[Funland] Cuộc chiến kinh tế- Trung Quốc lo sản xuất- Việt Nam lo tiêu dùng!

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,322
Động cơ
651,362 Mã lực
Nhiều cụ so sánh Việt Nam với các cường quốc kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, như vậy hơi có sự khập khễnh về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển và nhiều yếu tố khác. Có cụ lại so sánh với Thái Lan và đánh giá thấp về tiềm năng phát triển của Việt Nam. Thực ra, bỏ qua các yếu tố về sự khác biệt giữa một quốc gia từng là thuộc địa, trải qua nhiều cuộc chiến kéo dài, có giai đoạn bị cấm vận thì việc so sánh hai quốc gia cùng khu vực sẽ hợp lý hơn. Giữa hai nước, phải khẳng định là, Việt Nam có nhiều điểm kém Thái Lan do thua thiệt về thời gian và điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể cũng như đi sâu vào các lĩnh vực, qua các con số thống kê cụ thể, có thể thấy khá nhiều lĩnh vực đã đuổi kịp hoặc vượt xa Thái Lan. Một số ví dụ như sau:
1. Về sản xuất thép, một chỉ số để đo tiềm lực về công nghiệp nặng, từ chỗ không có tên tuổi gì, hiện nay Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia có sản lượng thép cao nhất thế giới. Năm 2023, sản lượng thép của Việt Nam là 19,5 triệu tấn, còn Thái Lan là 6,1 triệu tấn, cao hơn nhiều so với Thái Lan.
2. Về công nghiệp đóng tàu, năm 2023 Việt Nam đứng thứ bảy thế giới, chiếm 0,61% sản lượng toàn cầu, đạt 2,6 triệu DWT. Tất nhiên thua xa 3 nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng cao hơn nhiều nước. Về ngành này, Thái Lan có quy mô nhỏ, chỉ đóng tàu cá và tàu thương mại cỡ nhỏ, không có tên tuổi gì trong danh sách các nước đóng tàu lớn của thế giới.
3. Ngành công nghiệp xi măng, Việt Nam hiện nay đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023 Việt Nam sản xuất 92,9 triệu tấn, trong khi đó Thái Lan sản xuất 46,7 triệu tấn. Cách đây 15 năm về trước thì Việt Nam vẫn còn thua xa Thái Lan về ngành này.
4. Về công nghiệp điện tử và thiết bị điện gia dụng, từ chỗ không có tên tuổi gì, Việt Nam hiện nay đứng thứ 8 thế giới, chiếm 5% sản lượng toàn cầu. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 11, chiếm 3% sản lượng toàn cầu.
5. Về ngành may mặc, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Thái Lan cũng nằm trong Top 20 về ngành này, nhưng chỉ đứng ở vị trí 15 thế giới.
6. Về ngành giày dép, Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023, sản lượng giày dép Việt Nam là 1.360 triệu đôi. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 9 với sản lượng 245 triệu đôi.
7. Về sản xuất cà phê, Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin. Sản lượng của Việt Nam là 30,5 triệu tấn (chiếm 17% sản lượng toàn cầu). Thái Lan đứng thứ 20 thế giới, nhưng sản lượng thấp hơn nhiều, chỉ đạt 0,6 triệu tấn.
8. Về sản lượng điện, năm 2022 Việt Nam sản xuất được 265,6 tỷ kWh, trong khi đó Thái Lan sản xuất 215,8 tỷ kWh, thấp hơn so với Việt Nam và phải nhập khẩu nhiều điện từ Lào.
Còn rất nhiều số liệu so sánh giữa hai nước mà liệt kê ra sẽ khá dài.
Các lĩnh vực ngành nghề mà Thái Lan hơn Việt Nam là: sản xuất ổ cứng máy tính (thuộc top đầu thế giới), lắp ráp ô tô (1,4 triệu chiếc, đứng đầu Đông Nam Á và trong top 10 thế giới, hoá dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, du lịch dịch vụ...
Nếu nhìn lại thời điểm các mốc thời gian cách đây 20-30 năm thì chênh lệch rất nhiều nếu so sánh với Thái Lan. Như vậy có thể thấy tốc độ phát triển của Việt Nam, dù còn nhiều bất cập và nhiều điều cần thay đổi, cố gắng hơn...
Thái Lan vẫn còn hơn mình ở việc SX ra hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Đọc bài của các cụ khiến nhà cháu phải suy nghĩ rất nhiều về 1 số rất ít trường hợp chủ DN Việt cháu biết.

Từ nhiều năm trước đã sống chết phải tự chủ hầu hết linh kiện sản xuất trong khi có thể đặt hàng khá dễ, thậm chí, chi phí sản xuất còn cao hơn đặt mua.

Nhà máy biến thành nhiều công xưởng gia công rất nhiều loại hình đúng nghĩa.
Và bị phản đối rất nhiều và nghi ngờ về chiến lược, hiệu quả kinh tế.
Bị đánh giá tiêu cực cho rằng quá ôm đồm về R&D và chi phí quản trị.

Liệu mấy t/h này có đúng? Họ nhìn trước vấn đề, hay tầm nhìn rất cao? Hay dễ hiểu là tham vọng lớn?

1 chút suy nghĩ khi đọc bài và chợt nhớ lại.
Cái này là do không thể tin ai outsourced, tự làm tự kiểm soát. Trong thế giới niềm tin là thứ xa xỉ. Thể chế bảo vệ tài sản và hợp đồng yếu.
 

Lambatda

Xì hơi lốp
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
5,499
Động cơ
413,864 Mã lực
Le ve dựng "hàng rào", Tàu nó ho phát cấm biên 2 tháng thì lại chả lạy lục nó vội.
Hàng Tàu xuất đi khắp TG, ko có VN cũng chả xi nhê.
Ngược lại Tàu nó mà đóng biên phát thì Nông thủy sản VN ăn đấm vỡ mồm trực tiếp luôn. Sống vào mắt!
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
6,009
Động cơ
1,070,251 Mã lực
Lại nói đến hàn xẻng
Sự khác biệt duy nhất giữa hàn xẻng và bắc sâm là gì, ai cũng biết
Nhờ kết cấu xã hội mà chỉ số cảm nhận tham nhũng của hàn xẻng tốt nhất châu á. Tổng thống, nghị sĩ bị truy tố liên tục, nguồn lực quốc gia không bị lãng phí vào tham nhũng và phù phiếm, người dân tin tưởng vào nhà nước. Hồi khủng hoảng kinh tế 1998-2000 dân Hàn quyên tặng hàng trăm tấn vàng giúp chính phủ trả nợ
2 cụ gì vừa đoạt giải Nobel cũng đã đúc rút ra 2 từ “thể chế” cụ nhỉ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,293
Động cơ
792,988 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em thấy. Nhà càng giàu dùng càng nhiều điện. Vì có nhiều thiết bị. Quy mô 1 quốc gia cũng vậy.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
6,009
Động cơ
1,070,251 Mã lực
Chuẩn, kiếm được bao nhiêu tiền là lại đổ vào BĐS thay vì tái đầu tư, hậu quả, cả nước đi đánh bạc. Các địa phương thì say mê, đắm đuối với thu tiền từ đất, đổi đất lấy hạ tầng, . . . mà chả lo đầu tư, hỗ trơ công nghiệp, R&D, gì cả sất
Cứ bơm thổi giá bđs làm cho cả nước như lên đồng mỗi đợt sóng lên. Nhà nhà đổ xô đi buôn bđs. Nhiều công ty vốn đang tốt nhưng ông chủ vì nhòm sang bđs lại thấy ham nên chỉnh dòng vốn sang đấy định kiếm chút. Nhưng kiếm đâu chưa thấy lại dính vào nợ xấu do mắc cạn rồi lại nguyễn văn tèo. Đây là cái hậu quả lớn nhất.
Hậu quả thứ 2 của việc thao túng giá bđs là làm cho lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho các công ty chuyên sản xuất làm còng lưng để trả lãi nên mãi không lớn được.
Nhiều nguyên nhân nữa cộng vào làm cho nền sx nước ta cứ lẹt đà lẹt đẹt, không đuổi kịp mấy anh Đông Bắc Á :(
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,322
Động cơ
651,362 Mã lực
Ví dụ là hàng nào vậy cụ, em chưa biết nên hỏi ạ.
Chính là mấy thứ Thái hơn mình tại bài viết của cụ bên trên đó:
sản xuất ổ cứng máy tính (thuộc top đầu thế giới), lắp ráp ô tô (1,4 triệu chiếc, đứng đầu Đông Nam Á và trong top 10 thế giới, hoá dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, du lịch dịch vụ...
Toàn những ngành tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn thép, xi măng, điện.
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,057 Mã lực
...
Hẹn cụ đợt nào có thời gian, sẽ chia sẻ tiếp các số liệu so sánh với Malaysia, hoặc số liệu so sánh tổng hợp mọi ngành nghề giữa các quốc gia Đông Nam Á. Con số GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì còn phụ thuộc tỷ giá khi quy đổi và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, GDP của Phi hiện vẫn cao hơn Việt Nam chút xíu, nhưng nếu so sánh sản lượng từng ngành nghề từ công, nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì con số của Phi kém xa Việt Nam... Chốt lại biết nhận diện điểm yếu của mình, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ rồi đề ra biện pháp cải tiến mới là điều cần thiết, chứ không phải cúi đầu chịu nhục...
Bác mở bài hơi dài, ý tứ lan man em chưa kịp đọc kỹ nên xin phép lấy tạm bạn Phi (~$4000), có GDP bình quân đầu người sát với mình nhất (~$3800) để so sánh luôn cho dễ nhìn nhé ạ!

Một! Đầu tiên là việc bác bẩu "GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì blabla...)

Thưa bác, GDP không chỉ là con số tuyệt đối, mà nó còn phản ánh cấu trúc và hiệu quả kinh tế!

Bác đang cố gắng giảm tầm quan trọng của GDP bằng cách nói rằng “GDP chưa thể hiện hết quy mô kinh tế.”
Nhưng thực tế là GDP phản ánh mức độ phát triển kinh tế một cách tổng thể. Đúng là tỷ giá có thể ảnh hưởng, nhưng các chỉ số như GDP bình quân đầu người, PPP (sức mua tương đương) hay tăng trưởng GDP hàng năm vẫn là thước đo được quốc tế công nhận để so sánh năng lực kinh tế.

VN dù vượt Phi ở một số lĩnh vực đơn lẻ nào đó (như sản lượng trong nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng về tổng thể, Phi vẫn có GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người cao hơn, nghĩa là năng suất kinh tế của họ trên đầu người vẫn tốt hơn.

Hai! So sánh ngành nghề là cần thiết, nhưng không thể thay thế đánh giá tổng thể!

Bác tập trung vào so sánh từng ngành nghề mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh và quên mất (cố tình!?), GDP là tổng hợp từ các ngành nghề. Việc “ngành này mạnh, ngành kia yếu” không thể phủ định được vai trò của GDP!

Phi có thể kém VN ở một vài lĩnh vực (như nông nghiệp, công nghiệp), nhưng họ mạnh hơn ở các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing) – ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tăng trưởng mạnh. Điều này giúp họ bù đắp và vượt qua VN về tổng GDP.

Ba! Hãy nhìn vào năng suất và giá trị gia tăng!

Bác chỉ nói đến sản lượng mà không xem xét năng suất và giá trị gia tăng của ngành.
Sản lượng lớn chưa chắc đã tốt nếu giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, nông nghiệp của VN có sản lượng cao hơn Phi, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm lại thấp hơn, do tập trung vào xuất khẩu thô và thiếu chế biến tinh.

Còn Phi, họ tập trung vào dịch vụ, đặc biệt là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ thuê ngoài và kiều hối, trong khi VN vẫn nặng về xk sản phẩm gia công. Điều này giải thích tại sao họ có GDP cao hơn dù sản lượng một số ngành thấp hơn...

Túm lại, GDP không phải là tất cả, nhưng nó là thước đo tổng thể được quốc tế công nhận. Dù VN vượt Phi ở một số lĩnh vực, nhưng tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Phi vẫn cao hơn, cho thấy họ đang tận dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.

Thay vì “tự sướng” về sản lượng, ta cần nhìn vào năng suất, giá trị gia tăng và chất lượng sống để có cái nhìn công bằng và khách quan hơn, bác ạ...!!!
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,744
Động cơ
248,992 Mã lực
Bác mở bài hơi dài, ý tứ lan man em chưa kịp đọc kỹ nên xin phép lấy tạm bạn Phi (~$4000), có GDP bình quân đầu người sát với mình nhất (~$3800) để so sánh luôn cho dễ nhìn nhé ạ!

Một! Đầu tiên là việc bác bẩu "GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì blabla...)

Thưa bác, GDP không chỉ là con số tuyệt đối, mà nó còn phản ánh cấu trúc và hiệu quả kinh tế!

Bác đang cố gắng giảm tầm quan trọng của GDP bằng cách nói rằng “GDP chưa thể hiện hết quy mô kinh tế.”
Nhưng thực tế là GDP phản ánh mức độ phát triển kinh tế một cách tổng thể. Đúng là tỷ giá có thể ảnh hưởng, nhưng các chỉ số như GDP bình quân đầu người, PPP (sức mua tương đương) hay tăng trưởng GDP hàng năm vẫn là thước đo được quốc tế công nhận để so sánh năng lực kinh tế.

VN dù vượt Phi ở một số lĩnh vực đơn lẻ nào đó (như sản lượng trong nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng về tổng thể, Phi vẫn có GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người cao hơn, nghĩa là năng suất kinh tế của họ trên đầu người vẫn tốt hơn.

Hai! So sánh ngành nghề là cần thiết, nhưng không thể thay thế đánh giá tổng thể!

Bác tập trung vào so sánh từng ngành nghề mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh và quên mất (cố tình!?), GDP là tổng hợp từ các ngành nghề. Việc “ngành này mạnh, ngành kia yếu” không thể phủ định được vai trò của GDP!

Phi có thể kém VN ở một vài lĩnh vực (như nông nghiệp, công nghiệp), nhưng họ mạnh hơn ở các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing) – ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tăng trưởng mạnh. Điều này giúp họ bù đắp và vượt qua VN về tổng GDP.

Ba! Hãy nhìn vào năng suất và giá trị gia tăng!

Bác chỉ nói đến sản lượng mà không xem xét năng suất và giá trị gia tăng của ngành.
Sản lượng lớn chưa chắc đã tốt nếu giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, nông nghiệp của VN có sản lượng cao hơn Phi, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm lại thấp hơn, do tập trung vào xuất khẩu thô và thiếu chế biến tinh.

Còn Phi, họ tập trung vào dịch vụ, đặc biệt là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ thuê ngoài và kiều hối, trong khi VN vẫn nặng về xk sản phẩm gia công. Điều này giải thích tại sao họ có GDP cao hơn dù sản lượng một số ngành thấp hơn...

Túm lại, GDP không phải là tất cả, nhưng nó là thước đo tổng thể được quốc tế công nhận. Dù VN vượt Phi ở một số lĩnh vực, nhưng tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Phi vẫn cao hơn, cho thấy họ đang tận dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.

Thay vì “tự sướng” về sản lượng, ta cần nhìn vào năng suất, giá trị gia tăng và chất lượng sống để có cái nhìn công bằng và khách quan hơn, bác ạ...!!!
Bài dài quá mà sai ngay từ câu đầu tiên, GDP Viet nam vượt Phi lâu rồi
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
3,010
Động cơ
547,891 Mã lực
Bác mở bài hơi dài, ý tứ lan man em chưa kịp đọc kỹ nên xin phép lấy tạm bạn Phi (~$4000), có GDP bình quân đầu người sát với mình nhất (~$3800) để so sánh luôn cho dễ nhìn nhé ạ!

Một! Đầu tiên là việc bác bẩu "GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì blabla...)

Thưa bác, GDP không chỉ là con số tuyệt đối, mà nó còn phản ánh cấu trúc và hiệu quả kinh tế!

Bác đang cố gắng giảm tầm quan trọng của GDP bằng cách nói rằng “GDP chưa thể hiện hết quy mô kinh tế.”
Nhưng thực tế là GDP phản ánh mức độ phát triển kinh tế một cách tổng thể. Đúng là tỷ giá có thể ảnh hưởng, nhưng các chỉ số như GDP bình quân đầu người, PPP (sức mua tương đương) hay tăng trưởng GDP hàng năm vẫn là thước đo được quốc tế công nhận để so sánh năng lực kinh tế.

VN dù vượt Phi ở một số lĩnh vực đơn lẻ nào đó (như sản lượng trong nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng về tổng thể, Phi vẫn có GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người cao hơn, nghĩa là năng suất kinh tế của họ trên đầu người vẫn tốt hơn.

Hai! So sánh ngành nghề là cần thiết, nhưng không thể thay thế đánh giá tổng thể!

Bác tập trung vào so sánh từng ngành nghề mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh và quên mất (cố tình!?), GDP là tổng hợp từ các ngành nghề. Việc “ngành này mạnh, ngành kia yếu” không thể phủ định được vai trò của GDP!

Phi có thể kém VN ở một vài lĩnh vực (như nông nghiệp, công nghiệp), nhưng họ mạnh hơn ở các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing) – ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tăng trưởng mạnh. Điều này giúp họ bù đắp và vượt qua VN về tổng GDP.

Ba! Hãy nhìn vào năng suất và giá trị gia tăng!

Bác chỉ nói đến sản lượng mà không xem xét năng suất và giá trị gia tăng của ngành.
Sản lượng lớn chưa chắc đã tốt nếu giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, nông nghiệp của VN có sản lượng cao hơn Phi, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm lại thấp hơn, do tập trung vào xuất khẩu thô và thiếu chế biến tinh.

Còn Phi, họ tập trung vào dịch vụ, đặc biệt là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ thuê ngoài và kiều hối, trong khi VN vẫn nặng về xk sản phẩm gia công. Điều này giải thích tại sao họ có GDP cao hơn dù sản lượng một số ngành thấp hơn...

Túm lại, GDP không phải là tất cả, nhưng nó là thước đo tổng thể được quốc tế công nhận. Dù VN vượt Phi ở một số lĩnh vực, nhưng tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Phi vẫn cao hơn, cho thấy họ đang tận dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.

Thay vì “tự sướng” về sản lượng, ta cần nhìn vào năng suất, giá trị gia tăng và chất lượng sống để có cái nhìn công bằng và khách quan hơn, bác ạ...!!!
Gdp bình quân đầu người VN vẫn thấp hơn Pphi thật sao?

.
 

hoangnmhp

Xe hơi
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
195
Động cơ
17,965 Mã lực
Tuổi
53
Bác mở bài hơi dài, ý tứ lan man em chưa kịp đọc kỹ nên xin phép lấy tạm bạn Phi (~$4000), có GDP bình quân đầu người sát với mình nhất (~$3800) để so sánh luôn cho dễ nhìn nhé ạ!

Một! Đầu tiên là việc bác bẩu "GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì blabla...)

Thưa bác, GDP không chỉ là con số tuyệt đối, mà nó còn phản ánh cấu trúc và hiệu quả kinh tế!

Bác đang cố gắng giảm tầm quan trọng của GDP bằng cách nói rằng “GDP chưa thể hiện hết quy mô kinh tế.”
Nhưng thực tế là GDP phản ánh mức độ phát triển kinh tế một cách tổng thể. Đúng là tỷ giá có thể ảnh hưởng, nhưng các chỉ số như GDP bình quân đầu người, PPP (sức mua tương đương) hay tăng trưởng GDP hàng năm vẫn là thước đo được quốc tế công nhận để so sánh năng lực kinh tế.

VN dù vượt Phi ở một số lĩnh vực đơn lẻ nào đó (như sản lượng trong nông nghiệp hay công nghiệp), nhưng về tổng thể, Phi vẫn có GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người cao hơn, nghĩa là năng suất kinh tế của họ trên đầu người vẫn tốt hơn.

Hai! So sánh ngành nghề là cần thiết, nhưng không thể thay thế đánh giá tổng thể!

Bác tập trung vào so sánh từng ngành nghề mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh và quên mất (cố tình!?), GDP là tổng hợp từ các ngành nghề. Việc “ngành này mạnh, ngành kia yếu” không thể phủ định được vai trò của GDP!

Phi có thể kém VN ở một vài lĩnh vực (như nông nghiệp, công nghiệp), nhưng họ mạnh hơn ở các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing) – ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng và tăng trưởng mạnh. Điều này giúp họ bù đắp và vượt qua VN về tổng GDP.

Ba! Hãy nhìn vào năng suất và giá trị gia tăng!

Bác chỉ nói đến sản lượng mà không xem xét năng suất và giá trị gia tăng của ngành.
Sản lượng lớn chưa chắc đã tốt nếu giá trị gia tăng thấp. Ví dụ, nông nghiệp của VN có sản lượng cao hơn Phi, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm lại thấp hơn, do tập trung vào xuất khẩu thô và thiếu chế biến tinh.

Còn Phi, họ tập trung vào dịch vụ, đặc biệt là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ thuê ngoài và kiều hối, trong khi VN vẫn nặng về xk sản phẩm gia công. Điều này giải thích tại sao họ có GDP cao hơn dù sản lượng một số ngành thấp hơn...

Túm lại, GDP không phải là tất cả, nhưng nó là thước đo tổng thể được quốc tế công nhận. Dù VN vượt Phi ở một số lĩnh vực, nhưng tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Phi vẫn cao hơn, cho thấy họ đang tận dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.

Thay vì “tự sướng” về sản lượng, ta cần nhìn vào năng suất, giá trị gia tăng và chất lượng sống để có cái nhìn công bằng và khách quan hơn, bác ạ...!!!
Mọi nhận định đều phải dựa vào các số liệu. Bạn cho rằng GDP bình quân đầu người của Philippines cao hơn Việt Nam? Có thể bạn quên hoặc không tìm hiểu kỹ. Từ 2020 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua Philippines. Năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3514 USD, còn của Philippines là 3325 USD, đến năm 2023 của Việt Nam là 4284 USD, còn của Phi là 3764 USD. Dự báo năm 2024 thì khoảng cách còn xa hơn. Còn việc so sánh tôi nói không chỉ là so sánh một vài lĩnh vực, mà sẽ là so sánh tất cả các ngành nghề, kể cả du lịch dịch vụ, công ích, kiều hối, tỷ trọng các ngành nghề trong nền kinh tế mỗi nước...
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,057 Mã lực
Bài dài quá mà sai ngay từ câu đầu tiên, GDP Viet nam vượt Phi lâu rồi
Ôi thế hơn rùi ạ.
Em update chậm.. sozy sozy ạ ^^
Nhưng sao mình vẫn chậm hơn bỏn nhiều quá vậy các bác nhờ :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,744
Động cơ
248,992 Mã lực
Nhưng sao mình vẫn chậm hơn bỏn nhiều quá vậy các bác nhờ :D
Chậm hơn cái gì? Đến 2030 thì rất rõ ràng. Quý 4 này nhúc nhích mạnh rồi đấy.


Vừa mới có bài so sánh ASEAN luôn

Vì sao CP mạnh miệng? Vì sắp tới là đầu tư lớn khủng chưa từng có! Riêng đường sắt-metro đầu tư 150 tỉ đô la trong 10 năm.
 

hoangnmhp

Xe hơi
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
195
Động cơ
17,965 Mã lực
Tuổi
53
Ôi thế hơn rùi ạ.
Em update chậm.. sozy sozy ạ ^^
Nhưng sao mình vẫn chậm hơn bỏn nhiều quá vậy các bác nhờ :D
Nếu có điều kiện, cụ làm chuyến sang Philippines và khám phá cuộc sống của người dân bên đó, sẽ thấy có sự chênh lệch khá khá giữa cuộc sống của người dân bên đó và Việt Nam.
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,057 Mã lực
Chậm hơn cái gì? Đến 2030 thì rất rõ ràng. Quý 4 này nhúc nhích mạnh rồi đấy.


Vừa mới có bài so sánh ASEAN luôn

Vì sao CP mạnh miệng? Vì sắp tới là đầu tư lớn khủng chưa từng có! Riêng đường sắt-metro đầu tư 150 tỉ đô la trong 10 năm.
Vâng. Thế để đến 2030 mừng một thể vậy ạ. Chứ em sợ kiểu nói trước bước ko qua lắm. Các bô lão nhà mềnh tuyền doạ thế :D
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,057 Mã lực
Nếu có điều kiện, cụ làm chuyến sang Philippines và khám phá cuộc sống của người dân bên đó, sẽ thấy có sự chênh lệch khá khá giữa cuộc sống của người dân bên đó và Việt Nam.
Dạ vâng, bác :D
Thực ra em chỉ đánh giá cao các bạn Phi ở sự trung thực thật thà thôi. Họ lành hơn mình nên em quý ạ :D
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,985
Động cơ
171,305 Mã lực
Tuổi
38
Kiều hối Fi nhìu hơn. Đầu4 từ FDI thì nó nhanh thấy hơn từ đầu4 công ( 🤔 🤔 🤔 🤔 ). Trong cái số xk Mẽo, bao% thực xự là của mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top