- Biển số
- OF-14218
- Ngày cấp bằng
- 23/3/08
- Số km
- 8,037
- Động cơ
- 8,844 Mã lực
Vâng, em nghĩ nếu không định làm nghề liên quan đến science engineering thì học như bé nhà cụ là quá đủ rồi, con nhà em định học science engineering nên tính kiểu khác.
Em nghĩ làm toán khó không phải để đi thi hsg, mấy kỳ thi đấy cũng chỉ là 1 trò chơi thôi. Mà mình làm quen với cái mà công việc sau này sẽ yêu cầu một chút, tập thói quen suy nghĩ. Trình độ đến đâu học đến đấy thôi, còn bắt đầu đã đặt mục tiêu cố định sẽ căng thẳng không cần thiết.
Vâng các cụ. Giải Toán là một kiểu luyện tập trí não. Nhưng có vẻ ta tập hơi nặng. So cùng lứa tuổi thì hs của ta phải học toán nặng hơn tây. Thực ra ngoài Toán, còn có thể tập bằng các môn khác nhưng Toán dễ tổ chức cho người dạy và học nhất nên nó phổ biến ở ta. Mở sách Lý, Hoá ra, ta thấy rặt là toán, trong khi các kHọc Toán, Văn, Anh hay gì ngoài kiến thức nó còn làm "to não" mà mợ. Như kiểu chơi thể thao cái thu được ngoài kỹ năng thể thao còn làm mình nhanh nhẹn và tăng thể chất. Học lấy điểm hay lấy giải em nghĩ một phần thôi.
Chính ra năm ngoái căng chứ năm nay quen rồi vì hầu như không khác gì.Mợ đang hiểu nhầm ạ, Hà Nội 55% vào công lập, còn lại có nhiều option, trường quốc tế, trường tư thục chất lượng cao, tư thục 2 - 3 tier, bán công, dân lập. Học phí các trường cũng khác nhau nhiều, thậm chí 600- 1000k/ tháng cũng đủ học phí cho học dân lập rồi chứ ko đến nỗi bố mẹ bán nhà bán cửa hay không thể cho con đi học dân lập hay bán công đâu. Chủ yếu chỉ là có quan tâm đến việc học của con hay không thôi.
Thực tế là cũng trên 20% học sinh chắc chắn sẽ chủ động lựa chọn không học trường công, vì các cháu chắc chắn sẽ tiếp tục học tiếp lên tại BVIS, học Olympia, học Archimes, học Ngôi Sao, học Vin, học Alpha, học Nguyễn Siêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Pascal, Đoàn Thị Điểm, học các trường năng khiếu tỉnh và quốc gia, các trường Nhạc, v.v. nhiều lắm, chưa kể các trường tư thục h còn mấy cơ sở (Ngôi Sao đã có cơ sở 5 và chắc 5 năm nữa lên cơ sở 8 rồi), abc,.. thậm chí từ hệ mầm non, vì vậy nếu đổi thành 80% như mợ nói, thì đơn giản là trường công sẽ chắc chắn thừa chỗ thôi. Mỗi bên có tệp khách hàng khác nhau, và năm nào h này chẳng kêu, xong xong xuôi tháng 8 -9 lại như chưa từng có cuộc chia ly. Rồi thì trường nào, kể cả Thăng Long, Lê Quý Đôn năm nào cũng phải gọi bổ sung chỉ tiêu (có năm Thăng Long còn lấy điểm chuẩn có 32-33 điểm/6 môn vì ế). Tóm lại là, tổng số chỗ học của tất cả các loại trường và số lượng học sinh (số lượng cung - cầu) đến h giờ vẫn tương đối cân bằng, chưa tính đến số lượng bỏ học chủ động nữa.
Trường nghề nơi nào em ko biết, chứ Hà Nội nhiều năm nay hệ đào tạo cho học snh cấp 3 chưa có bao giờ đạt được 30% chỉ tiêu tuyển sinh đâu mợ ạ. 1 lớp có 10 học sinh, 1 trưởng tuyển sinh được 1 lớp đã là vui lắm rồi.
Chứ ko phải chỉ có 55% học sinh tốt nghiệp lớp 9 của HN sẽ được học cấp 3, và số còn lại sẽ phải đi học nghề hay con em chúng em thất học phổ thông hết cả. Nó cũng hệt như ở Mỹ,trường công chắc chắn ko đủ 100% chỗ cho 100% học sinh, em tra thì khoảng 25% học sinh Mỹ học trường tư mà, và tỉ lệ hình như còn cao hơn ở trung học phổ thông.
Em nghĩ mợ đang hiểu nhầm chỗ này.
Năm ngoái gần 129000, tăng 19000 so với 2021
Năm nay, 129460 em, tăng 1000 em