[Funland] Cuộc chiến kinh tế- Trung Quốc lo sản xuất- Việt Nam lo tiêu dùng!

Driverto

Xe hơi
Biển số
OF-777926
Ngày cấp bằng
20/5/21
Số km
185
Động cơ
37,694 Mã lực
Không hiểu tại sao không đánh thuế vat và nhập khẩu tmđt????
Mấy hôm vừa rồi thấy nghị trường, bộ tài chính, báo chí cũng nhộn nhịp về vấn đề này, nhưng đến giờ thì vẫn chưa thấy tiến triển gì. Mỗi một ngày chậm chễ, đất nước lại thiệt hại thêm.
Em có cảm giác đất nước mình không có biên giới vì hàng nhập nhậu, hàng nhập chính ngạch do chính sách sai lầm vẫn đang tràn vào.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,336
Động cơ
351,375 Mã lực
Mấy hôm vừa rồi thấy nghị trường, bộ tài chính, báo chí cũng nhộn nhịp về vấn đề này, nhưng đến giờ thì vẫn chưa thấy tiến triển gì. Mỗi một ngày chậm chễ, đất nước lại thiệt hại thêm.
Em có cảm giác đất nước mình không có biên giới vì hàng nhập nhậu, hàng nhập chính ngạch do chính sách sai lầm vẫn đang tràn vào.
Các cụ không cập nhật à, Temu và các mô hình tmđt tương tự bị đưa vào diện nộp thuế VAT và TNDN rồi
 

ALEX_ABCXYZ

Xe hơi
Biển số
OF-843772
Ngày cấp bằng
20/11/23
Số km
130
Động cơ
1,147 Mã lực
Tuổi
32
Kỷ nguyên vươn mình sắp tới, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ sẽ theo bước BN, BG,.... chuyển sang làm công nghiệp. Mà công nghiệp giờ ta cũng chỉ mời, gọi đại bàng với công nghệ xanh, thân thiện với môi trường nên nhân công trẻ, khỏe, giá rẻ vẫn còn lợi thế trong một thời gian nữa cụ à.
Vâng cụ nói đúng , nhưng thời gian chỉ còn tầm 10-15 năm để tận dụng "nhân công trẻ, khỏe, giá rẻ" , sau thời gina này nếu không kịp chuyển đổi thì FDI rút đi thì........
BG+BN dạo gần đây phần lớn là các doanh nghiệp muốn tránh thương chiến mỹ TQ qua đặt nhà máy , phần lớn là các Cty TQ ,họ cũng chẳng SX gì nhiều chủ yếu là nhập hàng TQ về lắp ráp dán tem rồi xuất đi thôi cụ ơi.
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
344
Động cơ
99,717 Mã lực
Tuổi
34
Cụ cứ bình tĩnh.
Các bộ, ban ngành của ta còn đang nghiên cứu, rồi tổ chức hội thảo trong nước, hội thảo quốc tế, công tác học tập kinh nghiệm các nước khác rồi còn trình đề xuất, tham luận, phê duyệt rồi tiếp nữa là ra chính sách, hướng dẫn thực hiện.
Thương gia cứ chờ nhé.
Còn em thì hàng rẻ giá ổn thì em ủng hộ, chứ không phân biệt nó made in từ đâu. Chắc tại em nghèo :(
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
235
Động cơ
2,336 Mã lực
Tuổi
29
Mấy hôm vừa rồi thấy nghị trường, bộ tài chính, báo chí cũng nhộn nhịp về vấn đề này, nhưng đến giờ thì vẫn chưa thấy tiến triển gì. Mỗi một ngày chậm chễ, đất nước lại thiệt hại thêm.
Em có cảm giác đất nước mình không có biên giới vì hàng nhập nhậu, hàng nhập chính ngạch do chính sách sai lầm vẫn đang tràn vào.
Bọn em nhập khẩu chính ngạch nộp thuế rất nhiều, nhưng mấy đội Shopee hay Lazada temu thì không
Chả hiểu khó khăn ở kháu nào mà không đánh thuế
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
235
Động cơ
2,336 Mã lực
Tuổi
29
Và lực lượng nhân công giá rẻ nữa cụ , nền KTVN hiện đang phát triển dựa trên lực lượng này , và đây cũng là vấn đề chứ không chỉ là lợi thế.
Căn cốt vẫn là giáo dục đào tạo nghề cho tử tế, chính sách cho đàng hoàng
Không thể trông mãi vào lđ giá rẻ được
Đám cháu nhà em bắt học hành tử tế hết, cơ điện, điện tử, gái thì may mặc, đứa khá thì bs da liễu, thẩm mỹ. Đứa nào thích nhà hàng thì bắt đi học nấu ăn hay pha chế đàng hoàng . phải học
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,217
Động cơ
55,221 Mã lực
Vâng cụ nói đúng , nhưng thời gian chỉ còn tầm 10-15 năm để tận dụng "nhân công trẻ, khỏe, giá rẻ" , sau thời gina này nếu không kịp chuyển đổi thì FDI rút đi thì........
BG+BN dạo gần đây phần lớn là các doanh nghiệp muốn tránh thương chiến mỹ TQ qua đặt nhà máy , phần lớn là các Cty TQ ,họ cũng chẳng SX gì nhiều chủ yếu là nhập hàng TQ về lắp ráp dán tem rồi xuất đi thôi cụ ơi.
Lúc đó, như cụ nói em nghĩ khoa học công nghệ của ta cũng tiệm cận thế giới 1 số ngành như điện tử, viễn thông, tự động hóa, IT, AI,....rồi.
 

ALEX_ABCXYZ

Xe hơi
Biển số
OF-843772
Ngày cấp bằng
20/11/23
Số km
130
Động cơ
1,147 Mã lực
Tuổi
32
Bọn em nhập khẩu chính ngạch nộp thuế rất nhiều, nhưng mấy đội Shopee hay Lazada temu thì không
Chả hiểu khó khăn ở kháu nào mà không đánh thuế
Luật đang vận hành theo kiểu nắm thằng có tóc chăng???
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,424
Động cơ
556,209 Mã lực
Vậy là đứa nào cho ta tiền, ta coi nó là con ruột :))
Họ mang lại lợi ích cho ta vì ta đem lại lợi ích lớn hơn cho họ. Hiển nhiên ta vẫn phải đối đãi tử tế với họ nhưng cũng phải chuẩn bị khi họ ko còn lợi ích từ ta. Khi đó họ rứt áo ra đi mà ko 1 lời từ biệt. Chỉ có con đẻ là ở lại cho dù ta ntn.
Samsung mà ko có thuế LN=0 thì đừng hòng nó ở. 5-10 năm nữa lương nhân công cao nó lại cuốn gói ra đi. Đừng mơ họ ở lại cùng chung tay xây dựng VN giàu mạnh nhá.
Hình như cụ vẫn có cách nhìn dân tộc cực đoan.
Một số thằng con ruột của cụ hiện nay đang mang usd sang đầu tư vào Mỹ, vào châu Phi, vào Sinh, vào Campuchia vào Miến Điện, vào Lào... đấy, cụ có cấm chúng ko? Trong lúc đó nhiều thằng con nuôi lại đang đầu tư vào VN.
Tất cả chúng nó, cả ruột và nuôi, đều góp phần nuôi sống dân Việt, đem lại xe cộ, nhà cửa, tiền đi du lịch cho dân Việt, trong đó có cụ, bây giờ cụ vẫn hằn học với thằng con nuôi, ưu ái con ruột.
Cụ lo mai sau FDI chúng nó bỏ nó đi? Thế thì đừng chơi với nó nữa. Trên 100 ngàn lao động SS và hàng vạn nhân viên các cty khác về ôm cày và bám đít TRÂU VÀNG mà sống! Chẳng cứ FDI mà con ruột của cụ cũng sẽ bỏ sang nước ngoài nếu đầu tư ở đó lợi hơn, cụ nhé. Đã lo thì lo cả thể.
Thế giới ngày nay là thế giới phẳng. VN không cấm mà còn mừng khi thấy FPT, Vietttel, Wingroup, HAGL, Petrovn đầu tư vào nhiều nước khác. HQ không cấm mà còn mừng vì SS đầu tư vào vn và trả lương nuôi sống 100 ngàn lao động VN và con cái họ. Vì sao? Vì doanh nghiệp đầu tư vào đâu có lãi là được, lãi ấy gián tiếp hay trực tiếp phục vụ tổ quốc đều được. Win Win là được.
Chúng ta lạc hậu về mọi mặt, từ kĩ thuật, vốn, tay nghề công nhân, đến trình độ quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế. FDI đến, đẩy chúng ta lên một trình độ mới, không chỉ mức sống mà mọi mặt khác, và nếu đến một lúc nào đó, mà họ phải rút vốn khỏi vn vì lương nhân công vn quá cao thì đó là điều đáng mừng, mong còn chẳng được. Từ nay đến lúc ấy còn xa, lúc ấy hẳn là ta thành kẻ đầu tư ra nước ngoài là chính, không sao cả, ta sẽ như Hàn Quốc, Singapore... hiện nay. Vậy cụ không cần lo xa như thế đâu, trước mắt vn ta hãy lo sao FDI thích đến vn, đến để hai bên đều có lợi, đến càng nhiều càng tốt, không phân biệt con đẻ hay con nuôi, cụ nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tranha131076

Xe tăng
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,908
Động cơ
243,547 Mã lực
Tuổi
48
Hình như cụ vẫn có cách nhìn dân tộc cực đoan.
Một số thằng con ruột của cụ hiện nay đang mang usd sang đầu tư vào Mỹ, vào châu Phi, vào Sinh, vào Campuchia vào Miến Điện, vào Lào... đấy, cụ có cấm chúng ko? Trong lúc đó nhiều thằng con nuôi lại đang đầu tư vào VN.
Tất cả chúng nó, cả ruột và nuôi, đều góp phần nuôi sống dân Việt, đem lại xe cộ, nhà cửa, tiền đi du lịch cho dân Việt, trong đó có cụ, bây giờ cụ vẫn hằn học với thằng con nuôi, ưu ái con ruột.
Cụ lo mai sau FDI chúng nó bỏ nó đi? Thế thì đừng chơi với nó nữa. Trên 100 ngàn lao động SS và hàng vạn nhân viên các cty khác về ôm cày và bám đít TRÂU VÀNG mà sống! Chẳng cứ FDI mà con ruột của cụ cũng sẽ bỏ sang nước ngoài nếu đầu tư ở đó lợi hơn, cụ nhé. Đã lo thì lo cả thể.
Thế giới ngày nay là thế giới phẳng. VN không cấm mà còn mừng khi thấy FPT, Vietttel, Wingroup, HAGL, Petrovn đầu tư vào nhiều nước khác. HQ không cấm mà còn mừng vì SS đầu tư vào vn và trả lương nuôi sống 100 ngàn lao động VN và con cái họ. Vì sao? Vì doanh nghiệp đầu tư vào đâu có lãi là được, lãi ấy gián tiếp hay trực tiếp phục vụ tổ quốc đều được. Win Win là được.
Chúng ta lạc hậu về mọi mặt, từ kĩ thuật, vốn, tay nghề công nhân, đến trình độ quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế. FDI đến, đẩy chúng ta lên một trình độ mới, không chỉ mức sống mà mọi mặt khác, và nếu đến một lúc nào đó, mà họ phải rút vốn khỏi vn vì lương nhân công vn quá cao thì đó là điều đáng mừng, mong còn chẳng được. Từ nay đến lúc ấy còn xa, lúc ấy hẳn là ta thành kẻ đầu tư ra nước ngoài là chính, không sao cả, ta sẽ như Hàn Quốc, Singapore... hiện nay. Vậy cụ không cần lo xa như thế đâu, trước mắt vn ta hãy lo sao FDI thích đến vn, đến để hai bên đều có lợi, đến càng nhiều càng tốt, không phân biệt con đẻ hay con nuôi, cụ nhé.
Dưới góc độ của 1 người Việt làm thuê thì mấy thằng doanh nghiệp con ruột nó còn bóc lột người lao động Việt hơn thằng con nuôi :)
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
755
Động cơ
84,534 Mã lực
Tuổi
34
Dưới góc độ của 1 người Việt làm thuê thì mấy thằng doanh nghiệp con ruột nó còn bóc lột người lao động Việt hơn thằng con nuôi :)
Có cơ hội thì chạy sớm, chứ ở đâu đó mới 35 tuổi nó ko thèm đọc CV :))
 

lambasss

Xe máy
Biển số
OF-869864
Ngày cấp bằng
17/10/24
Số km
82
Động cơ
1,062 Mã lực
Bối cảnh của câu chuyện này là: Việt Nam đã bước sang năm thứ 38 kể từ cuộc cải cách vào năm 1986, ít nhất cũng phải có một số công ty trong nước có tên tuổi.

Thế là có người Việt Nam lại kể ra một loạt cái tên: Vinamilk, Viettel, VietinBank…

Bây giờ chúng ta cũng có thể đưa ra các ứng cử viên của “mô hình Kinh Tế Đông Á” và tiến hành một so sánh thống nhất:

Với Nhật Bản, nếu bắt đầu tính từ năm 1946 thì 38 năm sau là 1984, nước này đã có các hãng lớn như Sony, Toyota, Panasonic, Toshiba… Sản phẩm của họ bán chạy trên toàn thế giới, ngay cả người Mỹ cũng hét lên rằng “Nhật Bản là số 1”.

Đài Loan bắt đầu xây dựng nền kinh tế định hướng xuất khẩu vào năm 1958. 38 năm sau, tức năm 1996, Acer, Formosa Plastics, Asus và Uni-President đã nổi tiếng khắp châu Á. Ngay cả TSMC, một doanh nghiệp mới thành lập chưa đầy 10 năm, cũng đang chuẩn bị lên sàn.

Hàn Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên vào năm 1962. 38 năm sau, vào năm 2000, các doanh nghiệp chaebol như Samsung, LG, Hyundai, KIA đã trở thành tấm danh thiếp quốc gia của Hàn Quốc với danh tiếng vươn tầm thế giới.

Điều này cũng đúng với Trung Quốc đại lục. Nếu tính từ năm 1978 thì 38 năm sau, tức năm 2016, có 110 công ty Trung Quốc nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới. Huawei, Haier, Lenovo, Tencent và Alibaba đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn cầu.

Nếu đặt câu hỏi này với giới tinh anh Việt Nam: Việc Việt Nam vắng bóng thương hiệu nội địa là kết quả của sự mất cân bằng cơ cấu kinh tế trong thời gian dài, hay nói cách khác, là do sự thất bại trong việc học hỏi “mô hình Đông Á”.

Nhìn bề ngoài, Việt Nam là người bạn siêng năng cùng học hỏi “mô hình Đông Á” và là đại diện tiêu biểu cho việc “níu lấy Trung Quốc để qua sông”.

Nhịp độ của Việt Nam cách Trung Quốc khoảng 6 đến 10 năm: Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa từ năm 1978, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện cải cách đổi mới từ năm 1986; năm 1980, Trung Quốc bắt đầu thực hiện “hệ thống khoán hộ gia đình”, Việt Nam thực hiện chính sách tương tự năm 1988; năm 1982, Trung Quốc công nhận địa vị pháp lý của kinh tế tư nhân, Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990; Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, Việt Nam cũng gia nhập WTO năm 2007.

Chúng ta coi cuộc cải cách của hai bên làm xuất phát điểm và vẽ ra tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước trong 20 năm qua. Có thể thấy rằng, cả Trung Quốc và Việt Nam đều trải qua hai chu kỳ tăng trưởng, nhưng tốc độ của Trung Quốc nhanh hơn. Từ năm 1978 đến năm 1998, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc là 9,8%, trong khi từ năm 1986 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 6,1%. Từ góc độ dữ liệu, thành tích của Việt Nam trong 20 năm đầu của cuộc cải cách là khá chuẩn mực.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào cơ cấu kinh tế của hai nước Việt Trung, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt to lớn.

Từ cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc năm 1998 có thể thấy, các sản phẩm cơ điện tử đã vượt qua dệt may và trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Còn với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam năm 2006, có thể thấy sau 20 năm cải cách, nhiên liệu (chủ yếu là xăng dầu) chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất, và trong số các sản phẩm công nghiệp, dệt may và giày dép xếp trên các sản phẩm cơ điện tử.

Tổng kết đơn giản như sau: Trong kỳ đầu, Trung Quốc và Việt Nam đều xây dựng nền kinh tế “định hướng xuất khẩu” theo mô hình Đông Á. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ đầu của cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã chuyển từ các ngành cấp thấp như dệt may sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện và cơ khí, trong khi Việt Nam vẫn dừng lại ở tài nguyên khoáng sản và các sản phẩm công nghiệp cấp thấp. Nhìn bề ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần giống với số liệu của Trung Quốc nhưng lại có những lỗ hổng nhất định trong cơ cấu.

Không phải Việt Nam không có cơ hội sửa chữa sự lạc hậu về cơ cấu, mà thực tế là VN đã sớm nhận được cơ hội thứ hai.

Tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng loạt công ty có vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 2008, Samsung đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh và sau đó triển khai kế hoạch “kiến chuyển nhà”, liên tiếp đóng cửa các nhà máy ở Thâm Quyến, Thiên Tân và Huệ Châu để chuyển đến Việt Nam, kèm theo một lượng lớn các nhà sản xuất linh kiện thượng nguồn và hạ nguồn. Việt Nam nghênh đón nhà đầu tư lớn nhất trong lịch sử.

Hiện nay, Samsung sản xuất điện thoại di động, đồ gia dụng, máy tính, linh kiện chip, linh kiện điện tử và các sản phẩm khác tại Việt Nam. Đặc biệt, sản lượng điện thoại di động của Samsung Việt Nam đã vượt quá một nửa sản lượng toàn cầu của Samsung, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới. Giá trị sản lượng hằng năm của Samsung tại Việt Nam chiếm tới hơn 20% GDP của nước này. Thậm chí, một lãnh đạo cấp cao của Samsung cũng từng đảm nhận chức Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trong Chiến tranh Việt Nam, chính phủ Park Chung-hee đã phái tổng cộng 320.000 người đến Việt Nam để giúp đỡ quân đội Mỹ. Dưới sự thúc đẩy của Samsung, các doanh nghiệp Hàn Quốc kéo nhau tới. LG đổ bộ vào Đà Nẵng, SK vào Hải Phòng, Hyundai khai thác Ninh Bình, Lotte cắm cờ ở Thành phố Hồ Chí Minh, POSCO ngụ ở Bà Rịa Vũng Tàu… Các doanh nghiệp Hàn Quốc kết thành một dải từ Nam ra Bắc, thực hiện giấc mơ còn dang dở của quân đội Mỹ hồi đó.

Vốn sản xuất theo mô hình Đông Á sẽ không bỏ sót bất kỳ quốc gia nào có nhân công giá rẻ. Các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Đài Loan lần lượt vào Việt Nam, còn TCL và Haier của Trung Quốc đại lục cũng vào Nam mở nhà máy từ rất sớm. Vì vậy, với sự giúp đỡ của các chủ doanh nghiệp nước ngoài, nền xuất khẩu của Việt Nam cũng dần rời xa thời đại của nguyên liệu thô và dệt may, các sản phẩm cơ điện có giá trị gia tăng cao đã chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2023.

Theo kinh nghiệm của mô hình Đông Á, việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài lên chuỗi cung ứng bản địa, cùng sự tiếp thu và hấp thụ các công nghệ tiên tiến có thể giúp nuôi dưỡng một lượng lớn các doanh nghiệp thuộc chuỗi công nghiệp bản địa. Các thương hiệu bản địa này có thể hoàn thành cuộc phản công chống lại các doanh nghiệp nước ngoài, trước tiên là thay thế hàng nhập khẩu, tiếp đó là tiến hành cạnh tranh với các ông trùm nước ngoài trên toàn cầu và cuối cùng trở thành thế lực xuất khẩu lớn. Có rất nhiều công ty ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể làm được điều này.

Vậy Việt Nam có làm được điều này không? biểu đồ về tỷ trọng doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu của Việt Nam. FDI là viết tắt của Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Có thể thấy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ trọng FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên qua từng năm và tỷ trọng của doanh nghiệp nội địa cũng giảm dần theo thời gian. Đến năm 2023, tỷ trọng FDI đã tăng lên mức khoảng 74%.

Nếu nghiên cứu sâu hơn sẽ phát hiện ra rằng, chỉ có 13% doanh nghiệp FDI là liên doanh, còn lại là 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài bị siết chặt, Việt Nam khó có thể nuôi dưỡng được các doanh nghiệp nội địa có đủ năng lực cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Việt Nam giống như một trạm trung chuyển sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Đông Nam Á và để lại rất ít không gian cho các doanh nghiệp trong nước. Nhiệm vụ tham gia và cạnh tranh toàn cầu còn khó thực hiện hơn nữa.

Do vậy, khó có thể coi Việt Nam là “học sinh xuất sắc” trong lớp học mô hình Kinh Tế Đông Á.

Rõ ràng rằng, Việt Nam đã không sao chép đúng một vài vấn đề lớn.

Và Việt Nam cũng chỉ là đất nước "bán mồ hôi lấy tiền mà thôi, khi hết mồ hôi sẽ hết tiền"......
 

Quynh690

Xe hơi
Biển số
OF-347407
Ngày cấp bằng
19/12/14
Số km
104
Động cơ
271,309 Mã lực
FDI vào thay đổi bộ mặt cả 1 vùng quê. Nhìn BN, BG phát triển với tốc độ chóng mặt, những ruộng lúa giờ thành nhà máy xí nghiệp to đẹp, tạo việc làm cho hàng vạn người lao động.
Trưởng phòng Samsung ít nhất 50tr 1 tháng. 15 16 tháng lương. Nhà cửa to đẹp, ô tô kín đường. Và ngày càng nhiều DN đến Việt Nam. Tương lai vẫn còn rất rộng mở.
 

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,153
Động cơ
72,988 Mã lực
Hình như cụ vẫn có cách nhìn dân tộc cực đoan.
Một số thằng con ruột của cụ hiện nay đang mang usd sang đầu tư vào Mỹ, vào châu Phi, vào Sinh, vào Campuchia vào Miến Điện, vào Lào... đấy, cụ có cấm chúng ko? Trong lúc đó nhiều thằng con nuôi lại đang đầu tư vào VN.
Tất cả chúng nó, cả ruột và nuôi, đều góp phần nuôi sống dân Việt, đem lại xe cộ, nhà cửa, tiền đi du lịch cho dân Việt, trong đó có cụ, bây giờ cụ vẫn hằn học với thằng con nuôi, ưu ái con ruột.
Cụ lo mai sau FDI chúng nó bỏ nó đi? Thế thì đừng chơi với nó nữa. Trên 100 ngàn lao động SS và hàng vạn nhân viên các cty khác về ôm cày và bám đít TRÂU VÀNG mà sống! Chẳng cứ FDI mà con ruột của cụ cũng sẽ bỏ sang nước ngoài nếu đầu tư ở đó lợi hơn, cụ nhé. Đã lo thì lo cả thể.
Thế giới ngày nay là thế giới phẳng. VN không cấm mà còn mừng khi thấy FPT, Vietttel, Wingroup, HAGL, Petrovn đầu tư vào nhiều nước khác. HQ không cấm mà còn mừng vì SS đầu tư vào vn và trả lương nuôi sống 100 ngàn lao động VN và con cái họ. Vì sao? Vì doanh nghiệp đầu tư vào đâu có lãi là được, lãi ấy gián tiếp hay trực tiếp phục vụ tổ quốc đều được. Win Win là được.
Chúng ta lạc hậu về mọi mặt, từ kĩ thuật, vốn, tay nghề công nhân, đến trình độ quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế. FDI đến, đẩy chúng ta lên một trình độ mới, không chỉ mức sống mà mọi mặt khác, và nếu đến một lúc nào đó, mà họ phải rút vốn khỏi vn vì lương nhân công vn quá cao thì đó là điều đáng mừng, mong còn chẳng được. Từ nay đến lúc ấy còn xa, lúc ấy hẳn là ta thành kẻ đầu tư ra nước ngoài là chính, không sao cả, ta sẽ như Hàn Quốc, Singapore... hiện nay. Vậy cụ không cần lo xa như thế đâu, trước mắt vn ta hãy lo sao FDI thích đến vn, đến để hai bên đều có lợi, đến càng nhiều càng tốt, không phân biệt con đẻ hay con nuôi, cụ nhé.
Tầm nhìn khác nhau khó mà để hiểu. E xin phép dừng trao đổi với cụ
 

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,153
Động cơ
72,988 Mã lực
Và lực lượng nhân công giá rẻ nữa cụ , nền KTVN hiện đang phát triển dựa trên lực lượng này , và đây cũng là vấn đề chứ không chỉ là lợi thế.
Đúng thế. Mỗi giai đoạn chúng ta phải biết chấp nhận và vượt qua.
Người đánh cờ giỏi là người phải biết tính trước nhiều bước đi kế tiếp dù chưa chắc đã phải đi những bước đó. Kẻ chỉ biết đi 1 2 bước trước mắt thì mãi là kẻ thất bại
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
2,521
Động cơ
43,758 Mã lực
Đầy nc mơ chả đc như VN.
Sp công nghiệp, nông nghiệp xk tràn tg.
Còn ông nào muốn ngoạm đc miếng to như các dn cnc Samsung, LG....thì hãy cố lên, đừng chỉ gào!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bối cảnh của câu chuyện này là: Việt Nam đã bước sang năm thứ 38 kể từ cuộc cải cách vào năm 1986, ít nhất cũng phải có một số công ty trong nước có tên tuổi.

Thế là có người Việt Nam lại kể ra một loạt cái tên: Vinamilk, Viettel, VietinBank…

Bây giờ chúng ta cũng có thể đưa ra các ứng cử viên của “mô hình Kinh Tế Đông Á” và tiến hành một so sánh thống nhất:

Với Nhật Bản, nếu bắt đầu tính từ năm 1946 thì 38 năm sau là 1984, nước này đã có các hãng lớn như Sony, Toyota, Panasonic, Toshiba… Sản phẩm của họ bán chạy trên toàn thế giới, ngay cả người Mỹ cũng hét lên rằng “Nhật Bản là số 1”.

Đài Loan bắt đầu xây dựng nền kinh tế định hướng xuất khẩu vào năm 1958. 38 năm sau, tức năm 1996, Acer, Formosa Plastics, Asus và Uni-President đã nổi tiếng khắp châu Á. Ngay cả TSMC, một doanh nghiệp mới thành lập chưa đầy 10 năm, cũng đang chuẩn bị lên sàn.

Hàn Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên vào năm 1962. 38 năm sau, vào năm 2000, các doanh nghiệp chaebol như Samsung, LG, Hyundai, KIA đã trở thành tấm danh thiếp quốc gia của Hàn Quốc với danh tiếng vươn tầm thế giới.

Điều này cũng đúng với Trung Quốc đại lục. Nếu tính từ năm 1978 thì 38 năm sau, tức năm 2016, có 110 công ty Trung Quốc nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới. Huawei, Haier, Lenovo, Tencent và Alibaba đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn cầu.

Nếu đặt câu hỏi này với giới tinh anh Việt Nam: Việc Việt Nam vắng bóng thương hiệu nội địa là kết quả của sự mất cân bằng cơ cấu kinh tế trong thời gian dài, hay nói cách khác, là do sự thất bại trong việc học hỏi “mô hình Đông Á”.

Nhìn bề ngoài, Việt Nam là người bạn siêng năng cùng học hỏi “mô hình Đông Á” và là đại diện tiêu biểu cho việc “níu lấy Trung Quốc để qua sông”.

Nhịp độ của Việt Nam cách Trung Quốc khoảng 6 đến 10 năm: Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa từ năm 1978, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện cải cách đổi mới từ năm 1986; năm 1980, Trung Quốc bắt đầu thực hiện “hệ thống khoán hộ gia đình”, Việt Nam thực hiện chính sách tương tự năm 1988; năm 1982, Trung Quốc công nhận địa vị pháp lý của kinh tế tư nhân, Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990; Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, Việt Nam cũng gia nhập WTO năm 2007.

Chúng ta coi cuộc cải cách của hai bên làm xuất phát điểm và vẽ ra tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước trong 20 năm qua. Có thể thấy rằng, cả Trung Quốc và Việt Nam đều trải qua hai chu kỳ tăng trưởng, nhưng tốc độ của Trung Quốc nhanh hơn. Từ năm 1978 đến năm 1998, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc là 9,8%, trong khi từ năm 1986 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 6,1%. Từ góc độ dữ liệu, thành tích của Việt Nam trong 20 năm đầu của cuộc cải cách là khá chuẩn mực.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào cơ cấu kinh tế của hai nước Việt Trung, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt to lớn.

Từ cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc năm 1998 có thể thấy, các sản phẩm cơ điện tử đã vượt qua dệt may và trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Còn với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam năm 2006, có thể thấy sau 20 năm cải cách, nhiên liệu (chủ yếu là xăng dầu) chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất, và trong số các sản phẩm công nghiệp, dệt may và giày dép xếp trên các sản phẩm cơ điện tử.

Tổng kết đơn giản như sau: Trong kỳ đầu, Trung Quốc và Việt Nam đều xây dựng nền kinh tế “định hướng xuất khẩu” theo mô hình Đông Á. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ đầu của cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã chuyển từ các ngành cấp thấp như dệt may sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện và cơ khí, trong khi Việt Nam vẫn dừng lại ở tài nguyên khoáng sản và các sản phẩm công nghiệp cấp thấp. Nhìn bề ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần giống với số liệu của Trung Quốc nhưng lại có những lỗ hổng nhất định trong cơ cấu.

Không phải Việt Nam không có cơ hội sửa chữa sự lạc hậu về cơ cấu, mà thực tế là VN đã sớm nhận được cơ hội thứ hai.

Tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng loạt công ty có vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 2008, Samsung đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh và sau đó triển khai kế hoạch “kiến chuyển nhà”, liên tiếp đóng cửa các nhà máy ở Thâm Quyến, Thiên Tân và Huệ Châu để chuyển đến Việt Nam, kèm theo một lượng lớn các nhà sản xuất linh kiện thượng nguồn và hạ nguồn. Việt Nam nghênh đón nhà đầu tư lớn nhất trong lịch sử.

Hiện nay, Samsung sản xuất điện thoại di động, đồ gia dụng, máy tính, linh kiện chip, linh kiện điện tử và các sản phẩm khác tại Việt Nam. Đặc biệt, sản lượng điện thoại di động của Samsung Việt Nam đã vượt quá một nửa sản lượng toàn cầu của Samsung, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới. Giá trị sản lượng hằng năm của Samsung tại Việt Nam chiếm tới hơn 20% GDP của nước này. Thậm chí, một lãnh đạo cấp cao của Samsung cũng từng đảm nhận chức Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trong Chiến tranh Việt Nam, chính phủ Park Chung-hee đã phái tổng cộng 320.000 người đến Việt Nam để giúp đỡ quân đội Mỹ. Dưới sự thúc đẩy của Samsung, các doanh nghiệp Hàn Quốc kéo nhau tới. LG đổ bộ vào Đà Nẵng, SK vào Hải Phòng, Hyundai khai thác Ninh Bình, Lotte cắm cờ ở Thành phố Hồ Chí Minh, POSCO ngụ ở Bà Rịa Vũng Tàu… Các doanh nghiệp Hàn Quốc kết thành một dải từ Nam ra Bắc, thực hiện giấc mơ còn dang dở của quân đội Mỹ hồi đó.

Vốn sản xuất theo mô hình Đông Á sẽ không bỏ sót bất kỳ quốc gia nào có nhân công giá rẻ. Các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Đài Loan lần lượt vào Việt Nam, còn TCL và Haier của Trung Quốc đại lục cũng vào Nam mở nhà máy từ rất sớm. Vì vậy, với sự giúp đỡ của các chủ doanh nghiệp nước ngoài, nền xuất khẩu của Việt Nam cũng dần rời xa thời đại của nguyên liệu thô và dệt may, các sản phẩm cơ điện có giá trị gia tăng cao đã chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2023.

Theo kinh nghiệm của mô hình Đông Á, việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài lên chuỗi cung ứng bản địa, cùng sự tiếp thu và hấp thụ các công nghệ tiên tiến có thể giúp nuôi dưỡng một lượng lớn các doanh nghiệp thuộc chuỗi công nghiệp bản địa. Các thương hiệu bản địa này có thể hoàn thành cuộc phản công chống lại các doanh nghiệp nước ngoài, trước tiên là thay thế hàng nhập khẩu, tiếp đó là tiến hành cạnh tranh với các ông trùm nước ngoài trên toàn cầu và cuối cùng trở thành thế lực xuất khẩu lớn. Có rất nhiều công ty ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể làm được điều này.

Vậy Việt Nam có làm được điều này không? biểu đồ về tỷ trọng doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu của Việt Nam. FDI là viết tắt của Đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Có thể thấy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ trọng FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên qua từng năm và tỷ trọng của doanh nghiệp nội địa cũng giảm dần theo thời gian. Đến năm 2023, tỷ trọng FDI đã tăng lên mức khoảng 74%.

Nếu nghiên cứu sâu hơn sẽ phát hiện ra rằng, chỉ có 13% doanh nghiệp FDI là liên doanh, còn lại là 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài bị siết chặt, Việt Nam khó có thể nuôi dưỡng được các doanh nghiệp nội địa có đủ năng lực cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Việt Nam giống như một trạm trung chuyển sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Đông Nam Á và để lại rất ít không gian cho các doanh nghiệp trong nước. Nhiệm vụ tham gia và cạnh tranh toàn cầu còn khó thực hiện hơn nữa.

Do vậy, khó có thể coi Việt Nam là “học sinh xuất sắc” trong lớp học mô hình Kinh Tế Đông Á.

Rõ ràng rằng, Việt Nam đã không sao chép đúng một vài vấn đề lớn.

Và Việt Nam cũng chỉ là đất nước "bán mồ hôi lấy tiền mà thôi, khi hết mồ hôi sẽ hết tiền"......
Hầu hết người Việt khi nói về Việt nam đều so sánh VN với Mỹ, Trung quốc, Nhật hay bét nhất là Hàn quốc. Trong khi đó là các nước dẫn đầu thế giới hoặc độc nhất vô nhị, không thể so được.
 

tuan_nguyen261188

Xì hơi lốp
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
35
Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc
Thanh Thủy
Trong năm 2023, Trung Quốc đã chi hơn 24,4 tỷ USD để nhập các loại rau quả. Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng vọt gấp hơn 10 lần, Việt Nam hiện đã vượt Chile trở thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc…
Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đột biến. Ảnh minh họa.
Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đột biến. Ảnh minh họa.
Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, trong năm 2023 quốc gia tỷ dân đã chi hơn 24 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng rau quả và sản phẩm chế biến của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Trung quốc tăng mua nông sản thì nông dân mua ô tô đầy đường....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top