...
Hẹn cụ đợt nào có thời gian, sẽ chia sẻ tiếp các số liệu so sánh với Malaysia, hoặc số liệu so sánh tổng hợp mọi ngành nghề giữa các quốc gia Đông Nam Á. Con số GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì còn phụ thuộc tỷ giá khi quy đổi và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, GDP của Phi hiện vẫn cao hơn Việt Nam chút xíu, nhưng nếu so sánh sản lượng từng ngành nghề từ công, nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì con số của Phi kém xa Việt Nam... Chốt lại biết nhận diện điểm yếu của mình, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ rồi đề ra biện pháp cải tiến mới là điều cần thiết, chứ không phải cúi đầu chịu nhục...
Bác mở bài hơi dài, ý tứ lan man em chưa kịp đọc kỹ nên xin phép lấy tạm bạn Phi (~$4000), có GDP bình quân đầu người sát với mình nhất (~$3800) để so sánh luôn cho dễ nhìn nhé ạ!
Một! Đầu tiên là việc bác bẩu "GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì blabla...)
Thưa bác, GDP không chỉ là con số tuyệt đối, mà nó còn phản ánh cấu trúc và hiệu quả kinh tế!
Bác đang cố gắng giảm tầm quan trọng của GDP bằng cách nói rằng “GDP chưa thể hiện hết quy mô kinh tế.”
Nhưng thực tế là GDP phản ánh mức độ phát triển kinh tế một cách tổng thể. Đúng là tỷ giá có thể ảnh hưởng, nhưng các chỉ số như GDP bình quân đầu người, PPP (sức mua tương đương) hay tăng trưởng GDP hàng năm vẫn là thước đo được quốc tế công nhận để so sánh năng lực kinh tế.
VN dù vượt Phi ở một số lĩnh vực đơn lẻ nào đó (như sản lượng trong nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng về tổng thể, Phi vẫn có GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người cao hơn, nghĩa là năng suất kinh tế của họ trên đầu người vẫn tốt hơn.
Hai! So sánh ngành nghề là cần thiết, nhưng không thể thay thế đánh giá tổng thể!
Bác tập trung vào so sánh từng ngành nghề mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh và quên mất (cố tình!?), GDP là tổng hợp từ các ngành nghề. Việc “ngành này mạnh, ngành kia yếu” không thể phủ định được vai trò của GDP!
Phi có thể kém VN ở một vài lĩnh vực (như nông nghiệp, công nghiệp), nhưng họ mạnh hơn ở các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing) – ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tăng trưởng mạnh. Điều này giúp họ bù đắp và vượt qua VN về tổng GDP.
Ba! Hãy nhìn vào năng suất và giá trị gia tăng!
Bác chỉ nói đến sản lượng mà không xem xét năng suất và giá trị gia tăng của ngành.
Sản lượng lớn chưa chắc đã tốt nếu giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, nông nghiệp của VN có sản lượng cao hơn Phi, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm lại thấp hơn, do tập trung vào xuất khẩu thô và thiếu chế biến tinh.
Còn Phi, họ tập trung vào dịch vụ, đặc biệt là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ thuê ngoài và kiều hối, trong khi VN vẫn nặng về xk sản phẩm gia công. Điều này giải thích tại sao họ có GDP cao hơn dù sản lượng một số ngành thấp hơn...
Túm lại, GDP không phải là tất cả, nhưng nó là thước đo tổng thể được quốc tế công nhận. Dù VN vượt Phi ở một số lĩnh vực, nhưng tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Phi vẫn cao hơn, cho thấy họ đang tận dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.
Thay vì “tự sướng” về sản lượng, ta cần nhìn vào năng suất, giá trị gia tăng và chất lượng sống để có cái nhìn công bằng và khách quan hơn, bác ạ...!!!