vì đến chừng nào con không thích nữa thì bỏ cũng không sao cả. Đối với trẻ con nhiều khi cần phải thử nhiều mới biết con thích gì, đam mê gì và phù hợp với điều gì.

Đọc mấy topic, thấy bác là người thẳng thắn, đôi khi lời nói có thể khó nghe và người khác phải suy nghĩ rất nhiều mới hiểu hàm ý, nhưng không sao bác ạ, những lời đó cũng tốt để người khác nhìn lại chính bản thân mình.

Kính chúc bác sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết để giúp những người chưa hiểu gì về lĩnh vực âm nhạc muốn vào đây học hỏi. ( Mấy bác được bác giúp đỡ mua đàn quả thật may mắn khi gặp được bác, lòng nhiệt tình của bác thật là hiếm có và quý giá, nhất là trên mạng đầy rẫy những thứ ảo này.) Piano tạm thời giờ ko phải là mối quan tâm của em nữa, nhưng em sẽ thường xuyên vào và theo dõi topic này.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,105
Động cơ
316,105 Mã lực
Đàn nào mà có người dốc lòng nhờ bác, bác cứ mạnh dạn sờ nắn bác ạ.
"Được lời như cởi tấm lòng, :-*
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay" :x

Kim không, khăn mất, rượu chay, [-X:((
Thôi thì đành lấy lời hay tặng người :P


Cả ngày hôm qua em đọc kỹ lại topic 57 trang trước, nhất là các bài của bác, có những bài em copy ra word để nghiền ngẫm. Đúng như lời bác bảo, cha mẹ ai cũng muốn dành cho con cái điều tốt nhất. Nhưng ko nên chạy theo mốt hay theo những gia đình khác. Mà điều quan trọng nhất là phải hiểu tính cách của con, hiểu con mình để lựa chọn những gì phù hợp nhất với con. Đồng thời cha mẹ phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về lĩnh vực định cho con theo. Nên buổi chiều hôm qua đến lớp học nhạc, em có đặt vấn đề với thầy thử cho con học trên đàn organ xem sao. Chỉ 1 buổi thôi về con bảo con học organ cơ, ko học piano nữa. Kêu piano làm con điếc tai lắm. Kể cả từ trước ở nhà, mỗi lần em bật nhạc, con nghe đều bắt mẹ tắt đi hết, toàn bảo con điếc tai lắm thôi. Nên giờ em vẫn băn khoăn ko biết cho con đi học nhạc là có phù hợp không nữa. Nhưng đàn organ thì chắc em không phải suy nghĩ nhiều, vì đến chừng nào con không thích nữa thì bỏ cũng không sao cả. Đối với trẻ con nhiều khi cần phải thử nhiều mới biết con thích gì, đam mê gì và phù hợp với điều gì.

Cám ơn bác, rất vui khi biết những ý kiến của em đã viết trong diễn đàn này cũng giúp ích được phần nào cho nhu cầu của bác và được nghe lời chia sẻ của bác!

Thiển nghĩ, "Cho không tiếc nhưng nhận mà không biêt trân trọng mới đáng tiếc" Và cũng có câu: "chẳng được "miếng thịt gói xôi, cũng được lời nói cho tôi vừa lòng", nên những gì bác bày tỏ thực sự làm em vui khi bước tiếp.



Đọc mấy topic, thấy bác là người thẳng thắn, đôi khi lời nói có thể khó nghe và người khác phải suy nghĩ rất nhiều mới hiểu hàm ý, nhưng không sao bác ạ, những lời đó cũng tốt để người khác nhìn lại chính bản thân mình.

Kính chúc bác sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết để giúp những người chưa hiểu gì về lĩnh vực âm nhạc muốn vào đây học hỏi. ( Mấy bác được bác giúp đỡ mua đàn quả thật may mắn khi gặp được bác, lòng nhiệt tình của bác thật là hiếm có và quý giá, nhất là trên mạng đầy rẫy những thứ ảo này.)
Cũng như đã nhiều lần chia sẻ với các bác, em vào OF là để rèn luyện , học tập tiếng Việt và chia sẻ kiến thức kinh nghiệm. Khi chia sẻ không chỉ là để mình nói ra cái mình biết, ôn luyện các kiến thức và kỹ năng, mà còn là dịp để minh rèn luyện kỹ năng tư duy, cách lập luận logic cũng như phân tích tổng hợp một vấn đề và nâng cao kỹ năng viết tiếng Việt. Nên ở một chừng mực nào đó, chính em mới phải là người nói cám ơn các bác cho em cơ hội thực hiện những điều vừa nói trên.

Từ bé em học ở trường bằng ngôn ngữ khác. Tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai của em. Nhà em ly tán em không may mắn như một số bác được "ăn lắm học nhiều", lại "lắm bằng nhiều cấp", "sống dầm, ở thắm" trong cái nôi ngôn ngữ Việt. Rõ ràng so với các bác, thì chữ nghĩa của em cũng gọi là còn non kém!

Tuy nhiên, do em rất dị ứng với những ai có suy nghĩ một chiều, ich kỷ chì thấy phần minh (cái mình muốn) mà không nhìn tổng thể một vụ việc hay vấn đề khi phát biểu, chỉ quen sống trong cái "đám lá tối trời" mà nghĩ mình biết hay hiểu đúng một vụ việc hay vấn đề nên "thoái mái" phát biểu mà không cân nhắc suy xét trước sau, phải trái - Đó là lý do họ đã và sẽ luôn bị "sử lưng" trong các diễn đàn mà em tham gia bằng nhiều cách: khi thì bông đùa nhẹ nhàng, lúc lưu ý nhắc nhở hay sau cùng là thẳng thắn nói vào mặt không nể, mà cũng chẳng dè gì cả!



Piano tạm thời giờ ko phải là mối quan tâm của em nữa, nhưng em sẽ thường xuyên vào và theo dõi topic này.

Bác đã nói như thế, thì em nghĩ bác đã NGỘ ra vấn đề, và xin phép được nhắc lại lời em đã nói, trong các còm trước đây ở một thớt khác:

"+ Em cũng xin nhắc một nguyên tắc vàng trong giáo dục nói chung và học piano nói riêng mà em theo kinh nghiệm bản thân em ngẫm ra, là không bao giờ chê trách mà phải khen ngợi động viên dù là một tiến bộ nhỏ nhất của người học!

+ Việc một đứa trẻ hay một người học âm nhạc hay một bộ môn nghệ thuật nào đó, phải "gãy gánh giữa đường" là điều rất bình thường!:P

Tuy nhiên, chắc chắn những ký ức, những tình cảm đẹp về thời gian đã qua sẽ lưu lại trong họ. Trong thời gian họ học, những người xung quanh: cha mẹ, thầy cô, bạn bè tạo, mọi điều kiện hoặc yêu thương chăm sóc hoặc nâng giấc vỗ về thì cho dù phải"bỏ của chạy lấy người" chí ít ra, thì cá nhân đó cũng có được những kí ức đẹp về thời đã qua và theo mãi trong phần đời còn lại.:-*

+ Vấn đề không phải là có hay không có tố chất hoặc năng khiếu, mà là đứa bé được gì, sau khi đã tham gia học thêm một môn nghệ nào đó: Có thể gãy đánh giữa đường, thậm chí bỏ chạy lấy người nhưng cháu bé đó cũng có được những kí ức đẹp về thời đã qua. @};-

Hãy nói theo kiểu đơn giản hơn, là có thể không thành nghề, chẳng ra nghiệp, nhưng cũng có được một cái gì đó ... nôm na là:"Không bổ bề dọc (thì) cũng bổ bề ngang"! :P


Trân kính,
 
Chỉnh sửa cuối:

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
Trước hết em Xin khẳng định là em hoàn toàn nhất trí về cơ bản tất cả những điều mà bác Xe vài bánh nêu trong "còm" ở dưới này. =D> =D> =D>

Tuy nhiên để "rộng đường dư luận" cũng như có ý kiến đa chiều, em xin phép được có một số phản biện. Em xin nhắc lại đây chỉ là phản biện chứ không phải là phản đối: Phản biện để giúp các bác có một cái nhìn đa chiều, theo góc độ khác trước một vấn đề chứ không phải là sự đối nghịch trong suy nghĩ, hay trong quan điểm, mà chỉ là sự bổ sung cho sự hoàn chỉnh một vấn đề vốn đã là hay, hoặc một quan điểm tốt nào đó. :P

Hàng ngày, trong cuộc sống, trong công việc, cũng như trong các hoạt động khác, em tin rằng, các bác cũng đã "phát sốt, phát rét" hay chán "ngập mồm trào m-õm" với việc chưa nói đã chuẩn bị vỗ tay, nói vừa dứt lời là vỗ ngay, và luôn luôn là "nhất trí, đồng thuận cao" mà tuyệt nhiên, chẳng có một ý kiến phản biện hay tranh luận nào cả! Dẫn tới con người ta, sống mà chỉ biết thuộc nằm lòng câu "thứ nhất ngồi lì thứ nhì vỗ tay"! :D

Hơn nữa Theo quan điểm của em Nếu nhìn vào tuổi đăng ký trên diễn đàn, đa phần các thành viên đều trên 20 và xấp xỉ khoảng tuổi 40 chiếm đại đa số trong OF, nghĩa là, đây là thành phần trẻ, khỏe thành phần lao động chính, không những thế còn là những người trí thức, là bộ mặt của quốc gia. Nếu ngay trong sinh hoạt diễn đàn mở như OF, mà chúng ta cùng tiếp tục mang trong đó cái khái niệm đó, và hành xử thế thì thật đáng buồn thay, cho những người được gọi là lớp mặt của xã hội! :T[-X

Ngoài ra khi tranh luận em nghĩ, ngoài nội dung chính là một vấn đề đang bàn, (nghĩa là chúng ta có thể đang học tập được gì từ đó) thì cũng không nhất thiết chỉ nội dung la chính mà mà cách tranh luận, văn Phong cũng là cái giúp thư giãn theo đúng tinh thần Otofun. =))
Em nghĩ và tin rằng, các bác đọc văn của em trong suốt thời gian vừa qua. sẽ cảm thấy rằng, cũng vẫn chỉ là vấn đề đó, chủ đề đó, nội dung đó nhưng cách trình bày của em, làm các bác ấn tượng: khi thì cười thầm trong bụng, lúc cười văng nước miếng, Và cũng có khi, tức đến sôi cả máu: Tất cả những cung bậc cảm xúc này, cũng chính là một chút gì đó thay đổi, khi các bác bước vào diễn đàn Ò hầu có thêm một niềm vui, hoặc một cảm giác mới, trong cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là những cảm xúc, cung bậc đang nhận đều đặn hàng ngày! :P :)) :(( :-* :P

Thôi, nói dông dài đã nhiều, em xin phép được tranh luận cũng như trình bày từng điểm một, quan điểm của em. Và nhắc lại đây chỉ là ý kiến để rộng đường dư luận chứ chúng ta, không bàn đúng hay sai ở đây!





Việc chọn lựa mua đàn cơ hay đàn điện là tùy theo nhu cầu sử dụng đó là đã rõ, ta không bàn ở đây. Tuy nhiên, xin lưu ý các bác điểm cơ bản nhất giữa đàn điện và cơ có thể ví như một ly nước cam vắt bằng tay (đàn cơ) và một ly nước cam hộp (đàn điện)

Nói gì thì nói không thể nào một ly nước cam vắt mà thua kém một ly nước cam hộp trừ khi mua phải cam dở, hoặc người vắt cam không biết vắt cam khiến cam ngon thành dở. Còn nói chung, cái hương vị của một ly nước cam vắt, một khi đã uống rồi, thì không thể nào thay thế được bởi một ly nước cam hộp cho dù ngon đến đâu đi chăng nữa!





Việc sửa đàn piano cơ: Nếu người thợ có đủ kinh nghiệm, tay nghề và phụ tùng thay thế (parts) cũng như dụng cụ (tools) chuyên dùng, thì tất cả các linh kiện đàn khi hư hỏng, xuống cấp, đều có thể phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Thậm chí còn tốt hơn ban đầu!

Trong khi với đàn điện, thì các bác cũng biết, đã là đồ điện tử, thì không bao giờ ta lại chuộng đồ cũ (Used items) mà chỉ chuộng đồ mới và ngày nay do cuộc sống ngày càng sung túc, một khi đồ diện tử đã xuống cấp hay lỗi mode thì coi như vứt!

Việc mua một cây đàn có tốt thì sẽ gặp một vấn nạn là đàn tốt chắc chắn sẽ không rẻ. Tuy nhiên, nếu có duyên may, việc các bác vẫn có thể kiếm được những cây đàn cơ tốt hoặc tương đối tốt với giá phải chăng là có thật.

Bản thân em đã từng mua một cây đàn của Nga chỉ 3 triệu VNĐ và sau khi sửa chữa, tu chỉnh, nói thật là bây giờ nếu có đổi một cây đàn U1 lấy nó, thì em cũng không đổi!
Lý do bị âm thanh của nó rất đặc biệt và cảm giác khi đánh rất thích. Vẫn biết rằng Một cây U1 thì giá cũng là tương đối hơn nhưng cây đàn ngoài dòng. tiếng (âm thanh) của nó cũng gọi là tốt trong phạm vi phổ thông nhưng nó không cho người ta cảm giác đặc biệt và ấn tượng như cây đàn Nga (Liên xô) em mua 3 triệu này.





Vẫn biết rằng đàn điện không phải lên dây nhưng hạn chế của việc này là đàn điện chỉ có một âm thanh duy nhất là âm thanh của tiếng đàn theo nguyên tắc bình quân luật (equal temperament)!

Trong khi đàn cơ các bác có thể lên đi theo nhiều cao độ khác nhau là La A432Hz, A440, thậm chí là A442 hay A444: Giúp cho tiếng đàn có nhiều màu sắc khác nhau.

Không những thế cùng là chuẩn la (A) nên đi theo một tần số sẽ có nhiều công thức khác nhau giúp cho các bác có những tiếng đàn riêng.
Ví dụ:"
+ Nếu ở góc độ đánh chuẩn xác và đẹp thì chắc chắn công thức Wreckmeister temperament này sẽ là công thức được chọn.
+ Còn nếu để đánh nhạc cổ điển Mozart và muốn đánh thật chính xác những hợp âm tạo, khi đánh ra có sự hài hỏa rõ đẹp, êm ái, không bị mờ hay sáng quá thì có lẽ 1/4 Commma Meantone sẽ là một công thức cho ra một tiếng đàn mà nhiều người tich tai chuyên đánh Mozart đúng với âm thanh mà Mozart đã từng đánh và viết nhạc theo âm sắc này chọn.
V..v.. và v..v..

Nói chung thì chỉ có một cây đàn cơ chúng ta mới có thể thưởng thức nhiều âm thanh khác nhau vô cùng phong phú.

Trong khi với những cây đàn điện, đây là điều không tưởng hoặc có chăng thì là những đàn đặt điện rất mắc tiền!

Việc chốt (trục) lên dây của đàn cơ giữ dây hay không, hay nói theo kiểu của bác Xe vài bánh, là "Cây đàn cơ tồi khi chốt đã không giữ dây tốt thì dây xuống rất nhanh lại xuống không đều nên tiếng nhanh bị méo, bị sai, phải lên dây thường xuyên." thì quả thực đây là một vấn nạn của tất cả các thợ lên dây đàn Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên như em đã từng nói trước đây thớt "Tư vấn mua đàn Piano", việc xử lý này vô cùng nhẹ nhàng, gọn gàng: Hiện nay ở nước ngoài, người ta đã có hóa chất để xử lý trường hợp này và hóa chất đó đặt ra đời từ những năm 1950 nghĩa là gần ba phần tư thế kỷ!!!

Bản thân em cũng đã từng sửa chữa nâng cấp những cây đàn cổ trong tu viện và những cây đàn này tuột giây và xuống giây và một tone (cung). Trước đó, hầu như tất cả các thợ sửa ở Saigon từ trước 30/4 đến lúc em sửa khi gặp đều "bỏ của chay lấy người". Những cây đàn này và sau khi xử lý hóa chất thì tất cả các cây đàn đều đứng chốt bám dây lên được A 442Hz!
Chi phí của hóa chất xử lý này chưa đến 5USD/ cây đàn nghĩa là vào khoảng hơn 100 ngàn tiền Việt Nam mà thôi!





Việc bảo quản đàn hay nói nôm na là giữ độ ẩm ổn định quả thật là một điều tương đối cũng có thể gọi là nan giải nhất là ở tại Miền Bắc tuy nhiên em nghĩ nếu một khi mình yêu thương nó giống như mình có một đứa con cưng, thì việc để ý chăm sóc đâu là gì là khó khăn! Trên đời làm gì mà có nào là tuyệt đối phải không ạ?! :P


Mà nếu chứ cho là khó khăn như bác Xe vài bánh nói, thì em sẽ gào to trước bàn dân thiên hạ để trách bác Xe vài bánh là: "Bác định đập bể chén cơm của anh em thợ thầy nhà chúng em hay sao mà nói như vậy?" :(( :(( :P :)) :))





Việc chọn mua đàn cơ và các kích cỡ (Size) sai như bác nói hoàn toàn đúng trong tình hình hiện nay và tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên không phải hoàn toàn là như vậy! Trong thực tế vẫn có những cây đàn cơ nhỏ hơn thấp hơn nữa:

+ Ngòai ra có những Model (spinet) đời nó chỉ cao tầm 90 hay một thước. và hiện cũng có bán trên thị trường VN.

+ Thậm chí có những cái đàn cơ rất nhỏ gọn chỉ có 61 hay 76 phím (Ship piano) nó chỉ tầm cỡ bằng một cái bàn học của học sinh và rất gọn nhẹ và thuận lợi Do giá nhập về mắc cũng như nhiều lý do mà Việt Nam ít xuất hiện những cái đàn này cho thực tế em vẫn thấy có chứ không phải là không. Những cái đàn này cũng nhỏ gọn phù hợp với diện tích nhỏ cũng số gia đình gọnn nhỏ không kém gì đàn điện. Âm thanh thì cũng như tiếng đàn cơ 88 phím bình thường.

Do đó , nếu bảo là diện tích nhà nhỏ hẹp nên phải mua đàn điện thì cũng hơi khiên cưỡng vì trong thực tế có những cây đàn thơ rất nhỏ gọn phù hợp với những không gian nhỏ và nói tiếng lại hay hơn là điện. Các bác coi hinh minh họa nhé













Việc mua đàn Yamaha là một thương hiệu phổ biến, và sẽ thuận lợi cho việc bán. Ví như mua xe hơi Toyota mà lựa những dòng Camry, Corolla, ... dùng sau dễ bán lại hay trao đổi là điều hoàn toàn có thực. Tuy nhiên nếu các bác không gặp khó khăn về mặt bằng đồng thời cũng không khó khăn về tài chính thì việc mua một cây đàn cơ và sau này cáccháu học giỏi, vì kỹ thuật yêu cầu phải nâng cấp lên đời, việc bán lạicái đang dùng đó là điều rất hiếm: Một khi đã quen một tiếng đàn rồi vì yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật phải mua cây đàn có chuẩn kỹ thuật tốt hơn để xử lý bài nhac đang học thì mua mới là chuyện đương nhiên. nhưng cũng hiếm ai nỡ lòng bán đi một cây đàn bỏ mình quen với tiếng đàn của nó vì nó thật lòng mà nói một khi đã yêu đã thích cây đàn cũng như một cây đàn như một đứa con mình. Ai của mình có thể dứt ruột bỏ đi được hả các bác?! :((






Rất tiếc do nhiều lý do, những cây đàn của Mỹ và châu Âu chưa phổ biến, nhưng em thấy ở trên các website bán đàn bắt đầu nhập về nhưngcây đã qua sử dung và bán giá cũng tầm những cái đàn Yamaha. Đàn này là những cây đàn nhập từ Nhật bởi vì Nhật cũng mua đàn Mỹ dùng và bán theo dạng second hand hoặc nhập trực tiếp từ Mỹ về giá cả phải chăng cũng ngang ngửa với Yamaha hay nhỉnh hơn một chút với những thương hiệu đàn phổ thông còn riêng những thương hiệu đàn nổi tiếng (top tier) thì giá cao hơn Yamaha. Tuy nhiên, một khi các bác đã tiếp cận với một cây đàn Mỹ rồi, sẽ hiểu tại sao người ta yêu chuộng nó như vậy. :-? :))

Chuyện một cây đàn cơ bé mà tốt hơn một cái đàn to, là hoàn toàn hợp lý bằng chứng là rất nhiều những cây đàn Mỹ tuy chỉ là upright (dương cầm) khi xét về mặt âm thanh (không xét về mặt kỹ thuật) âm thanh hơn hẳn những cây đàn đai dương cầm Yamaha hay Kawai G2 hay G3 của Nhật. :D

Việc một cây "đàn ngoài dòng tốt hơn cây đàn hãng lớn mà tồi" cũng hoàn toàn hợp lý bởi vì nhắc lại, đàn piano là đàn làm gỗ và thủ công. Do đó việc, đột biến một cây đàn ngoài dòng hay là rất bình thường. Lại nhắc một lần nữa, cây đàn Nga (Liên Xô) em mua chị ba triệu bạc mà bây giờ đổi cây đàn Yamaha U1 em không đổi! :P :-* :x
Cám ơn bác Quang và bác Xe vài bánh, sau khi nghe các bác phân tích thì e thấy rất vui vì mình đã lựa chọn đúng đắn và thấy thật may mắn vì đã có được 1 cây đàn ổn trong tầm giá tốt! Em vẫn luôn theo dõi topic này để học hỏi, thật bổ ích ạ!
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
697
Động cơ
474,298 Mã lực
Chả hiểu sao topic này lại ko thấy thông báo trên newfeed của em. Giờ phải tìm lại mới thấy. Em đánh dấu phát để theo dõi tiếp :). Nhớ các cụ quá
 

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
Cám ơn bác!



Còn việc "mua được một cây đàn nát" thì quả thực là ban đầu em không muốn mua! Em đã thuyết phục người chủ của nó đừng bán vì tiếng của nó rất đặc biệt và hay. Nhưng cô chủ đã dứt tình không giữ lại! Mặc dù em hứa sẽ sửa chữa làm mọi việc cho cây đàn trở lại tốt và không lấy một đồng thù lao hay vật tư sửa chữa nào hết!

Cô ta bảo với em rằng: "Anh sửa cho nó tốt trở lại, nhưng hàng năm phải đi tu bảo dưỡng, lên dây mà em không có điều kiện. Tuy hứa sẽ giúp nhưng nếu anh ở đây thì anh còn giúp em, mai mốt anh không ở đây thì ai giúp cho em?" :-? :-o
Nghe những lời nói đó em hiểu là của ta không muốn giữ nó nữa nên em mới mua.

Còn "công sức hay tâm huyết" thì với em đây là một niềm vui và đam mê cũng như hạnh phúc khi được sửa chữa một cây đàn tốt mà bị vùi dập! :))

"Kiến thức" thì do may mắn và cũng là một cơ duyên, em có kiến thức về lãnh vực này, nhưng thử hỏi, một khi có "kiến thức" mà không biết áp dụng, vận dụng hoặc chia sẻ thì có cái "Kiến thức" đó để làm gì? Chẳng lẽ để treo "xó bếp" hay đem khoe khoang? :P

"Vật tư" thì ngoài công lao động bỏ ra 20 giờ, tiền mua linh kiên (parts) tinh theo giá bán chính thức của ba bộ nỉ (front rail puching felt, Balance rail puching felt, và Back rail cloth (Key rail felt) thượng hạng của Schaff khoảng 50USD nhưng em mua do may mắn cả ba bộ chưa đến 10USD.

Về âm thanh của nó, do cấu hình web OF này không thể upload (tải lên) được file record (âm thanh) thu âm nên em không có thể chia sẻ nhưng riêng phần bác Xe vài bánh thì em có chia sẻ qua một kênh riêng, và nghe tiếng của nó khi em đàn, chắc bác cũng thấy rằng tiếng đàn rất đẹp, trong, và sâu phải không? Hơn nữa, hãy nhớ rằng, đây là một cây đàn bị vùi dập và giá của nó chỉ 3 triệu VNĐ . [-X

Thôi thì tất cả chỉ là duyên! :P
Thật may mắn vì cây đàn này đã tìm được chủ mới là một người vô cùng yêu quý piano như bác, em dám chắc rằng nếu không phải là bác thì có lẽ chỉ vài năm sau cây đàn đó sẽ trở thành "phế liệu"
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
697
Động cơ
474,298 Mã lực
Đàn nào mà có người dốc lòng nhờ bác, bác cứ mạnh dạn sờ nắn bác ạ.

Cả ngày hôm qua em đọc kỹ lại topic 57 trang trước, nhất là các bài của bác, có những bài em copy ra word để nghiền ngẫm. Đúng như lời bác bảo, cha mẹ ai cũng muốn dành cho con cái điều tốt nhất. Nhưng ko nên chạy theo mốt hay theo những gia đình khác. Mà điều quan trọng nhất là phải hiểu tính cách của con, hiểu con mình để lựa chọn những gì phù hợp nhất với con. Đồng thời cha mẹ phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về lĩnh vực định cho con theo. Nên buổi chiều hôm qua đến lớp học nhạc, em có đặt vấn đề với thầy thử cho con học trên đàn organ xem sao. Chỉ 1 buổi thôi về con bảo con học organ cơ, ko học piano nữa. Kêu piano làm con điếc tai lắm. Kể cả từ trước ở nhà, mỗi lần em bật nhạc, con nghe đều bắt mẹ tắt đi hết, toàn bảo con điếc tai lắm thôi. Nên giờ em vẫn băn khoăn ko biết cho con đi học nhạc là có phù hợp không nữa. Nhưng đàn organ thì chắc em không phải suy nghĩ nhiều, vì đến chừng nào con không thích nữa thì bỏ cũng không sao cả. Đối với trẻ con nhiều khi cần phải thử nhiều mới biết con thích gì, đam mê gì và phù hợp với điều gì.

Đọc mấy topic, thấy bác là người thẳng thắn, đôi khi lời nói có thể khó nghe và người khác phải suy nghĩ rất nhiều mới hiểu hàm ý, nhưng không sao bác ạ, những lời đó cũng tốt để người khác nhìn lại chính bản thân mình.

Kính chúc bác sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết để giúp những người chưa hiểu gì về lĩnh vực âm nhạc muốn vào đây học hỏi. ( Mấy bác được bác giúp đỡ mua đàn quả thật may mắn khi gặp được bác, lòng nhiệt tình của bác thật là hiếm có và quý giá, nhất là trên mạng đầy rẫy những thứ ảo này.) Piano tạm thời giờ ko phải là mối quan tâm của em nữa, nhưng em sẽ thường xuyên vào và theo dõi topic này.
Chào mợ. E cũng có ý định copy tất cả các bài hay trong topic trước vào 1 file sau đó đính kèm vào topic này để ai cũng có thể đọc và theo dõi dễ dàng, thật may là mợ đã làm trước em. Nếu mợ ko phiền có thể đính kèm file vào topic này hay gửi cho bác xevaibanh để đính lên trang 1 tài liệu này đ ko ạ. Thay mặt các thành viên yêu piano khác, trân trọng cám ơn mợ :)
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nhân ngày 10/10, mời các bác nghe 1 bài về Hà Nội:
HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG
Sáng tác: Phan Nhân
Chuyển soạn piano: Nguyễn Ánh 9
Biểu diễn: Minh Châu
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,105
Động cơ
316,105 Mã lực
  1. Nhân ngày 10/10, mời các bác nghe 1 bài về Hà Nội:
HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG
Sáng tác: Phan Nhân
Chuyển soạn piano: Nguyễn Ánh 9
Biểu diễn: Minh Châu
Cô bé đàn rất dễ thương! Ngón út (pinky) dài như vậy mà giả dụ không học dương cầm thì đúng thật là uổng mất một dương cầm thủ (pianist) tương lai! =D> :P

Cây đàn đại dương cầm (grand piano) này chỉ lên A440! Mặc dầu mới lên dây thật chuẩn xác (tiếng đàn sạch sẽ và rõ: purity, clean) nhưng đúng là Yamaha chỉ được đến vậy: làm hết mức (lên dây thật sạch, canh chỉnh máy,..... ) mà vẫn chẳng thể nào "hỗ trợ" cho người đàn tạo ra tiếng đàn có hồn: sâu và tình cảm! [-X

Giá mà đấy là cây Steinways chỉ cần semi concert thôi nhé và lên A442 thì tiếng đàn sẽ hay hơn và truyền cảm hơn rất nhiều ! âm thanh của cây đàn chỉ mới lột được 6, 7 phần của tiếng đàn cô bé. Nếu thay bằng cây Steinways hay một cây đàn Mỹ hoặc chấu Âu loại top tier như em nói sẽ là 10 phần hoàn hảo. =D>

Hoặc cũng là cây Yamaha, nhưng người thợ lên "ăn gian" nhưng note cao (octave 6, 7) để tạo thêm bồi âm cho câu nhạc thì cũng "vớt vát" được 8 phần chứ không phải chỉ 6 hay 7! :))
Toàn bộ những note ở octave 6.5, và 7 của cây đàn Yamaha này bị lép! :((

Thật đáng tiếc !!! :((

Do màn hình thu quá tối nhưng với tầm cỡ của buổi biểu diễn em đồ rằng cây đại dương cầm này giá chót cũng là C7 nghĩa là Semi-concert! Tiếng một cây Semi-concert như vậy là thật tầm thường nếu chưa mạnh mòm nói là dở !!! :-o

Còn giả dụ như nó mà là full size thì đúng là rõ ràng âm thanh của cây đàn này quá tệ! 8-} :T
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top