[Funland] Đại học Rmit

bornna86

Xe hơi
Biển số
OF-744395
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
182
Động cơ
60,329 Mã lực
Vậy là trường này ngon rồi. Nhà giầu chắc chắn thôngminh hơn nhà nghèo. Bọn nó không ngu ném tiền qua cửa sổ đâu cụ nhỉ
Cái thời học đại học để lấy cái bằng nó qua lâu rồi cụ ạ, giờ học để lấy quan hệ, hiểu biết, trải nghiệm, thu nạp kiến thức hữu ích chứ ko phải lý thuyết suông nữa, và đặc biệt những trường này thường có thời gian liên kết học tại nước ngoài
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Em cũng không hiểu cuối cùng cụ muốn chứng minh cái gì? Cả 2 trường TĐT và RMIT VN cụ đều chưa từng tham quan, chưa từng học vậy có kinh nghiệm gì để chứng thực luận điểm của mình?
Nếu để so sánh chất lượng, cần đánh giá theo bộ tiêu chí chung chứ không dựa trên quan điểm cá nhân. RMIT VN chỉ là chi nhánh của RMIT Úc, nó không có đầy đủ các ngành nghề đào tạo như các ĐH Việt Nam. Còn trên bình diện quốc tế thì cụ đã thấy rõ bảng xếp hạng rồi, khỏi phải tranh luận.
Về cá nhân em đã từng học 2 trường ĐH của Việt Nam, 2 trường ĐH nước ngoài, kết luận là trường Việt Nam chẳng có cửa để so sánh, chất lượng đầu ra của các trường ĐH VN là quá kém. Bản thân em cũng đang là ng sử dụng lao động là các sv tốt nghiệp ĐH ở VN.
Trên đây có cụ có đề cập các cá nhân xuất sắc đi lên từ các trg ĐH Việt Nam, thực ra thành công của họ 99% là do nỗ lực cá nhân.
Nếu trường ĐH của Việt Nam tốt, chúng ta đã không phải chịu cảnh tị nạn giáo dục. Ai có điều kiện đều muốn con em mình được đi du học.
Bảng xếp hạng quốc tế cũng chỉ là để tham khảo thôi. Trước đây, khi em thấy mấy trường Phillipines còn được xếp cao hơn Đại học Thanh Hoa và Đại học Bác Kinh (cách đây tầm 10 – 15 năm) thì thấy cái xếp hạng đó hầu như vô dụng, đồng thời có tính định hướng rất rõ. Có khi mấy trường đó còn được xếp hạng cao hơn các trường đai hoc của Liên Xô hay Nga.

Nếu lĩnh vực của cụ là làm đại diện cho các công ty nước ngoài đóng ở Việt Nam thì đúng là những sinh viên học ở nước ngoài, hoặc học ở RMIT, nói tiếng Anh tốt, trình bày tốt, sẽ chiếm ưu thế.

Nhưng nếu lĩnh vực của cụ là phát triển phần mềm, ví dụ cho xe tự lái chẳng hạn, em nghĩ có khi sinh viên Đại học Kỹ thuật Hưng Yên hay Đại học Kỹ thuật Công nghiệp sẽ có ưu thế hơn so với sinh viên RMIT (cùng là kỹ sư IT). Kiểu giáo dục của RMIT sẽ đào tạo ra các kỹ sư có kiến thức về IT, nhưng phù hợp để làm dự án, quảng bá thương hiệu,… hơn là làm việc chuyên ngành thực sự (phía trên có cụ nào đó trong ngành IT đã nói)

Nếu là đào tạo nghề y chẳng hạn, có lẽ bác sĩ cho RMIT đào tạo sẽ thích hợp cho Bộ Y tế để xây dựng chương trình, làm y tế cộng đồng, xây dựng dự án hợp tác với nước ngoài…. hơn là bác sĩ có chuyên môn thực sự để khám chữa bệnh. (nếu cần khám bệnh thì em tin tưởng bác sĩ học Y ở Việt Nam hơn, kể cả trường Y được xếp hạng không cao như Y Thái Bình, hơn là bác sĩ học Y ở Mỹ (nói chung nhé, ở mức bình quân chung, không tính trường hợp đặc biệt)

Trước đây em có một thằng em, cũng là quân của em, là dân Đông Âu, đưa vợ con sang Việt Nam. Con nó ốm, đưa vào Việt – Pháp khám, kết luận là bệnh thần kinh nặng, phải điều trị lâu dài, làm nó tí nữa bỏ việc về nước. Em bảo nó là vào Việt – Pháp thì chỉ chữa đau đầu, sổ mũi, đỡ đẻ … thì được, chứ bệnh nặng thì nên đưa vào Viện Nhi TW khám. Nó đưa vào Viện Nhi, kết luận là chẳng làm sao, chỉ là do không thích hợp sống ở môi trường mới. Về sau con nó về nước không làm sao thật.

Em đã tuyển dụng và quản lý rất nhiều nhân sự nước ngoài. Cùng là Tây, nhưng trong linh vực của em, em thích dân Tây Đông Âu hơn, vì kiến thức cơ bản rất vững, đồng thời chịu khó làm việc, ít kêu ca, đòi hỏi (vì chịu khó làm việc nên năng lực cũng cao hơn). Quân của em có cả dân bản đia Tây Âu (Anh, Scotland), nhưng em không đánh giá cao. Tất nhiên là không thể lấy một vài cá nhân để đánh đồng hết toàn bộ nền giáo dục, nhưng những nhân sự Tây Âu, Mỹ, Úc…. em làm việc cùng thường nặng về khả năng trình bày, nói hay, làm báo cáo hay (dựa dẫm vào ý kiến người khác để làm báo cáo tiếng Anh rất đep) nhưng chuyên môn thực sự thì không cao, chưa kể hay đòi hỏi quyền lợi. Đấy là người bản địa, đừng nói là người Việt Nam tiếng Anh hiểu câu được câu chăng, học mấy ngành linh tinh thì được, chứ học được chuyên môn sâu thì có vẻ hơi khó (kể cả khi giáo dục phổ thông Việt Nam có chất lượng cao hơn Anh, Mỹ, Úc,… học sinh tốt nghiệp của Việt Nam giỏi toán, lý, hóa, sinh… hơn hoc sinh bản địa, tức là chất lượng đầu vào cao hơn sinh viên bản địa Anh, Mỹ (đã được báo cáo chính thức tại LHQ năm 2015 bởi tổ chức OECD)
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Em định vodka cụ nhưng thấy cụ dùng đại từ ("quân của em") không được lịch sự tôn trọng người được nhắc đến lắm nên thôi :)

Mấy bạn làm business product tốt có nhiều tiềm năng thành CEO hơn dân kỹ thuật thuần túy, nhưng đoán giáo dục RMIT chưa đến trình độ đào tạo mấy bạn cỡ đó.
Cậu đấy đúng là quân của em nhưng em coi nó thân thiết, dù là người nước ngoài. Dân Đông Âu có sự gần gũi nhất định với người Việt, vì trước đây cùng hệ thống chính trị. Có gì không tôn trọng đâu cụ.

Em lên mấy diễn đàn nước ngoài, thấy cũng không ít bạn nói vì Intel chọn CEO gốc Ấn Độ (nói hay hơn làm) nên mới tụt hậu sau cả Samsung và TSMC, dù cách đây 20 năm thì gần như độc tôn trong lĩnh vực fab chip.(dự án chế tạo chip 10 nm cứ lùi tiến độ hết năm này qua năm khác, cuối cùng bị hủy)
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Em lên mấy diễn đàn nước ngoài, thấy cũng không ít bạn nói vì Intel chọn CEO gốc Ấn Độ (nói hay hơn làm) nên mới tụt hậu sau cả Samsung và TSMC, dù cách đây 20 năm thì gần như độc tôn trong lĩnh vực fab chip.(dự án chế tạo chip 10 nm cứ lùi tiến độ hết năm này qua năm khác, cuối cùng bị hủy)
Cụ nói thế này thật ra không công bằng cho các bạn gốc Ấn Độ lắm. CEO Google, Microsoft hay Mastercard đều gốc Ấn và đã/đang rất thành công.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Trước khi tranh luận cụ đọc kỹ lại các post trước của tôi xem tôi đang nói gì đi đã.
Tôi không có ý định tranh luận với cụ vì có lẽ, vô ích và vô bổ :) Lâu lâu xem các ý kiến khác, kể cả tích cực và tiêu cực, thấy hay và bổ ích hơn. "Fun" đi cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Logen

Xe hơi
Biển số
OF-711745
Ngày cấp bằng
29/12/19
Số km
108
Động cơ
87,133 Mã lực
Em biết mấy trường kỹ thuật ở VN đầu tư cái máy CNC mấy trăm ngàn USD, các thiết bị mô phỏng cái vài trăm ngàn USD, cái cả triệu đô, rồi cũng đắp chiếu vì không có ai vận hành. Tây nó giải bài toán kinh tế trước, hiệu quả mới làm. Ta thì phải giải ngân cho hết, hiệu quả tính sau.
Lãng phí ở đâu chả có. Không biết cụ có làm nghiên cứu ở nước ngoài không, số tiền lãng phí còn kinh khủng hơn nhiều. Phòng thí nghiệm be bé em làm các thiết bị vài chục nghìn đô đắp chiếu là chuyện thường. Tiền dự án thường để mua thiết bị và nuôi nghiên cứu sinh nên sau mỗi dự án là thay. Có khi thiết bị cả trăm nghìn, mua về thử một hai lần không được lại đóng gói bỏ xó.

Quay trở lại chuyện giáo dục đại học. Nhiều người đi du học không có nghĩa là giáo dục trong nước chả ra cái gì. Dân Hàn, Trung học ở Mỹ rất nhiều, chả lẽ giáo dục các nước này như mứt. Nhiều cụ phủ nhận giáo dục Việt Nam, đề cao giáo dục nước ngoài. Tâm lý tây hơn ta ăn vào tiềm thức khó bỏ, cứ liên quan đến Tây là hơn Việt. Tây nào chứ Tây mà sang Việt Nam thì phần lớn là chất lượng kém ở bản xứ. Nghĩ đơn giản, nếu có danh tiếng, chất lượng đảm bảo thì tội gì phải đánh bắt xa bờ, lặn lội sang đất nước thế giới thứ 3.

Các gia đình đầu tư cho con du học tại chỗ mà cứ nghĩ con mình được hưởng nền giáo dục đỉnh cao. Các trường đại học tốt đều có định hướng, triết lý giáo dục riêng. Ví dụ như Caltech : "Caltech provides an outstanding education that prepares students to become world leaders in science, engineering, academia, industry, and public service". Với RMIT Việt Nam, em chỉ thấy quảng cáo là trường top 1%, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc cao. Nhà có điều kiện thì hướng tới việc làm làm gì, dùng tiền học chạy vào công chức hiệu quả hơn nhiều. Giáo dục đại học không có mục đích để tìm việc, nếu không thì đã là trường nghề.

Trong giáo dục, người ta thường dùng chuẩn đầu ra là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Với giáo dục đại học, kiến thức bao giờ cũng chiếm phần lớn so với kỹ năng. Vậy mà các cụ toàn lấy kỹ năng, sử dụng phần mềm này nọ để ném đá. Các đại học nổi tiếng rất chú trọng các kiến thức khoa học cơ bản. Ví dụ ở Caltech "You'll start your Caltech education with our core curriculum to ensure that you have a strong base in mathematics and the natural sciences". Cụ thể các môn học bắt buộc của sinh viên Caltech : https://www.admissions.caltech.edu/explore/academics/core-curriculum . Hơn 20 năm trước sinh viên Bách Khoa tất cả các ngành cũng đều phải học các môn tương tự. Các cụ chú ý, ngay cả ở Caltech sinh viên cũng dành khá nhiều thời gian cho các môn học xã hội. Ở ta mà không học về Đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa Mác Lê thì học cái gì để hiểu xã hội Việt Nam. Vài so sánh để các cụ bớt mặc cảm về giáo dục đại học Việt Nam, ít nhiều cũng có những mặt tích cực.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Vậy là trường này ngon rồi. Nhà giầu chắc chắn thôngminh hơn nhà nghèo. Bọn nó không ngu ném tiền qua cửa sổ đâu cụ nhỉ
Cũng có nhiều bạn được học bổng toàn phần hoặc một phần do thành tích học tập, cống hiến xã hội, hoặc hoàn cảnh đặc biệt (vẫn đạt các tiêu chuẩn về học vấn của trường). Em đã gặp những bạn khiếm thị, khuyết tật, nhà nghèo...nhưng vẫn vui học bên các bạn học khấc mà không có sự phân biệt nào cả. Có những bạn xe nhà đưa đón, tự lái xe sang, mô tô giá cả tỉ bạc đi học, nhưng cũng có những bạn đi xe bus trường hay đạp xe đi học. Và họ đều là RMITers.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Em khô

Tôi không có ý định tranh luận với cụ vì có lẽ, vô ích và vô bổ :) Lâu lâu xem các ý kiến khác, kể cả tích cực và tiêu cực, thấy hay và bổ ích hơn. "Fun" đi cụ!
Tôi không hiểu. Cụ quote tôi, đưa ra một loại ý kiến dài dằng dặc mặc dù không biết tôi đang nói chuyện gì với các cụ khác. Nếu không định tranh luận và thấy nó vô bổ thì cụ tự nhiên nhảy vào làm gì?
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Em định vodka cụ nhưng thấy cụ dùng đại từ ("quân của em") không được lịch sự tôn trọng người được nhắc đến lắm nên thôi :)

Mấy bạn làm business product tốt có nhiều tiềm năng thành CEO hơn dân kỹ thuật thuần túy, nhưng đoán giáo dục RMIT chưa đến trình độ đào tạo mấy bạn cỡ đó.
Đồng ý với cụ, cách gọi ấy có vẻ khoe khoang bản thân, không phải là cách xưng hô của người lịch duyệt, khiêm tốn.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,863
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Lãng phí ở đâu chả có. Không biết cụ có làm nghiên cứu ở nước ngoài không, số tiền lãng phí còn kinh khủng hơn nhiều. Phòng thí nghiệm be bé em làm các thiết bị vài chục nghìn đô đắp chiếu là chuyện thường. Tiền dự án thường để mua thiết bị và nuôi nghiên cứu sinh nên sau mỗi dự án là thay. Có khi thiết bị cả trăm nghìn, mua về thử một hai lần không được lại đóng gói bỏ xó.

Quay trở lại chuyện giáo dục đại học. Nhiều người đi du học không có nghĩa là giáo dục trong nước chả ra cái gì. Dân Hàn, Trung học ở Mỹ rất nhiều, chả lẽ giáo dục các nước này như mứt. Nhiều cụ phủ nhận giáo dục Việt Nam, đề cao giáo dục nước ngoài. Tâm lý tây hơn ta ăn vào tiềm thức khó bỏ, cứ liên quan đến Tây là hơn Việt. Tây nào chứ Tây mà sang Việt Nam thì phần lớn là chất lượng kém ở bản xứ. Nghĩ đơn giản, nếu có danh tiếng, chất lượng đảm bảo thì tội gì phải đánh bắt xa bờ, lặn lội sang đất nước thế giới thứ 3.

Các gia đình đầu tư cho con du học tại chỗ mà cứ nghĩ con mình được hưởng nền giáo dục đỉnh cao. Các trường đại học tốt đều có định hướng, triết lý giáo dục riêng. Ví dụ như Caltech : "Caltech provides an outstanding education that prepares students to become world leaders in science, engineering, academia, industry, and public service". Với RMIT Việt Nam, em chỉ thấy quảng cáo là trường top 1%, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc cao. Nhà có điều kiện thì hướng tới việc làm làm gì, dùng tiền học chạy vào công chức hiệu quả hơn nhiều. Giáo dục đại học không có mục đích để tìm việc, nếu không thì đã là trường nghề.

Trong giáo dục, người ta thường dùng chuẩn đầu ra là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Với giáo dục đại học, kiến thức bao giờ cũng chiếm phần lớn so với kỹ năng. Vậy mà các cụ toàn lấy kỹ năng, sử dụng phần mềm này nọ để ném đá. Các đại học nổi tiếng rất chú trọng các kiến thức khoa học cơ bản. Ví dụ ở Caltech "You'll start your Caltech education with our core curriculum to ensure that you have a strong base in mathematics and the natural sciences". Cụ thể các môn học bắt buộc của sinh viên Caltech : https://www.admissions.caltech.edu/explore/academics/core-curriculum . Hơn 20 năm trước sinh viên Bách Khoa tất cả các ngành cũng đều phải học các môn tương tự. Các cụ chú ý, ngay cả ở Caltech sinh viên cũng dành khá nhiều thời gian cho các môn học xã hội. Ở ta mà không học về Đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa Mác Lê thì học cái gì để hiểu xã hội Việt Nam. Vài so sánh để các cụ bớt mặc cảm về giáo dục đại học Việt Nam, ít nhiều cũng có những mặt tích cực.
Cụ có biết tại sao RMIT lại mở trường tại Việt Nam? Cụ nghĩ họ làm vì lợi nhuận? RMIT mở trường ở VN là vì cam kết của Chính phủ Úc hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Toàn bộ học phí thu được đều được sử dụng cho mục đích giáo dục.
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Đồng ý với cụ, cách gọi ấy có vẻ khoe khoang bản thân, không phải là cách xưng hô của người lịch duyệt, khiêm tốn.
Hôm nọ trên báo Tuổi trẻ hay Thanh niên gì đó còn có ông Trạm trưởng Y tế gọi nhân viên là "lính" kìa! Như này đã là giề!
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,863
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Bảng xếp hạng quốc tế cũng chỉ là để tham khảo thôi. Trước đây, khi em thấy mấy trường Phillipines còn được xếp cao hơn Đại học Thanh Hoa và Đại học Bác Kinh (cách đây tầm 10 – 15 năm) thì thấy cái xếp hạng đó hầu như vô dụng, đồng thời có tính định hướng rất rõ. Có khi mấy trường đó còn được xếp hạng cao hơn các trường đai hoc của Liên Xô hay Nga.

Nếu lĩnh vực của cụ là làm đại diện cho các công ty nước ngoài đóng ở Việt Nam thì đúng là những sinh viên học ở nước ngoài, hoặc học ở RMIT, nói tiếng Anh tốt, trình bày tốt, sẽ chiếm ưu thế.

Nhưng nếu lĩnh vực của cụ là phát triển phần mềm, ví dụ cho xe tự lái chẳng hạn, em nghĩ có khi sinh viên Đại học Kỹ thuật Hưng Yên hay Đại học Kỹ thuật Công nghiệp sẽ có ưu thế hơn so với sinh viên RMIT (cùng là kỹ sư IT). Kiểu giáo dục của RMIT sẽ đào tạo ra các kỹ sư có kiến thức về IT, nhưng phù hợp để làm dự án, quảng bá thương hiệu,… hơn là làm việc chuyên ngành thực sự (phía trên có cụ nào đó trong ngành IT đã nói)

Nếu là đào tạo nghề y chẳng hạn, có lẽ bác sĩ cho RMIT đào tạo sẽ thích hợp cho Bộ Y tế để xây dựng chương trình, làm y tế cộng đồng, xây dựng dự án hợp tác với nước ngoài…. hơn là bác sĩ có chuyên môn thực sự để khám chữa bệnh. (nếu cần khám bệnh thì em tin tưởng bác sĩ học Y ở Việt Nam hơn, kể cả trường Y được xếp hạng không cao như Y Thái Bình, hơn là bác sĩ học Y ở Mỹ (nói chung nhé, ở mức bình quân chung, không tính trường hợp đặc biệt)

Trước đây em có một thằng em, cũng là quân của em, là dân Đông Âu, đưa vợ con sang Việt Nam. Con nó ốm, đưa vào Việt – Pháp khám, kết luận là bệnh thần kinh nặng, phải điều trị lâu dài, làm nó tí nữa bỏ việc về nước. Em bảo nó là vào Việt – Pháp thì chỉ chữa đau đầu, sổ mũi, đỡ đẻ … thì được, chứ bệnh nặng thì nên đưa vào Viện Nhi TW khám. Nó đưa vào Viện Nhi, kết luận là chẳng làm sao, chỉ là do không thích hợp sống ở môi trường mới. Về sau con nó về nước không làm sao thật.

Em đã tuyển dụng và quản lý rất nhiều nhân sự nước ngoài. Cùng là Tây, nhưng trong linh vực của em, em thích dân Tây Đông Âu hơn, vì kiến thức cơ bản rất vững, đồng thời chịu khó làm việc, ít kêu ca, đòi hỏi (vì chịu khó làm việc nên năng lực cũng cao hơn). Quân của em có cả dân bản đia Tây Âu (Anh, Scotland), nhưng em không đánh giá cao. Tất nhiên là không thể lấy một vài cá nhân để đánh đồng hết toàn bộ nền giáo dục, nhưng những nhân sự Tây Âu, Mỹ, Úc…. em làm việc cùng thường nặng về khả năng trình bày, nói hay, làm báo cáo hay (dựa dẫm vào ý kiến người khác để làm báo cáo tiếng Anh rất đep) nhưng chuyên môn thực sự thì không cao, chưa kể hay đòi hỏi quyền lợi. Đấy là người bản địa, đừng nói là người Việt Nam tiếng Anh hiểu câu được câu chăng, học mấy ngành linh tinh thì được, chứ học được chuyên môn sâu thì có vẻ hơi khó (kể cả khi giáo dục phổ thông Việt Nam có chất lượng cao hơn Anh, Mỹ, Úc,… học sinh tốt nghiệp của Việt Nam giỏi toán, lý, hóa, sinh… hơn hoc sinh bản địa, tức là chất lượng đầu vào cao hơn sinh viên bản địa Anh, Mỹ (đã được báo cáo chính thức tại LHQ năm 2015 bởi tổ chức OECD)
Tây thì cũng năm bảy loại, cũng có Tây quét rác, lái taxi, Tây giáo sư, Tây CEO hay Tây Tổng thống. Cụ chỉ tiếp xúc với Tây làng nhàng, có thể họ kém cụ về chuyên môn một chút, nhưng cụ đã tự cao coi họ là ‘quân’.
Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh riêng. So về chuyên môn có thể họ không bằng cụ, nhưng họ lại hơn ở điểm khác.
Ở đây đang chỉ so sánh RMIT Việt Nam với các cơ sở đào tạo cùng ngành nghề của Việt Nam. Còn đem so sánh cá nhân với nhau thì khó lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Tây thì cũng năm bảy loại, cũng có Tây quét rác, lái taxi, Tây giáo sư, Tây CEO hay Tây Tổng thống. Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh riêng. So về chuyên môn có thể họ không bằng cụ, nhưng họ lại hơn ở điểm khác.
Ở đây đang chỉ so sánh RMIT Việt Nam với các cơ sở đào tạo cùng ngành nghề của Việt Nam.
Sao lại trả lời kiểu né tránh thế cụ. Em thấy các cụ sùng bái phương tây rất hay có kiểu trả lời này (khi bị hỏi khó là bắt đầu đặt những câu hỏi hoặc trả lời không đâu vào đâu và thiếu logic).

Em đang so sánh trực tiếp đấy thôi: giữa ngành IT của RMIT và ngành IT của một trường tầm trung của Việt Nam là Đai học kỹ thuật Hưng Yên hay Đại học kỹ thuật công nghiệp.

Các nôi dung khác em trình bày là để nói về mục tiêu và phương thức đào tạo, cũng là chủ đề của topic này. Nhiều cụ ở đây nhấn mạnh đến kỹ năng quá, nhưng vấn đề kỹ năng cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế trong sự nghiệp sau này, cũng như đi xin việc mà thôi. Quan trọng nhất của đào tạo đai học là kiến thức thực sự nhận được (dù là hoc trên giảng đường hay tự hoc), không phải là mấy cái kỹ năng mà ai cũng có thể học được rất nhanh, thậm chí không cần ai dạy (như kỹ năng làm việc theo nhóm hay xây dựng dự án, đươc dạy thì tốt, nhưng không đươc dạy thì cũng vẫn có thể làm được, thậm chí có khi không được dạy lại tốt hơn).

Em cũng không chê bai gì RMIT cả. Mỗi gia đình có mục tiêu cho con đi học đại học khác nhau. Nhưng để có kiến thức thật sự, chuyên môn thực sự ngay khi ra trường thì theo em RMIT không cung cấp được (so với các trường Việt Nam tầm trung đào tạo cùng chuyên ngành). Còn cái gọi là dạy tư duy sáng tạo thì thực sự là không thực tế. Không có kiến thức sâu thì đừng nói là sáng tạo, đến bắt chước cũng không làm nổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Chúng ta giống nhau at human level, em nghĩ cách gọi lịch sự là "đồng nghiệp", hoặc cụ muốn thêm uy tín thì gọi là "nhân viên". Em nói chơi thôi, tùy cụ :)

Goog, msft, pep đều CEO Ấn Độ đấy thôi. Hơn nữa đến tầm CEO nói chuyện cá nhân chứ ai nói chuyện dân tộc.

Cụ biết nhiều nhỉ. Nhà cụ ở đâu thế :)) (ý em là nước nào thế).
Cụ nói đúng là ở tầm CEO thì nói cá nhân chứ không nói đến dân tộc. Nhưng Ấn Độ thì không hẳn là một dân tộc nữa rồi, mà là đại diện cho 1.6 tỷ dân Nam Á về mặt văn hóa và chủng tộc. Người Ấn (và dân Nam Á nói chung) nói nhiều, có lẽ thích hợp để làm CEO ở các công ty Âu Mỹ (vấn đề vài câu ở đây cũng không thể hiện hết được) nhưng theo em sẽ không thích hợp để làm CEO cho môt công ty đa quốc gia gốc Nhật, Hàn, Trung Quốc hay Đông Á nói chung.

Đúng là Microsoft và nhiều công ty phần mềm khác cũng là kỹ thuât, nhưng so với chế tao chip thì ở tầm khác. Có thể có hàng nghìn vạn công ty làm phần mềm, trong số đó có thể có hàng trăm công ty có thể làm ra phần mềm hoặc hệ điều hành không kém MS. Google, Youtube, Alibaba, Tencent, Tiktok,… cũng rất thành công, nhưng không có họ thì sẽ có rất nhiều công ty khác.

Nhưng gia công chip thì em nghĩ là ở tầm khác rất nhiều. Mỹ trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc không hề đề cập đến việc cấm vận không bán hệ điều hành MS (và rất nhiều phần mềm khác), vì nếu cấm chắc trong vòng 3 tháng Trung Quốc có thể phát triển hệ điều hành mới hoặc các phần mềm mới thay thế, có khi còn tốt hơn, mà là cấm vận về lĩnh vực sản xuất chip và thiết bị sản xuất chip, vì đây mới là các lĩnh vực mà Trung Quốc không thể thay thế được sự tham gia của Mỹ trong thời gian ngắn, dù có thể nói là xét về tổng thể, Trung Quốc hiện nay cũng là số 1, số 2 thế giới trong lĩnh vực chế tạo chip (từ thiết kế, chế tạo thiết bi, fab, sản xuất hóa chất chuyên dụng, nhân lực,…)

Có lẽ nhiều công ty Việt Nam có thể viết hệ điều hành riêng cho máy tính hoặc điện thoại Việt Nam, và nếu được chính phủ VN phê duyệt áp dụng thì rất có thể trong vòng 1 năm là thay thế được MS, nhưng hai lĩnh vực mà theo em là đỉnh cao trong kỹ thuật phần cứng hiện nay là gia công chip và chế tạo tuabin khí, nhất là tuabin khí sử dụng làm động cơ máy bay, thì không phải cứ đổ tiền vào là có thể làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Utopia79

Xe buýt
Biển số
OF-8070
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
855
Động cơ
547,549 Mã lực
Con em đang học Harvard, vào thớt này nghe các cụ chém em cũng thấy ù hết tai :D
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Cụ nói đúng là ở tầm CEO thì nói cá nhân chứ không nói đến dân tộc. Nhưng Ấn Độ thì không hẳn là một dân tộc nữa rồi, mà là đại diện cho 1.6 tỷ dân Nam Á về mặt văn hóa và chủng tộc. Người Ấn (và dân Nam Á nói chung) nói nhiều, có lẽ thích hợp để làm CEO ở các công ty Âu Mỹ (vấn đề vài câu ở đây cũng không thể hiện hết được) nhưng theo em sẽ không thích hợp để làm CEO cho môt công ty đa quốc gia gốc Nhật, Hàn, Trung Quốc hay Đông Á nói chung.
Tôi nghĩ thật ra lý do không có nhiều CEO gốc Ấn cho các tập đoàn của các nước Đông Á không hẳn là do trình độ mà phần lớn là do khác biệt văn hoá, tâm lý dân tộc và nguyên nhân lịch sử.

TQ, Nhật và Hàn bao giờ cũng có tâm lý coi Ấn là dạng kém phát triển, không được xếp ngang hàng với họ. Với TQ thì còn tranh chấp về biên giới và nhiều mâu thuẫn khác. Rất khó để 1 công ty Đông Á đưa 1 ông Ấn lên làm lãnh đạo, ở dưới sẽ không phục và khó mà làm việc được.

Tôi cũng không thấy nhiều công ty lớn ở châu Âu có CEO gốc Ấn. Nói thế chứ tư tưởng thượng đẳng của dân châu Âu cũng vẫn còn nặng nề lắm. Họ không thoải mái để 1 ông nhập cư ngồi lên đầu họ.

Ở Mỹ thì lại khác. Thứ nhất lượng dân nhập cư Ấn Độ vào Mỹ quá đông nên trong số đó kiểu gì cũng có thành phần kiệt xuất. Thứ hai là văn hoá của Mỹ mở, ko quá coi trọng nguồn gốc xuất thân nên họ có nhiều đất diễn hơn.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,114
Động cơ
382,634 Mã lực
Đại học BKHN là trường kỹ thuật hạng 1-2 của VN và trên tầm thế giới cũng khá (rơi vào khoảng tầm 800-1000);
Caltech là trường kỹ thuật hạng 1-2 của Mỹ và trên tầm thế giới nó thường xuyên trong top 5.
Đặt 2 trường này cạnh nhau thì hơi quá chênh lệch đẳng cấp, nguồn tiền, nhân lực.

Chỉ khoảng 2% sinh viên giỏi nhất của BKHN đủ sức cạnh tranh với sinh viên Caltech.
Còn các GS của BKHN đủ sức cạnh tranh với các GS ở Caltech thì cũng chỉ đếm được trên 1 bàn tay.
Đội ngũ trợ giảng, giảng viên cũng chỉ một số nhỏ 5-10% không kém đồng nghiệp ở Caltech.

Tham vọng của Caltech là rất lớn, nhân lực của nó đủ mạnh để nghiên cứu và đào tạo thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề tầm cỡ toàn cầu, bước tiến cho nhân loại.
Nhân lực của BKHN thì mới ở tầm giải quyết các vấn đề nhỏ hơn, năng lực khá, đủ để giữ khoảng cách không quá lạc hậu so với các trung tâm như MIT hay Caltech.

Về các môn Humanities & Social Sciences, sinh viên Caltech được tùy chọn môn, học theo cách hoàn toàn khác, mở và đa chiều, không phải là đóng và một chiều, như ở trường BK.

Còn sinh viên của RMIT là những học sinh khá bình thường, đội ngũ GS của họ cũng chỉ ở hạng khá không phải hạng xuất sắc, nên trường này dĩ nhiên không thể đặt tham vọng lớn như Caltech hay MIT được; đương nhiên là như vậy.

ĐHBKHN hiện tại đã trở thành trường tự chủ tài chính, và phải đào tạo đến 7,000 SV một khóa, để thấy áp lực tài chính lớn mức nào. Việc đảm bảo chất lượng đầu ra là khó khăn, khó hơn nhiều nếu trường chỉ đào tạo 3,000 SV mỗi khóa.

Đào tạo 7,000 người/năm với học phí 18T/năm, không thể tốt như đào tạo 3,000 người/năm với học phí 40T/năm; hoặc đào tạo 1,000 người/năm với học phí 120T/năm. Chất lượng đầu ra của BK là rất không đồng đều. RMIT thì không gặp phải vấn đề này, bởi vì trường này không đào tạo nhiều giá rẻ như BK.

Các gia đình đầu tư cho con du học tại chỗ mà cứ nghĩ con mình được hưởng nền giáo dục đỉnh cao. Các trường đại học tốt đều có định hướng, triết lý giáo dục riêng. Ví dụ như Caltech : "Caltech provides an outstanding education that prepares students to become world leaders in science, engineering, academia, industry, and public service". Với RMIT Việt Nam, em chỉ thấy quảng cáo là trường top 1%, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc cao. Nhà có điều kiện thì hướng tới việc làm làm gì, dùng tiền học chạy vào công chức hiệu quả hơn nhiều. Giáo dục đại học không có mục đích để tìm việc, nếu không thì đã là trường nghề.

Trong giáo dục, người ta thường dùng chuẩn đầu ra là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Với giáo dục đại học, kiến thức bao giờ cũng chiếm phần lớn so với kỹ năng. Vậy mà các cụ toàn lấy kỹ năng, sử dụng phần mềm này nọ để ném đá. Các đại học nổi tiếng rất chú trọng các kiến thức khoa học cơ bản. Ví dụ ở Caltech "You'll start your Caltech education with our core curriculum to ensure that you have a strong base in mathematics and the natural sciences". Cụ thể các môn học bắt buộc của sinh viên Caltech : https://www.admissions.caltech.edu/explore/academics/core-curriculum . Hơn 20 năm trước sinh viên Bách Khoa tất cả các ngành cũng đều phải học các môn tương tự. Các cụ chú ý, ngay cả ở Caltech sinh viên cũng dành khá nhiều thời gian cho các môn học xã hội. Ở ta mà không học về Đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa Mác Lê thì học cái gì để hiểu xã hội Việt Nam. Vài so sánh để các cụ bớt mặc cảm về giáo dục đại học Việt Nam, ít nhiều cũng có những mặt tích cực.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Đại học BKHN là trường kỹ thuật hạng 1-2 của VN và trên tầm thế giới cũng khá (rơi vào khoảng tầm 800-1000);
Caltech là trường kỹ thuật hạng 1-2 của Mỹ và trên tầm thế giới nó thường xuyên trong top 5.
Đặt 2 trường này cạnh nhau thì hơi quá chênh lệch đẳng cấp, nguồn tiền, nhân lực.

Chỉ khoảng 2% sinh viên giỏi nhất của BKHN đủ sức cạnh tranh với sinh viên Caltech.
Còn các GS của BKHN đủ sức cạnh tranh với các GS ở Caltech thì cũng chỉ đếm được trên 1 bàn tay.
Đội ngũ trợ giảng, giảng viên cũng chỉ một số nhỏ 5-10% không kém đồng nghiệp ở Caltech.

Tham vọng của Caltech là rất lớn, nhân lực của nó đủ mạnh để nghiên cứu và đào tạo thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề tầm cỡ toàn cầu, bước tiến cho nhân loại.
Nhân lực của BKHN thì mới ở tầm giải quyết các vấn đề nhỏ hơn, năng lực khá, đủ để giữ khoảng cách không quá lạc hậu so với các trung tâm như MIT hay Caltech.

Về các môn Humanities & Social Sciences, sinh viên Caltech được tùy chọn môn, học theo cách hoàn toàn khác, mở và đa chiều, không phải là đóng và một chiều, như ở trường BK.

Còn sinh viên của RMIT là những học sinh khá bình thường, đội ngũ GS của họ cũng chỉ ở hạng khá không phải hạng xuất sắc, nên trường này dĩ nhiên không thể đặt tham vọng lớn như Caltech hay MIT được; đương nhiên là như vậy.

ĐHBKHN hiện tại đã trở thành trường tự chủ tài chính, và phải đào tạo đến 7,000 SV một khóa, để thấy áp lực tài chính lớn mức nào. Việc đảm bảo chất lượng đầu ra là khó khăn, khó hơn nhiều nếu trường chỉ đào tạo 3,000 SV mỗi khóa.

Đào tạo 7,000 người/năm với học phí 18T/năm, không thể tốt như đào tạo 3,000 người/năm với học phí 40T/năm; hoặc đào tạo 1,000 người/năm với học phí 120T/năm. Chất lượng đầu ra của BK là rất không đồng đều. RMIT thì không gặp phải vấn đề này, bởi vì trường này không đào tạo nhiều giá rẻ như BK.
Em cũng nói với các cụ ấy là đừng đi ăn bufet vài chục triệu một suất rồi về chê cơm nhà 20k nấu dở, ấy thế mà khối cụ có chịu nghe đâu
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Cụ nói đúng là ở tầm CEO thì nói cá nhân chứ không nói đến dân tộc. Nhưng Ấn Độ thì không hẳn là một dân tộc nữa rồi, mà là đại diện cho 1.6 tỷ dân Nam Á về mặt văn hóa và chủng tộc. Người Ấn (và dân Nam Á nói chung) nói nhiều, có lẽ thích hợp để làm CEO ở các công ty Âu Mỹ (vấn đề vài câu ở đây cũng không thể hiện hết được) nhưng theo em sẽ không thích hợp để làm CEO cho môt công ty đa quốc gia gốc Nhật, Hàn, Trung Quốc hay Đông Á nói chung.

Đúng là Microsoft và nhiều công ty phần mềm khác cũng là kỹ thuât, nhưng so với chế tao chip thì ở tầm khác. Có thể có hàng nghìn vạn công ty làm phần mềm, trong số đó có thể có hàng trăm công ty có thể làm ra phần mềm hoặc hệ điều hành không kém MS. Google, Youtube, Alibaba, Tencent, Tiktok,… cũng rất thành công, nhưng không có họ thì sẽ có rất nhiều công ty khác.

Nhưng gia công chip thì em nghĩ là ở tầm khác rất nhiều. Mỹ trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc không hề đề cập đến việc cấm vận không bán hệ điều hành MS (và rất nhiều phần mềm khác), vì nếu cấm chắc trong vòng 3 tháng Trung Quốc có thể phát triển hệ điều hành mới hoặc các phần mềm mới thay thế, có khi còn tốt hơn, mà là cấm vận về lĩnh vực sản xuất chip và thiết bị sản xuất chip, vì đây mới là các lĩnh vực mà Trung Quốc không thể thay thế được sự tham gia của Mỹ trong thời gian ngắn, dù có thể nói là xét về tổng thể, Trung Quốc hiện nay cũng là số 1, số 2 thế giới trong lĩnh vực chế tạo chip (từ thiết kế, chế tạo thiết bi, fab, sản xuất hóa chất chuyên dụng, nhân lực,…)

Có lẽ nhiều công ty Việt Nam có thể viết hệ điều hành riêng cho máy tính hoặc điện thoại Việt Nam, và nếu được chính phủ VN phê duyệt áp dụng thì rất có thể trong vòng 1 năm là thay thế được MS, nhưng hai lĩnh vực mà theo em là đỉnh cao trong kỹ thuật phần cứng hiện nay là gia công chip và chế tạo tuabin khí, nhất là tuabin khí sử dụng làm động cơ máy bay, thì không phải cứ đổ tiền vào là có thể làm được.
Rmit có đào tạo gia công chip với turbine khí không cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top