Vâng, vậy em xin trả lời. Em cũng là người chơi đàn (100% amater), cũng không phải thợ đàn, càng không phải là người kinh doanh đàn. Nhưng em biết là chọn một cây đàn ngon bổ rẻ như cụ nói có nghĩa là một cây đàn cũ. Cây đàn đó có thể là bất kỳ thương hiệu nào: Tokai, Apollo, Steinmayer... Nó ngon bổ rẻ hay không nằm ở chất lượng tự thân của nó khi nằm ở cửa hàng như một món đồ cũ. Em đã đưa 1 bạn đi mua một cây đàn Apollo sản xuất theo serial là năm 1969 nhưng có bộ máy được làm mới tại Nhật trước đó có lẽ chỉ vài năm (không phải được căn chỉnh hay tút lại tại Việt Nam), một cây khác là do Schwester sản xuất vào khoảng năm 92 có máy móc gần như mới có lẽ vì chủ cũ không hề chơi. Ngoài ra nhiều cây đàn khác em cũng tìm được cho bạn bè, cho người quen của em có chất lượng rất tốt và giá chưa một cây nào đến 24tr cả. Tất cả chúng đều bị coi là đàn ngoài dòng ít tiền. Có thể nói đến đây thì cụ bảo em chém, thì xin phép đưa tiêu chí đàn mà em coi là tốt như sau (giá thế nào là rẻ thì em vừa nói rồi):
1. Cảm giác phím: khả năng truyền tải biến lực nhấn của ngón tay thành rung động tương ứng của dây đàn một cách hoàn hảo, cảm giác sau khi nhấn (độ nảy, độ nặng, độ bám tay, độ chắc) phải "thật" và tuyệt đối giống nhau trên cả 88 phím đàn.
2. Âm thanh của cả 88 nốt là tương đồng về sắc thái (cùng trầm ấm hoặc cùng trong trẻo); không bị cứng cũng không xốp tiếng; tiếng tròn trịa và có sức mạnh.
3. Không có hoặc rất khó nghe tạp âm khi chơi đàn.
4. Bền bỉ, ít hỏng hóc, chịu đựng tốt điều kiện khí hậu.
Cũng với những tiêu chí như thế và cộng thêm với, em tin với tất cả những người đang học, đang chơi đàn piano sẽ không thể tìm được một cây đàn điện có phẩm chất và mức giá tương tự mà âm thanh là "thật" được.
Nếu cụ không tin em sẽ gửi cả ảnh của từng cây đàn mà em coi là ngon bổ rẻ để cụ thấy rằng tiêu chí đó không gắn liền cố định với một hoặc vài nhãn hiệu đàn cụ thể nào cả. Mà em tin điều này cụ thừa biết, chỉ không hiểu vì sao cụ vẫn hỏi em thôi