Em thấy Cuba cũng không khác Bắc Triều Tiên là mấy, mặc dù Cuba không có vũ khí hạt nhân để đem ra mặc cả với giới Tư bản tài phiệt. Thông thường các quốc gia sau chu kỳ 30 năm thì đều có những thay đổi và phát triển. Bởi ít ra trong thời gian đó mỗi đất nước đã có được ít nhất 5 tới 6 thế hệ lãnh đạo (em tính kể cả những người lãnh đạo tại vị liên tục mấy nhiệm kỳ), thì sau mỗi thế hệ như vậy, thường là đất nước đều có sự thay đổi và phát triển hơn.
Biết rằng Cuba hay Bắc Triều Tiên bị Mỹ và Phương Tây cấm vận nên làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Nhưng suy cho cùng, trải qua bao nhiêu năm, bao nhiêu đời Tổng thống Mỹ cũng như các thế hệ lãnh đạo phương Tây, mà Cuba vẫn không tìm cho mình cách để cởi bỏ cấm vận, thì trách cứ đầu tiên phải là từ chính họ.
Nhiều cụ cho rằng người dân Cuba luôn hạnh phúc với những gì họ đang có và với những gì mà chính phủ Cuba đang bao cấp cho họ. Nhưng đó là cách nghĩ chủ quan của chúng ta, của những người không sống trong xã hội của họ. Cũng chẳng khác nào so sánh Bắc Triều với Nam Triều, rằng ở đâu thì hạnh phúc hơn. Có người cho rằng sống ở Bắc Triều Tiên, có được chủ quyền độc lập, thì chắc chắn là hơn dân Nam Hàn. Nam Hàn dù giàu có, nhưng phải bợ đít Mỹ thì mới có được cuộc sống xung túc, như vậy là nhục nhã, không đáng. Nhưng ngược lại, người dân Hàn lại là những người dân có được sự tôn trọng của nhiều nước trên thế giới nhất. Bằng chứng là người dân Hàn có thể đi tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, mà không hề có sự vướng mắc nào.
Nhưng nếu đánh giá kỹ trên mọi yếu tố của cuộc sống, thì sẽ thấy người dân Cuba và Bắc Triều Tiên bị thiệt thòi khá nhiều so với những người dân của đa số các nước. Người dân các nước được tự do đi lại, thăm quan và sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Người dân các nước có được mức sống cao hơn mức sống kiểu bao cấp như Cuba và Bắc Triều Tiên. Chế độ ý tế miễn phí, giáo dục miễn phí thì nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng mà không cần bao cấp, nên điều này cũng không thể coi là thành quả của chính quyền hai nước này.
Cứ nhìn cách Nhật Bản và Hàn Quốc vươn lên trong thời gian 30 năm, hay Trung Quốc và Việt Nam thay đổi cũng trong 30 năm gần đây, thì ai cũng thấy Cuba và Bắc Triều Tiên đã gần như không làm gì để thay đổi cuộc sống của người dân (tất nhiên em không nói tới người dân sống ở Thủ đô, hay những thành phố lớn ở hai quốc gia này, vì nó chỉ đại diện cho một bộ phận nhỏ và những thành phần đặc biệt của đất nước họ). Sau 30 năm, nhiều quốc gia phát triển nhờ những chính sách đúng đắn của tầng lớp lãnh đạo, nhưng đáng tiếc là cả Cuba lẫn Bắc Triều Tiên đều không làm được điều này.