[Funland] Cuộc chiến kinh tế- Trung Quốc lo sản xuất- Việt Nam lo tiêu dùng!

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
777
Động cơ
40,513 Mã lực
Tuổi
35
Nếu các linh kiện có thể dễ dàng đặt được thì nên đặt. Không ai reinvent the wheel hết. Quan trọng là sản phẩm cuối cùng của họ là gì. Nếu đó là sản phẩm cũng đã tồn tại mà họ ko hề có thêm giá trị gia tăng gì thì vứt, còn nếu đó là sản phẩm chưa có thêm thị trường, hoặc có tính năng mà các sản phẩm tương tự ko có thì họ sẽ có cơ hội thành công và phát triển, mặc dù đa phần linh kiện là đi mua.
Cứ lấy ví dụ sản xuất quần áo cho dễ hiểu. Nếu cụ mở xưởng may quần áo thông thường mà ko làm rẻ hơn được hàng Quảng Châu thì vứt, ko nên làm. Nhưng nếu cụ có những design ấn tượng khác biệt với thị trường thì cụ có thuê Quảng Châu sản xuất cũng vẫn rất tốt. Túm lại là mình đem lại giá trị thêm gì cho sản phẩm, chứ ko phải mình có tự sản xuất sản phẩm đó từ A-Z hay ko.
Cảm ơn cụ chia sẻ.
Nhà cháu cũng nghĩ như vậy, rất nhiều ACE cũng nghĩ như vậy nên bao năm qua luôn coi đó là một hướng đi "chưa đúng".

Vậy nhưng họ có thành quả và làm được. Doanh nghiệp vẫn mạnh mẽ, ko quá lớn nhưng cũng ko nhỏ lắm. Vẫn cố gắng nuôi xoay sở đc công ăn việc làm cho vài ngàn CBNV.

Dù vậy vấn đề đấy vẫn luôn làm mọi người suy nghĩ, ngay cả thời điểm ngày hôn nay.

Đến khi đọc bài này, cháu tự hỏi liệu thực sự là đa số, trong đó có mình đã nông cạn chăng?
Một chút cảm nghĩ thôi.
Cảm ơn cụ chia sẻ lần nữa.
 

koala2023

Xe buýt
Biển số
OF-830771
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
552
Động cơ
18,772 Mã lực
Tuổi
39
Cảm ơn cụ chia sẻ.
Nhà cháu cũng nghĩ như vậy, rất nhiều ACE cũng nghĩ như vậy nên bao năm qua luôn coi đó là một hướng đi "chưa đúng".

Vậy nhưng họ có thành quả và làm được. Doanh nghiệp vẫn mạnh mẽ, ko quá lớn nhưng cũng ko nhỏ lắm. Vẫn cố gắng nuôi xoay sở đc công ăn việc làm cho vài ngàn CBNV.

Dù vậy vấn đề đấy vẫn luôn làm mọi người suy nghĩ, ngay cả thời điểm ngày hôn nay.

Đến khi đọc bài này, cháu tự hỏi liệu thực sự là đa số, trong đó có mình đã nông cạn chăng?
Một chút cảm nghĩ thôi.
Cảm ơn cụ chia sẻ lần nữa.
Nếu họ vẫn duy trì được thì chứng tỏ sản phẩm cuối cùng của họ phải có sức cạnh tranh nào đó (giá, chất lượng, tính năng, v..v... ) mà cụ ko chuyên về thị trường nên ko biết thôi. Nếu những linh kiện có sẵn rẻ hơn chất lượng tính năng tương đương mà họ nhập về thay vì tự sản xuất thì lợi nhuận của họ sẽ còn cao hơn nữa, và lợi nhuận cao hơn họ sẽ có điều kiện đầu tư và nghiên cứu ra những sản phẩm tốt hơn (có điều kiện thôi còn làm được hay ko là chuyện khác). Ngoài ra nhiều khi cụ tưởng là họ tự sản xuất nhưng có thể là vì nhập sẽ tốn hơn vì vật liệu để họ tự sản xuất là các byproduct hay vật liệu thừa từ các sản phẩm khác v..v...
 

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
777
Động cơ
40,513 Mã lực
Tuổi
35
Nếu họ vẫn duy trì được thì chứng tỏ sản phẩm cuối cùng của họ phải có sức cạnh tranh nào đó (giá, chất lượng, tính năng, v..v... ) mà cụ ko chuyên về thị trường nên ko biết thôi. Nếu những linh kiện có sẵn rẻ hơn chất lượng tính năng tương đương mà họ nhập về thay vì tự sản xuất thì lợi nhuận của họ sẽ còn cao hơn nữa, và lợi nhuận cao hơn họ sẽ có điều kiện đầu tư và nghiên cứu ra những sản phẩm tốt hơn (có điều kiện thôi còn làm được hay ko là chuyện khác). Ngoài ra nhiều khi cụ tưởng là họ tự sản xuất nhưng có thể là vì nhập sẽ tốn hơn vì vật liệu để họ tự sản xuất là các byproduct hay vật liệu thừa từ các sản phẩm khác v..v...
Cảm ơn cụ.
Cháu nắm rõ nên ko có chuyện tưởng đâu cụ.
Vấn đề thi cháu nêu ngay post đầu rồi. Cũng là chủ đề ACE thảo luận rõ ràng bao năm rồi.
Chỉ là hôm nay đọc lại thớt này khiến nhà cháu băn khoăn về tư duy của mình với một số trường hợp cụ đấy thôi.
Cảm ơn cụ đã dành thời gian.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,422
Động cơ
622,967 Mã lực
Nhiều cụ so sánh Việt Nam với các cường quốc kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, như vậy hơi có sự khập khễnh về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển và nhiều yếu tố khác. Có cụ lại so sánh với Thái Lan và đánh giá thấp về tiềm năng phát triển của Việt Nam. Thực ra, bỏ qua các yếu tố về sự khác biệt giữa một quốc gia từng là thuộc địa, trải qua nhiều cuộc chiến kéo dài, có giai đoạn bị cấm vận thì việc so sánh hai quốc gia cùng khu vực sẽ hợp lý hơn. Giữa hai nước, phải khẳng định là, Việt Nam có nhiều điểm kém Thái Lan do thua thiệt về thời gian và điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể cũng như đi sâu vào các lĩnh vực, qua các con số thống kê cụ thể, có thể thấy khá nhiều lĩnh vực đã đuổi kịp hoặc vượt xa Thái Lan. Một số ví dụ như sau:
1. Về sản xuất thép, một chỉ số để đo tiềm lực về công nghiệp nặng, từ chỗ không có tên tuổi gì, hiện nay Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia có sản lượng thép cao nhất thế giới. Năm 2023, sản lượng thép của Việt Nam là 19,5 triệu tấn, còn Thái Lan là 6,1 triệu tấn, cao hơn nhiều so với Thái Lan.
2. Về công nghiệp đóng tàu, năm 2023 Việt Nam đứng thứ bảy thế giới, chiếm 0,61% sản lượng toàn cầu, đạt 2,6 triệu DWT. Tất nhiên thua xa 3 nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng cao hơn nhiều nước. Về ngành này, Thái Lan có quy mô nhỏ, chỉ đóng tàu cá và tàu thương mại cỡ nhỏ, không có tên tuổi gì trong danh sách các nước đóng tàu lớn của thế giới.
3. Ngành công nghiệp xi măng, Việt Nam hiện nay đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023 Việt Nam sản xuất 92,9 triệu tấn, trong khi đó Thái Lan sản xuất 46,7 triệu tấn. Cách đây 15 năm về trước thì Việt Nam vẫn còn thua xa Thái Lan về ngành này.
4. Về công nghiệp điện tử và thiết bị điện gia dụng, từ chỗ không có tên tuổi gì, Việt Nam hiện nay đứng thứ 8 thế giới, chiếm 5% sản lượng toàn cầu. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 11, chiếm 3% sản lượng toàn cầu.
5. Về ngành may mặc, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Thái Lan cũng nằm trong Top 20 về ngành này, nhưng chỉ đứng ở vị trí 15 thế giới.
6. Về ngành giày dép, Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023, sản lượng giày dép Việt Nam là 1.360 triệu đôi. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 9 với sản lượng 245 triệu đôi.
7. Về sản xuất cà phê, Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin. Sản lượng của Việt Nam là 30,5 triệu tấn (chiếm 17% sản lượng toàn cầu). Thái Lan đứng thứ 20 thế giới, nhưng sản lượng thấp hơn nhiều, chỉ đạt 0,6 triệu tấn.
8. Về sản lượng điện, năm 2022 Việt Nam sản xuất được 265,6 tỷ kWh, trong khi đó Thái Lan sản xuất 215,8 tỷ kWh, thấp hơn so với Việt Nam và phải nhập khẩu nhiều điện từ Lào.
Còn rất nhiều số liệu so sánh giữa hai nước mà liệt kê ra sẽ khá dài.
Các lĩnh vực ngành nghề mà Thái Lan hơn Việt Nam là: sản xuất ổ cứng máy tính (thuộc top đầu thế giới), lắp ráp ô tô (1,4 triệu chiếc, đứng đầu Đông Nam Á và trong top 10 thế giới, hoá dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, du lịch dịch vụ...
Nếu nhìn lại thời điểm các mốc thời gian cách đây 20-30 năm thì chênh lệch rất nhiều nếu so sánh với Thái Lan. Như vậy có thể thấy tốc độ phát triển của Việt Nam, dù còn nhiều bất cập và nhiều điều cần thay đổi, cố gắng hơn...
Thái Lan vẫn còn hơn mình ở việc SX ra hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao.
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
224
Động cơ
2,060 Mã lực
Tuổi
29
Nhiều cụ so sánh Việt Nam với các cường quốc kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, như vậy hơi có sự khập khễnh về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển và nhiều yếu tố khác. Có cụ lại so sánh với Thái Lan và đánh giá thấp về tiềm năng phát triển của Việt Nam. Thực ra, bỏ qua các yếu tố về sự khác biệt giữa một quốc gia từng là thuộc địa, trải qua nhiều cuộc chiến kéo dài, có giai đoạn bị cấm vận thì việc so sánh hai quốc gia cùng khu vực sẽ hợp lý hơn. Giữa hai nước, phải khẳng định là, Việt Nam có nhiều điểm kém Thái Lan do thua thiệt về thời gian và điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể cũng như đi sâu vào các lĩnh vực, qua các con số thống kê cụ thể, có thể thấy khá nhiều lĩnh vực đã đuổi kịp hoặc vượt xa Thái Lan. Một số ví dụ như sau:
1. Về sản xuất thép, một chỉ số để đo tiềm lực về công nghiệp nặng, từ chỗ không có tên tuổi gì, hiện nay Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia có sản lượng thép cao nhất thế giới. Năm 2023, sản lượng thép của Việt Nam là 19,5 triệu tấn, còn Thái Lan là 6,1 triệu tấn, cao hơn nhiều so với Thái Lan.
2. Về công nghiệp đóng tàu, năm 2023 Việt Nam đứng thứ bảy thế giới, chiếm 0,61% sản lượng toàn cầu, đạt 2,6 triệu DWT. Tất nhiên thua xa 3 nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng cao hơn nhiều nước. Về ngành này, Thái Lan có quy mô nhỏ, chỉ đóng tàu cá và tàu thương mại cỡ nhỏ, không có tên tuổi gì trong danh sách các nước đóng tàu lớn của thế giới.
3. Ngành công nghiệp xi măng, Việt Nam hiện nay đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023 Việt Nam sản xuất 92,9 triệu tấn, trong khi đó Thái Lan sản xuất 46,7 triệu tấn. Cách đây 15 năm về trước thì Việt Nam vẫn còn thua xa Thái Lan về ngành này.
4. Về công nghiệp điện tử và thiết bị điện gia dụng, từ chỗ không có tên tuổi gì, Việt Nam hiện nay đứng thứ 8 thế giới, chiếm 5% sản lượng toàn cầu. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 11, chiếm 3% sản lượng toàn cầu.
5. Về ngành may mặc, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Thái Lan cũng nằm trong Top 20 về ngành này, nhưng chỉ đứng ở vị trí 15 thế giới.
6. Về ngành giày dép, Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2023, sản lượng giày dép Việt Nam là 1.360 triệu đôi. Trong khi đó Thái Lan đứng thứ 9 với sản lượng 245 triệu đôi.
7. Về sản xuất cà phê, Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Braxin. Sản lượng của Việt Nam là 30,5 triệu tấn (chiếm 17% sản lượng toàn cầu). Thái Lan đứng thứ 20 thế giới, nhưng sản lượng thấp hơn nhiều, chỉ đạt 0,6 triệu tấn.
8. Về sản lượng điện, năm 2022 Việt Nam sản xuất được 265,6 tỷ kWh, trong khi đó Thái Lan sản xuất 215,8 tỷ kWh, thấp hơn so với Việt Nam và phải nhập khẩu nhiều điện từ Lào.
Còn rất nhiều số liệu so sánh giữa hai nước mà liệt kê ra sẽ khá dài.
Các lĩnh vực ngành nghề mà Thái Lan hơn Việt Nam là: sản xuất ổ cứng máy tính (thuộc top đầu thế giới), lắp ráp ô tô (1,4 triệu chiếc, đứng đầu Đông Nam Á và trong top 10 thế giới, hoá dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, du lịch dịch vụ...
Nếu nhìn lại thời điểm các mốc thời gian cách đây 20-30 năm thì chênh lệch rất nhiều nếu so sánh với Thái Lan. Như vậy có thể thấy tốc độ phát triển của Việt Nam, dù còn nhiều bất cập và nhiều điều cần thay đổi, cố gắng hơn...
Chả ai đánh giá thấp khả năng phát triển của vn
Mà là, còn thua Thái Lan, thua Malaysia, thua Indonesia, cố gắng mà phấn đấu, cúi đầu mà học hỏi chứ đừng giọng điệu mới lên đời con Vios mà chê thằng Camry cả chục năm rồi, nghe nó nực cười lắm
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
224
Động cơ
2,060 Mã lực
Tuổi
29
Lạc quan quá mức cần để đạt le vồ "tự sướng" quá đà ạ ^^

Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài, sao không thử tự kiểm điểm xem nội lực còn thiếu gì!?

- Cơ hội chỉ là điều kiện cần, nội lực mới là điều kiện đủ để vươn lên.

- So sánh với các quốc gia khác không phải để bi quan, mà để học hỏi.

- Nếu cứ chờ thời cơ "địa chính trị" mà ko cải cách nội tại, thì khi cơ hội đến liệu có đủ sức để đón lấy ko?

Đặt gạch, tối mà thoát kiếp siêu nhân nội trợ thì vào chém tiếp ạ ^^
Chính xác cụ ạ
Đầu tiên là phải hiểu mình, biết mình đang dở chỗ nào, nghẽn ở đâu để mà tháo gỡ
Mới thoát nghèo được chục năm mà cứ như canh giữ hòa bình thế giới thì...nực cười cụ nhỉ
 

hoangnmhp

Xe đạp
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
15
Động cơ
440 Mã lực
Tuổi
52
Chả ai đánh giá thấp khả năng phát triển của vn
Mà là, còn thua Thái Lan, thua Malaysia, thua Indonesia, cố gắng mà phấn đấu, cúi đầu mà học hỏi chứ đừng giọng điệu mới lên đời con Vios mà chê thằng Camry cả chục năm rồi, nghe nó nực cười lắm
Cụ có vẻ thích dùng quả "mới lên đời con Vios mà chê thằng Camry cả chục năm" nhỉ. Chia sẻ của tôi vẫn luôn là phải biết tìm tòi, học hỏi, vận dụng để vươn lên, thay vì tự ti trước họ. Khi làm bất cứ việc gì, nếu biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, cũng như các cơ hội và thách thức thì mới có thể thành công. Trước khi làm một việc mà trong đầu đã nghĩ là mình yếu kém thì sẽ luôn thất bại. Hiểu được điểm yếu của mình để tìm biện pháp khắc phục và vươn lên, chứ không phải cúi đầu cam chịu. Trong nhiều năm qua, rất nhiều người Việt đã không cúi đầu, luôn học hỏi để giúp bản thân họ và đất nước này tiến triển trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Có thể nêu một số ví dụ cho điều này. Về ngành sản xuất thép, Hòa Phát hồi 1994 chỉ là một doanh nghiệp buôn bán vật tư kim khí. Hồi đó vợ chồng Mr. Long vẫn thường lặn lội xuống Hải Phòng để nhập thép ống tại Vinapipe, một liên doanh với tập đoàn Posco của Hàn Quốc và Pusan Steel Pipe Corporation. Trong thời gian chờ lấy hàng, họ dành thời gian tìm hiểu dây chuyền, thiết bị, công nghệ sản xuất ở các công đoạn, ghi chép tỷ mỉ vào cuốn sổ tay. Đó chính là giai đoạn họ học hỏi kinh nghiệm để sau này hình thành nên công ty thép ống, cạnh tranh và lấn dần thị phần của Vinapipe. Dần dần, cũng qua con đường học hỏi từ công nghệ sản xuất, mô hình tổ chức, kênh bán hàng, nguồn nguyên liệu, phong cách quản trị điều hành của nhiều tập đoàn nước ngoài để mở rộng sang các lĩnh vực khác, hình thành tập đoàn và đưa Hòa Phát trở thành một trong 2 doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đạt vị trí 12 trên thế giới về sản xuất thép, trong đó Hòa Phát và Formosa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngành xây dựng cầu đường, thời cuối thập niên 1990, công nghệ cọc khoan nhồi và cáp dây văng phải sử dụng nhà thầu Nhật Bản và Úc cử kỹ sư và công nhân kỹ thuật của họ sang làm trực tiếp, ví dụ cầu Bính Hải Phòng, cầu Cần Thơ hay cầu Mỹ Thuận. Trải qua nhiều năm học hỏi khi đánh thuê cho nước ngoài, các kỹ sư Việt về đầu quân cho các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam để hiện tại Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về công nghệ này khi xây dựng cầu đường. Ngành cung ứng nhựa đường cho hạ tầng giao thông, từ chỗ thị phần thời đầu những năm 2000 nằm trong tay 2 ông lớn là Shell và Caltex, nhưng đến nay, với sự cố gắng học hỏi, cải tiến, Petrolimex và 3 doanh nghiệp Việt Nam khác đã chiếm lĩnh thị trường, đẩy Shell và Caltex phải rút khỏi lĩnh vực cung ứng nhựa đường tại Việt Nam. Rất nhiều ví dụ minh họa trong nhiều ngành nghề mà không thể liệt kê hết. Hẹn cụ đợt nào có thời gian, sẽ chia sẻ tiếp các số liệu so sánh với Malaysia, hoặc số liệu so sánh tổng hợp mọi ngành nghề giữa các quốc gia Đông Nam Á. Con số GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì còn phụ thuộc tỷ giá khi quy đổi và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, GDP của Phi hiện vẫn cao hơn Việt Nam chút xíu, nhưng nếu so sánh sản lượng từng ngành nghề từ công, nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì con số của Phi kém xa Việt Nam... Chốt lại biết nhận diện điểm yếu của mình, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ rồi đề ra biện pháp cải tiến mới là điều cần thiết, chứ không phải cúi đầu chịu nhục...
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,108
Động cơ
9,157 Mã lực
Đọc bài của các cụ khiến nhà cháu phải suy nghĩ rất nhiều về 1 số rất ít trường hợp chủ DN Việt cháu biết.

Từ nhiều năm trước đã sống chết phải tự chủ hầu hết linh kiện sản xuất trong khi có thể đặt hàng khá dễ, thậm chí, chi phí sản xuất còn cao hơn đặt mua.

Nhà máy biến thành nhiều công xưởng gia công rất nhiều loại hình đúng nghĩa.
Và bị phản đối rất nhiều và nghi ngờ về chiến lược, hiệu quả kinh tế.
Bị đánh giá tiêu cực cho rằng quá ôm đồm về R&D và chi phí quản trị.

Liệu mấy t/h này có đúng? Họ nhìn trước vấn đề, hay tầm nhìn rất cao? Hay dễ hiểu là tham vọng lớn?

1 chút suy nghĩ khi đọc bài và chợt nhớ lại.
Cái này là do không thể tin ai outsourced, tự làm tự kiểm soát. Trong thế giới niềm tin là thứ xa xỉ. Thể chế bảo vệ tài sản và hợp đồng yếu.
 

Lambatda

Xe điện
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
4,094
Động cơ
412,529 Mã lực
Le ve dựng "hàng rào", Tàu nó ho phát cấm biên 2 tháng thì lại chả lạy lục nó vội.
Hàng Tàu xuất đi khắp TG, ko có VN cũng chả xi nhê.
Ngược lại Tàu nó mà đóng biên phát thì Nông thủy sản VN ăn đấm vỡ mồm trực tiếp luôn. Sống vào mắt!
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
2,516
Động cơ
43,242 Mã lực
Cụ có vẻ thích dùng quả "mới lên đời con Vios mà chê thằng Camry cả chục năm" nhỉ. Chia sẻ của tôi vẫn luôn là phải biết tìm tòi, học hỏi, vận dụng để vươn lên, thay vì tự ti trước họ. Khi làm bất cứ việc gì, nếu biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, cũng như các cơ hội và thách thức thì mới có thể thành công. Trước khi làm một việc mà trong đầu đã nghĩ là mình yếu kém thì sẽ luôn thất bại. Hiểu được điểm yếu của mình để tìm biện pháp khắc phục và vươn lên, chứ không phải cúi đầu cam chịu. Trong nhiều năm qua, rất nhiều người Việt đã không cúi đầu, luôn học hỏi để giúp bản thân họ và đất nước này tiến triển trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Có thể nêu một số ví dụ cho điều này. Về ngành sản xuất thép, Hòa Phát hồi 1994 chỉ là một doanh nghiệp buôn bán vật tư kim khí. Hồi đó vợ chồng Mr. Long vẫn thường lặn lội xuống Hải Phòng để nhập thép ống tại Vinapipe, một liên doanh với tập đoàn Posco của Hàn Quốc và Pusan Steel Pipe Corporation. Trong thời gian chờ lấy hàng, họ dành thời gian tìm hiểu dây chuyền, thiết bị, công nghệ sản xuất ở các công đoạn, ghi chép tỷ mỉ vào cuốn sổ tay. Đó chính là giai đoạn họ học hỏi kinh nghiệm để sau này hình thành nên công ty thép ống, cạnh tranh và lấn dần thị phần của Vinapipe. Dần dần, cũng qua con đường học hỏi từ công nghệ sản xuất, mô hình tổ chức, kênh bán hàng, nguồn nguyên liệu, phong cách quản trị điều hành của nhiều tập đoàn nước ngoài để mở rộng sang các lĩnh vực khác, hình thành tập đoàn và đưa Hòa Phát trở thành một trong 2 doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đạt vị trí 12 trên thế giới về sản xuất thép, trong đó Hòa Phát và Formosa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngành xây dựng cầu đường, thời cuối thập niên 1990, công nghệ cọc khoan nhồi và cáp dây văng phải sử dụng nhà thầu Nhật Bản và Úc cử kỹ sư và công nhân kỹ thuật của họ sang làm trực tiếp, ví dụ cầu Bính Hải Phòng, cầu Cần Thơ hay cầu Mỹ Thuận. Trải qua nhiều năm học hỏi khi đánh thuê cho nước ngoài, các kỹ sư Việt về đầu quân cho các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam để hiện tại Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về công nghệ này khi xây dựng cầu đường. Ngành cung ứng nhựa đường cho hạ tầng giao thông, từ chỗ thị phần thời đầu những năm 2000 nằm trong tay 2 ông lớn là Shell và Caltex, nhưng đến nay, với sự cố gắng học hỏi, cải tiến, Petrolimex và 3 doanh nghiệp Việt Nam khác đã chiếm lĩnh thị trường, đẩy Shell và Caltex phải rút khỏi lĩnh vực cung ứng nhựa đường tại Việt Nam. Rất nhiều ví dụ minh họa trong nhiều ngành nghề mà không thể liệt kê hết. Hẹn cụ đợt nào có thời gian, sẽ chia sẻ tiếp các số liệu so sánh với Malaysia, hoặc số liệu so sánh tổng hợp mọi ngành nghề giữa các quốc gia Đông Nam Á. Con số GDP chưa hoàn toàn thể hiện được quy mô kinh tế của một quốc gia, vì còn phụ thuộc tỷ giá khi quy đổi và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, GDP của Phi hiện vẫn cao hơn Việt Nam chút xíu, nhưng nếu so sánh sản lượng từng ngành nghề từ công, nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì con số của Phi kém xa Việt Nam... Chốt lại biết nhận diện điểm yếu của mình, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ rồi đề ra biện pháp cải tiến mới là điều cần thiết, chứ không phải cúi đầu chịu nhục...
Cụ chấp gì mấy giọng trẻ trâu!
Ko chỉ HP, ngành hàng tiêu dùng chúng ta có Massan và Vinamilk cũng khá tên tuổi và chiếm lĩnh tt trong nước. Ở ngành công nghệ có Viettel và Fpt cũng là các dn có doanh thu, lơi nhuận và vốn hóa hàng chục tỉ usd. Ngân hàng qui mô tổng tài sản, vốn hóa cũng ko kém cạnh các bank khu vực. Cũng mong VIN và Vova thành công với Vinfast, dù hiện vẫn là dự án khá mạo hiểm.

Hiện chúng ta mới có gdp/ người ở ngưỡng qua trung bình thấp. Một khi đủ ăn đủ mặc, người dân và dn sẽ có vốn đầu tư tốt hơn. Nhà nước đưa đc nợ công về mức an toàn thì nên tính toán hợp lý và khởi công các công trình tầm vóc hơn, vừa đủ đón đầu nhu cầu tăng trưởng và cũng góp phần thúc đẩy manhh tăng gdp hơn nữa. Hiện e thấy đã nói nhiêgu đến dự án 70 tỉ usd đường sắt cao tốc và điện hạt nhân rồi, cần quyết liệt hơn là ok.
 
Chỉnh sửa cuối:

ALEX_ABCXYZ

Xe hơi
Biển số
OF-843772
Ngày cấp bằng
20/11/23
Số km
129
Động cơ
1,086 Mã lực
Tuổi
32
giọng điệu mới lên đời con Vios mà chê thằng Camry cả chục năm rồi, nghe nó nực cười lắm
Cái này cụ nói đúng Bọn bê hường còn nghĩ là sắp lên đời con porsche tới nơi luôn rồi đấy.
Nhìn điểm yếu của mình để khắc phục tiến lên thì chụp mũ không yêu nước tự nhục, lúc nào cũng chỉ nhìn thành tựu ( thành tựu nhiều khi chả phải của mình cũng vơ vào đánh đổng) ca ngợi ngạo nghễ thì khi nào bức phá lên được.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,541
Động cơ
567,288 Mã lực
Lại nói đến hàn xẻng
Sự khác biệt duy nhất giữa hàn xẻng và bắc sâm là gì, ai cũng biết
Nhờ kết cấu xã hội mà chỉ số cảm nhận tham nhũng của hàn xẻng tốt nhất châu á. Tổng thống, nghị sĩ bị truy tố liên tục, nguồn lực quốc gia không bị lãng phí vào tham nhũng và phù phiếm, người dân tin tưởng vào nhà nước. Hồi khủng hoảng kinh tế 1998-2000 dân Hàn quyên tặng hàng trăm tấn vàng giúp chính phủ trả nợ
2 cụ gì vừa đoạt giải Nobel cũng đã đúc rút ra 2 từ “thể chế” cụ nhỉ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,579
Động cơ
250,865 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em thấy. Nhà càng giàu dùng càng nhiều điện. Vì có nhiều thiết bị. Quy mô 1 quốc gia cũng vậy.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,541
Động cơ
567,288 Mã lực
Chuẩn, kiếm được bao nhiêu tiền là lại đổ vào BĐS thay vì tái đầu tư, hậu quả, cả nước đi đánh bạc. Các địa phương thì say mê, đắm đuối với thu tiền từ đất, đổi đất lấy hạ tầng, . . . mà chả lo đầu tư, hỗ trơ công nghiệp, R&D, gì cả sất
Cứ bơm thổi giá bđs làm cho cả nước như lên đồng mỗi đợt sóng lên. Nhà nhà đổ xô đi buôn bđs. Nhiều công ty vốn đang tốt nhưng ông chủ vì nhòm sang bđs lại thấy ham nên chỉnh dòng vốn sang đấy định kiếm chút. Nhưng kiếm đâu chưa thấy lại dính vào nợ xấu do mắc cạn rồi lại nguyễn văn tèo. Đây là cái hậu quả lớn nhất.
Hậu quả thứ 2 của việc thao túng giá bđs là làm cho lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho các công ty chuyên sản xuất làm còng lưng để trả lãi nên mãi không lớn được.
Nhiều nguyên nhân nữa cộng vào làm cho nền sx nước ta cứ lẹt đà lẹt đẹt, không đuổi kịp mấy anh Đông Bắc Á :(
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,422
Động cơ
622,967 Mã lực
Ví dụ là hàng nào vậy cụ, em chưa biết nên hỏi ạ.
Chính là mấy thứ Thái hơn mình tại bài viết của cụ bên trên đó:
sản xuất ổ cứng máy tính (thuộc top đầu thế giới), lắp ráp ô tô (1,4 triệu chiếc, đứng đầu Đông Nam Á và trong top 10 thế giới, hoá dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, du lịch dịch vụ...
Toàn những ngành tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn thép, xi măng, điện.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,799
Động cơ
482,913 Mã lực
Nơi ở
rừng
Cụ chấp gì mấy giọng trẻ trâu!
Ko chỉ HP, ngành hàng tiêu dùng chúng ta có Massan và Vinamilk cũng khá tên tuổi và chiếm lĩnh tt trong nước. Ở ngành công nghệ có Viettel và Fpt cũng là các dn có doanh thu, lơi nhuận và vốn hóa hàng chục tỉ usd. Ngân hàng qui mô tổng tài sản, vốn hóa cũng ko kém cạnh các bank khu vực. Cũng mong VIN và Vova thành công với Vinfast, dù hiện vẫn là dự án khá mạo hiểm.

Hiện chúng ta mới có gdp/ người ở ngưỡng qua trung bình thấp. Một khi đủ ăn đủ mặc, người dân và dn sẽ có vốn đầu tư tốt hơn. Nhà nước đưa đc nợ công về mức an toàn thì nên tính toán hợp lý và khởi công các công trình tầm vóc hơn, vừa đủ đón đầu nhu cầu tăng trưởng và cũng góp phần thúc đẩy manhh tăng gdp hơn nữa. Hiện e thấy đã nói nhiêgu đến dự án 70 tỉ usd đường sắt cao tốc và điện hạt nhân rồi, cần quyết liệt hơn là ok.
Mấy ông như cụ kể không xi nhê gì đâu, chả có thằng tây, thằng tàu nào biết nó là gì cả. Tầm đấy chưa bén chân Thái được, phải biết mình là ai đã. Chê Thái khi chưa đến vị trí đấy thì khác giề xe ôm chê chủ tịch tỉnh. Cửa đi lên đang hẹp dần, nội lực còn yếu lắm cụ ạ ! Thái nó biến động như vậy nhưng vẫn tăng trưởng tốt cho thấy nó cũng có nội lực tốt hơn hẳn mình. 100 triệu dân cày vẫn chưa ăn được 60 triệu gái múa cột thì không nên chê nó vội !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top