Lãng phí ở đâu chả có. Không biết cụ có làm nghiên cứu ở nước ngoài không, số tiền lãng phí còn kinh khủng hơn nhiều. Phòng thí nghiệm be bé em làm các thiết bị vài chục nghìn đô đắp chiếu là chuyện thường. Tiền dự án thường để mua thiết bị và nuôi nghiên cứu sinh nên sau mỗi dự án là thay. Có khi thiết bị cả trăm nghìn, mua về thử một hai lần không được lại đóng gói bỏ xó.
Quay trở lại chuyện giáo dục đại học. Nhiều người đi du học không có nghĩa là giáo dục trong nước chả ra cái gì. Dân Hàn, Trung học ở Mỹ rất nhiều, chả lẽ giáo dục các nước này như mứt. Nhiều cụ phủ nhận giáo dục Việt Nam, đề cao giáo dục nước ngoài. Tâm lý tây hơn ta ăn vào tiềm thức khó bỏ, cứ liên quan đến Tây là hơn Việt. Tây nào chứ Tây mà sang Việt Nam thì phần lớn là chất lượng kém ở bản xứ. Nghĩ đơn giản, nếu có danh tiếng, chất lượng đảm bảo thì tội gì phải đánh bắt xa bờ, lặn lội sang đất nước thế giới thứ 3.
Các gia đình đầu tư cho con du học tại chỗ mà cứ nghĩ con mình được hưởng nền giáo dục đỉnh cao. Các trường đại học tốt đều có định hướng, triết lý giáo dục riêng. Ví dụ như Caltech : "Caltech provides an outstanding education that prepares students to become world leaders in science, engineering, academia, industry, and public service". Với RMIT Việt Nam, em chỉ thấy quảng cáo là trường top 1%, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc cao. Nhà có điều kiện thì hướng tới việc làm làm gì, dùng tiền học chạy vào công chức hiệu quả hơn nhiều. Giáo dục đại học không có mục đích để tìm việc, nếu không thì đã là trường nghề.
Trong giáo dục, người ta thường dùng chuẩn đầu ra là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Với giáo dục đại học, kiến thức bao giờ cũng chiếm phần lớn so với kỹ năng. Vậy mà các cụ toàn lấy kỹ năng, sử dụng phần mềm này nọ để ném đá. Các đại học nổi tiếng rất chú trọng các kiến thức khoa học cơ bản. Ví dụ ở Caltech "You'll start your Caltech education with our core curriculum to ensure that you have a strong base in mathematics and the natural sciences". Cụ thể các môn học bắt buộc của sinh viên Caltech :
https://www.admissions.caltech.edu/explore/academics/core-curriculum . Hơn 20 năm trước sinh viên Bách Khoa tất cả các ngành cũng đều phải học các môn tương tự. Các cụ chú ý, ngay cả ở Caltech sinh viên cũng dành khá nhiều thời gian cho các môn học xã hội. Ở ta mà không học về Đảng, kinh tế chính trị, chủ nghĩa Mác Lê thì học cái gì để hiểu xã hội Việt Nam. Vài so sánh để các cụ bớt mặc cảm về giáo dục đại học Việt Nam, ít nhiều cũng có những mặt tích cực.