Vậy mà nó lại đúng mới chết.Hàng tiêu thụ ở VN lại nộp thuế VAT cho TQ, nghe nó cứ sai sai?
Vậy mà nó lại đúng mới chết.Hàng tiêu thụ ở VN lại nộp thuế VAT cho TQ, nghe nó cứ sai sai?
VAT của nước nào thì nước đó thu thôi, VN không thu là do chính sách VN chứ do gì TQ?? TQ mà bỏ thu VAT nữa thì giá về còn rẻ hơn. Cơ bản mấy xưởng bên TQ nó cũng suy nghĩ vậy, nó bán 1 món hàng nó kiếm được x đồng lợi nhuận là đủ mục tiêu của nó, ông VN mua về múa máy gì nó mặc kệ. Bởi vậy mấy ông đánh hành tàu qua hỏi xưởng bên TQ nói mày làm cho tao món hàng như này( hình thức công năng) nhưng giá rẻ bằng 1/2 được không?? Lão bản nó đi tính toán 1 hồi nó sẽ trả lời là giá như thế thì chỉ có chất lượng như thế này nhé( rõ ràng sòng phẳng, minh bạch). Mày ok thì tao làm.Vậy mà nó lại đúng mới chết.
NN bảo hộ thì chưa bàn nhưng đừng để người ta vào thế kẹt, tiến không được lùi không xong nó mới nản.Cơ bản có đi tìm hiểu thì thấy, các quy định về sản xuất của VN còn dễ dãi hơn nhiều so với bên TQ. Doanh nghiệp TQ sản xuất ra hàng giá rẻ bởi chuỗi cung ứng đầu vào nó quá tốt, hạ tầng quá ngon, liên kết doanh nghiệp bài bản, tính tỷ suất lợi nhuận vừa đủ( ăn mỏng nhưng số lượng lớn), thị trường đủ to để chỉ cần 1 vài năm bán ở nội địa là thu đủ khấu hao dây chuyền sản xuất rồi.
Doanh nghiệp sản xuất thì có gì?
Máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất nhập 90% từ TQ, vậy nhập ở trong nước hay nước khác được không? Được nhưng giá ít nhất gấp đôi cho chất lượng tương đương.
Vn chỉ có lao động là giá thành thấp so với TQ nhưng mà năng suất thì thua xa lao động TQ.
Vậy nên tập trung vào sản xuất cái gì mang tính đặc thù, mang tính địa phương ( TQ muốn làm cũng khó) thì mới có cơ cạnh tranh với nó. Còn chăm chăm chờ nhà nước bảo hộ thì thằng tiêu dùng cuối ăn đủ.
À tất nhiên cụ vướng là chuyện của cụ và nó là có phần cá biệt.NN bảo hộ thì chưa bàn nhưng đừng để người ta vào thế kẹt, tiến không được lùi không xong nó mới nản.
ví dụ bên em cần mở thêm quy mô SX thì vướng ngay cái chuẩn PCCC mới tương đương với phải đầu tư nâng cấp cho toàn bộ hệ thống PCCC hoàn toàn mới nên thôi chẳng nâng quy mô làm gì nữa, cứ giữ nguyên cho lành, đất thì đành bỏ phí.
Không cần phải bắt gì cả. Nếu xảy ra cháy gây thiệt hại phải đền. Vậy là sẽ tự lo phòng cháy hay di dời. Chứ như hiện nay thì toàn bán giấy chứ có tác dụng gì đâu.À tất nhiên cụ vướng là chuyện của cụ và nó là có phần cá biệt.
Phải xem trong cái tổng thể thì cái luật đó nó tốt hơn hay xấu hơn?? Nói như cụ thì ra luật môi trường làm mẹ gì?? Để như cũ cho doanh nghiệp dễ thở. Luật là chung và không phải riêng cho 1 doanh nghiệp nào hết. Thằng nào mở rộng làm mới cũng phải tuân thủ thôi, đâu phải mỗi công ty cụ?? Mà ở VN tôi thấy vẫn cho nhà máy, xí nghiệp nằm trong hoặc gần khu dân cư khá nhiều đó, nếu luật PCCC làm nghiêm là phải bắt di dời hết.
Giữa việc người ra luật và thực thi luật không nghiêm là 2 chuyện khác nhau nha.Không cần phải bắt gì cả. Nếu xảy ra cháy gây thiệt hại phải đền. Vậy là sẽ tự lo phòng cháy hay di dời. Chứ như hiện nay thì toàn bán giấy chứ có tác dụng gì đâu.
Còn cứ bắt phải theo nhiều luật thế thì thôi đừng đòi cạnh tranh gì nữa, nghỉ cho khoẻ, đi buôn đất cho lành.
Nhưng người ta không nhũng nhiễu .cụ có làm đúng vẫn phải chồng tiền vào,có giá hết rồiGiữa việc người ra luật và thực thi luật không nghiêm là 2 chuyện khác nhau nha.
Không thể có chuyện cháy rồi tôi đền như cụ nói được. Như vậy vô pháp, vô thiên rồi. Nói như cụ thì cứ uống rượu bia lái xe gây tai nạn mặc định đi tù và phạt 100 triệu thì tự động không uống chứ chả cần phải quy định nồng độ cồn??
Nếu VN cụ kêu nhiều luật qua nước ngoài chắc cụ khóc thét luôn chứ đừng nói làm.
A thế là không phải do luật hành. Do ngừoi hành thì chịu thôi! Tóm lại tôi thấy than thì than nhưng mà doanh nghiệp lập mới vẫn cứ lập ầm ầm. Ông nào không thích nghi thì tự đào thải, như cụ kêu nản là cũng 1 dạng đó.Nhưng người ta không nhũng nhiễu .cụ có làm đúng vẫn phải chồng tiền vào,có giá hết rồi
Người ta dựa vào luật để hành nên theo em bỏ luật điA thế là không phải do luật hành. Do ngừoi hành thì chịu thôi! Tóm lại tôi thấy than thì than nhưng mà doanh nghiệp lập mới vẫn cứ lập ầm ầm. Ông nào không thích nghi thì tự đào thải, như cụ kêu nản là cũng 1 dạng đó.
Trở lại với vấn đề hàng tàu. Đứng về phía người tiêu dùng mà nói, hiện cứ đang ngon bổ rẻ đúng nghĩa thì họ mua, họ mua rồi tiếp tục mua thì chắc chắn là chất với lượng hợp lí với giá rồi, người tiêu dùng thực tế họ cũng kệ mẹ bọn sản xuất trong nước có sống hay không! Và hàng tàu tmđt chắc không phải là hàng lậu rồi. Nhà nước cũng vừa đưa ra chỉ thị là phải bỏ ngay tư duy "quản không được thì cấm, thì làm khó"
Bỏ luật nhà nước đi thì sẽ có luật rừng thôi. Tóm lại vẫn là phải thích nghi. Không thích nghi thì bị đào thải. Nó là quy luật rồi.Người ta dựa vào luật để hành nên theo em bỏ luật đi
À hóa ra nó có căn nguyên thế này, kiểu anh em mang hàng xách tay về. Thế thôi giờ đánh thuế cho nó công bằng là được.Vậy mà nó lại đúng mới chết.
Tôi thực sự vẫn nghĩ là, các sản phẩm điện tử nói chung, vẫn lấy về từ cậu Tập đấy, bác ạ.Haizz, Tàu nó là nước phải nuôi 1,4 tỷ miệng ăn nên nó phải làm mọi ngành, mọi nghề, sản xuất mọi thứ mới đủ nuôi dân nó.
Mình ít dân hơn nó 14 lần, không cần phải làm nhiều ngành, sản xuất nhiều thứ, không cần đánh nhau trực diện với Trung Quốc ở các thị trường Mass làm gì. Trung Quốc chỉ mạnh khi sản xuất các sản phẩm lô lớn, đại trà. Còn đi vào sản phẩm ngách vẫn đầy cơ hội.
Em lấy ví dụ đơn giản: các cụ có biết cái hộp đen giám sát hành trình, bắt buộc phải lắp vào tất cả các xe kinh doanh vận tải (biển vàng), vài trăm ngàn chiếc đang chạy và hàng năm phải lắp mới, thay thế vài chục ngàn cái. Hầu như chả có cái hộp đen Trung Quốc nào cả, đại đa số các xe đều lắp thiết bị do các công ty Việt Nam sản xuất.
Tóm lại là làm sản xuất cạnh Trung Quốc thì keyword phải là: sản phẩm ngách, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có tính địa phương cao.
Cái này em nghĩ do nó phải hợp chuẩn của bộ GTVT nên hàng TQ trôi nổi bị loại vì ko đăng kiểm được. 1 số doanh nghiệp có giấy phép đặt AOM bên TQ về dán tem bán thôi.Haizz, Tàu nó là nước phải nuôi 1,4 tỷ miệng ăn nên nó phải làm mọi ngành, mọi nghề, sản xuất mọi thứ mới đủ nuôi dân nó.
Mình ít dân hơn nó 14 lần, không cần phải làm nhiều ngành, sản xuất nhiều thứ, không cần đánh nhau trực diện với Trung Quốc ở các thị trường Mass làm gì. Trung Quốc chỉ mạnh khi sản xuất các sản phẩm lô lớn, đại trà. Còn đi vào sản phẩm ngách vẫn đầy cơ hội.
Em lấy ví dụ đơn giản: các cụ có biết cái hộp đen giám sát hành trình, bắt buộc phải lắp vào tất cả các xe kinh doanh vận tải (biển vàng), vài trăm ngàn chiếc đang chạy và hàng năm phải lắp mới, thay thế vài chục ngàn cái. Hầu như chả có cái hộp đen Trung Quốc nào cả, đại đa số các xe đều lắp thiết bị do các công ty Việt Nam sản xuất.
Tóm lại là làm sản xuất cạnh Trung Quốc thì keyword phải là: sản phẩm ngách, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có tính địa phương cao.
Làm cái này phải hợp chuẩn theo TCVN của bộ GTVT, trong đó có nhiều thứ rất đặc thù, ví dụ truyền dữ liệu hành trình realtime lên Tổng cục đường bộ, có cái cổng để thanh tra giao thông cắm máy in cầm tay vào là in được lịch sử chạy xe, đổi lái v.v...Cái này em nghĩ do nó phải hợp chuẩn của bộ GTVT nên hàng TQ trôi nổi bị loại vì ko đăng kiểm được. 1 số doanh nghiệp có giấy phép đặt AOM bên TQ về dán tem bán thôi.
Cách đây khoảng chục năm, e du lịch bển đó, được dẫn vào cửa hàng đá quý, có 1 con Công làm bằng vàng và đá quý. Sau khi nghe họ giới thiệu một hồi, mọi người trầm trồ về cái giá của con công, nhưng người bán hàng buồn rầu nói, tuy vậy nhưng vẫn không đắt bằng 1m2 đất của V N vì lúc đó giá đất của mình là 1 tỷ/m. Lúc đó em cảm thấy hãnh diện vì bọn nó vẫn tuổi tôm so với mìnhta nên tập trung du lịch là thế mạnh, nhưng với tình trạng đất đắt ntn mặt bằng cũng đắt sẽ khiến du lịch ta trở nên đắt đỏ hơn thái lan
Thứ nhất là xu thế toàn cầu hóa dù cũng có ý kiến nọ kia nhưng nó đã định hình và có nền tảng rồi.Đến các công ty Mỹ còn phải mang sản xuất sang Tàu để làm, các cty Châu Âu phá sản hàng loạt thì còn khuya VN mới đủ năng lực để đua với Tàu. Không dựa vào thế mạnh của mình để cạnh tranh với đối thủ mà dùng sở đoản của mình đối trọng với sở trường của Tàu thì đi cả loạt.
Trừ khi VN mạnh được như Mỹ thì hãy mơ.
Tàu nó chả cần phải mang quân sự bắt ép các nước khác đâu, hàng nó đủ rẻ, đủ chất lượng để đè bẹp các sản phẩm của đối thủ ( cả CHâu ÂU , Mỹ .. ).
PS: Cụ định đầu tư vào đâu để cạnh tranh với Tàu?
Ở thớt này nêu ra vấn đề là hàng VN bị đè bẹp bởi hàng TQ, cụ lại ủng hộ việc tự tay bóp dé mặc kệ đào thải. Xin dẫn lại trích bài viết của 1 cụ: bắt xe tải VN phải lắp 1 thứ khù khoằm không giống ai trong khi xe TQ được lắp cái rẻ bằng 1/2 thì thấy logistic đã thua ngay từ đầu rồi. Chưa kể còn nhiều thứ khác.Bỏ luật nhà nước đi thì sẽ có luật rừng thôi. Tóm lại vẫn là phải thích nghi. Không thích nghi thì bị đào thải. Nó là quy luật rồi.
Làm cái này phải hợp chuẩn theo TCVN của bộ GTVT, trong đó có nhiều thứ rất đặc thù, ví dụ truyền dữ liệu hành trình realtime lên Tổng cục đường bộ, có cái cổng để thanh tra giao thông cắm máy in cầm tay vào là in được lịch sử chạy xe, đổi lái v.v...
Đã thử mang spec sang hỏi các bạn TQ rồi ạ. Do làm cái này chỉ bán được cho đúng thị trường Việt Nam, quy mô thị trường vài trăm ngàn cái với họ là nhỏ, một số bên họ chê, các bên còn lại thì báo giá cao hơn mình tự làm cụ ạ.
Vì thế nhiều đơn vị của Việt Nam làm cái thiết bị giám sát hành trình này. Chỉ nhập linh kiện như tụ, trở, IC, dây điện, cáp nối v.v.... Vỏ tự làm, mạch in thì tự thiết kế rồi có đơn vị đặt ở TQ, có đơn vị tự làm ở VN. Phần mềm, firmware thì tất nhiên tự làm.
Giá 1 thiết bị như thế khoảng 2.5-7 triệu, công lắp đặt khoảng 700-1 triệu. Phí phần mềm hàng năm khoảng 1 triệu.
Nói chung miếng bánh đủ to với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại quá bé với doanh nghiệp Trung Quốc.
Cái cụ nói là viển vông ạ!Chủ nghĩa trọng thương trước sau gì cũng đem lại sự tách rời thị trường tq với các thị trường khác - tạo ra thị trường không tq, trừ phi tq đem sức mạnh quân sự bắt ép các nước khác mởi cửa thị trường (như thế chiến 1, 2). Việt Nam hãy hãy tự phá triển năng lực sản xuất và thị trường nội địa, sẽ có một thị trường không tq để tham gia và có một thị trường nội địa lành mạnh - một chủ nghĩa kinh tế khác tốt đẹp hơn cho sự phát triển của Việt Nam.